Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 08 tháng 02 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 131/2003/QĐ-UB ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 4. Nguyên tắc thành lập, thành phần của Ban Lâm nghiệp xã
1. Ban Lâm nghiệp xã chỉ được thành lập ở các xã, phường, thị trấn có từ 500 ha rừng tự nhiên trở lên thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất đang được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật do UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của UBND cấp xã sở tại.
Đối với các xã có diện tích rừng tự nhiên dưới 500 ha, không thành lập Ban lâm nghiệp xã; Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thành phần của Ban Lâm nghiệp xã:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm Trưởng ban; giúp việc cho Trưởng ban, gồm:
- 01 Phó ban chuyên trách là cán bộ của đơn vị chủ rừng. Phó ban chuyên trách phải có trình độ về chuyên môn lâm nghiệp từ trung cấp trở lên.
- 01 Phó ban kiêm nhiệm là Trung đội trưởng Trung đội Dân quân tự vệ hoặc Trưởng Công an xã.
b) Thành viên Ban Lâm nghiệp xã, gồm: Công an, Xã đội, Địa chính, đơn vị chủ rừng liên quan, Kiểm lâm địa bàn, các trưởng thôn nơi có rừng, đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã.
Điều 6. Chế độ hội họp, báo cáo
1. Đình kỳ hàng tháng, Ban Lâm nghiệp xã hợp để kiểm điểm tình hình hoạt động trong tháng qua và bàn biện pháp hoạt động cho tháng tiếp theo.
2. Hàng tháng, quý, năm Ban Lâm nghiệp xã báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động và gửi UBND cấp xã, Hạt Kiểm lâm cấp huyện để tổng hợp theo dõi và báo cáo cơ quan cấp trên.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN LÂM NGHIỆP XÃ
Điều 7. Nhiệm vụ của Ban Lâm nghiệp xã
1. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và phát triển rừng và phát huy tính tự giác của người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp theo chỉ đạo của UBND cấp huyện; tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.
4. Tham gia xây dựng và đôn đốc thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Theo dõi và nắm chắc hiện trạng về diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản; tình hình sản xuất lâm nghiệp của các tổ chức và nhân dân trên địa bàn.
6. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp, canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
7. Giúp UBND cấp xã tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ chức quần chúng bảo vệ rừng; lập danh sách để theo dõi các đối tượng sinh sống bằng nghề rừng trái phép trên địa bàn để có biện pháp quản lý, giáo dục thích hợp; phối hợp với các lực lượng chức năng (Kiểm lâm, Công an, Quân đội, các đơn vị Chủ rừng) trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, cháy rừng.
8. Tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; chuyển hồ sơ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho các cơ quan chức năng xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND cấp xã.
9. Giúp UBND cấp xã hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
10. Tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
Điều 8. Quyền hạn của Ban Lâm nghiệp xã
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã được giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, đất qui hoạch ngoài 3 loại rừng và đất nông nghiệp còn rừng trên địa bàn xã.
2. Tham gia xác minh ban đầu và đề xuất giải quyết đối với những trường hợp xin được giao, khoán, thuê rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp; yêu cầu các chủ rừng báo cáo kết quả về tình hình quản lý, bảo vệ rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm sản trên địa bàn.
3. Kiến nghị, đề xuất với UBND cấp xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, trồng rừng và sử dựng đất lâm nghiệp tại địa phương.
4. Khi phát hiện cháy rừng, Ban Lâm nghiệp xã có quyền yêu cầu đơn vị chủ rừng tổ chức lực lượng chữa cháy và báo cáo ngay cho UBND cấp xã huy động các lực lượng chữa cháy.
Trong trường hợp các đơn vị chủ rừng, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy hoặc để rừng bị cháy không tổ chức cứu chữa kịp thời, Ban Lâm nghiệp xã có quyền lập biên bản vi phạm và tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã xử lý hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.
5. Các thành viên Ban Lâm nghiệp xã khi thi hành công vụ có quyền kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đối với các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; có quyền yêu cầu các đối tượng bị kiểm tra xuất trình những giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra.
Điều 9. Kinh phí hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã
1. Định mức kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã (phục vụ cho việc kiểm tra, nhiên liệu kiểm tra, bồi dưỡng trực cho các thành viên); cụ thể như sau:
a) UBND cấp xã có diện tích rừng dưới 500 ha: 500.000 đồng/tháng.
b) UBND cấp xã có diện tích rừng từ 500 ha đến dưới 1.000 ha: 1.000.000 đồng/tháng.
c) UBND cấp xã có diện tích rừng từ 1.000 ha đến 2.000 ha: 1.200.000 đồng/tháng.
d) UBND cấp xã có diện tích rừng trên 2.000 ha: 1.500.000 đồng/tháng.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 trên đây, Ban Lâm nghiệp xã được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định và kinh phí hỗ trợ từ nguồn của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng do cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Ban Lâm nghiệp xã được bố trí làm việc tại UBND cấp xã, được trang bị bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ, tài liệu, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.
1. UBND cấp xã chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã. Định kỳ hàng tháng, UBND cấp xã giao ban với Ban Lâm nghiệp xã và đơn vị chủ rừng có liên quan để kiểm điểm công tác tháng trước và triển khai công tác tháng tiếp theo.
2. Hạt Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho Ban Lâm nghiệp xã; hàng năm xây dựng kế hoạch và đề nghị Chi cục Kiểm lâm tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách Ban Lâm nghiệp.
3. Các đơn vị chủ rừng phân công cán bộ phối hợp với Ban Lâm nghiệp xã trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; định kỳ hàng tháng báo cáo UBND cấp xã (thông qua Ban Lâm nghiệp xã sở tại) về tình hình hoạt động quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động có hiệu quả trong Ban Lâm nghiệp xã thì được khen thưởng theo quy định.
2. Những trường hợp gây cản trở đến hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã hoặc lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để làm trái quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Lâm nghiệp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Ban Lâm nghiệp xã do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 05/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra