Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/TCHQ-GQ

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ KHO NGOẠI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 20-2-1990;
Căn cứ Quyết định số 43-CT ngày 31.1.1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám quản Tổng cục Hải Quan
.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về thành lập và quản lý kho ngoại quan được thành lập thí điểm tại cảng thuỷ quốc tế thuộc 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng.

Điều 2: Cục trưởng Cục Giám quản và thủ trưởng các Vụ, Cục, Phòng chức năng trực thuộc Tổng Cục Hải Quan, Giám đốc Hải quan 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Sau một năm thí điểm Quy chế tạm thời này sẽ được điều chỉnh bổ sung để ban hành Quy chế chính thức, khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép mở rộng phạm vi áp dụng hình thức kho ngoại quan tại Việt Nam.

 

 

Nguyễn Thanh

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TẠM THỜI VỀ THÀNH LẬP VÀ QUẢN LÝ KHO NGOẠI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/TCHQ-GQ ngày 25-4-1992 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Kho ngoại quan là khu vực kho được Tổng cục Hải quan cho phép thành lập để bảo quản hàng hoá đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa thực nhập, chưa phải làm đầy đủ thủ tục hải quan và chưa phải nộp thuế nhập khẩu để chờ tái xuất hoặc nhập khẩu vào nước ta theo đúng pháp luật.

Điều 2: Kho ngoại quan và hàng hoá đưa vào, đưa ra và bảo quản trong kho đặt dưới sự kiểm tra, giám sát và quản lý về mặt nhà nước của cơ quan Hải quan. Hàng hoá, người và phương tiện ra vào khu vực kho ngoại quan theo đường và cổng, cửa quy định trong Quy chế hoạt động của kho đã được Tổng cục Hải quan duyệt khi xét cấp giấy phép cho thành lập kho.

Điều 3: Đơn vị kinh doanh kho ngoại quan (dưới đây gọi tắt là chủ kho) chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan về thành lập và hoạt động kho hàng, có trách nhiệm bố trí nơi làm việc hợp lý cho Hải quan kho ngoại quan.

Người có hàng gửi trong kho ngoại quan (dưới đây gọi tắt là chủ hàng) chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan đối với hàng hoá gửi kho ngoại quan.

Chương 2:

THÀNH LẬP VÀ THUÊ KHO NGOẠI QUAN

Điều 4: Thành lập kho ngoại quan:

1. Điều kiện để xét cấp "Giấy phép thành lập kho ngoại quan":

a) Có đơn xin phép gửi Tổng cục Hải quan (3 bản theo mẫu của Tổng cục Hải quan).

Đơn phải có xác nhận của Thủ trưởng Bộ, ngành chủ quản cấp Trung ương hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đơn vị xin cấp giấy phép phải là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.

c) Có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương.

d) Có đội ngũ cán bộ, công nhân am hiểu về nghiệp vụ kho vận, giao nhận ngoại thương.

g) Nộp lệ phí lập kho ngoại quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ kèm theo đơn:

- Sơ đồ thiết khu vực kho ngoại quan (trong đó có địa điểm làm việc của Hải quan kho ngoại quan ).

- Tờ giải trình về trang thiết bị kho.

- Quy chế hoạt động của kho.

- Chứng từ về tư cách pháp nhân và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương.

2. Kho ngoại quan phải đảm bảo các điều kiện sau:

a. Vị trí của khu vực kho ngoại quan phải được bố trí ở những nơi thuận tiện cho việc vận chuyển hàng ra vào kho. Khu vực kho phải được ngăn cách với bên ngoài và có cổng ra vào thích hợp.

b. Các nhà kho trong kho ngoại quan phải có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn hàng hoá và thuận tiện cho việc kiểm tra của Hải quan đối với hàng lưu giữ trong kho.

3. Thời hạn Tổng cục Hải quan xem xét cấp "Giấy phép thành lập kho ngoại quan" chậm nhất là 30 ngày kể từ khi Tổng cục Hải quan nhận đủ hồ sơ của tổ chức kinh tế Việt Nam xin thành lập kho ngoại quan.

Điều 5: Thuê kho ngoại quan:

1. Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:

a. Các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài.

b. Các tổ chức và cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Các chủ hàng muốn thuê kho ngoại quan phải ký hợp đồng thuê kho với chủ kho ngoại quan. Trong hợp đồng phải ghi rõ: Tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, xuất xứ, tình trạng hàng hoá, tình trạng bao gói, thời hạn lưu kho. Hợp đồng thuê kho phải được Hải quan cấp tỉnh, thành phố nơi có kho ngoại quan hoặc Tổng cục Hải quan chấp thuận trước khi đưa hàng vào kho ngoại quan.

3. Thời hạn thuê kho ngoại quan được thực hiện theo hợp đồng thuê kho ngoại quan. Hợp đồng thuê kho ngoại quan có thể được thỏa thuận gia hạn, nhưng phải được Hải quan cấp tỉnh, thành phố nơi có kho ngoại quan hay Tổng cục Hải quan chấp thuận.

Chương 3:

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ ĐƯA VÀO, ĐƯA RA VÀ LƯU KHO NGOẠI QUAN

Điều 6: Hàng đưa vào, ra và lưu kho ngoại quan.

1. Tất cả các loại hàng hoá từ nước ngoài đều có thể được chấp nhận đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan, ngoại trừ:

a. Hàng hoá mà Bộ Thương mại - Du lịch và Tổng cục Hải quan quy định không được đưa vào kho ngoại quan.

b. Hàng nhập khẩu mang nhãn hiệu giả mạo nguyên xứ Việt Nam và nước ngoài.

c. Hàng có thể gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường.

d. Hàng quá cảnh hoặc xuất nhập khẩu uỷ thác cho nước ngoài.

2. Hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan phải đúng với hợp đồng thuê kho ngoại quan đã được Hải quan chấp thuận.

Hàng hoá khi đưa ra hoặc đưa vào kho ngoại quan đều phải làm thủ tục khai báo hải quan tại kho ngoại quan, chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan và nộp lệ phí hải quan.

3. Trong thời gian lưu kho, hàng có thể được gia cố bao bì nhưng không làm thay đổi tính chất và nhãn hiệu của hàng hoá, và phải xin phép Hải quan kho ngoại quan trước, phải tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên hải quan.

4. Việc vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam đến địa điểm kiểm tra hải quan tại kho ngoại quan hoặc từ kho ngoại quan đến cửa khẩu cuối cùng của Việt Nam thực hiện theo phương thức "Côngtenơ", thùng, kiện hàng, phải có niêm phong hải quan và hoặc có nhân viên hải quan áp tải.

Điều 7: Thủ tục hải quan đối với hàng đưa vào kho ngoại quan.

Khi hàng đến cửa khẩu đầu tiên Hải quan sẽ áp tải nguyên container hoặc nguyên đai kiện về kho ngoại quan để làm thủ tục hải quan. Chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng phải nộp cho Hải quan kho ngoại quan:

a. Giấy uỷ quyền nhận hàng.

b. Bản sao hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng đã đựơc Hải quan chấp thuận.

c. Vận đơn.

d. Tờ khai hàng.

Hải quan vào sổ theo dõi và đối chiếu bộ chứng từ với thực tế lô hàng, nếu đúng như khai báo thì chứng nhận thực nhập trên tờ khai hàng và hợp đồng thuê kho rồi cho chuyển hàng nguyên đai kiện vào kho ngoại quan.

Điều 8: Thủ tục ngoại quan đối với hàng hoá đưa ra khỏi kho ngoại quan :

1. Đưa hàng ra nước ngoài:

Chủ hàng hay người đại diện hợp pháp của chủ hàng muốn xuất hàng trong kho ra nước ngoài phải làm thủ tục khai báo hải quan, phải nộp cho hải quan tại kho ngoại quan:

a. Giấy uỷ quyền xuất hàng.

b. Bản sao hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng đã đựơc Hải quan chấp thuận.

c. Phiếu xuất kho.

d. Tờ khai hàng.

Hải quan đối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho và chứng từ thủ tục nhập kho và thực tế lô hàng, nếu đúng thì cho xuất và chứng nhận thực xuất vào tờ khai hàng và hợp đồng thuê kho. Nếu xuất một lần không hết thì trừ lùi cho đến hết số lượng hàng ghi trong hợp đồng thuê kho.

2. Nhập hàng vào tiêu thụ tại thị trường nội địa Việt Nam.

Hàng từ kho ngoại quan đưa vào tiêu thụ tại thị trường nội địa Việt Nam được coi là hàng đựơc phép nhập khâủ từ nước ngoài vào Việt Nam, phải làm mọi thủ tục và nộp thuế nhập khẩu như những hàng nhập khẩu khác cùng loại.

Điều 9: Quản lý hàng lưu trong kho ngoại quan.

1. Hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan phải chịu sự quản lý và giám sát của Hải quan. Mọi sự dịch chuyển hàng hoá trong kho hoặc từ kho này sang kho khác trong khu vực kho ngoại quan đều phải xin phép Hải quan kho ngoại quan trước.

2. Chủ kho ngoại quan và các chủ hàng thuê kho ngoại quan phải thực hiện nghiêm chỉnh việc mở sổ sách kế toán xuất nhập kho theo mẫu thống nhất do Tổng cục Hải quan quy định.

Sổ sách kế toán kho phải được cập nhật từng ngày theo từng chủ hàng và lô hàng riêng biệt để theo dõi và thanh lý khi xuất hết lô hàng.

3. Định kỳ hoặc bất thường Hải quan có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra hoặc kiểm kê hàng trong kho. Việc kiểm tra hoặc kiểm kê hàng trong kho ngoại quan được tiến hành với sự có mặt của chủ kho và chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của họ.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH