Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1273/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2022-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1603/TTr-SVHTTDL ngày 15/9/2022 về việc xem xét, quyết định ban hành Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 - 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 - 2025.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1273/QĐ-UBND ngày 20/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
- Tổ chức triển khai thực hiện Điều 12 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể; nhằm nhận diện, xác định và đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa trong tỉnh, đồng thời, lựa chọn lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa và đề ra biện pháp bảo vệ hiệu quả tránh nguy cơ mai một.
- Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Công tác kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình kiểm kê di sản văn hóa gắn với công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan chuyên môn và các địa phương chủ động trong việc thành lập các Ban kiểm kê di sản văn hóa cấp huyện, thành phố.
- Nhận diện, xác định chính xác giá trị, sức sống của di sản văn hóa và đề xuất khả năng bảo vệ di sản. Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.
1. Phạm vi kiểm kê: Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.
a) Di sản văn hóa phi vật thể
a1) Về loại hình di sản:
- Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trên địa bàn tỉnh;
- Ngữ văn dân gian, bao gồm: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
a2) Tiêu chí được lựa chọn để lập hồ sơ khoa học phải đảm bảo:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương;
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Trên cơ sở những tiêu chí trên, Ban Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh sẽ dự kiến lựa chọn những di sản để lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh và quốc gia cụ thể theo từng năm.
a3) Ưu tiên kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp.
b) Di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
3. Nội dung kiểm kê: Đối với các di sản văn hóa trong quá trình kiểm kê cần làm sáng tỏ những nội dung sau:
- Xác định được tên gọi của di sản;
- Xác định được loại hình của di sản;
- Xác định rõ địa điểm có di sản;
- Xác định chủ thể của di sản;
- Miêu tả di sản (quá trình ra đời, tồn tại của di sản; loại hình biểu hiện, quy trình thực hành, các công trình đồ vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa);
- Đánh giá giá trị của di sản: cần xác định được giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa đối với đời sống cộng đồng hiện nay.
- Xác định hiện trạng di sản (đánh giá sức sống của di sản, khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản);
- Các biện pháp bảo vệ (các biện pháp, dự án đã và đang thực hiện bảo vệ di sản);
- Tổng hợp danh mục các tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa.
4. Phương pháp kiểm kê: Việc kiểm kê sẽ thực hiện theo các phương pháp sau:
- Khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa;
- Phân tích đối chiếu, so sánh, đánh giá tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa;
- Lập lý lịch di sản văn hóa;
- Lấy ý kiến cam kết của cộng đồng, cá nhân đại diện cho di sản văn hóa.
5. Thành phần tham gia kiểm kê:
Thành viên ban kiểm kê gồm đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; chủ thể văn hóa, tổ chức và cá nhân có liên quan, do lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng ban.
6. Quy trình tổ chức kiểm kê:
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.
7. Tiến độ thực hiện:
- Quý 4/2022: Ban hành Quyết định thành lập Ban Kiểm kê di sản văn hóa tỉnh Quảng Ngãi.
- Từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2025: Tổ chức kiểm kê di sản văn hóa tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tháng 12/2025:
Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê, công bố kết quả kiểm kê.
Lựa chọn những di sản tiêu biểu trình UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa đại diện của nhân loại.
Lựa chọn những di sản văn hóa vật thể để xem xét lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách; lồng ghép với các chương trình, kế hoạch khác có liên quan; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch chi tiết để tổ chức kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022- 2025 theo quy định.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban Kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng tham gia kiểm kê di sản văn hóa.
- Tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh về kết quả kiểm kê và công bố kết quả kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022 - 2025.
2. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí trong dự toán hàng năm kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối, phân cấp ngân sách hiện hành đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Cử đại diện tham gia Ban Kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh (theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác kiểm kê di sản văn hóa tại địa phương.
- Tùy vào tình hình khả năng cân đối ngân sách, nguồn huy động xã hội hóa và thực tiễn di sản văn hóa ở địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa tại địa phương theo Kế hoạch này./.
- 1Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 2434/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2017-2020
- 3Quyết định 282/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 5Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 213/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch triển khai Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 2434/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2017-2020
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 282/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
Quyết định 1273/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 1273/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Hoàng Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra