Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 15 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH1 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng 86/2016/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 19/11/2016;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ ý kiến góp ý của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1933/THH-CSNTT ngày 23/12/2020 và theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2180/TTr-STTTT ngày 31 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng KGVX;
- Lưu VT, VP UBND tỉnh.
Trinh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh Hùng

 

KẾ HOẠCH

 ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Hằng năm, UBND tỉnh đều ban hành Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào thực hiện CCHC, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành về lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành 37 văn bản, quyết định, chỉ thị về ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN, trong đó có 6 văn bản quy phạm pháp luật, qua đó góp phần ngày càng hoàn thiện hơn môi trường pháp lý về ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) hướng tới Chính quyền số (CQS) của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, các quy định, quy chế trong lĩnh vực ứng dụng CNTT xây dựng CQĐT cần phải được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với các Quy định mới của Chính phủ, các Bộ/ngành, nhất là điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số, kết nối liên thông, tích hợp dữ liệu và dữ liệu chia sẻ. Ngoài ra, tỉnh chưa ban hành được chế độ đặc thù khuyến khích đội ngũ chuyên trách về CNTT, về an toàn thông tin (ATTT) nhằm đảm bảo nguồn nhân lực CNTT, ANTT đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong việc xây dựng CQĐT, CQS của tỉnh.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

- Mạng diện rộng của tỉnh kết nối tất cả các Sở, ngành tỉnh tới UBND cấp huyện, cấp xã qua đường truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, đảm bảo an toàn, bảo mật khi truy cập các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh. 100% CBCC được trang bị máy tính để làm việc và các máy tính được cài đặt phần mềm phòng chống virus đảm bảo thực hiện đúng theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Tuy nhiên, nhiều máy tính đã được trang bị từ khá lâu, tốc độ xử lý chậm, chưa đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT, nhất là hiện nay các hệ thống thông tin mới đầu tư sử dụng các công nghệ phần mềm mới, đòi hỏi các thiết bị máy tính phải có hiệu năng cao mới hoạt động được ổn định và thông suốt.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu (THDL) của tỉnh được đầu tư, xây dựng đảm bảo cung cấp tài nguyên triển khai các hệ thống thông tin của tỉnh. Trung tâm THDL được trang bị hệ thống tường lửa, chống xâm nhập và đảm bảo an toàn dữ liệu. Tuy nhiên, phần lớn thiết bị tại trung tâm THDL được đầu tư khá lâu, ứng dụng CNTT của tỉnh đang ngày càng nhiều hơn làm tăng khả năng lưu trữ. Do đó cần bổ sung, chuyển đổi công nghệ, đầu tư thêm thiết bị lưu trữ trong thời gian tới.

- Đã đưa vào vận hành thử nghiệm trung tâm giám sát, điều hành KTXH tập trung, triển khai một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân và doanh nghiệp. Đã triển khai thử nghiệm trục liên thông dữ liệu LGSP để kết nối, chia sẻ dữ liệu với một số Bộ, ngành và triển khai thử nghiệm trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) kết nối với trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã triển khai có hiệu quả các HTTT, nền tảng, dùng chung của tỉnh như: Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử, hệ thống văn bản quản lý, điều hành eGov, hệ thống báo cáo kinh tế xã hội,...

Hiện nay, tỉnh đang triển khai thí điểm trục liên thông dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) và kết nối với trục liên thông quốc gia (NGSP), kết nối liên thông các HTTT của tỉnh với các HTTT của quốc gia, theo đó sẽ tích hợp, chia sẻ, khai thác dữ liệu các hệ thống thông tin, hệ thống CSDL quốc gia như Dân cư, Tài nguyên môi trường, Tài chính, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, An sinh xã hội,.... theo lộ trình xây dựng, hoàn thành các hệ thống CSDL quốc gia, ngành, lĩnh vực.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư ứng dụng các phần mềm, HTTT, CSDL chuyên ngành nhằm phục vụ công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực của các cơ quan nhà nước trong tỉnh, cụ thể:

- Ngành y tế đã triển khai các CSDL như: Hệ thống khám chữa bệnh (VNPT- HIS); Hệ thống thông tin quản lý Y tế cơ sở; Hệ thống thông tin quản lý Y tế cơ sở; Quản lý hồ sơ sức khỏe công dân.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo: triển khai Hệ thống thông tin quản lý giáo dục vnEdu; Phần mềm quản lý tuyển sinh lớp 10.

- Ngành Giao thông Vận tải: triển khai CSDL về Danh bạ cảng, bến thủy nội địa; Thông báo vi phạm hành chính về tạm giữ Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện vi phạm; Thông báo vi phạm hành chính về việc tạm giữ Giấy chứng nhận Đăng kiểm; Thông báo vi phạm hành chính cấp phù hiệu cho phương tiện đó; Thông báo vi phạm hành chính của lái xe.

- Ngành Tài nguyên và Môi trường: triển khai CSDL giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; CSDL Bản đồ đất đai của tỉnh; CSDL cấp phép, gia hạn thăm dò khai thác khoáng sản.

- Các CSDL dùng chung của tỉnh (do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý): Phần mềm báo cáo kinh tế xã hội; Hệ thống văn phòng điện tử tập trung; CSDL một cửa điện tử tập trung; CSDL Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ngoài ra, còn một số CSDL của các ngành như: CSDL lĩnh vực Thư viện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý; CSDL khiếu nại, tố cáo do Thanh tra tỉnh quản lý; CSDL hộ tịch; CSDL công chứng do Sở Tư pháp quản lý; Hệ thống Cơ sở dữ liệu về dân cư do Công an tỉnh quản lý; CSDL về Bảo hiểm thất nghiệp, quản lý lao động người nước ngoài của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Cổng thông tin điện tử

Tỉnh Tây Ninh đã xây dựng Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) (http://tayninh.gov.vn) gồm: 01 cổng chính và các Cổng thành phần của các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đoàn thể và các Hội. Thời gian qua, hệ thống Cổng TTĐT tỉnh hoạt động tương đối ổn định, thông suốt và phát huy vai trò là kênh thông tin chính thống của cơ quan hành chính nhà nước trên môi trường mạng. Nội dung thông tin cung cấp trên hệ thống Cổng TTĐT bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, định hướng thông tin tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tập trung tuyên truyền các hoạt động và sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được tiến hành nâng cấp nhằm đảm bảo thích ứng với công nghệ mới; nâng cao hiệu năng, tính an toàn, sẵn sàng của hệ thống, đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác cung cấp thông tin, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc điều hành của các cơ quan, đơn vị; đồng thời giúp cho công dân, tổ chức tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin chính thống trên môi trường mạng.

2. Dịch vụ công trực tuyến

Cổng dịch vụ công tỉnh Tây Ninh hoạt động tại địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn. Các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được cung cấp theo mô hình tập trung tại cổng dịch vụ công của tỉnh, đảm bảo 100% các thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến. Trong đó, cung cấp 1.884 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 442 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 193 dịch vụ công mức độ 4. Cổng dịch vụ công của tỉnh đã kết nối, liên thông, đồng bộ dữ liệu với Hệ thống một của điện tử của tỉnh, đồng thời kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỉnh đang triển khai dịch vụ thanh toán phí, lệ phí cho các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh. Đồng thời, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán của Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Hiện nay, đã triển khai phần mềm một cửa điện tử 100% cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh, gồm: 18 cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 09 huyện, thị xã, thành phố và 94 xã, phường, thị trấn. Theo thống kê số liệu trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đến ngày 15/10/2020 các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận trên HTTT một cửa, một cửa liên thông điện tử của tỉnh 257.837 hồ sơ, trong đó có 252.177 đã được giải quyết. Việc luân chuyển hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, được thực hiện trên phần mềm một cửa điện tử. Kết quả giải quyết được công khai và tra cứu bằng nhiều phương tiện như: cổng Dịch vụ công của tỉnh, kiosk tra cứu thông tin, Zalo...

4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

- Hệ thống văn phòng điện tử tập trung toàn tỉnh từ tỉnh xuống tới cấp xã; tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử trong trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh đạt trên 100%. Hiện tại, hệ thống quản lý văn bản (điểm kết nối tại UBND tỉnh) đã kết nối với hệ thống của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Hệ thống thư điện tử công vụ (http:mail.tayninh.gov.vn): được khai thác sử dụng hiệu quả trong việc trao đổi thông tin của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh, hiện nay, tổng số hộp thư điện tử công vụ của tỉnh được cấp trên 6.000 hộp thư cho cá nhân, tổ chức cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Hệ thống thư điện tử công vụ đã được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao tính ổn định của hệ thống và đảm bảo an toàn dữ liệu.

- Chứng thư số chuyên dùng: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ cấp chứng thư số chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước với tổng số là 3105 chứng thư số. Trong đó có 449 chứng thư số cho tổ chức và 2642 chứng thư số cho cá nhân và 14 SIM PKI cho cá nhân.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

- Tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban tham mưu, giúp cho lãnh đạo tỉnh trong việc chỉ đạo, thực hiện các nội dung về phát triển, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh.

- Tổ chức thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh thực hiện điều phối, tổ chức, phối hợp, hỗ trợ các cơ quan nhà nước ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; làm đầu mối của tỉnh trong mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; liên kết, phối hợp với các đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các tỉnh, thành phố khác nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng dưới sự điều phối của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).

- 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tỉnh biết sử dụng máy tính trong phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hiện nay, đa số các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh và cấp huyện đã bố trí cán bộ phụ trách CNTT, tuy nhiên đội ngũ cán bộ này thường là phụ trách kiêm nhiệm và hay thay đổi nhiệm vụ; Hàng năm, đều tổ chức các lớp Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản trị, vận hành hệ thống thông tin dùng chung; nhân sự phụ trách CNTT; kỹ năng sử dụng phần mềm dùng chung của tỉnh cho CBCCVC trên địa bàn tỉnh; Cử cán bộ tham gia các khóa “Đào tạo 100 chuyên gia về Chính phủ điện” do Bộ TTTT tổ chức.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

- Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ: Căn cứ Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Thông tư 03/2017/TT-BTTTT ngày 29/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Công văn số 2291/BTTTT-CATTT ngày 17/7/2018 về việc hướng dẫn thực hiện công tác xác định cấp độ và xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2019 phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, cụ thể như sau:

Số lượng hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý: 01

Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt cấp độ: 01

Phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ: phù hợp với tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, thông tin chi tiết như sau:

TT

Tên hệ thống thông tin

Đơn vị quản lý

Cấp độ an toàn

Thời gian xác định cấp độ (tháng/năm)

Yêu cầu tối thiểu bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

Đáp ứng

Chưa đáp ứng

 

Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh Tây Ninh

Sở Thông tin và Truyền thông

Cấp độ 3

Năm 2019

X

 

- Tình hình triển khai Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC): Trong năm 2020, tỉnh Tây Ninh đã thí điểm triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC). Sẽ thực hiện xây dựng hoàn chỉnh vào năm 2021.

- Tình hình triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp: Việc triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp cơ bản đã hoàn thành, bao gồm các lớp:

Lớp 1: Lực lượng tại chỗ: được UBND tỉnh Tây Ninh ban hành tại Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 về việc kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

Lớp 2: Tự thực hiện/lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp: tỉnh Tây Ninh tự thực hiện.

Lớp 3: Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng: Giai đoạn 2016-2020, Sở Thông tin và Truyền thông đều tham mưu kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo hình thức thuê dịch vụ hàng năm.

Lớp 4: Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia: Hiện nay, thông tin giám sát soc của tỉnh đã kết nối, chia sẻ về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

- Tình hình kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật: Từ năm 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh định kỳ theo hình thức thuê dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT.

- Tình hình lây nhiễm và xử lý, bóc gỡ mã độc: Tính đến năm 2020, toàn tỉnh Tây Ninh đã có 96 máy chủ, 3200 máy trạm đã được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc theo mô hình quản lý tập trung, trong đó, có 02 hệ thống thông tin đã kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

- Số liệu ghi nhận về tấn công mạng, ứng cứu, khắc phục sự cố: Trong tháng 3/2020, Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã xảy ra một sự cố liên quan đến mã độc mã hóa dữ liệu, Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh đã báo cáo và phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam xử lý và khắc phục.

- Tình hình tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng: tính đến nay đã thực hiện 16 đợt phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể Sở Thông tin và Truyền thông đã cử lãnh đạo Sở tập huấn chuyên đề an ninh mạng tại Lớp tập huấn về công tác thanh niên do Sở Nội vụ tổ chức; tập huấn chuyên đề an ninh mạng cho học sinh, sinh viên do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng lồng ghép vào các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ đoàn do Tỉnh đoàn tổ chức; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh, Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho các đơn vị thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Sở Tư pháp;...

Ngoài ra, mở chuyên mục tuyên huyền “An toàn an ninh thông tin” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh và Cổng thông tin điện tử các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

- Tình hình tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng: Hàng năm, tỉnh đều tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, cử cán bộ là thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh tham gia các lớp đào tạo do Cục An toàn thông tin tổ chức.

- Tình hình xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia: Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đã ban hành Quy chế hoạt động tại Quyết định số 13/QĐ-TNCSIRT ngày 3/6/2020. Đồng thời, tổ chức đánh giá an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, trong quá trình đánh giá đã phát hiện nhiều lỗ hỏng bảo mật. Các thành viên trong Đội đã kiến nghị, hướng dẫn các đơn vị xử lý, khắc phục. Xây dựng phương án Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đáp ứng các yêu cầu tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tây Ninh triển khai thực hiện các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với tổng kinh phí là 147.288.584.000 đồng (Một trăm bốn mươi bảy tỷ, hai trăm tám mươi tám triệu, năm trăm tám mươi bn nghìn đồng). Tất cả là nguồn kinh phí địa phương, trong đó bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 86.896.000.000 đồng

- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ: 60.392.584.000 đồng

(Đính kèm Phụ lục II).

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Căn cứ Công văn số 2606/BTTTT-THH-ATTTT ngày 15/7/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước phát triển chính phủ số/chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch năm 2021;

Kế hoạch số 794/KH-UBND ngày 23/4/2019 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Kế hoạch số 1341/KH-UBND ngày 24/6/2020 UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Tây Ninh Ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh (phiên bản 2.0).

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các nền tảng, phát triển hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ, ứng dụng CNTT sâu rộng, phát triển nguồn nhân lực CNTT trong toàn hệ thống chính trị; Kết hợp với từng bước xây dựng đô thị thông minh phát triển bền vững đi đối với tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng;

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân; Cung cấp dịch vụ công thuận tiện, tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động của chính quyền; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Hạ tầng kỹ thuật

- Tăng cường hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT cho Trung tâm dữ liệu của tỉnh và tại các cơ quan nhà nước đảm bảo nền tảng xây dựng chính quyền điện tử đồng bộ và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

- Đảm bảo kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh với đường truyền số liệu chuyên dùng tốc độ cao tới 100% các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh (đến cấp xã) và kết nối với hạ tầng mạng của cơ quan khối Đảng.

- 100% các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh tới cấp xã được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng cục bộ (LAN).

- Hoàn thiện khung kiến trúc CQĐT tỉnh 2.0. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua Trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

2. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản của tỉnh, thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về gửi nhận văn bản điện tử giữa các Cơ quan hành chính nhà nước.

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Triển khai, nhân rộng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100% cuộc họp cấp tỉnh, 80% cuộc họp cấp huyện thực hiện thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Ủy ban nhân dân;

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Tây Ninh vào nhóm tốt về phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số, về ứng dụng công nghệ thông tin (IDI), về an toàn, an ninh mạng (GCI).

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức 4 phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử.

- 100% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

- Phấn đấu đạt 50% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất từ hệ thống trung ương; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 60% trở lên; 100% hồ sơ được giải quyết thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- 80% các hệ thống thông tin của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh không phải cung cấp lại.

- 100% các khu vực đông dân cư, các trường học, bệnh viện, khu du lịch trên địa bàn thành phố Tây Ninh có hệ thống wifi công cộng; tối thiểu 50% người dân và du khách được sử dụng hệ thống wifi công cộng.

4. Bảo đảm an toàn thông tin

- Đảm bảo các yếu tố về hạ tầng, kết nối, an ninh, an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu của tỉnh được đặt tập trung tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.

- 100% máy tính phục vụ công việc của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã được trang bị phần mềm phòng chống mã độc đáp ứng theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

5. Xây dựng và hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành

- Hoàn thành việc xây dựng, liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, tập trung, quản lý chuyên ngành của tỉnh, bao gồm: Đất đai, Dân cư, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm, Cán bộ công chức viên chức, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Xây dựng, nông nghiệp, môi trường,... kết nối đồng bộ về trung tâm giám sát điều hành tập trung của tỉnh.

- Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia (gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm) để phục vụ phát triển chính quyền số, phục vụ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

- Hoàn thiện các chức năng trung tâm giám sát, điều hành kinh tế, xã hội tập trung của tỉnh theo định hướng về đô thị thông minh của Trung ương, tập trung vào một số dịch vụ thông minh như: Hệ thống giám sát, điều hành giao thông và an ninh, trật tự công cộng; Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường; Hệ thống quản lý thông tin báo chí và truyền thông trên môi trường mạng; Dịch vụ giám sát dịch vụ hành chính công; Dịch vụ cảnh báo mạng lưới đô thị thông minh; Dịch vụ giám sát quảng cáo điện tử; Dịch vụ giám sát môi trường; Hệ thống giám sát, bảo mật an toàn thông tin; Lĩnh vực y tế thông minh; Lĩnh vực du lịch thông minh; Lĩnh vực giáo dục thông minh.

6. Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

Bồi dưỡng CBCC kỹ năng ứng dụng hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh, tập trung tập huấn kỹ năng hỗ trợ hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cải cách hành chính; Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho nhân sự chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt và an toàn.

IV. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý của tỉnh về ứng dụng CNTT, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành nhằm tạo điệu kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn và phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

- Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các quy định, quy chế về HTTT dùng chung, về an toàn thông tin, sử dụng chữ ký số, các chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 do cơ quan nhà nước cung cấp trên môi trường mạng.

- Ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin

- Bổ sung, nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh có năng lực tính toán cao và được kết nối đồng bộ để đảm bảo phục vụ các hệ thống thông tin của tỉnh tin cậy, ổn định, dựa trên công nghệ điện toán đám mây.

- Đến cuối năm 2022: Chuyển đổi toàn bộ sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPV6) đối với toàn bộ hệ thống ứng dụng của tỉnh.

- Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng thống nhất, đồng bộ và tin cậy phục vụ cho chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh của tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thí điểm và nhân rộng việc xây dựng và phát triển mạng 5G tại tỉnh.

b) Hạ tầng Internet vạn vật (IoT)

- Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT), xây dựng lộ trình và triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, môi trường, năng lượng, điện, nước, ... để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Đến năm 2025, xây dựng hạ tầng IoT bao gồm các cảm biến IoT theo các lĩnh vực khác nhau phục vụ nhu cầu quản lý và phát triển đô thị như quản lý đô thị, môi trường, giao thông, an ninh trật tự, nguồn nước,...

c) Hạ tầng dữ liệu

Đến năm 2025, Tây Ninh sẽ tái cấu trúc lại toàn bộ hạ tầng dữ liệu bao gồm:

- Kiến trúc dữ liệu đối với những mảng dữ liệu quan trọng trong các hệ thống thuộc chính quyền điện tử của tỉnh (từ cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố) thông qua việc triển khai và khai thác Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, từ đó các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố cần chuẩn hóa và tái cấu trúc lại các hệ thống thông tin đang vận hành và khai thác.

- Xây dựng Kho dữ liệu dùng chung trên cơ sở vừa cung cấp dữ liệu phục vụ công tác điều hành, quản lý và dự báo, cũng như khai thác trực tiếp để xây dựng các ứng dụng mới. Hạ tầng dữ liệu cần đảm bảo được nhu cầu cung cấp và khai thác thông tin từ các hệ thống bên ngoài (từ hệ thống đô thị thông minh cũng như các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài).

- Xây dựng phương án kết nối và sử dụng dữ liệu; tổ chức hệ thống thông tin tương thích để sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu của bộ, ngành và các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước.

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

- Triển khai, mở rộng và hoàn thiện Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh, đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong tỉnh, với các Bộ, ngành và với các Tỉnh/thành phố khác khi đủ điều kiện. Xây dựng hệ thống định danh và xác thực tập trung (SSO) phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

- Giai đoạn đến năm 2025, triển khai thí điểm việc tích hợp dữ liệu IoT trên một số dữ liệu hiện có của tỉnh như môi trường, giao thông, chiếu sáng.

- Xây dựng nền tảng khai thác dữ liệu trong kho dữ liệu dùng chung của tỉnh với các phương pháp học máy dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), khai phá dữ liệu.

- Xây dựng nền tảng phân tích dữ liệu kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Xây dựng nền tảng kết nối dịch vụ số hoá, đảm bảo kết nối các dịch vụ số hoá với các ứng dụng tại đơn vị và kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng nền tảng định danh điện tử của tỉnh gồm các chức năng cơ bản như lưu trữ và truy xuất thông tin người dân, kết nối nền tảng định danh xác thực được sử dụng trong hệ thống Chính quyền điện tử, LGSP của tỉnh.

4. Phát triển dữ liệu

- Xây dựng CSDL dùng chung về người dùng và CSDL về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; xây dựng hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ trên cùng một nền tảng Cổng.

- Xây dựng hệ thống tích hợp dữ liệu từ các mạng xã hội (khi đủ điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền) với hệ thống một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công của tỉnh về tiếp nhận một số TTHC phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu lưu trữ của Kho lưu trữ của tỉnh và các kho lưu trữ các ngành và của các địa phương trên trong tỉnh. Để từ đó có thể quản lý, khai thác dữ số liệu kể cả nội dung của văn bản lưu trữ.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

- Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước:

Mở rộng mô hình Hệ thống thông tin phục vụ họp không giấy tờ và xử lý công việc của UBND tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của Trung ương.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả hệ thống một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành đồng bộ, liên thông từ tỉnh xuống cơ sở và sẵn sàng kết nối với hệ thống của quốc gia.

Ứng dụng công nghệ số để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ số để cải tiến, thay đổi quy trình tác nghiệp để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn và nhanh hơn.

Ứng dụng khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ ra quyết định dựa trên xử lý dữ liệu lớn và dữ liệu tích hợp toàn tỉnh.

- Phát triển ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

Tăng cường truyền thông và quảng bá hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng.

Cung cấp dữ liệu mở trên các lĩnh vực trọng điểm như du lịch, nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông... để các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu mở cung cấp các dịch vụ cho người dân.

Tích hợp các dịch vụ theo nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp; chỉ cần sử dụng một tài khoản đăng nhập cho tất cả các ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Người dân và doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần vì các cơ quan nhà nước phải chia sẻ dữ liệu với nhau, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp nhiều lần.

Triển khai các ứng dụng nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân; Hoàn thiện Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; tận dụng các kênh xã hội để tương tác và gia tăng sự tham gia của người dân.

Hoàn thiện phần mềm đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước.

Xây dựng mạng lưới Wifi công cộng phục vụ du khách và người dân tại các điểm du lịch, quảng trường, công viên, khu trung tâm hành chính.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.

- Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Rà soát hiện trạng, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp và hệ thống trung tâm dữ liệu.

- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục của cơ quan, tổ chức; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng.

- Định kỳ hàng năm tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn.

- Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình diễn tập, tập huấn bảo đảm an toàn thông tin mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

- Triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và sử dụng trên thiết bị di động để thuận tiện cho việc quản lý điều hành của các cơ quan QLNN.

7. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính quyền số, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (đối với người dân, doanh nghiệp). Đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh tới cấp xã có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn về CNTT hoặc được đào tạo, tập huấn về các kỹ năng quản trị mạng, an toàn thông tin và xử lý các sự cố cơ bản về mạng, thiết bị CNTT.

- Học tập kinh nghiệm các tỉnh triển khai hiệu quả về xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số; thực hiện đánh giá, chọn lọc triển khai ứng dụng trên địa bàn tỉnh.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua việc ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ của Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức, cá nhân những lợi ích trong xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số và an toàn thông tin.

- Triển khai tuyên truyền các nội dung khuyến khích hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

- Thực hiện việc đăng tải, cập nhật, quản lý các thông tin về dịch vụ chia sẻ dữ liệu trong trường hợp cần thiết.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu cung cấp sản phẩm, dịch vụ số đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

Tăng cường nghiên cứu, đề xuất triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền số hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)... tại địa phương.

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu hút chuyên gia, nhân lực về CNTT tham gia xây dựng phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

- Tăng cường huy động vốn từ doanh nghiệp, các nhà tài trợ trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực CNTT.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2021 -2022

- Triển khai khung kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 2.0 và xây dựng khung kiến trúc cho đô thị thông minh cho tỉnh Tây Ninh.

- Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP) của tỉnh bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến đảm bảo sẵn sàng tích hợp, chia sẻ dữ liệu CNTT dùng chung của tỉnh và kết nối với trục tích hợp, chia sẻ quốc gia (NGSP).

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Hoàn thiện tính năng của Trung tâm Giám sát, điều hành kinh tế, xã hội tập trung nhằm tích hợp số liệu từ các nguồn cơ sở dữ liệu như mẫu thống kê báo cáo KTXH, Y tế, Giáo dục, Quan trắc Môi trường, ATTT và hệ thống camera giám sát... đảm bảo kết nối đồng bộ với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến các hệ thống mạng của các cơ quan: Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; Rà soát và triển khai mở rộng, kết nối mạng đến cấp xã và các đối tượng theo yêu cầu, phù hợp với phạm vi và tính chất ứng dụng của các bài toán Chính phủ điện tử, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết nối, an toàn thông tin.

- Xây dựng các CSDL chuyên ngành, cập nhật triển khai các hệ thống CSDL quốc gia tại địa phương; kết nối liên thông, chia sẻ với HTTT một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai các giải pháp kết nối với người dân như: Dữ liệu mở, cổng/ứng dụng di động giao tiếp chính quyền - người dân, phục vụ hỏi đáp cho người dân, khảo sát ý kiến người dân.

- Xây dựng đồng bộ nền tảng bản đồ số đa ngành trên phạm vi toàn tỉnh.

- Xây dựng Hệ thống báo cáo KT-XH (CityDashboard).

- Kết nối với các CSDL về dân cư, định danh công dân (Citizen ID), các dịch vụ số cho người dân dựa trên Citizen ID, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành.

- Nghiên cứu, xây dựng mã định danh công dân điện tử (Citizen Smart ID) và các dịch vụ số trên nền Citizen Smart ID như dịch vụ hành chính công, dịch vụ y tế, giáo dục, thanh toán, xác thực.

- Số hóa tài liệu, hồ sơ.

2. Giai đoạn 2023-2025

- 100% phần mềm cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tích hợp VPostCode.

- Đảm bảo, mỗi hộ gia đình một mã bưu chính/100% dùng điện lưới Quốc gia; Mỗi người dân có 1 smartphone. Mỗi hộ gia đình có 1 đường cáp quang.

- Mở rộng các kênh giao tiếp với người dân, từng bước ứng dụng công nghệ AI, IoT, Big Data để phục vụ người dân;

- Mở rộng, hoàn thiện Kho dữ liệu tập trung và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 576.000.000.000 đồng (Năm trăm bảy mươi sáu tỷ đồng), trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư phát triển: 222 tỷ đồng

- Nguồn vốn sự nghiệp khoa học: 100 tỷ đồng

- Nguồn vốn Trung ương: 254 tỷ đồng

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch này, các đơn vị, địa phương căn cứ cụ thể hóa thành Kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị, địa phương giai đoạn 2021-2025 và hàng năm phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tổ chức sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin đã triển khai tại đơn vị.

- Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hiệu quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

- Rà soát đội ngũ nhân lực CNTT tham gia triển khai các Kế hoạch và dự án của ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu công việc trong Kế hoạch.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định hướng chọn lựa triển khai phần mềm ứng dụng và đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tính liên thông tích hợp với các hệ thống đã triển khai, an toàn, an ninh thông tin.

- Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai, vận hành, sử dụng, ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính và xây dựng chính quyền số.

- Chủ trì xây dựng dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn Trung ương và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông để được bố trí vốn thực hiện hàng năm theo quy định.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án CNTT trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Phối hợp các ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ trong Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên hàng năm theo quy định.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông bố trí kinh phí đầu tư hàng năm cho dự án phát triển CNTT của tỉnh.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ CBCC các cấp trong tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước.

IX. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

(Đính kèm Phụ lục III)

Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC I

VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HÀNH VỀ LĨNH VỰC CNTT GIAI ĐOẠN 2016-2020

A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

3. Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống hỏi đáp trực tuyến tỉnh Tây Ninh.

4. Quyết định số 33/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng hành chính công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

5. Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

6. Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 27/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Ban hành Quy định triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường tỉnh Tây Ninh.

B. Văn bản chỉ đạo hành của UBND tỉnh

1. Công văn số 135/UBND-VX ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện liên thông các cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử tại tỉnh Tây Ninh.

3. Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 24/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2016.

4. Công văn số 1074/UBND-VX ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trong thời gian bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2020.

5. Quyết định số 1246/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2015.

6. Kế hoạch số 1609/KH-UBND ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật công nghệ thông tin tại tỉnh Tây Ninh.

7. Công văn số 2003/UBND-TTTH ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ triển khai phần mềm báo cáo kinh tế - xã hội (giai đoạn 1) trên địa bàn tỉnh.

8. Công văn số 2028/UBND-TTTH ngày 21/7/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường phòng tránh mã độc “USB Thief” tấn công mạng máy tính để thu thập thông tin.

9. Công văn số 2458/UBND-TTTH ngày 01/9/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử và liên thông văn bản trên địa bàn tỉnh.

10. Công văn số 3012/UBND-VX ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

11. Công văn số 3013/UBND-VX ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát.

12. Quyết định số 1182/QĐ-UBND ngày 29/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 45-CTr/TU của Tỉnh ủy Tây Ninh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

13. Quyết định số 3379/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.

14. Quyết định số 3380/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2017.

15. Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh (phiên bản 1.0).

16. Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 23/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2018.

17. Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 17/1/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin nhằm phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo cấp độ 3.

18. Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 23/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh.

19. Quyết định số 684/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2019.

20. Kế hoạch số 794/KH-UBND ngày 23/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

21. Quyết định số 2132/QĐ-UBND ngày 02/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

22. Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Trung tâm giám sát điều hành kinh tế xã hội tập trung tỉnh Tây Ninh trên cơ sở kiện toàn mô hình và tổ chức của Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông.

23. Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

24. Quyết định số 2832/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh; Quyết định ban hành Kế hoạch và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh.

25. Quyết định số 2932/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về đầu tư, quản lý và phối hợp sử dụng, vận hành hệ thống công nghệ thông tin và camera giám sát phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Tây Ninh.

26. Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 09/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh năm 2020.

27. Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

28. Quyết định số 1920/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Đề án Xây dựng Chính quyền số tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

29. Quyết định số 2131/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

30. Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh.

31. Công văn số 2411/UBND-HCTC ngày 05/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN CNTT GIAI ĐOẠN 2016-2020

TT

Nội dung

Mục tiêu

Kinh phí thực hiện (Ngân sách địa phương)

Ước kinh phí thực hiện 2020

Tổng kinh phí 2016- 2020

2016

2017

2018

2019

Ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương

 

TỔNG CỘNG (A B)

 

33.727,711

29.327,586

36.100,849

36.802,026

11.330,412

147.288,584

A

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

21.162,000

16.325,000

24.632,000

24.777,000

 

86.896,000

1

Nâng cấp mở rộng hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 (giai đoạn 1)

Nâng cấp, mở rộng hạ tầng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu và thuê vị trí đặt Trung tâm dữ liệu của tỉnh

 

16.325,000

 

 

 

 

2

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Hệ thống loa truyền thanh không dây, Panô tuyên truyền 02 mặt; Xây dựng và lắp đặt hệ thống màn hình LED

7.544,000

 

 

 

 

 

3

Xây dựng hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công mức độ 3 cho toàn tỉnh và triển khai cho các sở, ban, ngành (giai đoạn 2: 10 sở, 49 xã)

Đầu tư trang thiết bị cho 10 sở, 49 xã

13.618,000

 

 

 

 

 

4

Xây dựng hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho các đơn vị cấp huyện theo mô hình tập trung

Tích hợp dữ liệu vào Cổng thông tin 1 cửa của tỉnh, tích hợp với các phần mềm nghiệp vụ tại các UBND huyện

 

 

8.850,000

 

 

 

5

Xây dựng hệ thống phần mềm văn phòng điện tử cho toàn tỉnh theo mô hình đám mây

Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử theo mô hình đám mây với bản quyền phần mềm cho các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh; đào tạo chuyển giao công nghệ, chuyển dữ liệu sang hệ thống mới

 

 

8.979,000

 

 

 

6

Xây dựng hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh (từ tỉnh xuống xã) đảm bảo an toàn thông tin phục vụ CCHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Đầu tư thiết bị phần cứng mạng, thiết bị bảo mật, máy tính để xây dựng hạ tầng mạng diện rộng bảo đảm về an toàn thông tin

 

 

 

13.440,000

 

 

7

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành y tế Tây Ninh (giai đoạn 2)

Đầu tư mạng máy tính (phần cứng) kết nối các cơ sở y tế từ tỉnh đến xã

 

 

 

10.092,000

 

 

8

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý hạ tầng Bưu chính Viễn thông và internet tỉnh Tây Ninh

Thiết lập, quản lý, cập nhật CSDL, phục vụ công tác QLNN về lĩnh vực thông tin và truyền thông; hỗ trợ quản lý, theo dõi hạ tầng viễn thông trên bản đồ GIS

 

 

1.946,000

 

 

 

9

Đánh giá an toàn thông tin cho hạ tầng và hệ thống thông tin tỉnh Tây Ninh triển khai giai đoạn 2015-2020

Tái đánh giá toàn diện an toàn an ninh hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh, hệ thống họp không giấy... đã triển khai tới năm 2019

 

 

 

1.245,000

 

 

10

Nâng cấp, mở rộng hạ tầng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Bổ sung, nâng cấp hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ và bản quyền phần mềm các thiết bị bảo mật sẽ hết hạn vào năm 2018

 

 

4.857,000

 

 

 

B

VỐN SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

 

12.565,711

13.002,586

11.468,849

12.025,026

11.330,412

60.392,584

I

HỆ THỐNG THÔNG TIN

 

3.228,826

1.076,220

1.157,365

3.205,130

672,034

 

1

Hệ thống thông tin dùng chung

 

2.665,040

638,620

1.157,365

2.322,450

592,034

 

1,1

Cổng thông tin điện tử thành phần cho các đơn vị

Cung cấp kịp thời thông tin thông tin của ngành nhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp

80,000

60,000

95,000

30,000

50,000

 

1,2

Chữ ký số

Triển khai mở rộng và chứng thực chữ ký số

60,740

80,620

50,000

 

 

 

1,3

Phần mềm văn phòng điện tử

Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động cơ quan Nhà nước (gđ2)

1.200,000

 

 

 

 

 

1,4

Phần mềm một cửa điện tử

Xây dựng tính năng SMS, Nâng cấp hệ thống một cửa

50,000

 

 

1.745,000

 

 

1,5

Phần mềm họp không giấy

Triển khai mở rộng phần mềm họp không giấy; XD ứng dụng trên thiết bị di động, di trì trên kho ứng dụng của Apple

130,000

108,000

 

 

 

 

1,6

Phần mềm Hỏi đáp trực tuyến

Mở rộng tính năng quản trị

30,000

 

 

 

 

 

1,7

Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội

Mở rộng tính năng và đơn vị sử dụng (gđ2)

220,500

 

90,000

 

 

 

1,8

XD khung kiến trúc Chính phủ điện tử của tỉnh

 

597,714

 

 

 

 

 

1,9

Chỉ số bảo mật thông tin

Triển khai số bảo mật thông tin cho HT phần mềm tỉnh

97,086

 

96,986

 

95,000

 

1,10

Mạng xã hội tỉnh (BiTrix)

Triển khai hệ thống mạng xã hội cấp tỉnh (giai đoạn 1)

199

95,000

 

 

 

 

1,11

Cổng thông tin điện tử thành phần cho các đơn vị

Bổ sung chức năng Hệ thống, Nâng cấp giao diện

 

295,000

 

218,000

 

 

1,12

Bản quyền phần mềm

Duy trì bản quyền thiết bị phòng chống xâm nhập trái phép

 

 

537,379

 

 

 

1,13

Triển khai khung chính quyền điện tử

Năm 2017, năm 2020

 

 

90,000

 

447,034

 

1,14

Cổng thông tin điện tử tỉnh

Nâng cấp giao diện, App di động, mua thiết bị tác nghiệp tin, bài

 

 

198,000

149,450

 

 

1,15

Phần mềm tích hợp dữ liệu

Xây dựng phần mềm tích hợp dữ liệu về trung tâm GSĐH

 

 

 

90,000

 

 

1,16

Cổng điều hành giao tiếp với công dân

Cổng giao tiếp với công dân qua mạng xã hội (gđ1)

 

 

 

90,000

 

 

2

Hệ thống thông tin chuyên ngành

 

563,786

437,600

-

882,680

80,000

-

2,1

Hệ thống phần mềm "kiềng ba chân"

Phục vụ quản lý điều hành chuyên ngành

50,000

 

 

 

 

 

2,2

Liên thông tích hợp dữ liệu giữa Dân cư và Hộ tịch

146,500

 

 

 

 

 

2,3

Nâng cấp sàn thương mại điện tử

50,000

 

 

 

 

 

2,4

XD phần mềm quản lý khai thác dữ liệu tài nguyên

287,286

 

 

 

 

 

2,5

HT thông tin quản lý số liệu chuyên ngành TTTT

30,000

 

 

 

 

 

2,6

Bản quyền PM Virut cho hệ thống servev Sở Tài chính

 

90,000

 

29,880

 

 

2,7

Bản quyền PM Windows Server các huyện/TP

 

297,600

 

 

 

 

2,8

HT gửi nhận văn bản trên môi trường mạng máy tính cho MTTQ tỉnh

 

50,000

 

 

 

 

2,9

Bổ sung chuyên mục cho Cổng TTĐT Sở Tài chính

 

 

 

30,000

 

 

2,10

Phần mềm quản lý CSDL Sở Tư pháp

 

 

 

586,800

 

 

2,11

Bản quyền phần mềm cho các thiết bị virut, tường lửa tại VPUBND

 

 

 

236,000

 

 

2,12

Phần mềm quản lý, tra cứu danh mục các đề tài Sở KHCN

 

 

 

 

 

30,000

 

2,13

Phần mềm tra cứu thông tin thời hạn GPLX Sở GTVT

 

 

 

 

 

50,000

 

II

HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

6.984,263

9.145,840

6.235,625

3.565,860

3.822,013

 

1

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh

 

 

 

-

997,200

985,000

 

1,1

Thiết bị giám sát an ninh mạng tại TTTHDL

Đảm bảo ATANTT

 

 

-

997,200

985,000

 

2

Các đơn vị trong tỉnh

 

6.984,263

9.145,840

6.236

2.568,660

2.837

 

2,1

Trang thiết bị phục vụ tin học hoá cải cách hành chính đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện

Đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính tại cơ quan nhà nước trong tỉnh

2.824,893

2.220,515

3.171,025

 

 

 

2,2

Trang thiết bị phục vụ tin học hoá cải cách hành chính đơn vị cấp xã

1.347,310

2.245,300

 

399,000

400,000

 

2,3

Trang thiết bị phục vụ tin học hoá cải cách hành chính cho MTTQ cấp xã

 

 

1.724,236

 

 

 

 

2,4

Trang thiết bị phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh

 

409,500

565,000

398,700

 

250,000

 

2,5

Hỗ trợ kinh phí đối ứng

Hỗ trợ KP đối ứng đề án ứng dụng CNTT phục vụ CCHC huyện Hòa Thành

492,780

 

 

 

 

 

2,6

Hệ thống chống sét (gđ2, gđ3)

Đảm bảo an toàn hệ thống thiết bị tại cơ quan nhà nước

1.385,358

408,230

 

 

 

 

2,7

Hệ thống thông tin của tỉnh

Triển khai các giải pháp đảm bảo dữ liệu

 

990,000

 

 

 

 

2,8

Bộ phận 1 cửa các đơn vị

HT lấy số tự động, tin nhắn SMS cho bộ phận 1 cửa các đơn vị

198,280

 

99,900

 

 

 

2,9

Thiết bị phục vụ Hội nghị truyền hình bổ sung

Hỗ trợ các cuộc họp trực tuyến giữa các điểm cầu truyền hình trên địa bàn tỉnh

36,310

 

 

 

 

 

2,10

Trang bị máy scan cho các huyện

Tăng cường sử dụng văn bản điện tử

289,832

 

 

 

 

 

2,11

Kết nối mạng cho Tòa án

Kết nối mạng trực tuyến các phiên tòa

 

829,559

 

 

 

 

2,12

Lắp đặt hệ thống camera VP UBND tỉnh

Đảm bảo an ninh tại Văn phòng UBND tỉnh

 

163,000

 

 

 

 

2,13

Trung tâm hành chính tập trung tỉnh

Bổ sung trang thiết bị

 

 

1.191,000

891,860

 

 

2,14

Trung tâm giám sát điều hành

Bổ sung trang thiết bị (gđ1), thiết bị chuyên dùng phân tích camera, thiết bị kết xuất dữ liệu

 

 

1.375,000

1.277,800

2.187,013

 

III

ĐÀO TẠO

 

241,300

380,000

479,080

472,990

499,840

 

1

- Nâng cao năng lực lãnh đạo CNTT của Sở, ngành, huyện, thị;

- Đào tạo quản trị mạng, an toàn an ninh thông tin cho cán bộ quản trị mạng;

- Cài đặt, chuyển đổi sử dụng phần mềm mã nguồn mở tại tỉnh

Nâng cao kỹ năng quản trị, vận hành các hệ thống CNTT nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho CBCC ứng dụng các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh, phát triển nâng cao trình độ CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu tình hình mới

31,390

320,000

16,470

17,670

287,460

 

2

CB chuyên trách nâng cao năng lực lãnh đạo CNTT

 

 

72,000

81,000

 

 

3

Nâng cao nhận thức an toàn, bảo mật; kỹ năng ƯDCNTT của CBCC

114,910

30,000

300,610

314,320

47,380

 

4

Nâng cao quản trị Trung tâm THDL

 

95,000

30,000

90,000

60,000

165,000

 

IV

HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN

 

2.111,322

2.400,526

3.597

4.781

6.336,525

 

1

Hoạt động của BCĐ, hội nghị, hội thảo

Hoạt động thường xuyên của BCĐ CNTT nhằm chỉ đạo điều hành ƯD CNTT trên địa bàn tỉnh

102,368

202,422

198,324

173,545

14,200

 

2

Hội thi tin học

Duy trì hoạt động hội thi, phát triển tài năng CNTT

87,558

89,874

89,450

100,694

100,000

 

3

Hoạt động thường xuyên cổng chính, cổng thành phần, Bảng quảng báo

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

483,877

446,190

545,208

1.034,150

1.144,000

 

4

Chi phí đường truyền leaseline và FTTH

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

350,340

359,571

208,960

219,960

220,927

 

5

Chi phí đường truyền trực tiếp về Viettel

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

 

 

16,800

76,580

76,800

 

6

Chi phí đường truyền cáp quang cho các sở, ngành quang báo và hệ thống dùng chung

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

 

 

 

147,510

147,510

 

7

Duy trì đường truyền mạng truyền số liệu chuyên dùng

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

370,171

351,699

717,480

1.387,921

1.387,921

 

8

Nhuật bút Cổng thông tin Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh

Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời trên Cổng TTĐT

144,548

243,904

239,724

191,142

250,000

 

9

Dịch vụ tin nhắn SMS hệ thống họp không giấy

Cung cấp thông tin các cuộc họp kịp thời đến các đơn vị

106,150

109,125

191,580

170,731

280,000

 

10

Trực vận hành, ứng cứu sự cố (quang báo, loa truyền thanh TTĐN)

Duy trì hoạt động của các hệ thống thông tin

 

110,520

118,080

118,080

118,080

 

11

Chi phí điện tiêu thụ vận hành bảng quảng báo

Cung cấp thông tin đến người dân

49,465

54,799

85,106

97,731

140,000

 

12

Sửa chữa, vận hành, bảo trì hệ thống thông tin

Khắc phục, bảo trì các hệ thống thông tin chung của tỉnh

113,595

99,822

200,000

250,427

450,000

 

13

Đánh giá hệ thống bảo mật Trung tâm THDL, các đơn vị

Rà soát, phát hiện nhằm kịp thời sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của TTTHDL tỉnh

97

95,000

97,000

85,000

483,500

 

14

Thuê đặt chỗ Trung tâm THDL (tại VNPT)

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

206,250

237,600

237,600

303,600

303,600

 

15

Thuê đặt chỗ Trung tâm THDL (tại Viettel)

Duy trì hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN trên địa bàn tỉnh

 

 

125,400

125,400

125,400

 

16

Truyền thông công tác ƯDCNTT phục vụ CCHC

Tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh

 

 

321,420

 

296,963

 

17

Đánh giá, xếp hạng UDCNTT

Thực hiện đánh giá, xếp hạng UDCNTT các cơ quan trong tỉnh

 

 

6,821

14,786

 

 

18

Di dời bảng quang báo

Chuyển vị trí đặt bảng quang báo Long Hoa

 

 

197,826

 

 

 

19

Hội nghị trực tuyến UBND tỉnh

Thuê quản trị vận hành hệ thống hội nghị trực tuyến tại VPUBND tỉnh

 

 

 

60,000

80,000

 

20

Hỗ trợ kỹ thuật các hệ thống dùng chung của tỉnh

Hỗ trợ kỹ thuật, xử lý khắc phục lỗi, đảm bảo hoạt động thông suốt

 

 

 

59,383

60,000

 

21

Hoạt động thường xuyên hệ thống camera giám sát

Thuê camera giám sát bộ phận 1 cửa và camera an ninh

 

 

 

164,406

657,624

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ CNTT GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Mô tả nội dung

Kinh phí dự kiến (tỷ đồng)

Tổng

2021-2025

SN

ĐT

TW

Duy trình hoạt động thường xuyên (5 năm, mỗi năm trung bình 20 tỷ đồng)

1

Duy trình hoạt động thường xuyên các hệ thống và hạ tầng thông tin, chính quyền điện tử của tỉnh

 

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Duy trình hoạt động thường xuyên các hệ thống thông tin và hạ tầng thông tin của tỉnh: quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, đường truyền, bản quyền phần mềm, hoạt động của BCĐ xây dựng CQĐT,..

100.0

100

 

 

 

Tổng

 

 

 

100.0

100.0

 

 

Thiết lập nền tảng hạ tầng cho Chính quyền điện tử tiến tới CQ số và Đô thị thông minh

1

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh phục vụ xây dựng Chính quyền số đến năm 2025

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh làm nền tảng hạ tầng lưu trữ, tính toán cho các ứng dụng CQĐT, CQ số, đô thị thông minh, triển khai giải pháp điện toán đám mây cho trung tâm dữ liệu

40.0

 

40.0

 

2

Nâng cấp, mở rộng hệ thống lưu trữ, sao lưu dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Mở rộng khả năng lưu trữ tập trung, sao lưu dự phòng dữ liệu cho các hệ thống thông tin dung chung của tỉnh, hệ thống thông tin Chính quyền số đến năm 2025

20.0

 

20.0

 

3

Bổ sung, nâng cấp thiết bị bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Đầu tư nâng cấp, bổ sung để triển khai giải pháp bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh

18.0

 

13.0

5.0

4

Bổ sung, nâng cấp hệ thống giám sát an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu và trung tâm giám sát điều hành tập trung của tỉnh

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Trang bị các hệ thống giám sát, phân tích an toàn thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu và trung tâm giám sát điều hành tập trung của tỉnh

18.0

 

8.0

10.0

5

Bổ sung hệ thống Hội nghị truyền hình cho Sở, ngành và cấp xã

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Bổ sung hệ thống Hội nghị truyền hình cho Sở, ngành và cấp xã

5.0

 

1.0

4.0

6

Nâng cấp, bổ sung, thay thế hệ thống Hội nghị truyền hình từ tỉnh, Sở, ngành đến cấp xã

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Nâng cấp, bổ sung, thay thế hệ thống Hội nghị truyền hình từ tỉnh, Sở, ngành đến cấp xã

10.0

 

5.0

5.0

7

Trang thiết bị Công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử và Chính quyền số

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Nâng cấp, bổ sung cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để tăng cường khả năng xử lý chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ người dân; Bổ sung các trang thiết bị chuyên dùng cho các ngành, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến giải quyết hồ sơ, thủ tục của người dân và doanh nghiệp: máy quét khổ giấy A3, máy định vị tọa độ,...

40.0

 

30.0

10.0

8

Trang thiết bị và hệ thống phục vụ cho Trung tâm giám sát điều hành kinh tế xã hội tập trung của tỉnh

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Trang thiết bị cho Trung tâm giám sát điều hành thông tin kinh tế xã hội tập trung của tỉnh để thu thập và xử lý từ các các hệ thống ứng dụng đã được thiết lập trong từng lĩnh vực một cách tập trung phục vụ công tác phân tích, xử lý dữ liệu, hiển thị trực quan (Dashboard) và hỗ trợ ra quyết định cho Lãnh đạo tỉnh cũng như Lãnh đạo các đơn vị liên quan. Các trung tâm tiếp nhận và ứng cứu sự cố khẩn cấp, trung tâm điều hành giao thông thông minh có thể tích hợp vào trung tâm IOC. Toàn bộ công tác điều hành, phối hợp và xử lý trong trung tâm lOC được chuyển kết quả cho ứng dụng Kết nối người dân với Chính quyền

50.0

 

30.0

20.0

9

Hệ thống Wifi công cộng của tỉnh

 

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Xây dựng hệ thống Wifi công cộng tại các điểm du lịch phục vụ nhu cầu kết nối của người dân, du khách.

5.0

 

5.0

 

 

Tổng

 

 

 

206.0

 

152.0

54.0

Xây dựng Chính quyền điện tử, nền tảng Chính quyền số

1

Xây dựng kho dữ liệu dùng chung tập trung của tỉnh (data Warehouse)

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Xây dựng kho dữ liệu dùng chung tập trung của tỉnh (data Warehouse) là yếu tố cơ bản, đóng vai trò then chốt trong việc tập hợp, xử lý dữ liệu thô từ các cơ quan, đơn vị, các lĩnh vực, ngành trong tỉnh.

30.0

 

 

30.0

2

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh (LGSP)

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Đầu tư xây dựng hệ thống/nền tảng LGSP nhằm kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ tỉnh và là đầu mối kết nối ra bên ngoài

40.0

 

15.0

25.0

3

Cung cấp dữ liệu mở (Open Data)

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Cung cấp dữ liệu mở trên các lĩnh vực trọng điểm như du lịch, nông nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông... để các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu mở cung cấp các dịch vụ cho người dân

5.0

 

 

5.0

4

Nâng cấp hoàn thiện các giải pháp chính quyền điện tử để hướng tới Chính quyền số

Sở TTTT

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Phần mềm điện tử một cửa, dịch vụ công trực tuyến, quản lý văn bản điều hành, quản lý công chức viên chức (CCVC); Hệ thống Hội nghị truyền hình đến cấp xã; Hệ thống quản lý nghiệp vụ HĐND; Hệ thống Phòng họp không giấy tờ; ứng dụng giao việc tức thời, nhắc việc thông minh,...

40.0

 

20.0

20.0

 

Tổng

 

 

 

115.0

 

35.0

80.0

Du lịch

1

CSDL tập trung ngành du lịch hướng tới dịch vụ du lịch thông minh

Sở VHTTDL

UBND các huyện, thị, thành phố

Triển khai Cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh trên di động tích hợp bản đồ số du lịch, ngoài cung cấp đầy đủ thông tin du lịch còn có các tiện ích tương tác thông minh: bản đồ tương tác, tạo lịch trình tự đọng, tìm kiếm bằng giọng nói, từ điển chuyển đổi, thăm quan ảo, nhận diện, điểm đến, hướng dẫn viên ảo...

5.0

 

 

5.0

 

Tổng

 

 

 

5.0

 

 

5.0

An ninh, trật tự

1

Trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung

Sở TTTT

Công An tỉnh, UBND các huyện, Thành phố

Triển khai hệ thống camera phục vụ công tác giám sát tình trạng an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh (gồm thiết bị đầu cuối, hạ tầng và truyền dẫn)

50.0

 

30.0

20.0

 

Tổng

 

 

 

50.0

 

30.0

20.0

Giáo dục

1

Xây dựng CSDL quản lý tập trung toàn ngành giáo dục.

Sở GD&ĐT

UBND các huyện, thị, thành phố

Hệ thống CSDL ngành giáo dục tập trung cung cấp cho Sở giáo dục một CSDL tập trung duy nhất, cho phép các trường có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau mà vẫn đảm bảo toàn bộ CSDL, hồ sơ giáo viên, học sinh, dữ liệu kết quả học tập... được tập hợp về CSDL tập trung của ngành giáo dục.

5.0

 

 

5.0

 

Tổng

 

 

 

5.0

 

 

5.0

Y tế

1

Xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế thông minh

Sở Y tế

UBND các huyện, thị, thành phố

Xây dựng Trung tâm dữ liệu y tế toàn tỉnh

10.0

 

 

10.0

 

Tổng

 

 

 

10.00

 

 

10.00

Quản lý môi trường

1

Mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất.

Sở TN&MT

UBND các huyện, thị, thành phố

Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường, bảo đảm thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh; đồng bộ, tiên tiến và đáp ứng nhu cầu thu thập dữ liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng - thủy văn, phục vụ có hiệu quả cho công tác xử lý, khắc phục, dự báo, cảnh báo ô nhiễm môi trường, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội.

10.0

 

 

10.0

 

Tổng

 

 

 

10.0

 

 

10.0

Quản lý đô thị

1

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành xây dựng

Sở Xây dựng

Sở TTTT; UBND các huyện, thị, thành phố

Xây dựng hệ thống thông tin giúp người dân có thể tra cứu thông tin quy hoạch, hành chính, đất đai... trên Cổng thông tin điện tử, hoặc qua tin nhắn/ app mobile.

10.0

 

 

10.0

 

Tổng

 

 

 

10.0

 

 

10.0

Giao thông

1

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành giao thông

Sở GTVT

Sở XD, UBND các huyện, thị, thành phố

Trên cơ sở hệ thống hiện hữu, số hóa dữ liệu cơ sở hạ tầng giao thông, bằng công cụ thu thập, tích hợp, lưu trữ và cung cấp dữ liệu theo thời gian thực bao gồm các hệ thống: Đường giao thông, đèn chiếu sáng; đèn tín hiệu giao thông; camera giao thông, camera dùng chung; bảng quang báo; biển báo; cây xanh, công viên; hệ thống tưới cây tự động; bến bãi; tuyến xe buýt- trạm dừng, nhà chờ; điểm thi công; trung tâm đăng kiểm; hệ thống giao thông thủy...

10.0

 

 

10.0

 

Tổng

 

 

 

10.0

 

 

10.0

Nông nghiệp

1

Hệ thống thông tin quản lý ngành nông nghiệp

Sở NN PTNT

UBND các huyện, thị, thành phố

Hệ thống bao gồm ứng dụng di động và module tích hợp trong Cổng thông tin của ngành, ngoài ra hệ thống còn cung cấp các thông tin cần thiết hoặc truy vấn bằng tin nhắn SMS, cung cấp cho người dùng các thông tin nông nghiệp mới nhất, kịp thời nhất về tất cả các vấn đề của ngành.

10.0

 

 

10.0

 

Tổng

 

 

 

10.0

 

 

10.0

Số hóa cơ sở dữ liệu

1

Hệ thống số hóa, quản lý và khai thác dữ liệu số

Sở Nội vụ

Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Đầu tư hệ thống số hóa dữ liệu lưu trữ của Kho lưu trữ của tỉnh và các kho lưu trữ các ngành và của các địa phương trên trong tỉnh. Để từ đó có thể quản lý, khai thác dữ số liệu kể cả nội dung của văn bản lưu trữ.

45.0

 

5.0

40.0

 

Tổng

 

 

 

45.0

 

5.0

40.0

Tổng cộng

576.0

100.0

222.0

254.0

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 125/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/01/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản