- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Thông tư 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Đầu tư 2014
- 4Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 136/2016/NQ-HĐND điều chỉnh cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 8Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 10Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 11Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020
- 12Quyết định 52/2019/QĐ-UBND quy định về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Du lịch 2017
- 4Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 7Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2017 về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030
- 8Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW; Nghị quyết 04-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 15/NQ-HĐND về Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 10Thông báo 19/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 12Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13Kết luận 54-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 323/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1246/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 11 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 cm Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Văn bản số 175/SDL-QHKHPTDL ngày 20/02/2023 và Văn bản số 473/SDL-QHPTDL ngày 20/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1246/QĐ-UBND ngày 11/5/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2025 tiếp tục chọn du lịch là một trong ba đột phá cần quyết liệt thực hiện trong nhiệm kỳ mới. Trong đó, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là giải pháp được tập trung đẩy mạnh để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện sinh kế người dân; bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới bền vững và mở rộng không gian du lịch.
Hải Phòng là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia. Tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm gần 90% cơ cấu kinh tế của thành phố và có xu hướng tiếp tục tăng về quy mô và tỷ trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Hải Phòng hiện vẫn còn 8/15 đơn vị hành chính là huyện, 55% dân số nông thôn. Diện tích đất sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế nông thôn chiếm khoảng 34% (không kể đất lâm nghiệp) tổng diện tích đất thành phố. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi cho việc tiếp cận điểm đến, tạo điều kiện gắn kết với phát triển du lịch. Với không gian, cảnh quan đẹp; sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, riêng có; phong tục tập quán truyền thống của người dân miền biển; các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc và ẩm thực truyền thống...Hải Phòng hội tụ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn.
Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn là xu hướng mới được khách du lịch nội địa và quốc tế ưa chuộng. Loại hình du lịch này hiện đang được khai thác hiệu quả tại nhiều địa phương: Lâm Đồng, Quảng Nam, Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lào Cai,... Tại Hải Phòng, phát triển du lịch cộng đồng được thực hiện từ nhiều năm, đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt tại một số xã của huyện Cát Hải: Phù Long, Xuân Đám, Việt Hải... Tuy nhiên, hoạt động vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế hạn chế, chưa có sức lan tỏa phát triển thành loại hình sản phẩm du lịch phổ biến.
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Hải Phòng có sự tăng trưởng mạnh. Song du lịch Hải Phòng vẫn chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ do sản phẩm chủ yếu vẫn là du lịch nghỉ dưỡng biển. Nhiều điểm đến, đặc biệt là Cát Bà, luôn trong tình trạng quá tải vào mùa hè nhưng vắng khách vào mùa thu đông. Vì vậy, phát triển du lịch nông thôn là một hướng đi để đa dạng sản phẩm, mở rộng không gian du lịch. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn nhằm đạt mục tiêu kép là đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông dân, nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025:
- Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025);
- Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông báo kết luận số 19/TB-VPCP ngày 11/01/2019 của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”;
- Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết 147/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2700/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/12/2016 của ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về “Nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 4568/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dàn thành phố ban hành Chương trình công tác năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Quyết định số 1060/QĐ-UBND ngày 23/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề cương Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 09/3/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hải Phòng; giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề án tập trung đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại Hải Phòng:
(1) Quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển du lịch nông thôn của Trung ương và thành phố.
(2) Nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch và xây dựng mô hình sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn.
(3) Đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của Đề án:
- Phạm vi không gian: Đề án nghiên cứu hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch tại các huyện: An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Cát Hải.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương từ năm 2016 đến nay và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn Hải Phòng đến năm 2030.
1. Các khái niệm cơ bản về du lịch nông nghiệp, nông thôn 1.1. Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp là hoạt động du lịch chủ yếu khai thác dựa trên các yếu tố nền tảng là hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo ra những trải nghiệm phục vụ du khách. Tài nguyên của loại hình du lịch này bao gồm quá trình sản xuất nông nghiệp. Từ tư liệu sản xuất, đất đai, con người, phương thức, tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra... đến những yếu tố tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như thời tiết, khí hậu đều là tài nguyên cốt lõi để tạo ra các sản phẩm hấp dẫn khách du lịch.
Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp phục vụ du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang dã..., thuộc về các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cụ thể như một hộ gia đình, một trang trại, một hợp tác xã hay là một doanh nghiệp nông nghiệp... Các chủ thể tham gia tổ chức hoạt động du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp... Họ có điểm chung là nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, nên có thể gọi chung là nông dân. Việc tham gia cùng người nông dân thu hoạch, gieo trồng, chăm sóc cây trồng trên đồng ruộng là dịp để du khách thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp. Người nông dân thông qua du lịch nông nghiệp cũng có dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của mình và gia tăng thu nhập so với hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn thuần.
1.2. Du lịch nông thôn
Nếu du khách không dừng lại ở các hoạt động trải nghiệm mà mở rộng không gian hoạt động du lịch của mình bằng việc tham quan cảnh quan, các di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống của địa phương... thì du khách đã vượt ra ngoài không gian của du lịch nông nghiệp. Bởi du khách đã sử dụng tài nguyên vùng nông thôn của địa phương đó để phục vụ cho mục đích du lịch của mình. Hoặc là các cơ sở kinh doanh du lịch nông nghiệp đã sử dụng tài nguyên vùng nông thôn của địa phương để làm phong phú hơn, hấp dẫn hơn điểm đến của mình.
Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau có các khái niệm khác nhau về du lịch nông thôn:
- Ở góc độ khách du lịch (cầu du lịch): du lịch nông thôn được hiểu là hoạt động của con người tại vùng nông thôn với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí và trải nghiệm.
- Ở góc độ cung du lịch, phát triển du lịch nông thôn là việc khai thác các giá trị tài nguyên đặc trưng của khu vực nông thôn để hình thành điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch nông thôn được khai thác dựa trên các giá trị của khu vực nông thôn như môi trường sinh thái, cảnh quan, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề...
- Ở góc độ tiếp cận chính sách, phát triển du lịch nông thôn là những tác động nhằm khai thác lợi thế của khu vực nông thôn để hình thành ngành dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Như vậy, du lịch nông thôn là một khái niệm có phạm vi bao trùm rộng hơn du lịch nông nghiệp. Trong đó, du lịch nông nghiệp đơn thuần chỉ là một trong những loại hình du lịch ở nông thôn. Phát triển du lịch nông nghiệp là phát triển theo hướng chuyên môn sâu nhằm khai thác tối đa hiệu quả tài nguyên từ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nhiều sản phẩm du lịch tốt nhất cho du khách trong một phạm vi quản lý thuộc một đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp như hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã hay doanh nghiệp nông nghiệp. Nhưng du lịch nông thôn thì không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định. Nó có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong không gian của một vùng nông thôn. Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng dân cư; có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững.
1.3. Điểm du lịch nông thôn
Điểm du lịch nông thôn là khu vực nông thôn có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
Ở góc độ quản lý hành chính, điểm du lịch nông thôn thuộc phạm vi quản lý của chính quyền Ủy ban nhân dân cấp xã. Các điểm du lịch nông thôn cụ thể được đặt tại các đơn vị cư dân nhỏ hơn, dưới cấp xã (gồm: thôn/làng, xóm/bản/buôn/sóc/ấp...).
Ở góc độ đầu tư khai thác cung ứng dịch vụ, điểm du lịch nông thôn thường là các địa điểm cụ thể sau: (1) các thôn/làng có hoạt động du lịch (thường do cộng đồng quản lý, các hộ gia đình tham gia cung cấp một số dịch vụ du lịch); (2) các nông trại, trang trại (hoạt động có tính chất khép kín, do một số hộ gia đình, hợp tác xã quản lý và khai thác. Các địa điểm này thường kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản... với phục vụ khách du lịch); (3) các khu vui chơi, giải trí, khu nghỉ dưỡng, điểm thắng cảnh tại khu vực nông thôn (do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, khai thác).
1.4. Sản phẩm du lịch nông thôn
Sản phẩm du lịch nông thôn là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch tại khu vực nông thôn để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm này thường khai thác dựa trên các giá trị tài nguyên sau:
- Giá trị tài nguyên nông nghiệp: bao gồm các hoạt động tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp vì mục đích giải trí, giáo dục hoặc trải nghiệm.
- Giá trị tài nguyên tự nhiên, sinh thái: gồm các hoạt động tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối, vườn cây ăn quả, ruộng đồng...).
- Giá trị tài nguyên văn hóa, di sản đặc trưng vùng nông thôn: bao gồm các phong tục tập quán, lễ hội, các giá trị kiến trúc, trang phục, ẩm thực, làng nghề..., đặc biệt tại các khu vực nông thôn là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nơi lưu giữ được nhiều giá trị truyền thống tương đối nguyên vẹn trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại.
Các dịch vụ chủ yếu được khai thác trong sản phẩm du lịch nông thôn là dịch vụ tham quan, ngắm cảnh (chủ yếu tại các điểm du lịch nông thôn có ưu thế cảnh quan thiên nhiên, tham quan nông trại, trang trại, cánh đồng hoa, vườn cây ăn quả); dịch vụ lưu trú (trong đó chủ yếu là hình thức lưu trú homestay, farmstay, du lịch cộng đồng); dịch vụ ăn uống (dựa trên khai thác đặc sản địa phương, nghệ thuật ẩm thực truyền thống vùng miền); dịch vụ vận chuyển (sử dụng, trải nghiệm phương tiện vận chuyển thô sơ tại địa phương như xe đạp, cưỡi ngựa, chèo thuyền, ca nô, thuyền, ghe); dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn; dịch vụ mua sắm (hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản địa phương); dịch vụ trải nghiệm cuộc sống bản địa (tát nước, úp nơm bắt cá, thu hái rau, làm bánh...) và các dịch vụ khác như chăm sóc sức khỏe (tắm khoáng, tắm thuốc thảo dược), nghiên cứu, học tập, chụp ảnh...
2. Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn của một số nước trên thế giới
2.1 Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển nhưng cũng là một đất nước coi trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Nhật Bản có nhiều sáng tạo trong việc khai thác các giá trị của địa phương và sản phẩm nông nghiệp để phát triển du lịch ở các khu vực nông thôn, miền núi.
Một trong những điển hình đó là thị trấn Yufuin thuộc tỉnh Oita, nằm trên quần đảo Kyushu - Nhật Bản. Tỉnh Oita cũng là địa phương khởi phát phong trào "Ipson Ipin" hay OVOP (mỗi làng một sản phẩm) cách đây gần 40 năm và phong trào này đã lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Năm 1971, Yufuin chỉ là một ngôi làng nhỏ trong thung lũng với 100% dân số sống bằng nông nghiệp. Đến nay, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chưa đến 30% và trên 70% lao động còn lại làm việc liên quan đến du lịch và dịch vụ. Yufuin nổi tiếng ở Nhật Bản với hình ảnh một điểm đến của làng quê với cánh đồng lúa vàng, vườn trái cây, tắm Osen và trải nghiệm các sự kiện, lễ hội, ẩm thực địa phương.
Logo "Yutuin Plus" được người dân sáng tạo, gắn trên các sản phẩm thủ công do người dân tự sản xuất như khăn mặt hay những bánh xà phòng thảo dược của địa phương. Để phục vụ khách du lịch, người dân địa phương đã thành lập Hội nghiên cứu và phát triển ẩm thực Yufuin nhằm khôi phục, bảo tồn các món ăn truyền thống của địa phương và các món mới, sử dụng tối đa nguyên liệu là các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Các sản phẩm du lịch ở Yufuin đều gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp và phong cảnh làng quê: Tour đạp xe thăm đồng và hái cà chua vào buổi sáng; tour du lịch thăm cánh đồng bằng tàu hỏa, chương trình đi xe ngựa thăm làng; chương trình thăm cơ sở sản xuất thủ công đồ gia dụng (bát, đĩa, dĩa, chén...) bằng gỗ của nghệ nhân mộc và trải nghiệm ẩm thực... Đặc biệt, người dân nơi đây còn tạo ra các giá trị gia tăng từ sản phẩm nông nghiệp, tổ chức các sự kiện, các trải nghiệm độc đáo cho du khách. Trong đó, người dân duy trì Lễ hội thi hét vào tháng 10 xuất phát từ cuộc thi của những người nuôi bò xưa; cho khách trải nghiệm làm đèn đom đóm từ cọng rơm... Đối với người dân Yufuin hiện nay, một phương châm được người dân thực hiện là "Sống ở Yufuin cũng như đang đi du lịch - Du lịch đến Yufuin cũng như đang sống ở nhà".
2.2 Hàn Quốc
Tham gia tour du lịch nông thôn Hàn Quốc du khách được trải nghiệm và khám phá những vùng quê với 04 chủ đề chính là: du lịch truyền thống, du lịch theo kiểu nghỉ dưỡng, du lịch để phục hồi sức khỏe và du lịch trải nghiệm, khám phá.
Với du lịch nông thôn truyền thông du khách sẽ được ghé thăm những ngôi làng lịch sử chứa đựng những di sản văn hóa thế giới. Một trong số những địa danh nổi tiếng đó là làng Seonbi ở Gyeonggi Anseong hay làng Oeam ở Chungnam Asan...Trong khi đó, du lịch nghỉ dưỡng ở thôn quê sẽ đưa du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ tại các làng du lịch như: Sanchae ở Gangwon Hwangseong, vườn trà Bohyang ở Jeonnam Boseong... Tại đây du khách có thể thư giãn cơ thể, tâm hồn để tận hưởng sự yên bình và thưởng thức các món ăn tươi ngon, các đặc sản nông thôn. Đối với hình thức du lịch phục hồi sức khỏe, khách du lịch sẽ được tham quan những vùng quê với phong cảnh thiên nhiên trong sạch, thuần khiết như làng Mokkoji ở Gyeonggi, làng Gaesil ở Gyeongbuk Goryeong...Đây là loại hình du lịch rất chú trọng đến cảm nhận của du khách, để du khách có cơ hội tận hưởng theo cách riêng với những sắc thái văn hóa khác nhau của các vùng nông thôn. Điều này giúp du khách có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống, nâng cao sức khỏe. Cuối cùng là loại hình du lịch trải nghiệm, tập trung vào việc trải nghiệm nông thôn ở các làng quê tiêu biểu như làng Sumi ở Gyeonggi Yangpyeeong, làng Durumi ở Gangwon Cheolwon... Tại đây, du khách có thể tìm hiểu về sự đa dạng văn hóa thú vị thông qua từng mùa như ngắm hoa vào mùa xuân, tham gia các trò chơi nước vào mùa hè, thu hoạch nông sản vào mùa thu và các hoạt động băng tuyết của mùa đông như trượt tuyết hay câu cá trên băng.
2.3 Đài Loan
Đài Loan thực hiện mô hình du lịch nông nghiệp từ những năm 1980. Các khu vực du lịch nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng cụm kinh tế và các trang trại du lịch tư nhân. Chủ thể của loại hình này là chăn nuôi, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với các nội dung giáo dục về nông nghiệp, thực phẩm; trải qua quá trình 6 cấp của doanh nghiệp, kết hợp đa lĩnh vực giải trí du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện khả năng cạnh tranh. Trong đó, nền tảng cấp 1 là sản xuất nông nghiệp, kết hợp cấp 2 là chế biến, cấp 3 là dịch vụ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp cấp 1 là các sản phẩm nông nghiệp có thể bán trực tiếp cho khách du lịch tại khu du lịch nông nghiệp; cấp 2 là sản phẩm đã được chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn sản phẩm nông nghiệp cấp 1; cấp 3 là nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ con người... Ví dụ điển hình cho mô hình này là Trang trại Tiên Hồ (quận Đông Sơn, thành phố Đài Nam). Trang trại này chủ yếu trồng nhãn và cà phê (doanh nghiệp cấp 1), sau khi thu hoạch sẽ chế biến thành long nhãn và bột cà phê (doanh nghiệp cấp 2) làm quà tặng bán cho khách du lịch; bên cạnh đó, trang trại còn đưa nhãn và hạt cà phê lên bàn ăn, cung cấp dịch vụ ăn uống để du khách thưởng thức, đồng thời tạo hoạt động trải nghiệm sản xuất cà phê, thông qua việc giới thiệu kiến thức và quá trình sản xuất cà phê, cho phép du khách đích thân trải nghiệm hoạt động sản xuất cà phê (doanh nghiệp cấp 3). Vì vậy, không những giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng theo cấp số nhân, mà du khách cũng có thêm cảm giác ăn uống an toàn, nghỉ ngơi dễ chịu, vui chơi thoải mái, mua hàng đảm bảo và suy nghĩ đơn giản.
Các trang trại giải trí ở Đài Loan được chia thành hai loại: đơn giản và tổng hợp. Trong đó, trang trại đơn giản cung cấp cho du khách những hoạt động trải nghiệm nông nghiệp bằng các nhân tố sở tại. Ví dụ như đến thăm Vườn cây Tân Phong ở Tân Xã, Đài Trung, du khách đến đây được thưởng thức quả tươi và trải nghiệm hoạt động hái quả trên cây. Đối với trang trại tổng hợp, ngoài việc cung cấp các hoạt động trải nghiệm, nơi đây còn có khu vui chơi giải trí, cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú cho khách. Ví dụ tại Nông trường chăn nuôi Flying Cow ở thị trấn Thông Tiêu, huyện Miêu Lật. Nơi đây có thảo nguyên rộng lớn, du khách có thể trải nghiệm hoạt động vắt sữa bò, cho bê con ăn... Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức lẩu sữa tươi, nghỉ qua đêm tại khu nhà nghỉ và cảm nhận hương sắc thiên nhiên. Nông trường Flying Cow đã hoạt động trong nhiều năm qua, thu hút đông đảo du khách trong và nước ngoài. Để tiếp tục khai thác nguồn khách hàng, nông trường không ngừng đổi mới, nhập công nghệ làm bánh pudding sữa Hokkaido hấp dẫn và ngon miệng khiến du khách thích thú. Bên cạnh đó là các hoạt động trải nghiệm khác nhau theo từng mùa, mùa hè có đá bào sữa, mùa đông có bánh sữa nướng, tận dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ, kết hợp nhập công nghệ tiên tiến và các hoạt động phong phú khiến du khách cảm thấy thú vị và mới mẻ.
2.4 Bài học kinh nghiệm
Đốn nay, chưa có một mô hình du lịch nông thôn điển hình có thể áp dụng ở tất cả các nước. Song quá trình phát triển loại hình du lịch này tại mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ có những kinh nghiệm riêng có thể xem xét để áp dụng ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch nông thôn của một số quốc gia có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
(1) Phát triển du lịch nông thôn được coi là một trong chính sách được vận dụng để phát triển du lịch bền vững, tạo ra động lực phát triển kinh tế mới cho khu vực nông thôn trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp khó đạt được những tăng trưởng so với khu vực đô thị. Phát triển du lịch nông thôn hầu hết được triển khai dựa các chính sách, chương trình kế hoạch dài hạn, hợp lý. Nông thôn là nơi có tiềm năng du lịch nhưng để phát triển du lịch khu vực nông thôn gặp nhiều thách thức bởi trình độ phát triển và nhận thức của khu vực nông thôn hạn chế hơn so với khu vực thành thị. Vì vậy, đánh giá đúng tầm quan trọng, thực trạng khu vực nông thôn trong phát triển du lịch và có các chính sách phát triển phù hợp là hết sức quan trọng.
(2) Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn phải dựa trên tiềm năng, thế mạnh và khả năng tiếp cận của điểm đến. Đồng thời, cần xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch nông thôn để tăng tính hấp dẫn và độc đáo cho điểm đến. Sản phẩm du lịch đặc thù là “những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch...”. Khi xây dựng các sản phẩm du lịch, cần hướng tới các trải nghiệm khác biệt dựa trên ưu thế nổi trội về tài nguyên, đặc sản nông nghiệp của địa phương. Xây dựng các tiêu chí và nhãn chất lượng cho sản phẩm du lịch địa phương.
(3) Cơ quan quản lý nhà nước, địa phương đóng vai trò định hướng, không đóng vai trò quyết định tất cả các vấn đề về phát triển du lịch nông thôn. Bên cạnh đó, thành lập Ban Phát triển du lịch nông thôn của địa phương hoặc Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ và Hiệp hội các đơn vị gửi khách tại địa phương để thống nhất quan điểm, trao đổi, bàn bạc, định hướng xây dựng những sản phẩm phù hợp, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trong đó, Ban Phát triển du lịch nông thôn hoặc các Hiệp hội nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện các công tác phát triển sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm...
(4) Để phát triển du lịch nông thôn cần xây dựng chính sách marketing hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu động cơ, nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch khi tới khu vực nông thôn để xây dựng sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp. Trong đó, đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ vào công tác xúc tiến, quảng bá để đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, cần xây dựng trang thông tin điện tử chính thống cho địa phương để cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch đặt phòng trực tuyến và các nội dung liên quan khác.
(5) Phát triển du lịch nông thôn ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào thì sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng đóng vai trò quyết định. Cộng đồng địa phương vừa có vai trò gìn giữ giá trị về lịch sử, văn hóa và cũng là những người bảo vệ môi trường tốt nhất, đồng thời chính họ giữ vai trò truyền tải các đặc trưng truyền thống dân tộc đến khách du lịch. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch nông thôn cần phải xem trọng tầm quan trọng của họ trong các bước phát triển du lịch nông thôn.
(6) Tăng cường công tác liên kết phát triển sản phẩm du lịch nông thôn giữa các địa phương, giữa các thành phần tham gia khai thác du lịch để tạo thành một sức mạnh tổng hợp cho cả nước.
3. Chủ trương, định hướng và tình hình phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam
3.1 Chủ trương, định hướng phát triển du lịch nông thôn Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Đây là một chương trình khung tổng thể, tác động đến toàn bộ khu vực nông thôn, với 11 nội dung bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và được cụ thể hóa bằng 19 tiêu chí quốc gia. Qua 10 năm thực hiện, chương trình đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung; nhiều mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, diện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế..., đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thương mại, dịch vụ vùng nông thôn không ngừng phát triển, góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch khu vực nông thôn.
Việc xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục. Chính sách phát triển nông thôn thể hiện rõ quan điểm hướng tới mục tiêu “chất lượng và bền vững”. Phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay, trong tổng thu nhập của người dân nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%. Do đó, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, cần phải đa dạng hóa ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn.
Thông báo số 19/TB-VPCP ngày 11/01/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” đã nêu rõ: “Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp, sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, du lịch nông thôn cần phải được xem xét là một giải pháp để xây dựng nông thôn mới, không chỉ là một công cụ để xóa đói giảm nghèo, mà còn để đa dạng hóa thu nhập cho người dân nông thôn và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái”; “phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chính là một trong những giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân nông thôn”. Đồng thời khẳng định “việc phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là cần thiết để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và nhà nước” đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.2 Tình hình phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước nông nghiệp với 67% dân số sống ở nông thôn, khu vực sở hữu nguồn tài nguyên quan trọng đối với việc hình thành điểm đến và cung ứng các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa cho ngành du lịch. Cảnh quan sinh thái, hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống; bản sắc văn hóa, phong tục tập quán được truyền tải qua kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, đời sống hàng ngày của người dân tại khu vực nông thôn. Đây là những nét đặc sắc tạo nên bức tranh nông thôn Việt Nam phong phú, đa dạng, đồng thời là những yếu tố tài nguyên quan trọng, hấp dẫn để xây dựng các sản phẩm du lịch. Phát huy được tiềm năng này, khai thác và phát triển du lịch nông thôn không chỉ mang lại lợi nhuận cho các nhà kinh doanh du lịch mà còn tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong thời gian qua, cùng với triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, trong đó, đã hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Các loại hình du lịch trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, du lịch sinh thái đã và đang phát triển, chiếm tỷ lệ ngày càng cao, bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn, bước đầu được du khách đón nhận. Một số tour du lịch đã trở thành thương hiệu để thu hút du khách trong và ngoài nước, điển hình như: tour một ngày làm nông dân cho du khách nước ngoài ở làng rau Trà Quế, Hội An (Quảng Nam); tour du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp); tour thưởng ngoạn phong cảnh ruộng bậc thang mùa lúa chín ở vùng cao tại Hà Giang, Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai), Pù Luông (Thanh Hóa), Mai Châu (Hòa Bình); tour du lịch nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt... Một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc của khu vực nông thôn chính là dịch vụ lưu trú homestay (nhà ở của người dân có phòng khách du lịch cho thuê) và farmstay. Dịch vụ này đang ngày càng phát triển và đem lại sức hấp dẫn cho du lịch Việt Nam. Du khách được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa, cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với người dân bản địa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa bản địa. Dịch vụ homestay được khai thác phổ biến tại nhiều vùng nông thôn, miền núi (như Quảng Nam, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Lâm Đồng, Đồng Tháp, An Giang...). Một số mô hình homestay, farmstay được đầu tư, vận hành và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, bài bản hướng tới tiêu chuẩn chất lượng cao.
Điều đáng chú ý nhất là du lịch đã tạo ra việc làm tại chỗ cho nhóm lao động nông thôn có khả năng khó tiếp cận thị trường việc làm như phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam... Cộng đồng dân cư ở nông thôn chính là người cung cấp trực tiếp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch (dịch vụ homestay, hướng dẫn trải nghiệm, trình diễn, cung cấp dịch vụ, hàng hóa, nông sản được sản xuất tại chỗ).
Có thể nói, du lịch ở nông thôn đã góp phần tạo ra nguồn thu khác cho người nông dân bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nhiều bản vùng cao phía bắc (Hòa Bình, Hà Giang, Yên Bái...) đã có doanh thu hàng tỉ đồng/năm nhờ cung cấp dịch vụ homestay và các dịch vụ khác. Thu nhập của nhiều hộ gia đình tại các bản làng làm du lịch đạt 50 - 60 triệu đồng/năm. Phát triển du lịch nông thôn đã tác động đến ý thức người dân về xây dựng môi trường cảnh quan văn minh, sạch sẽ; bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thông dân tộc (khôi phục lễ hội, khai thác ẩm thực, trang phục, nghệ thuật truyền thống) nhằm tạo điểm khác biệt để thu hút khách du lịch. Nhờ đó, cảnh quan, môi trường, đời sống văn hóa tinh thần của nhiều khu vực nông thôn được thay đổi đáng kể, trở thành những “vùng quê đáng sống”, hình thành các mô hình phát triển kinh tế ngay trên quê hương, thể hiện tình cảm gắn bó với đồng ruộng của lực lượng lao động trẻ có tri thức.
Tuy nhiên, phát triển du lịch ở khu vực nông thôn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một đất nước có nền nông nghiệp phát triển như Việt Nam. Nhìn chung, việc phát triển du lịch nông thôn hiện nay còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, chưa tương xứng với tài nguyên, lợi thế ở khu vực này. Sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu. Một số khu vực có điều kiện tự nhiên đồng nhất, tập quán sinh hoạt, văn hóa cộng đồng giống nhau, sản phẩm du lịch nông nghiệp giữa các địa phương không tránh khỏi sự trùng lặp, đơn điệu. Đặc biệt, phần lớn người nông dân chỉ quen sản xuất nông nghiệp, không có đủ các kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp. Hầu hết sản phẩm du lịch nông thôn mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức độ đơn giản. Giá trị cốt lõi của nông nghiệp bản địa, văn hóa truyền thống, dấu ấn đặc trưng vùng miền chưa được khai thác chuyên nghiệp, chưa tận dụng được hết lợi thế để thu hút khách, cũng như tăng khả năng chi tiêu từ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó, vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất khi nghiên cứu phát triển du lịch tại khu vực nông thôn.
Thêm vào đó, việc khai thác yếu tố sản xuất nông nghiệp, nông thôn và du lịch còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị. Tại nhiều địa phương, phát triển du lịch nông thôn chưa có sự vào cuộc của các cấp chính quyền và các ngành liên quan dẫn tới phát triển du lịch thiếu bền vững.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của Hải Phòng
1.1 Tài nguyên tự nhiên (khí hậu, đất đai, hệ thống cảnh quan nông thôn, động thực vật...)
Hải Phòng là địa phương có nguồn tài nguyên tự nhiên khá đa dạng và phong phú được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, thủy hải văn, lớp phủ thực vật và thế giới động vật. Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc. Do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. Phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, vừa tạo nên một cảnh quan nông nghiệp lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ, vừa có sự khác biệt riêng có của vùng nông thôn ven biển nơi đầu sóng ngọn gió.
Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân. Với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng như vậy, vùng đất ngoại thành Hải Phòng thích hợp với nhiều loại rau, củ, hoa trái khác nhau. Nhiều loài trong số đó trở thành đặc sản riêng có của mảnh đất nơi cửa biển như Gạo ruộng rươi, Dưa chuột Kỳ Sơn, Bưởi Lâm Động, Cam Đồng Dụ, Cá mòi kho làng Chài, Nếp xoắn Tân Trào, Nếp cái hoa vàng Đại Thắng, Tám đen, Dưa Tân Hưng... Trong đó, có sản phẩm cá mòi kho làng Chài đạt tiêu chí OCOP hạng 4 sao và nhiều sản phẩm đạt tiêu chí OCOP hạng 3 sao cấp thành phố.
Về điều kiện địa lý thủy văn, hệ thống sông ngòi ở Hải Phòng khá dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km2, độ dốc nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố, trong đó có nhiều sông lớn (sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Đá Bạc...), không chỉ cung cấp nước ngọt cho toàn thành phố mà còn mang dòng nước mát lành chảy qua những cánh đồng, làng mạc bình yên, tạo nên một không gian khoáng đạt, yên ả với những buổi trưa hè lộng gió, những hoàng hôn êm đềm như một câu chuyện cổ. Du khách có thể du ngoạn bằng thuyền trên các dòng sông, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồng quê với những thửa ruộng xanh ngút ngàn, cùng những rặng tre tỏa bóng mát rượi, tìm về những di tích cổ miền ngoại ô với những câu chuyện truyền thuyết lung linh huyền thoại.
1.2 Tài nguyên văn hóa (di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực và làng nghề)
Khu vực nông thôn Hải Phòng hiện vẫn còn lưu giữ được nếp sống, phong tục tập quán truyền thống của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống với các làn điệu dân ca, các tích chèo, múa rối nước; những món ăn truyền thống, dân dã mang hồn Việt cùng hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống (tạc tượng Bảo Hà, mây tre đan Chính Mỹ, dệt chiếu Lật Dương, mây tre đan An Thái...) tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh nông thôn Hải Phòng và là yếu tố hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.
Đặc biệt, dọc theo đường 10, về hướng Tây Nam của thành phố là vùng nông thôn có phong cảnh thiên nhiên đẹp, những cánh đồng bát ngát với làng quê cổ kính vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của người xưa. Khu di tích quốc gia đặc biệt Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc huyện Vĩnh Bảo, nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, nền văn hóa đậm nét xứ Đông của vùng văn hóa Bắc Bộ với các đặc trưng của nền văn minh lúa nước, là miền quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Nơi đây có những ngôi nhà cổ lợp bằng loại ngói mũi đặc trưng, những ngôi đình rất tiêu biểu cho phong cách Việt như đình An Quý, Nhân Mục, Quán Khái... Những ngôi đình này không những có giá trị về mặt lịch sử, mà còn là tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Hay khu di tích núi Voi huyện An Lão, dãy núi đứng soi bóng xuống dòng sông Lạch Tray là một danh thắng, đồng thời là một địa danh gắn liền với nhiều huyền thoại về vương triều Mạc, về đội du kích núi Voi nổi tiếng cùng các di tích lịch sử văn hóa, đền chùa, miếu mạo như chùa Hoa Long, chùa Lã Vọng và nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn....
Hải Phòng là manh đất cửa biển. Vì thế nét đặc trưng vùng nông thôn Hải Phòng không chỉ mang bản sắc khu vực đồng bằng Bắc Bộ mà còn có nhiều làng chài thơ mộng. Ở những nơi ấy, người dân quanh năm sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản, cuộc sống dung dị, hiếu khách. Thiên nhiên cũng ban tặng cho các làng chài này vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm. Du khách đến đây sẽ bị cuốn hút bởi những chiếc ghe thuyền khi tấp nập cập bến vào mỗi sớm bình minh, cá đầy ghe; khi lại neo đậu bình yên bên bãi cát trắng và những rặng thông, phi lao, giữa không gian khoáng đạt, mênh mông của biển cả.
Trải qua những cuộc kháng chiến dựng nước và giữ nước hào hùng, trong lòng thành phố còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị. Rất nhiều tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị nổi bật của Hải Phòng đều gắn liền với các di tích lịch sử chống ngoại xâm. Toàn thành phố hiện có 505 di tích được xếp hạng, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt (danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà và Khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm); có 116 di tích cấp quốc gia và 389 di tích cấp thành phố. Thành phố có kho tàng văn hóa, lễ hội phong phú với khoảng 400 lễ hội các cấp; 06 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các lễ hội mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp, phản ánh nét văn hóa vùng châu thổ sông Hồng.
Ẩm thực Hải Phòng nổi tiếng với các món mang hương vị biển. Các món ăn của Hải Phòng được chế biến theo phong cách dân dã, nhấn mạnh thực chất và vị tươi ngon của nguyên liệu nhiều hơn sự cầu kỳ trong gia vị và cách chế biến nhưng lại đậm đà khó quên. Việc tham gia vào quá trình đánh bắt thủy hải sản, hoặc dạo chợ sớm để thu mua những nguyên liệu tươi ngon và tự tay chế biến các món ăn đặc trưng của người dân miền biển như: canh cá khoai, cua biển rang muối, mực ống, tu hài, thịt sam biển, bánh đa cua, bún tôm, bún cá, lẩu bề bề, lẩu cua đồng,... cũng là những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách. Đặc biệt, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn thành phố
1.3 Hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng có 137 xã thuộc 7 huyệnNhững năm gần đây, cùng với kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngành kinh tế nông nghiệp liên tục được cải thiện và đạt được nhiều kết quả đột phá. Giá trị sản xuất năm 2019 của khu vực nông thôn đạt trên 15.000 tỷ đồng. Toàn thành phố có khoảng gần 700 trang trại, với 20.000ha vùng sản xuất tập trung. Bên cạnh đó, có 54 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia liên kết với khoảng 1.130 hộ vệ tinh, tạo mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Chưa kể số lượng Hợp tác xã kiểu mới cũng tăng đáng kể, lên tới 153 Hợp tác xã tính trong 5 năm qua. Khu vực nông thôn cũng thu hút được 09 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 500ha, vốn đầu tư là trên 3.000 tỷ đồng, 18 doanh nghiệp đang khảo sát trên tổng diện tích nghiên cứu 2.100ha, với nguồn đầu tư dự kiến khoảng 8.200 tỷ đồng, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Các dự án điển hình: dự án trồng hoa phong lan cao cấp của Công ty cổ phần Châu Giang ở xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên; dự án của VinEco tại xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo; dự án trồng dưa kim Hoàng hậu, dưa lê trong nhà lưới tại huyện Vĩnh Bảo; mô hình nuôi rươi kết hợp cấy lúa chất lượng cao ở huyện Kiến Thụy... Năm 2020, có 04 doanh nghiệp khảo sát, xin chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô 257,6 ha.
Về ngoại thành Hải Phòng hôm nay, du khách dễ dàng cảm nhận thấy sự đổi thay rõ nét. Kết quả đó là do trong những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thành phố đã đầu tư nguồn lực lớn xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) theo hướng đồng bộ, khang trang, hiện đại hơn. Đặc biệt, năm 2020, thành phố đã triển khai thi công 38 hạng mục xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại 08 xã trên địa bàn Hải Phòng. Theo chương trình này, hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, thương mại, thông tin truyền thông, hệ thống chiếu sáng, cung cấp nước sạch tại các vùng nông thôn sẽ được mở rộng và nâng cấp, tiếp cận với hạ tầng đô thị, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố. Đồng thời tạo nên sự chuyển biến căn bản về hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, điều kiện sinh sống, lao động sản xuất của người dân khu vực nông thôn được cải thiện, nâng cao đáng kể. Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người trong sản xuất nông nghiệp năm 2020 đạt 56,4 triệu đồng/năm, tăng 52% so với năm 2015 (36,9 triệu đồng/người).
2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại Hải Phòng
2.1 Về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho phát triển du lịch nông thôn
Theo Khoản 4, Điều 5, Luật Du lịch 2017: Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho một số hoạt động có liên quan đến du lịch nông thôn như: Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác; Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương. Khoản 2, Điều 18 quy định: Chính phủ có chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo đối với từng vùng và trong phạm vi toàn quốc theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trên cơ sở đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Điều 16, 17,18 Luật Đầu tư 2014, Chính phủ quy định một số hình thức ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp khi đầu tư vào một số lĩnh vực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có chính sách cụ thể cho đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Hầu hết các ưu đãi đầu tư tại khu vực nông thôn tập trung cho ngành nông nghiệp thuần túy, chưa có liên kết hoặc ưu đãi cụ thể đầu tư vào kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn.
a) Chính sách hỗ trợ từ các chương trình quốc gia
* Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020:
Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp tối thiểu để thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 là 193.156,6 tỷ đồng, trong đó: (i) Ngân sách Trung ương: 63.155,6 tỷ đồng; (ii) ngân sách địa phương: 130.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình. Trong khuôn khổ Chương trình, đã có một số hoạt động tác động thúc đẩy du lịch nông thôn thông qua nhiệm vụ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái, khuyến khích phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.
Cơ chế hỗ trợ vốn như sau: Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho tất cả các xã để thực hiện: Công tác quy hoạch, tuyên truyền; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm thể thao, nhà văn hóa xã, khu thể thao, nhà văn hóa thôn, bản, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã...
* Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Theo Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Tổng vốn huy động nguồn lực thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 2.455.212 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp để thực hiện Chương trình: 39.632 tỷ đồng (chiếm 1.6%); vốn ngân sách địa phương: dự kiến khoảng 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4%); vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn để hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí NTM: khoảng 224.080 tỷ đồng (chiếm 9%); vốn tín dụng (Dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025): dự kiến khoảng 1.790.000 tỷ đồng (chiếm 73%).
* Phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng là một trong các Đề án ưu tiên triển khai thí điểm theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025.
b) Chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng
Chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng đối với khu vực nông thôn cụ thể gồm:
- Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Đối tượng được áp dụng vay vốn bao gồm cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh tại nông thôn. Căn cứ những Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn vay tập trung cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, các dự án đầu tư cho phát triển du lịch chưa nhiều, việc tiếp cận nguồn vốn vay còn khó khăn.
- Đối với các ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch nông thôn, căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, du lịch, dịch vụ du lịch không có trong danh mục 19 ngành, nghề được ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn. Hầu hết các ngành nghề này đều tập trung cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp khác... Do đó chưa có căn cứ để doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn được hưởng các ưu đãi.
- Đối với chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích liên kết phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển du lịch.
c) Chính sách hỗ trợ của thành phố Hải Phòng
Hải Phòng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, quy hoạch, giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nghề nông thôn thành phố, qua đó tạo tiền đề phát triển du lịch nông thôn, cụ thể:
- Hội đồng nhân dân thành phố ban hành các Nghị quyết: số 136/2016/NQ-HĐND ngày 22/8/2016 điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới; làm đường giao thông thôn, xóm, đường nội đồng...; số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó: hỗ trợ các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành hệ thống cung ứng nông sản an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc hàng hóa nông sản: phát triển trang trại chăn nuôi; xử lý chất thải cho khu sản xuất nông nghiệp tập trung...
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 26/12/2020 quy định cụ thể về thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 17/8/2018 triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 - 2020, trong đó xây dựng danh mục sản phẩm hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp thành sản phẩm đặc thù, thế mạnh, đưa vào khai thác, phục vụ phát triển du lịch.
- Năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố đã cho phép triển khai thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn tại Trang trại đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão của Công ty TNHH Kinh doanh xăng dầu An Hòa làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu nhân rộng tại những điểm có tiềm năng trên địa bàn thành phố.
2.2 Thực trạng nguồn lực phục vụ phát triển du lịch nông thôn (bao gồm đầu tư hạ tầng (giao thông, điện, nước); cơ sở vật chất phục vụ du lịch (lưu trú, ăn uống); nguồn nhân lực phục vụ)
Sau 10 năm triển khai chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của Hải Phòng, nhất là cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại, nông thôn khang trang, sạch, đẹp, đáp ứng tốt hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, tạo nên sức bật mới cho khu vực ngoại thành. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch của thành phố và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra, thành phố còn xây mới, nâng cấp, sửa chữa 525 công trình văn hóa, 50 chợ nông thôn, 110 nhà máy nước mini, 48 hệ cấp nước đạt quy chuẩn nước đô thị và nhiều loại công trình khác.
Đóng góp cho sự thành công trong phát triển xây dựng hạ tầng nông thôn tại Hải Phòng phải kể đến sự đóng góp sức người, sức của của nhân dân và chương trình hỗ trợ xi măng xây dựng đường giao thông nông thôn với cơ chế đặc thù. Thành phố hỗ trợ 100% xi măng, nhân dân tự đóng góp vật tư khác, mặt bằng, nhân công và tự tổ chức thực hiện. Bắt đầu từ năm 2013 đến nay thành phố đã xây dựng được trên 30.000 đoạn, tuyến đường giao thông, với tổng chiều dài 3.500km, trong đó đường nội đồng 1.136km, đường thôn xóm 2.325km, đường nội bộ nghĩa trang 39km. Nhân dân đã đóng góp trên 1,2 triệu ngày công lao động, hiến trên 4,1 triệu m2 đất và khoảng 1.000 tỷ đồng tiền mặt.
Thực hiện Thông tư số 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, 5 năm qua công tác quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn của thành phố đã đi vào nề nếp, góp phần huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cùng nhà nước trong đầu tư phát triển, khai thác công trình, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn. Hiện nay, thành phố có 205 công trình cấp nước sạch nông thôn được đầu tư, tuy nhiên chỉ có 169 công trình cấp nước hoạt động, còn 36 công trình không hoạt động do nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm hoặc không có vùng phục vụ. Về cơ bản các công trình cấp nước này đáp ứng nhu cầu cấp nước cho 90% người dân nông thôn được hưởng nước sạch đạt quy chuẩn.
Điện lưới khu vực nông thôn phát triển khá đồng bộ giữa nguồn và mạng. Bên cạnh việc đầu tư mới, thành phố còn quan tâm đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống lưới cao thế, các trạm phân phối để mở rộng phạm vi cấp điện, đáp ứng nhu cầu cấp điện đến nơi sử dụng điện. Đến nay, đã có 100% xã có điện, trong đó 98,53% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia và 99,8% hộ dân sử dụng điện.
Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 24.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 65%, tăng 36% so với năm 2010.
Khu vực nông thôn thành phố Hải Phòng hiện có 27 cơ sở lưu trú du lịch với 966 phòng, tập trung chủ yếu tại các huyện Tiên Lãng, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương, Kiến Thụy; trong đó có 07 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao (gồm 01 khách sạn 5 sao (Tổ hợp nghỉ dưỡng Sông Giá, huyện Thủy Nguyên) với 138 phòng; 06 khách sạn từ 1 - 2 sao với 187 phòng. Ngoại trừ Tổ hợp nghỉ dưỡng Sông Giá, nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại khu vực này còn ít, quy mô nhỏ (chỉ có 04 khách sạn quy mô từ 50 phòng trở lên), chưa có loại hình lưu trú farmstay, homestay (trừ một số homestay đưa vào khai thác phục vụ du lịch tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải).
Sản phẩm du lịch nông thôn chủ yếu khai thác dựa trên cảnh quan nông thôn, sản phẩm nông nghiệp theo mùa. Bước đầu đã khôi phục và khai thác các giá trị văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian truyền thống; tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở quy mô manh mún, nhỏ lẻ. Chất lượng dịch vụ mới chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông tại địa phương, chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
2.3 Thực trạng thị trường khách du lịch nông thôn
a) Thị trường khách nội địa
* Về cơ cấu khách:
Khách đi theo gia đình, nhóm bạn bè vào các kỳ nghỉ lễ, cuối tuần, kỳ nghỉ hè. Nhu cầu của nhóm khách này hướng tới hoạt động nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, trải nghiệm hoạt động vui chơi giải trí... với xu hướng tự tổ chức đi du lịch về vùng nông thôn bằng phương tiện xe gia đình.
Khách du lịch học đường: Hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, học tập tại các vùng ngoại ô, học làm nông dân, nghiên cứu sinh học, khám phá tự nhiên, rèn luyện kỹ năng sống được đưa vào hoạt động ngoại khóa của nhiều trường học. Tuy nhiên, đối tượng khách du lịch học đường chủ yếu đi tham quan, trải nghiệm các vùng nông thôn trong ngày. Nhu cầu của đối tượng khách này tập trung xoay quanh hoạt động tham quan, trải nghiệm, hoạt động nhóm, team building... Dịch vụ phục vụ đối tượng khách này bao gồm tổ chức team building, trải nghiệm cuộc sống nông dân (thu hoạch rau qua, úp nơm bắt cá, tát nước...), ăn uống, tham quan ngắm cảnh.
Ngoài ra còn một số đối tượng khách khác như người trung tuổi, người về hưu có nhiều thời gian, đi du lịch tâm linh (hành hương đến các lễ hội, lễ thần, lễ phật) kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh; khách doanh nhân đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hoặc tìm hiểu, ký kết hợp đồng kinh doanh mua bán với các làng nghề.
Nguồn khách du lịch nông thôn chủ yếu xuất phát từ Hà Nội, các địa phương lân cận (Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương...) và người dân thành phố Hải Phòng.
b) Thị trường khách quốc tế
Lượng khách quốc tế đến với khu vực nông thôn Hải Phòng còn hạn chế, chủ yếu là khách tàu biển đến từ các nước Châu Âu (đặc biệt là khách Pháp), Châu Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc). Đối tượng khách này thường chỉ tham quan trong ngày, hầu như không lưu trú qua đêm. Hoặc khách có thể đi đường hàng không đến Hà Nội, ghé qua Vĩnh Bảo hoặc Tiên Lãng tham quan di tích lịch sử hoặc xem múa rối nước, sau đó đi thẳng ra Hạ Long hoặc Cát Bà.
2.4 Thực trạng khai thác điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn và một số mô hình kinh doanh du lịch nông thôn tại Hải Phòng
Để phát huy tiềm năng du lịch, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, ngành Du lịch đã lựa chọn các địa phương tại huyện Cát Hải, Kiến Thụy, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên để xây dựng thí điểm mô hình du lịch nông thôn góp phần cải thiện sinh kế người dân và bảo vệ môi trường. Du khách ngoài tham quan còn được hòa mình vào nếp sống, sinh hoạt truyền thống của người nông dân vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng; tìm hiểu và thưởng thức không gian văn hóa qua các làn điệu dân ca, các làng nghề truyền thống, đời sống sinh hoạt của người dân bản địa; khám phá những món ăn dân dã... Một số mô hình du lịch cộng đồng đang phát triển: tại xã Phù Long, Việt Hải, Xuân Đám, Trân Châu của huyện Cát Hải. Dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, các chương trình trải nghiệm học tập kiến thức nông nghiệp, giao lưu với nông dân... rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Nhiều người dân đã đầu tư mở rộng và phát triển các loại hình du lịch nông thôn, một số cơ sở đã có thương hiệu: Nhà hàng Ngọc Linh (xã Phù Long), nhà nghỉ Long Phương (xã Việt Hải), khu Đảo Bầu (huyện An Lão), phim trường sinh thái Wonderland và Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng (quận Dương Kinh). Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu tham quan nông trại, trải nghiệm và tìm hiểu nét đẹp làng quê gắn với sản xuất nông nghiệp, nhiều chủ trang trại, nông trại ở ngoại thành Hải Phòng đã chuyển hướng phát triển nông nghiệp gắn với dịch vụ du lịch sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, một số nông dân phát triển trang trại tổng hợp, mô hình VAC, vườn cây ăn quả, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, đồng thời mang lại thu nhập cao: khu Đảo Bầu (xã Mỹ Đức, huyện An Lão), trang trại hoa phong lan của anh Nguyễn Văn Hùng ở xã Hồng Thái, huyện An Dương (du khách có thể tham quan và được chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan), mô hình trồng hoa tại xã Chính Mỹ và làng gốm tại xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên), Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng ở phường Anh Dũng (quận Dương Kinh) với loại hình tham gia trải nghiệm nông trại để mở mang kiến thức xã hội, kỹ năng sống đáp ứng nhu cầu thực tế trải nghiệm đời sống nông thôn, tham quan các mô hình sản xuất, nông nghiệp, thưởng thức các món ăn chế biến từ nông sản. Sự phát triển của các mô hình này đã góp phần làm thay đổi diện mạo làng quê và đời sống người dân nơi đây. Người nông dân có thêm nguồn thu nhập ổn định và được tham gia vào hoạt động quản lý du lịch. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình này thuộc hộ kinh doanh cá thể, nguồn vốn đầu tư hạn chế, chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp, chưa chú trọng khai thác phục vụ khách du lịch nên chất lượng dịch vụ còn hạn chế và gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nguồn khách.
Trên địa bàn 137 xã nông thôn mới của 07 huyện có tổng cộng 21 điểm du lịch nông thôn đang khai thác và có tiềm năng phát triển. Cụ thể:
Huyện An Lão có 04 điểm: (1) Khu du lịch sinh thái Đảo Bầu; (2) Cánh đồng hoa sen 15 mẫu tại thôn Đông Hạnh, xã An Thọ; (3) Làng nghề thủ công mây tre đan tại làng Tiêu Cầm, xã An Thái; (4) Làng nghề trồng cây cảnh tại thôn Mông Thượng xã Chiến Thắng.
Huyện Kiến Thụy có 03 điểm: (1) Mô hình du lịch sinh thái Rừng ngập mặn xã Đại Hợp; (2) Làng Cánh đồng sen 5,3ha thôn Tam Kiệt xã Hữu Bằng; (3) Làng nghề làm bánh đa ở xã Đông Phương; làng nghề làm bún ở xã Tú Sơn.
Huyện Thủy Nguyên có 02 điểm: (1) Mô hình du lịch sinh thái làng cau Cao Nhân; (2) Mô hình du lịch tâm linh, trải nghiệm nghệ thuật hát Ca Trù tại xã Hòa Bình.
Huyện Tiên Lãng có 02 điểm: (1) Mô hình du lịch rừng ngậm mặn các xã Vinh Quang, Đông Hưng; (2) Làng nghề chiếu cói Lật Dương xã Quang Phục, Mây tre đan xã Tiên Cường.
Huyện Vĩnh Bảo có 01 điểm: Làng nghề truyền thống sơn mài, điêu khắc, rối nước Bảo Hà, Múa Rối nước Nhân Hòa.
Huyện An Dương có 03 điểm: (1) Trải nghiệm mô hình nông nghiệp sinh thái trồng hoa, cây cảnh chất lượng cao, xã Tân Tiến; (2) Làng Hoa cây cảnh Đồng Dụ, Làng hoa cây cảnh Tri yếu, xã Đặng Cương: (3) Làng Bánh đa Kinh Giao, xã Tân Tiến.
Huyện Cát Hải có 6 điểm du lịch cộng đồng sinh thái tại 06 xã: Việt Hải, Phú Long, Xuân Đám, Hiền Hào, Trân Châu, Gia Luận.
Công tác quảng bá du lịch nông thôn tại các xã được triển khai trên các trang Fanpage của xã, đặc biệt là các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các sản phẩm du lịch nông thôn chủ yếu là do các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ đầu tư và khai thác nên còn hạn chế, do vậy, được thực hiện lồng ghép với các chương trình quảng bá của Sở Du lịch như: Tổ chức đoàn Farm trip, Presstrip khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch mới trong đó kết hợp giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn của thành phố; Thiết kế ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch giới thiệu một số điểm du lịch nông thôn đang thu hút khách du lịch; Đẩy mạnh tuyên truyền về các điểm đến của Hải Phòng trên website dulichhaiphong.gov.vn, sodulich.haiphong.gov.vn và nền tảng xã hội như Facebook, Instargram, TikTok, Youtube; Tổ chức phát động chiến dịch quảng bá #HelloHaiPhong trên nền tảng TikTok, thu hút sự tham gia của đông đảo các bạn KOL’s, các nhà sáng tạo TikTok nổi tiếng, những người yêu du lịch Hải Phòng. Hiệu quả của các chương trình trên đã góp phần thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch nông thôn.
Hiện tại, chưa có quy định cụ thể đối với điểm trưng bày và cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP đủ điều kiện, tiêu chuẩn tổ chức các hoạt động đón khách du lịch. Thực tế, khai thác sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, yếu tố trên không là cấu thành nhất thiết của du lịch nông thôn do loại hình du lịch này thường gắn với các dịch vụ trải nghiệm và các sản phẩm homemade, handmade (mang tính đặc sắc riêng có tạo nên giá trị của sản phẩm du lịch).
2.4.1 Về thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp
Giai đoạn 2019 - 2021, Ủy ban nhân dân thành phố đã cho phép thực hiện thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Đảo Bầu tại huyện An Lão, cụ thể:
Đảo Bầu thuộc xã Mỹ Đức, huyện An Lão do Công ty TNHH Kinh doanh Xăng dầu An Hòa đầu tư. Theo báo cáo của Công ty, tổng diện tích Đảo Bầu là 76 ha (bao gồm hơn 30 ha diện tích mặt nước). Hiện trạng phát triển: Đảo Bầu được khai thác từ năm 2004, toàn bộ đảo tiếp giáp với sông Đa Độ, là khu nông nghiệp sinh thái với hạ tầng cơ bản đáp ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Đảo Bầu được phân chia thành 03 khu vực chuyên biệt tương đối khoa học: Khu trồng rau sạch, hoa theo mùa; Khu chăn nuôi và khu nuôi trồng thủy sản.
Về kết nối giao thông: Khu Đảo Bầu nằm trên trục Quốc lộ 5B, có vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các điểm tham quan trên địa bàn huyện An Lão. Thời gian di chuyển từ quốc lộ 5 đến Đảo Bầu khoảng 05 phút; thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố đến Đảo Bầu khoảng 40 phút. Đảo Bầu có bãi đỗ xe rộng. Các biển thông tin, nội quy, biển chỉ dẫn được đặt tại các vị trí thuận tiện, dễ quan sát.
Về hạ tầng dịch vụ: Công ty hiện có 01 biệt thự 2 tầng, diện tích mặt bằng 200m2 làm nơi đón tiếp khách và văn phòng làm việc; 01 nhà sàn gỗ 2 tầng, diện tích mặt bằng 400m2, có thể đón và phục vụ 500 du khách; 01 xuồng máy chở khách tham quan và 02 xuồng dự bị, 1 tàu du lịch phục vụ khách tham quan trên sông Đa Độ theo đoàn với số lượng lớn; 05 khu vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió, đủ ánh sáng; hai trạm điện 180KVA và 100KVA và 04 máy phát điện dự phòng, công suất 200 - 300KVA; nhà máy nước công suất 300m3/ngày đêm (nguồn nước lấy từ sông Đa Độ, được xử lý qua hệ thống lọc, khử trùng).
Về dịch vụ phục vụ du khách: tham quan trên bộ (vườn ổi, bưởi, trang trại chim, đầm cá Koi); tham quan dưới xuồng (khám phá dòng sông Đa Độ thơ mộng, ngắm vũ điệu cá nhảy trên sông, ngắm đàn cò, đàn chim sống tự nhiên trên đảo; các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp (bắt cá, bắt vịt, thu hoạch nông sản, học cách chiết ghép cành, tỉa lá, bọc ổi, kéo cá vó bè, trải nghiệm 01 ngày làm nông dân...). Tại đây có 02 hướng dẫn viên tại điểm sẵn sàng thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan, góp phần giúp du khách hiểu hơn về cảnh quan cũng như cuộc sống của con người và cảnh vật trong khu trang trại. Vào những ngày lễ tết có thể bổ sung cộng tác viên là hướng dẫn viên tự do, trong tương lai sẽ hướng tới đào tạo hướng dẫn viên là nhân viên, nông dân và người dân bản địa. Ngoài dịch vụ tham quan, trang trại cũng phục vụ ẩm thực địa phương, bán, giới thiệu nông sản của trang trại cho du khách. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ hoàn thiện thêm khu “Không gian xưa”, khu “vườn hoa chụp ảnh”, “khu vui chơi bằng lốp xe tái chế cho trẻ em”.
Về khả năng thu hút khách tham quan: đối tượng khách chủ yếu là học sinh các trường học trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận: Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội...; cán bộ nghiên cứu và các nhóm gia đình.
Hiện tại, Hải Phòng chưa có mô hình du lịch cộng đồng được đánh giá theo bộ tiêu chí OCOP gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tại các xã nông thôn mới (theo tiêu chí khuyến khích thuộc Bộ Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 23/6/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Mặt khác, du lịch cộng đồng không phải yếu tố quyết định vấn đề đảm bảo cho du lịch nông thôn đã được đề cập tại Điểm d, Khoản 4, Điều 1 Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Theo đó, xây dựng thí điểm mô hình phát triển du lịch cộng đồng là một trong nhiều loại hình của mô hình phát triển du lịch nông thôn như: Mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch làng nghề, du lịch làng thông minh, du lịch không phát thải.
2.4.2 Về mô hình trải nghiệm hoạt động du lịch nông thôn tại trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng
Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng có không gian rộng lớn trên diện tích 3,3ha, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Đây là mô hình giáo dục trải nghiệm độc đáo tại Hải Phòng với nhiều hoạt động lý thú và bổ ích: rèn luyện kỹ năng sinh tồn, thu hoạch rau sạch, tập làm chiến sỹ, những chiến sỹ cứu hỏa kiên cường... Sự đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm tập trung vào các nhóm hoạt động trải nghiệm dưới hình thức thực tiễn, nghệ thuật giải trí, khám phá, dự án, nghiên cứu khoa học, diễn đàn trao đổi thảo luận, chuyên đề, ... trung tâm đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng và học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận, ước tính đón khoảng 10.000 lượt khách/năm. Việc tăng cường liên kết với các trường học, thực hiện xã hội hóa đã giúp trung tâm đầu tư thêm các cơ sở vật chất cùng với việc gia tăng các dịch vụ di kèm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cho các nhà trường đến tham quan, trải nghiệm và học tập.
Bên cạnh không gian làng quê thu nhỏ yên bình, mộc mạc cùng không gian văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là các khu trải nghiệm sáng tạo hướng nghiệp và vận động thể chất với đầy đủ trang thiết bị dụng cụ thực tiễn để tổ chức các hoạt động Team building giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh có được cảm giác trải nghiệm thực tế, phát huy tinh thần đồng đội và tinh thần sáng tạo cao nhất.
3.1 Điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển
Hải Phòng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch như: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được nhà nước quan tâm, đầu tư về cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, môi trường, viễn thông...), đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Đây được xem là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn một cách bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút lao động, đặc biệt là lao động trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất nông thôn, tạo nguồn nhân lực cho du lịch phát triển.
Việc phát triển du lịch nông thôn đã góp phần mở rộng không gian tuyến điểm du lịch, bước đầu hình thành điểm đến mới, giảm bớt sự quá tải tại các trung tâm du lịch truyền thống của thành phố là Đồ Sơn và Cát Bà, góp phần gia tăng các sản phẩm trải nghiệm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến với Hải Phòng. Đây cũng là một trong số những sản phẩm du lịch giúp khắc phục tính mùa vụ của du lịch biển Hải Phòng, tạo lợi thế thu hút khách vào mùa thấp điểm (Đông Xuân và Thu Đông).
Du lịch nông thôn cũng góp phần tạo nguồn sinh kế; tạo ra việc làm, đem lại thu nhập cao hơn so với hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần túy, góp phần cải thiện đời sống của bà con nông dân, giúp người dân gắn bó với quê hương hơn. Đồng thời góp phần bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc địa phương cũng như giữ gìn mới trường sinh thái. Thông qua hoạt động du lịch, người dân khu vực nông thôn sẽ nâng cao ý thức xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan văn minh, sạch sẽ, nâng cao chất lượng cuộc sống, khôi phục, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điểm khác biệt để thu hút, giới thiệu đến khách du lịch... Điều này tác động tích cực tới xây dựng nông thôn mới bền vững. Nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống, vùng cây ăn trái được bảo tồn, lưu giữ, phục hồi, phục vụ tổ chức không gian thu hút khách du lịch.
3.2 Hạn chế, khó khăn
Việc phát triển loại hình du lịch này ở Hải Phòng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về tổ chức quản lý và khai thác các tài nguyên. Một số điểm tham quan đơn điệu, không có nét đặc sắc và điểm nhấn. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa nhanh, khung cảnh làng quê không còn giữ được vẻ đẹp vốn có. Một số nghề thủ công truyền thống như làm tượng ở làng nghề Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo), dệt chiếu cói ở làng Lật Dương (huyện Tiên Lãng) bị mai một, chỉ còn số ít hộ theo nghề. Khách du lịch chủ yếu tham quan trong ngày, lượng khách lưu trú ít do quy mô của các điểm du lịch nhỏ, chưa được đầu tư, dịch vụ bổ trợ nghèo nàn. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các địa phương còn thiếu và hạn chế. Mặc dù một số địa phương có thế mạnh và sự đa dạng về ẩm thực nhưng quy mô còn nhỏ, không đủ khả năng phục vụ lượng lớn khách du lịch. Những hạn chế này dẫn đến doanh thu du lịch từ loại hình du lịch này còn khá khiêm tốn.
Nhìn chung, tình hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc phát triển du lịch nông thôn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, thiếu cách làm bài bản để thu hút du khách. Đa số hoạt động du lịch nông thôn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, kết nối. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại các điểm du lịch nông thôn còn thiếu và chưa được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá cho loại hình du lịch mới này chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành, địa phương.
3.3 Nguyên nhân
Chưa có kịch bản cho phát triển du lịch nông thôn một cách tổng thể, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để xây dựng chuỗi sản phẩm hoàn thiện nhằm khai thác, thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn. Vai trò, lợi ích của việc phát triển du lịch tại các khu vực nông thôn chưa được chú trọng. Chưa có cơ chế, chính sách trực tiếp hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Một số mô hình khu trải nghiệm mới phát triển gần đây, nhưng phần lớn quỹ đất để triển khai thực hiện các mô hình này có nguồn gốc từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Nên trong quá trình triển khai thực hiện dự án có quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, chưa có khung pháp lý điều chỉnh để có cơ sở triển khai theo đúng quy định.
Có sự chênh lệch về trình độ phát triển ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị, đặc biệt về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động. Do đó không hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại khu vực nông thôn. Đây là loại hình mới nên nhận thức của người dân khu vực nông thôn còn hạn chế, chưa thấy được hiệu quả trong đầu tư khai thác giá trị sản xuất nông nghiệp trong việc gắn kết với phát triển du lịch. Người nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chưa quen việc làm du lịch. Vì vậy, yêu cầu chung về quản lý, tổ chức dịch vụ, kỹ năng, nghiệp vụ giao tiếp, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, hạ tầng tại các điểm có tiềm năng chưa phát triển, chưa hoàn thiện, nhất là các công trình hạ tầng về vệ sinh, môi trường, cấp thoát nước, xử lý rác thải... chưa đáp ứng yêu cầu.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI HẢI PHÒNG
1. Dự báo xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn (đối tượng khách và nhu cầu sản phẩm)
Những năm gần đây, du lịch xanh đã trở thành xu hướng của ngành công nghiệp không khói ở nhiều nước trên thế giới, bởi có vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học, văn hóa cộng đồng và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là loại hình du lịch thiên nhiên, thân thiện với môi trường và hầu như không tạo ra tác động về sinh thái tại điểm đến du lịch Nghiên cứu từ Tổ chức Trip Advisor cho thấy: 34% số du khách sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môi trường, 50% số du khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêm cho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn.
Hiện nay, lượng khách quan tâm tới du lịch nông thôn ngày càng tăng vì giá trị chuyến đi du lịch mang lại ngoài tham quan, nghỉ dưỡng còn là sự trải nghiệm, thưởng thức thực phẩm gắn liền với đời sống, không gian sinh hoạt của người nông dân trong các trang trại, làng, thôn, xã. Sức ép từ cuộc sống đô thị, mức độ ô nhiễm không khí, môi trường ngày càng cao; nhu cầu cần được thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở bầu không khí trong lành, đặc biệt là được trải nghiệm lại cuộc sống thuần nông của những người vốn xuất thân từ làng quê, nhưng nay đang phải sống tại các đô thị lớn đã ngày càng thôi thúc họ có kế hoạch trở về các khu du lịch nông thôn. Do đó, một không gian sống thực sự thoáng đạt hòa mình với thiên nhiên, mang tính đồng quê luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nội dung của sản phẩm du lịch nông thôn rất phong phú, làm nguồn gốc để phát triển các sản phẩm khác như du lịch ẩm thực đồng quê, du lịch học đường, du lịch chuyên đề, du lịch trải nghiệm... Điều đó luôn đem lại cho du khách những cảm xúc mới lạ, gần gũi, không nhàm chán. Cùng với đó, chi phí cho một chuyến đi trải nghiệm du lịch nông thôn thường ở mức thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm du lịch khác do chuỗi giá trị đầu vào hình thành sản phẩm đều xuất phát từ khu vực nông thôn nên giá thành của các sản phẩm du lịch nông thôn thường thấp, qua đó giá bán cũng phù hợp hơn đối với nhiều đối tượng khách, đặc biệt là khách có mức thu nhập trung bình nhưng lại có nhu cầu cho gia đình (chủ yếu là trẻ nhỏ) được hòa mình vào cuộc sống nông thôn, góp phần giáo dục nét văn hóa, truyền thống, quê hương mà những trang sách vở chưa thể mô tả hết.
Mặt khác, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã và đang có xu hướng đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Xu hướng này sẽ thúc đẩy khuyến khích hoạt động du lịch nông nghiệp phát triển ở hai góc độ tạo thành điểm đến thu hút khách và phát triển các mặt hàng nông sản để thương mại hóa phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với không gian sản xuất nông nghiệp sẽ được đầu tư phát triển để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp thông qua hoạt động du lịch. Do đó, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp sẽ là hướng đi chủ đạo trong xu hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay.
Đặc biệt, ở nước ta, du lịch và nông nghiệp là hai ngành mũi nhọn được Đảng và Nhà nước xác định ưu tiên phát triển trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong giai đoạn tới, chính sách xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp chất lượng cao của ngành nông nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Việc đẩy mạnh khai thác các giá trị của ngành nông nghiệp để tạo thành sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh vì thế sẽ là hướng đi tất yếu.
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch nông thôn tại Hải Phòng
2.1 Quan điểm
a) Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển du lịch nông thôn phải coi trọng lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của người nông dân là trên hết, lấy văn hóa đặc trưng của Hải Phòng là nền tảng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch nông thôn của thành phố.
b) Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng) theo hướng tập trung tại những huyện có điều kiện nổi trội về tài nguyên du lịch nông thôn (hệ thống cảnh quan nông thôn, bản sắc văn hóa, làng nghề, phong tục tập quán truyền thống), tạo ra những sản phẩm chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác hiệu quả các giá trị đặc trưng đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và tự nhiên đặc sắc để khu vực nông thôn trở thành những điểm đến chất lượng, hấp dẫn khách du lịch.
c) Phát triển du lịch nông thôn phải bắt nguồn từ sự chủ động của địa phương và doanh nghiệp. Phát huy vai trò chủ động, tích cực của các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương trong đầu tư kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn; lựa chọn những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Thành phố đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ chính sách, đầu tư hạ tầng, quy hoạch tổ chức không gian khai thác du lịch, đảm bảo phối hợp liên ngành thúc đẩy du lịch khu vực nông thôn, đặc biệt tại các khu vực được quy hoạch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng có thương hiệu, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao.
2.2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Quy hoạch hình thành khu vực nông thôn có thể khai thác dịch vụ du lịch; phát triển các cơ sở kinh tế cung cấp dịch vụ du lịch tại khu vực nông thôn, tạo ra việc làm, nguồn sinh kế ổn định, tăng thu nhập cho các hộ nông dân thông qua hoạt động du lịch.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn theo hướng thương mại dịch vụ song vẫn gìn giữ được ngành nghề sản xuất truyền thống, duy trì được sản vật địa phương có giá trị, tích tụ đất đai và lực lượng lao động nông nghiệp lành nghề, quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch nông nghiệp.
- Tăng cường liên kết du lịch và nông nghiệp, hình thành chuỗi dịch vụ du lịch có giá trị gia tăng cao, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
* Phấn đấu đến năm 2025:
- Hình thành và phát triển hệ thống điểm đến du lịch nông thôn đặc trưng, bao gồm các sản phẩm: trải nghiệm văn hóa, lễ hội, làng nghề; sinh thái nông nghiệp; giáo dục học đường; nghỉ dưỡng nông thôn, chăm sóc sức khỏe; phát triển hàng hóa nông nghiệp phục vụ tiêu dùng du lịch: quà tặng, lưu niệm, trang trí; mỹ phẩm, dược phẩm; ẩm thực.
- Phấn đấu có ít nhất 01 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương. 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
- Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.
- Ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ.
- Các địa điểm, mô hình tham gia triển khai Đề án hàng năm tăng trưởng đạt từ 15% trở lên về lượng khách đến và doanh thu du lịch.
* Phấn đấu đến năm 2030:
- Phát triển và nhân rộng hệ thống, mô hình, điểm đến du lịch nông thôn đạt tiêu chuẩn tại các huyện ngoại thành. Thành phố có ít nhất 03 huyện với khoảng 20 điểm du lịch nông thôn tập trung, độc đáo, khác biệt, có khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch.
- Các địa điểm, mô hình tham gia triển khai Đề án đạt tăng trưởng 20% trở lên hàng năm về lượng khách đến và doanh thu du lịch.
- 100% lực lượng lao động du lịch ở các địa điểm, mô hình tham gia triển khai Đề án được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch; 20% được bồi dưỡng ngoại ngữ phục vụ khách quốc tế.
3. Nhiệm vụ và các nhóm giải pháp
Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của không gian sinh hoạt, sản xuất tại khu vực nông thôn. Để hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển hiệu quả, cần chú ý tới 6 yếu tố, bao gồm:
(1) Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn: Là những đơn vị không gian cụ thể thuộc về các tổ chức lãnh thổ nông thôn như trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng, ao nuôi; các làng nghề truyền thống (gốm sứ mỹ nghệ, tranh dân gian, đồ gỗ, mây tre đan, dệt tơ tằm); làng quê với những giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc, các lễ hội truyền thống và nền ẩm thực đặc trưng; diện tích đất nông nghiệp đủ lớn với lịch sử lâu đời, gắn với các yếu tố môi trường khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng; khu vực khai thác hoạt động du lịch cần phải đảm bảo các yếu tố cảnh quan, môi trường, hệ thống đường giao thông, điện, cấp, thoát nước ...
(2) Chủ thể tổ chức cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn: Cá nhân, tổ chức có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, gồm chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp... Đây chính là người dân địa phương gắn với môi trường văn hóa, quy trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra. Người dân địa phương sẽ là chủ thể gìn giữ và chia sẻ các giá trị văn hóa nông thôn với du khách.
(3) Các hoạt động trải nghiệm của du lịch nông nghiệp, nông thôn cung ứng cho du khách: Bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động giải trí ngoài trời (câu cá, tìm hiểu cuộc sống bản địa, cấy lúa); trải nghiệm học tập (tham quan nhà máy, xưởng sản xuất sản phẩm đặc trưng của địa phương, lớp học nấu ăn, nghiên cứu cấy ghép, sản xuất cây trồng, vật nuôi...); hoạt động thư giãn (lễ hội, các màn trình diễn truyền thông); trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt địa phương (homestay, các chương trình được hướng dẫn bởi người dân địa phương, mặc trang phục truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương; mua sản vật, đặc sản địa phương tại các điểm du lịch...).
(4) Vai trò của các công ty lữ hành: Là cầu nối đưa khách du lịch đến với không gian tổ chức hoạt động du lịch nông thôn, định hướng thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của du khách.
(5) Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nông thôn: Trong đó, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường phải đảm bảo hài hòa giữa người dân địa phương, công ty du lịch và các bên liên quan. Hoạt động du lịch đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ (homestay, hướng dẫn, trình diễn, cung cấp dịch vụ, hàng hóa, nông sản được sản xuất tại địa phương phục vụ tiêu thụ tại chỗ).
(6) Hoạt động xúc tiến quảng bá, truyền thông điểm đến: Việc xây dựng thương hiệu cho địa danh, sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh sản xuất sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch nông thôn.
Theo đó, Đề án xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển du lịch nông thôn Hải Phòng gồm:
3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đầu tư phát triển du lịch khu vực nông thôn
- Rà soát, đánh giá tài nguyên, thực trạng phát triển dịch vụ du lịch của các xã nông thôn mới để Quy hoạch mạng lưới điểm đến du lịch nông thôn đáp ứng các tiêu chí về khai thác giá trị cốt lõi nổi bật của địa phương, đảm bảo về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ du lịch nhằm tạo ra sản phẩm du lịch nông thôn hấp dẫn khách du lịch. Để làm được điều này cần có các nghiên cứu cơ bản về từng khu vực nông thôn trong kế hoạch phát triển chung của thành phố. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên thông qua 9 tiêu chí: (1) mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương; (2) thời gian khai thác các tài nguyên; (3) các yếu tố môi trường; (4) sức chứa của từng vùng; (5) độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; (6) khả năng tiếp cận; (7) điều kiện hạ tầng; (8) khả năng phát triển; (9) hiệu quả kinh tế và xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hóa tài nguyên theo thang bậc, tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.
- Nghiên cứu ban hành một số chính sách thu hút các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông thôn như hỗ trợ đầu tư hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiếp cận vốn vay ưu đãi (nguồn vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư, quỹ vốn vay từ các hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp), xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân nông thôn làm du lịch.
- Trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp tại Đảo Bầu, xã Mỹ Đức, huyện An Lão (đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận tại Công văn số 6698/UBND-DL ngày 29/10/2019) và định hướng phát triển du lịch của Trung ương, thành phố để lựa chọn 01-02 mô hình tiếp tục đầu tư, phát triển trở thành mô hình du lịch nông nghiệp kiểu mẫu, với các ưu đãi hỗ trợ tập trung ở một số nội dung: hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông để nâng cao năng lực tiếp cận điểm đến; đầu tư hạ tầng giao thông nội bộ (hệ thống đường dẫn và các biển chỉ dẫn); hỗ trợ hướng dẫn thiết kế phương án kiến trúc tổng thể của mô hình phù hợp với nhu cầu của khách du lịch; hỗ trợ xây dựng sản phẩm, tour du lịch kiểu mẫu; công tác quảng bá, xúc tiến và đào tạo nguồn lao động phục vụ du khách.
- Hỗ trợ một số dự án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa; duy trì phát triển đội ngũ nghệ nhân, phục dựng mô hình sản xuất truyền thông phục vụ cho phát triển du lịch nông thôn.
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch về khu vực nông thôn và tôn vinh, khen thưởng các xã, làng nghề đón tiếp và phục vụ một lượng khách nhất định trong năm (được hưởng những lợi ích trong các chương trình khuyến công, khuyến nông, văn hóa, môi trường, việc làm...).
3.2 Phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch nông thôn
- Trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch, thì giao thông được xem là “mạch máu” vận hành cả hệ thống, là ưu tiên hàng đầu để thu hút các nhà đầu tư. Do đó, cần tiếp tục ưu tiên đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông quan trọng có tính chiến lược, nâng cao khả năng kết nối tới các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa những tuyến, điểm xe buýt nối liền từ trung tâm thành phố đến các điểm du lịch nông thôn để thuận tiện cho việc đi lại của du khách.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các địa phương đáp ứng được các tiêu chí về quy hoạch nông thôn mới và điều kiện phục vụ cho phát triển du lịch. Hỗ trợ cho các khu, điểm du lịch nông thôn, tập trung vào các công trình công cộng đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ về giao thông, điện nước, internet, biển chỉ dẫn, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, khu vực trưng bày giới thiệu sản phẩm, trung tâm thông tin...
- Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch: tiêu chuẩn hóa trang thiết bị tiện nghi trong các cơ sở lưu trú nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ để không chỉ phục vụ tốt khách du lịch trong nước mà còn đủ điều kiện phục vụ khách quốc tế. Hệ thống cơ sở lưu trú này phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch khoa học, kiểu dáng, kiến trúc hài hòa, phù hợp với cảnh quan địa phương, giữ gìn và phát huy giá trị độc đáo của khu vực nông thôn.
- Phát triển cơ sở vật chất tiện nghi nhưng không nhất thiết phải theo tiêu chí hiện đại, đáp ứng nhu cầu của du khách song phải chú trọng tận dụng, khai thác những nét đặc sắc của vùng nông thôn, là những yếu tố để thu hút khách du lịch. Việc nâng cấp, sửa sang nhà cửa, vườn tược, tổ chức, phục dựng lễ hội là cần thiết để thuận lợi và đảm bảo tiện nghi đón khách, nhưng phải giữ gìn kiến trúc đặc trưng, phong cảnh thanh bình đúng nghĩa làng quê và nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục, duy trì sức hấp dẫn riêng biệt của sản phẩm.
3.3 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nông thôn
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch nông thôn. Theo đó, nông thôn là nơi thể hiện giá trị văn hóa tinh thần còn lưu giữ lại của một vùng đất, của một dân tộc. Việc phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra bức tranh đặc trưng nhằm giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa cốt lõi. Du lịch nông nghiệp, nông thôn là trải nghiệm, là học tập... Phát triển du lịch vì thế không chỉ đơn thuần là làm kinh tế mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân với quê hương, xứ sở... Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của cộng đồng địa phương trong việc tham gia quản lý di sản văn hóa, khai thác tài nguyên bản địa phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo công ăn việc làm cải thiện sinh kế người dân. Đồng thời vận động người dân nông thôn nâng cao ý thức trách nhiệm, có thái độ ứng xử văn minh du lịch.
- Tổ chức các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kỹ năng nghề du lịch cần thiết cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình để phục vụ khách nhằm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang hoạt động dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn như: Nghề nấu ăn, phục vụ phòng, pha chế đồ uống, lễ tân, giặt là, hướng dẫn viên tại điểm... Tránh sử dụng những chương trình đào tạo mang nặng lý thuyết, học thuật phức tạp, gây khó hiểu trong tiếp cận và áp dụng cho người dân.
-Tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở về quản lý và phát triển du lịch nông thôn. Đưa nội dung phát triển du lịch nông thôn vào chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn thành phố.
3.4 Quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch nông thôn
- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho du lịch nông thôn bằng nhiều phương thức khác nhau, thông qua báo chí, truyền thông, kênh truyền hình, website, các trang mạng xã hội, hội chợ du lịch... Đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm OCOP bán trên các trang mạng xã hội và hướng đến đưa lên sàn thương mại điện tử. Đặc biệt hướng tới đối tượng khách du lịch thành thị, những người sống ở môi trường hiện đại, khác biệt với cuộc sống nông thôn, muốn khám phá và trải nghiệm những sản phẩm khác biệt, mới lạ.
- Nghiên cứu, thiết kế, xuất bản các ấn phẩm quảng bá mang dấu ấn đặc trưng, nhận diện du lịch nông thôn. Ưu tiên sử dụng các nông sản (rau, củ, quả, sản phẩm chăn nuôi), hỗ trợ những khâu thiếu hụt đối với sản phẩm nông nghiệp hiện nay (về quy trình bảo quản, giới thiệu chất lượng và quy cách đóng gói sản phẩm tiêu dùng thủ công (handmade)), làm quà tặng trong xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương.
- Tạo dựng mạng lưới liên kết giữa các điểm đến trong xây dựng sản phẩm du lịch do với đặc trưng là vùng nông nghiệp, nông thôn, sản phẩm du lịch của các địa phương dễ có sự tương đồng, trùng lặp.
- Tăng cường liên kết trong hoạt động kinh doanh du lịch giữa các xã nông thôn mới phát triển du lịch với các doanh nghiệp lữ hành để chào bán sản phẩm du lịch nông thôn cho du khách trong và ngoài nước.
3.5 Phát triển hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng gắn với xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chuẩn hóa các dịch vụ phục vụ trong mô hình du lịch nông thôn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Triển khai các mô hình du lịch nông thôn với các tour du lịch nông thôn kiểu mẫu, mang tính lan tỏa; khuyến khích, hướng dẫn người dân tại các vùng nông thôn tham gia phát triển nông nghiệp sạch gắn với du lịch.
- Xây dựng những sản phẩm mới phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách. Ví dụ, hiện nay, ở thành thị, trẻ em, học sinh không có điều kiện tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống nông thôn. Nếu thiết kế những chương trình kỹ năng sống và trải nghiệm thực tế thôn quê sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ đăng ký cho con em mình tham gia như “Một ngày làm nông dân”, “Hạt gạo từ đâu?”, “Vui cùng hoa lúa”.
- Bảo tồn, phục dựng, phát triển một số hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống tiêu biểu của từng địa phương: tát nước, cấy lúa, gặt lúa, thu hoạch rau màu, xay lúa giã gạo (tại các huyện ngoại thành); biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian: múa rối nước, thả đèn trời, pháo đất (tại Vĩnh Bảo), hát đúm (tại Thủy Nguyên) nhằm phong phú thêm các sản phẩm du lịch nông thôn, đồng thời tạo nét độc đáo, riêng biệt cho mỗi điểm đến, tránh trùng lặp, đơn điệu.
- Chú trọng bảo tồn không gian văn hóa, di tích lịch sử, sinh thái địa phương (cánh đồng lúa, vườn dược liệu, khu vực canh tác truyền thống, làng nghề truyền thống, phục dựng cảnh quan, không gian chợ quê...), vốn là những yếu tố tạo nên nét hấp dẫn, riêng biệt cho sản phẩm du lịch nông thôn.
- Phát triển mô hình du lịch nông thôn bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Ưu tiên phát triển các vùng nông thôn gắn liền với làng nghề thủ công truyền thông và các di sản văn hóa địa phương nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng một điểm đến, đa trải nghiệm nhằm thu hút du khách cũng như nhà đầu tư.
3.6 Ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch nông thôn phục vụ công tác quản lý và làm tư liệu quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, lựa chọn những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn an toàn, thân thiện và dễ tiếp cận với khách du lịch.
1. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế để xây dựng, phát triển và mở rộng các làng nghề, sản phẩm phục vụ du khách; xây dựng và khai thác các điểm, tuyến du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ một phần đầu tư các hoạt động khuyến nông, thông tin tuyên truyền và tập huấn nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động nông thôn...
Cụ thể, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án (đến năm 2030) là 104 tỷ đồng, gồm:
* Vốn dự kiến từ nguồn ngân sách:
- Vốn dự kiến từ ngân sách thành phố: 24 tỷ đồng, trung bình 3,0 tỷ đồng/năm được lồng ghép trong kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, sự nghiệp của các Sở, ngành trong dự toán chi ngân sách hàng năm (về nguồn vốn Hội nhập quốc tế, kinh phí hỗ trợ khởi nghiệp thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; kinh phí xúc tiến, quảng bá du lịch thuộc nguồn vốn sự nghiệp du lịch; kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn; công tác khuyến nông, khuyến công) nhằm thực hiện các mục tiêu về quảng bá, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng điểm đến, liên kết phát triển chuỗi sản phẩm, hỗ trợ khai thác điểm đến và phát triển du lịch nông thôn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước... (không bao gồm hỗ trợ đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, dự án hạ tầng phục vụ du lịch nông thôn);
- Vốn dự kiến từ ngân sách cấp huyện: 8,0 tỷ đồng, trung bình 1,0 tỷ đồng/năm: Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
* Vốn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác: 72,0 tỷ đồng, trung bình 9,0 tỷ đồng/năm. (Chi tiết theo Phụ lục 1).
2. Phân công nhiệm vụ thực hiện Đề án
2.1 Sở Du lịch
- Xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch nông thôn (như du lịch nhà vườn, làng hoa, du lịch ven sông, du lịch trải nghiệm rừng ngập mặn,...). Lồng ghép các nội dung phát triển du lịch với chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn.
- Xây dựng tài liệu tập huấn kỹ năng, quy trình triển khai hoạt động du lịch tại nông thôn. Hướng dẫn các địa phương biên tập, chuẩn hóa các bài thuyết minh giới thiệu về di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của điểm du lịch tại nông thôn.
- Lồng ghép việc xúc tiến các điểm đến, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn trong chương trình xúc tiến quảng bá du lịch của thành phố; hướng dẫn các huyện tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn. Xây dựng ấn phẩm quảng bá các điểm đến sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch; các chương trình công bố các điểm sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch đạt chuẩn; tôn vinh những điển hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch.
- Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành cơ chế, chính sách phát triển du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới (thu hút các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông thôn: hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch về khu vực nông thôn và tôn vinh, khen thưởng các xã, làng nghề đón tiếp và phục vụ một lượng khách nhất định trong năm...). Tổ chức các chương trình khảo sát, kết nối xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.
- Chủ trì, hướng dẫn các huyện, xã hỗ trợ các hộ nông dân khai thác phát triển sản phẩm du lịch nông thôn; xây dựng kế hoạch bảo tồn, phục dựng, phát triển một số hoạt động sản xuất nông nghiệp, văn hóa bản địa phục vụ phát triển du lịch nông thôn.
2.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Du Lịch và các ngành, địa phương liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì xây dựng Chương trình thúc đẩy sản xuất hàng hóa từ nông nghiệp phục vụ tiêu dùng du lịch; lồng ghép trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu phục vụ công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
2.3 Sở Công Thương
- Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình về công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm: Quà tặng, hàng lưu niệm, trang trí theo lĩnh vực du lịch. Phát triển hệ thống điểm bán hàng, trưng bày các sản phẩm từ khu vực nông thôn phục vụ phát triển du lịch.
- Tổ chức chương trình tập huấn, hướng dẫn sản xuất, kỹ năng bán hàng và đề nghị công nhận tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ chế biến, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm nông nghiệp phục vụ khách du lịch.
- Lồng ghép việc xúc tiến các điểm đến, sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn trong chương trình xúc tiến thương mại của thành phố. Hỗ trợ các huyện xúc tiến, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phục vụ khách du lịch.
- Tổ chức các trung tâm thương mại, chợ, chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Hải Phòng bài bản, chuyên nghiệp.
2.4 Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đăng ký mã số mã vạch; thiết kế bao bì sản phẩm; ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu trong lĩnh vực du lịch.
2.5 Sở Văn hóa và Thể thao
- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật truyền thống tại các địa phương phục vụ khách du lịch tham quan, thưởng thức.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện nếp sống văn minh gắn với bảo vệ, giữ gìn các giá trị, phong tục tập quán truyền thống, làm chất liệu thu hút khách du lịch.
2.6 Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Du lịch và các ngành, địa phương liên quan hỗ trợ nông dân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch nông thôn theo nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm và tổng hợp quyết toán theo quy định.
2.7 Sở Giao thông vận tải
Hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện xây dựng hệ thống giao thông tại các huyện trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tăng kết nối du lịch.
2.8 Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định để phục vụ phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng kinh tế nông thôn.
- Trên cơ sở của Ủy ban nhân dân các quận, huyện; nghiên cứu, tham mưu, thí điểm chuyển mục đích sử dụng đất tại khu vực nông thôn, phục vụ cho phát triển du lịch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách giải quyết ô nhiễm môi trường từ chất thải gia súc, gia cầm, thức ăn thừa từ các nguồn phát sinh, làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thay thế dần phân vô cơ, nâng cao chất lượng cây trồng và an toàn thực phẩm.
2.9 Sở Xây dựng
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ, cấp phép cho người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng các công trình phụ trợ (nhà hàng, nhà lưới, nhà kính, nhà xưởng, nhà sơ chế, các công trình phục vụ du lịch...) phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất sản xuất nông nghiệp.
2.10 Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng thông tin - truyền thông phục vụ phát triển du lịch nông thôn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phố, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền về Đề án, các điểm đến và dịch vụ du lịch tại khu vực nông thôn.
- Phối hợp theo dõi, rà soát và xử lý nghiêm minh những trường hợp đưa tin thất thiệt, không đúng sự thật gây hoang mang dư luận liên quan đến phát triển du lịch nông thôn trên mạng Internet.
2.11 Sở Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư các dự án phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bằng nguồn vốn ngoài ngân sách.
2.12 Công an thành phố
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và tổ chức triển khai các phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình về công tác đăng ký, đón tiếp khách nước ngoài tại gia đình theo quy định của pháp luật.
2.13 Hiệp hội Du lịch Hải Phòng
Hỗ trợ các điểm du lịch nông thôn mở rộng liên kết với các công ty lữ hành để thiết kế các tour, tuyến, sản phẩm du lịch, tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn thu hút du khách.
2.14 Hội Nông dân thành phố
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và nông dân thành phố về các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chương trình mục tiêu của tổ chức Hội thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi với tiêu chí nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, vùng sản xuất nông sản lớn, giá trị cao dần hình thành các khu vực sản xuất đặc trưng, sản xuất theo chuỗi, tạo tiền đề cho du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm có cơ sở hình thành và phát triển.
- Phối hợp với Sở Du lịch tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho các đối tượng là chủ trang trại, gia trại, homestay, farmstay tại một số địa phương có khả năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm nhằm đáp ứng kỹ năng, nghiệp vụ tối giản trong phục vụ khách du lịch, góp phần chuyển đổi các hình thức kinh doanh, sản xuất của người nông dân Hải Phòng.
2.15 Ủy ban nhân dân các huyện
- Chỉ đạo các xã có điểm du lịch nông thôn xây dựng và tổ chức các Đội văn nghệ dân gian; bố trí địa điểm cho sinh hoạt cộng đồng, nơi cho khách thăm quan ngắm cảnh, chụp ảnh; xây dựng quy ước của thôn, xã; biên tập các bài thuyết minh giới thiệu về di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của điểm du lịch.
- Quản lý và thực hiện tốt công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch nông thôn (lắp dựng bảng, biển tuyên truyền bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực và phương tiện thu gom, xử lý rác thải...).
- Rà soát, đề xuất bố trí tổ chức không gian phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương./.
Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn phân theo giai đoạn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Giai đoạn | Ngân sách | Nguồn xã hội hóa | |
Thành phố | Huyện | ||
2023 - 2025 | 9,0 | 3,0 | 27,0 |
2026 - 2030 | 15,0 | 5,0 | 45,0 |
Tổng | 24,0 | 8,0 | 72,0 |
Bảng 2. Cơ cấu nguồn vốn theo từng lĩnh vực cụ thể
Đơn vị tính: tỷ đồng
Lĩnh vực đầu tư | Ngân sách thành phố | Ngân sách huyện | Nguồn xã hội hóa | |||
Tổng vốn | TB năm | Tổng vốn | TB năm | Tổng vốn | TB năm | |
Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn | 8,0 | 1,0 | 3,2 | 0,4 | 40,0 | 5,0 |
Hoạt động quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng điểm đến tại khu vực nông thôn | 12,0 | 1,5 | 2,4 | 0,3 | 12,0 | 1,5 |
Hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại khu vực nông thôn | 4,0 | 0,5 | 2,4 | 0,3 | 20,0 | 2,5 |