Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/2002/QĐ-UB

Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

Căn cứ Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 2/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc Ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin và Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cần Thơ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận các danh hiệu văn hóa của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2003.

Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với nội dung Quy chế này đều không còn hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, các huyện, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP I-II
- Bộ VHTT, Bộ Tư pháp          
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- TT.HĐND, TT.UBND tỉnh.
- Các Sở, ban ngành.
- UBND TPCT, TXVT và các huyện
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh.
- Thành viên BCĐ TDĐKXDĐSVH tỉnh
- Lưu VP (LT-NCTH)

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phong Quang

 

QUI CHẾ

CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU VĂN HÓA CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ.
(Ban hành theo Quyết định số 120/2002/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2002 của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các danh hiệu văn hóa.

1. Quy chế này quy định danh hiệu, tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục công nhận và khen thưởng Người tốt việc tốt, Gia đình văn hóa, ấp văn hóa, Khu vực văn hóa, Xã văn hóa, Phường văn hóa, Thị trấn văn hóa, Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, Trường học có đời sống văn hóa tốt, cho các cá nhân, gia đình, ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học có nhiều thành tích trong Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

2. Các cá nhân, gia đình, cơ quan, trường học có nhiều thành tích quy định tại khoản 1 điều này bao gồm:

a) Các công dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

b) Các gia đình người Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.

c) Các cơ quan Đảng, chính quyền, hành chính sự nghiệp, đoàn thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh cá thể), các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cần Thơ không thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo quản lý.

d) Các trường, mầm non, mẫu giáo, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cần Thơ.

Điều 2. Thời điểm phát động và xét công nhận các danh hiệu văn hóa.

1. Danh hiệu Người tốt việc tốt, Gia đình văn hóa phát động hàng năm vào quí I và xét công nhận vào quí IV hoặc khi phát hiện có việc làm tốt thì công nhận kịp thời.

2. Danh hiệu ấp văn hóa, Khu vực văn hóa, Xã văn hóa, Phường văn hóa, Thị trấn văn hóa đăng ký một lần khi xây dựng, xét công nhận khi đạt tiêu chuẩn và xét tái công nhận hàng năm vào quí IV.

3. Danh hiệu Cơ quan có đời sống văn hóa tốt phát động hàng năm vào quí I và xét công nhận vào quí IV.

4. Danh hiệu Trường học có đời sống văn hóa tốt phát động hàng năm vào đầu năm học và xét công nhận vào cuối năm học.

Điều 3. Thời hiệu các danh hiệu văn hóa.

1. Các danh hiệu văn hóa chỉ có giá trị trong năm công nhận, mỗi năm cấp có thẩm quyền tiến hành khảo sát và ra quyết định tái công nhận; cá nhân, gia đình, ấp, khu vực, xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học nào không được tái công nhận thì mất danh hiệu.

2. Việc xét công nhận và khen thưởng các danh hiệu văn hóa phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn và quy trình.

Chương II

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Điều 4. Tiêu chuẩn Người tốt việc tốt.

"Người tốt việc tốt " phải đạt một trong các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, quyền và nghĩa vụ công dân:

a. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao; có sáng kiến nổi bật, góp phần cho đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch hoặc nhiệm vụ, tích cực đấu tranh xây dựng nội bộ;

b. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ và quan hệ tốt với chính quyền, cộng đồng, láng giềng, gia đình (thể hiện rõ vai trò ông, bà, cha, mẹ, con cháu...);

c. Việc làm tốt của bản thân được mọi người công nhận là tấm gương sáng, động viên những người xung quanh noi theo.

2. Xây dựng Gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc:

a. Là thành viên nòng cốt, xây dựng gia đình đạt các tiêu chuẩn Gia đình văn hóa một cách xuất sắc, nổi bật trong xóm ấp;

b. Góp phần quan trọng để gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa từ 3 năm trở lên.

3. Tích cực góp phần xây dựng xóm, ấp, khu phố, cơ quan, đơn vị về mọi mặt:

a. Đóng góp công, của để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội;

b. Vận động toàn dân đoàn kết, hòa giải bất đồng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;

c. Vận động mọi người tích cực phòng chống văn hóa phẩm độc hại, bài trừ tệ nạn xã hội;

d. Giúp đỡ người hoạn nạn, khó khăn.

4. Hành động dũng cảm quên mình vì lợi ích chính đáng của người khác, vì lợi ích chung:

Dũng cảm cứu người bị nạn; bảo vệ tài sản công cộng hoặc của công dân.

5. Vượt khó đi lên trong cuộc sống:

a. Phấn đấu học tập để đỗ đạt cao và giúp đỡ người khác cùng tiến bộ;

b. Thăng tiến, vượt cấp do cống hiến xuất sắc;

c. Tính toán làm ăn giỏi, đạt kết quả tốt bằng nỗ lực chân chính.

Điều 5. Thủ tục công nhận Người tốt việc tốt

1. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản, bình xét đề nghị công nhận Người tốt việc tốt; kèm theo danh sách đề nghị công nhận Người tốt việc tốt do tổ nhân dân dân tự quản lập (Mẫu 02).

2. Biên bản họp Ban Vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư xét đề nghị công nhận Người tốt việc tốt; kèm theo danh sách đề nghị công nhận Người tốt việc tốt do trưởng ấp, khu vực lập (Mẫu 04).

3. Biên bản họp Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Người tốt việc tốt.

Điều 6. Thẩm quyền công nhận Người tốt việc tốt.

Danh hiệu Người tốt việc tốt do UBND xã, phường, thị trấn quyết định công nhận.

Điều 7. Người tốt việc tốt tiêu biểu.

1. Hàng năm, trên cơ sở bình chọn ở các tổ nhân dân tự quản, ấp, khu vực mà UBND xã, phường, thị trấn chọn không quá 10% trên số Người tốt việc tốt để cấp giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu.

2. Những hộ được cấp giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu thì không cấp giấy công nhận Người tốt việc tốt nữa.

3. Hàng năm, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cấp giấy công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu.

Điều 8. Khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu.

Hàng năm, UBND các cấp chọn một số Người tốt việc tốt tiêu biểu để khen thưởng theo phân cấp và điều kiện như sau:

1. Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng

a. Điều kiện:

Là Người tốt việc tốt tiêu biểu của xã ít nhất 02 năm liền;

b. Thủ tục:

Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu; kèm theo danh sách Người tốt việc tốt tiêu biểu được khen thưởng;

c. Số lượng:

Mỗi ấp, khu vực chọn từ 03 đến 05 Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng;

d. Chế độ:

Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn xét khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

2. Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là Người tốt việc tốt tiêu biểu đã được UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng ít nhất 03 năm liền;

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu; kèm theo danh sách Người tốt việc tốt tiêu biểu đề nghị khen thưởng;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Người tốt việc tốt tiêu biểu;

- Căn cứ tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn, Phòng (Ban) Văn hoá - Thông tin phối hợp với cơ quan thi đua - khen thưởng cùng cấp kiểm tra và đề nghị UBND huyện, thị, thành quyết định khen thưởng.

c. Số lượng:

Mỗi xã, phường, thị trấn chọn từ 01 đến 02 Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành khen thưởng;

d. Chế độ:

Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành xét khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

3. Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND tỉnh khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là Người tốt việc tốt tiêu biểu đã được UBND huyện, thị, thành khen thưởng ít nhất 03 năm liền.

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc khen thưởng Người tốt việc tốt tiêu biểu; kèm theo danh sách Người tốt việc tốt tiêu biểu đề nghị khen thưởng;

- Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thị, thành;

- Căn cứ Tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với cơ quan thi đua - khen thưởng tỉnh kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh quyết định khen thưởng.

c. Số lượng:

Mỗi huyện, thị, thành chọn từ 03 đến 04 Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND tỉnh khen thưởng;

d. Chế độ:

Người tốt việc tốt tiêu biểu do UBND tỉnh xét khen thưởng được cấp Bằng khen và tiền thưởng theo quy định.

Chương III

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Điều 9. Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa.

1. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ và khỏe mạnh:

a. Gia đình hòa thuận, dân chủ, có kỷ cương, nề nếp; quan hệ vợ chồng bình đẳng, thủy chung; không có người tham gia các tệ nạn xã hội;

b. Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng hoặc truyền bá các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; không mê tín dị đoan;

c. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường. Đối tượng từ 15 đến 35 tuổi phải đạt chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

d. Mỗi cặp vợ chồng có không quá 02 con, nuôi con khỏe, dạy con ngoan;

đ. Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh. Gia đình có hố xí hợp vệ sinh, có nhà tắm và sử dụng nước sạch.

2. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:

a. Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt luật pháp của Nhà nước, các quy định của địa phương và quy ước ấp, khu vực;

b. Tham gia giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường;

c. Chấp hành tốt các quy định về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng; tham gia phòng, chống cháy nổ, tội phạm và các tệ nạn xã hội.

3. Thực hiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiết kiệm tiêu dùng, ổn định cuộc sống:

a. Nỗ lực lao động sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế gia đình, vượt nghèo khó tiến lên khá, giàu;

b. Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm; tổ chức lễ, tiệc trong gia đình theo nếp sống văn minh, hạn chế hút thuốc lá và không uống bia, rượu say sưa.

4. Thực hiện công tác xã hội, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau:

a. Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và cuộc sống; quan hệ tốt với người xung quanh;

b. Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện và vận động các gia đình khác cùng tham gia.

Điều 10. Thủ tục công nhận Gia đình văn hóa

1. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản phát động đăng ký Gia đình văn hóa.

2. Biên bản họp tổ nhân dân tự quản bình xét đề nghị công nhận Gia đình văn hóa; kèm theo danh sách hộ gia đình thực hiện gia đình văn hóa do tổ nhân dân dân tự quản lập (Mẫu 01).

3. Biên bản họp Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư xét đề nghị công nhận Gia đình văn hóa kèm theo biểu tổng hợp số liệu do Ban vận động ấp, khu vực lập (Mẫu 03).

4. Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Gia đình văn hóa kèm theo biểu tổng hợp số liệu do Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn lập (Mẫu 06).

Điều 11. Thẩm quyền công nhận Gia đình văn hóa

Danh hiệu Gia đình văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn quyết định công nhận.

Điều 12. Gia đình văn hóa tiêu biểu

1. Hàng năm, trên cơ sở bình chọn ở các tổ nhân dân tự quản, ấp, khu vực mà UBND xã, phường, thị trấn chọn không quá 5% trên tổng số hộ Gia đình văn hóa để cấp giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu.

2. Những hộ được cấp giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu thì không cấp giấy công nhận Gia đình văn hóa nữa.

3. Hàng năm, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cấp giấy công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu.

Điều 13. Khen thưởng Gia đình văn hóa tiêu biểu

Hàng năm, UBND các cấp chọn một số hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu để khen thưởng theo phân cấp và điều kiện như sau:

1. Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng.

a. Điều kiện:

Là Gia đình văn hóa tiêu biểu của xã ít nhất 02 năm liền;

b.Thủ tục:

Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Gia đình văn hóa tiêu biểu; kèm theo danh sách hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu được khen thưởng;

c. Số lượng:

Mỗi ấp, khu vực chọn từ 03 đến 05 Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng;

d. Chế độ:

Hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND xã, phường, thị trấn xét khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

2. Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là Gia đình văn hóa tiêu biểu đã được UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng ít nhất 03 năm liền;

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc khen thưởng Gia đình văn hóa tiêu biểu; kèm theo danh sách hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu đề nghị khen thưởng;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn xét công nhận Gia đình văn hóa, tiêu biểu;

- Căn cứ tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn, Phòng (Ban) Văn hoá - Thông tin phối hợp với cơ quan thi đua - khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND huyện, thị, thành quyết định khen thưởng;

c. Số lượng:

Mỗi xã, phường, thị trấn chọn từ 01 đến 02 Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành khen thưởng;

d. Chế độ:

Hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND huyện, thị, thành xét khen thưởng được cấp Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

3. Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND tỉnh khen thưởng.

a. Điều kiện:

Là Gia đình văn hóa tiêu biểu đã được UBND huyện, thị, thành khen thưởng ít nhất 03 năm liền;

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc khen thưởng Gia đình văn hóa tiêu biểu, kèm theo Danh sách hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu đề nghị khen thưởng;

- Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua huyện, thị, thành;

- Căn cứ tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với cơ quan thi đua - khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh quyết định khen thưởng;

c. Số lượng:

Mỗi huyện, thị, thành chọn từ 03 đến 04 Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND tỉnh khen thưởng;

d. Chế độ:

Hộ Gia đình văn hóa tiêu biểu do UBND tỉnh xét khen thưởng được cấp Bằng khen và tiền thưởng theo quy định.

Chương IV

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU ẤP , KHU VỰC VĂN HÓA

Điều 14. Tiêu chuẩn ấp văn hóa.

1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và các quy định của địa phương:

a. Hệ thống chính trị.

- Chi bộ (tổ) đảng được công nhận trong sạch vững mạnh từ 2 năm liên tục trở lên. Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể hoạt động đạt loại khá trở lên;

- ấp có thành lập Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư;

- Các tổ nhân dân tự quản đều tổ chức họp dân định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần;

- Có lực lượng dân quân tự vệ và đội dân phòng (an ninh, xung kích) đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

b. Chấp hành luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước:

- Đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương được tuyên truyền đến tận người dân (100%) và được triển khai thực hiện. Đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng do xã, phường, thị trấn giao;

- Được phân loại ấp không có tệ nạn xã hội; không có các hoạt động mê tín dị đoan; tham gia phòng chống tội phạm;

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; so với năm trước, số thường án giảm, không có trọng án do người địa phương gây ra.

c. Đoàn kết, thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng quê hương:

- ấp đã xây dựng xong quy ước được UBND huyện, thị, thành phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện;

- ấp phải có ít nhất 01 tổ hoà giải trở lên. So với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm. Trong đó, tỷ lệ hoà giải thành tăng, tỷ lệ chuyển lên cấp trên giảm;

- Vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng được nhân dân đồng tình và công khai hóa theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nhà tình nghĩa, vận động nhân dân ở địa phương xây dựng nhà tình thương, chăm sóc tốt các gia đình chính sách, gia đình có công với nước.

2. Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện:

a. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống:

- Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước;

- Hộ nông dân sản xuất giỏi đạt 40% trở lên và tăng mỗi năm;

- Hộ có điện sử dụng an toàn đạt từ 85% trở lên;

Có ít nhất 01 mô hình hợp tác sản xuất, kinh doanh hoạt động có hiệu quả;

- Đẩy mạnh phong trào vượt nghèo khó tiến lên khá giàu. Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân toàn huyện.

b. Dân số, y tế, giáo dục:

- Trên 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ ba trở lên;

- Tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn tỷ lệ bình quân của huyện.

- Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30. Huy động 100% đối tượng trong diện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được đến lớp.

3. Xây dựng tốt đời sống văn hóa:

 a. Xây dựng thiết chế văn hóa thông tin, thể thao:

- Nhà thông tin ấp được xây dựng bán kiên cố, diện tích 20m2 trở lên; có trang trí bàn thờ Tổ quốc; 01 tủ sách (100 quyển trở lên và hàng ngày 01 tờ báo Cần Thơ); bảng vàng truyền thống; bảng quy ước ấp; bảng dán tin, ảnh thời sự; hệ thống loa lưu động; lịch trực và các phương tiện làm việc, sinh hoạt, họp hội;

- Đầu và cuối ấp dựng cổng chào hoặc pano ghi tên "ấp văn hóa" (nếu được công nhận);

- Xây dựng 1 hoặc 2 pano cổ động, 02 bảng quy ước ấp;

- Xây dựng 1 hoặc 2 khu văn hóa gia đình, hoặc điểm sinh hoạt văn hóa thể thao.

b. Tổ chức hoạt động văn hóa thông tin thể thao:

- Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", "Gia đình an toàn"; 10% hộ đạt gia đình thể thao;

- Phát động phong trào "Người tốt việc tốt", "Gia đình văn hóa","Chợ trật tự vệ sinh", "Cơ quan, đơn vị, trường học có đời sống văn hóa tốt";

- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

Có 1 nhóm hoặc 1 câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt mỗi tháng từ 1 hoặc 2 lần, 1 cán bộ văn hóa thông tin ấp, nhân dân trong ấp mỗi tuần được thông tin ít nhất 2 buổi;

Có ít nhất 01 câu lạc bộ "Gia đình văn hóa", mỗi tháng sinh hoạt ít nhất 01 lần về các chuyên đề văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, pháp luật... Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao đa môn hoặc 02 câu lạc bộ thể thao từng môn thường xuyên luyện tập, thi đấu;

Có phong trào thể dục thể thao quần chúng; có ít nhất 15% số người thường xuyên luyện tập.

4. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, cảnh quan đẹp.

a. Giao thông thuận tiện:

Tuyến lộ từ xã xuống ấp và liên ấp được xây dựng đúng quy cách lộ giới; được trải nhựa, đá, đất hầm, tráng xi măng, lót dal đảm bảo xe 2 bánh đi lại được quanh năm. Các tuyến lộ phụ phải có kế hoạch từng bước xây dựng hoàn chỉnh.

b. Bảo vệ môi trường, nguồn nước sạch.

- Dọc tuyến lộ chính trong ấp không còn cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kinh, rạch, ao, mương;

- Bảo vệ tốt nguồn nước sạch, 85% hộ phải có nhà tắm, nước sạch, hố xí hợp vệ sinh;

- Bảo vệ tốt các nguồn lợi, tài nguyên ở địa phương.

c. Xây dựng mỹ quan thôn xóm.

- Mỗi hộ có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu lâu bền, có cột cờ hoặc cán cờ theo quy cách, treo cờ theo quy định của địa phương;

- Dọn sạch cỏ hoang trên các tuyến lộ;

- Không còn nhà ở xiêu vẹo, rách nát. Trước nhà treo bảng "Gia đình văn hóa" (nếu được công nhận);

- Góp phần tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Điều 15. Tiêu chuẩn khu vực văn hóa

1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và các quy định của địa phương.

a. Hệ thống chính trị

- Chi bộ Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh từ 2 năm liên tục trở lên. Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể hoạt động đạt loại khá trở lên;

- Khu vực có thành lập Ban vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư;

- Các tổ nhân dân tự quản đều tổ chức họp dân định kỳ ít nhất mỗi tháng một lần;

- Có lực lượng dân quân tự vệ, hoặc đội dân phòng (an ninh, xung kích) đủ về số lượng, mạnh về chất.

b. Chấp hành luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương được tuyên truyền đến tận người dân (100%) và được triển khai thực hiện. Đạt 100% chỉ tiêu kế họach kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng do phường giao;

- Được phân loại khu vực không có tệ nạn xã hội, không có các hoạt động mê tín, dị đoan; tham gia phòng chống tội phạm;

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; so với năm trước, số thường án giảm, không có trọng án.

c. Đoàn kết, thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng quê hương:

- Khu vực đã xây dựng xong quy ước được UBND thành phố, thị xã phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện;

- Khu vực phải có ít nhất 01 tổ hòa giải trở lên. So với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm. Trong đó, tỷ lệ hòa giải thành tăng, tỉ lệ chuyển lên cấp trên giảm;

- Vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, chăm sóc tốt các gia đình chính sách, gia đình có công với nước.

2. Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện:

a. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống:

- Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước;

- Hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố từ 70% trở lên;

- Hộ có điện sử dụng an toàn đạt 100%;

Đẩy mạnh phong trào vượt nghèo khó tiến lên khá giàu. Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân toàn thành phố, thị xã.

b. Dân số, y tế, giáo dục:

- Trên 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ ba trở lên;

- Tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới tỷ lệ bình quân của tỉnh;

- Trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng 100%, được huy động đến trường 99%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, không còn người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 30;

3. Xây dựng tốt đời sống văn hóa:

a. Xây dựng thiết chế văn hóa thông tin thể thao:

- Nhà thông tin khu vực được xây dựng bán kiên cố, diện tích 20m2 trở lên; có trang trí bàn thờ tổ quốc; 01 tủ sách (100 quyển trở lên và hàng ngày có 01 tờ báo Cần Thơ); bảng vàng truyền thống; bảng quy ước khu vực; bảng dán tin, ảnh thời sự; hệ thống loa lưu động; lịch trực và các phương tiện làm việc, sinh hoạt, họp hội;

- Xây dựng 1 hoặc 2 pano cổ động, 02 bảng quy ước khu vực;

- Xây dựng 1 hoặc 2 câu lạc bộ hát với nhau, hoặc điểm sinh hoạt văn hóa thể thao.

b. Tổ chức hoạt động văn hóa - thông tin, thể thao .

- Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", "Gia đình an tòan". 12% hộ đạt gia đình thể thao;

- Phát động phong trào "Người tốt việc tốt", "Gia đình văn hóa", "Chợ trật tự, vệ sinh", "Cơ quan, đơn vị, trường học có đời sống văn hóa tốt";

- Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

- Có 01 câu lạc bộ văn nghệ sinh họat mỗi tháng 1 hoặc 2 lần, 01 cán bộ văn hóa thông tin khu vực, mỗi tuần phát loa thông tin lưu động trong khu vực ít nhất 01 buổi;

- Có ít nhất 01 câu lạc bộ "Gia đình văn hóa", mỗi tháng sinh họat ít nhất 01 lần về các chuyên đề văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục, pháp luật... Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao đa môn hoặc 02 câu lạc bộ thể thao từng môn thường xuyên luyện tập, thi đấu;

- Có phong trào thể dục thể thao quần chúng; có ít nhất 20% số người thường xuyên luyện tập.

4. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, cảnh quan đẹp.

a. Giao thông thuận tiện.

Tuyến lộ chính trong khu vực được trải nhựa; các hẻm đều được bê tông hóa, có cống thoát nước thông với đường cống chính;

b. Bảo vệ môi trường, nguồn nước sạch.

- Toàn khu vực không có cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kinh, rạch, ao, mương;

- Bảo vệ tốt nguồn nước sạch, trên 95% hộ phải có nhà tắm, nước sạch, hố xí hợp vệ sinh. Có phương tiện và lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng.

c. Xây dựng mỹ quan thôn, xóm:

- Mỗi hộ có cột cờ, cán cờ và treo cờ theo đúng quy định của địa phương;

- Không còn nhà ở xiêu vẹo, rách nát. Trước nhà treo bảng " Gia đình văn hóa" (nếu được công nhận);

- Góp phần tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Điều 16 . Phân cấp công nhận ấp, khu vực văn hóa.

1. ấp , khu vực văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn công nhận.

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của ấp văn hóa, khu vực văn hóa quy định tại Điều 14, 15 Quy chế này;

- Đã được Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn, huyện, thị, thành khảo sát và đồng ý công nhận.

b. Thủ tục

- Tờ trình của Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư của ấp, khu vực về việc công nhận ấp , khu vực văn hóa;

- Báo cáo của ấp, khu vực về kết quả xây dựng ấp , khu vực văn hóa, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo mẫu thống kê 05a, 05b (nếu công nhận năm đầu); mẫu 05c (nếu công nhận năm thứ 2, thứ 3);

- Tờ trình của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn đề nghị Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện, thị, thành chấp thuận UBND xã, phường, thị trấn công nhận ấp , khu vực văn hóa;

 Công văn của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện, thị, thành chấp thuận UBND xã, phường, thị trấn công nhận ấp, khu vực văn hóa.

2. ấp , Khu vực văn hóa do UBND huyện, thị, thành công nhận.

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của ấp văn hóa, khu vực văn hóa quy định tại Điều 14, 15 Quy chế này;

- Đã có từ 03 năm liên tục trở lên được UBND xã, phường, thị trấn công nhận ấp, khu vực văn hóa và được xếp từ loại khá trở lên.

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc công nhận ấp, khu vực văn hóa;

- Báo cáo kết quả nâng chất ấp, khu vực văn hóa 4 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND xã, phường; thị trấn kèm theo mẫu thống kê 05c;

- Căn cứ tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn, Phòng, Ban Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND huyện, thị, thành quyết định công nhận ấp, khu vực văn hóa.

3. ấp, Khu vực văn hóa do UBND tỉnh công nhận.

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của ấp văn hóa, khu vực văn hóa quy định tại Điều 14, 15 Quy chế này;

- Đã có từ 05 năm liên tục trở lên được UBND huyện, thị, thành công nhận ấp, khu vực văn hóa và được xếp từ loại khá trở lên.

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc công nhận ấp, khu vực văn hóa;

- Báo cáo kết quả nâng chất ấp, khu vực văn hóa 9 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn và huyện, thị, thành kèm theo mẫu thống kê 05c;

 Căn cứ tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận ấp, khu vực văn hóa.

Điều 17. Khen thưởng ấp, Khu vực văn hóa.

Hàng năm UBND các cấp chọn một số ấp, khu vực văn hóa để khen thưởng theo phân cấp và điều kiện như sau:

1. ấp, Khu vực văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là ấp, Khu vực văn hóa được Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn xếp loại tốt ít nhất 02 năm liền.

b. Thủ tục:

Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn xét khen thưởng ấp, Khu vực văn hóa, kèm theo danh sách phân loại ấp, Khu vực văn hóa 2 năm liền.

c. Số lượng:

Mỗi xã, phường, thị trấn chọn 01 hoặc 02 ấp, Khu vực văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng.

d. Chế độ:

ấp, khu vực văn hóa do UBND xã, phường, thị trấn xét khen thưởng được tặng Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

2. ấp, Khu vực văn hóa do UBND huyện, thị, thành khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là ấp, Khu vực văn hóa đã được UBND xã, phường, thị trấn khen thưởng ít nhất 03 năm liền và được xếp loại tốt.

b. Thủ tục:

- Báo cáo thành tích ấp, Khu vực văn hóa ít nhất 04 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn; kèm theo mẫu thống kê 05c;

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc khen thưởng ấp, Khu vực văn hóa;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn xét đề nghị khen thưởng ấp, Khu vực văn hóa; kèm theo danh sách phân loại ấp, Khu vực văn hóa.

- Căn cứ tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn, Phòng, Ban Văn hóa - Thông tin phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND huyện, thị, thành quyết định khen thưởng.

c. Số lượng:

Mỗi xã, phường, thị trấn chọn 01 ấp, Khu vực văn hóa do UBND huyện, thị, thành khen thưởng.

d. Chế độ:

- ấp, Khu vực văn hóa do UBND huyện, thị, thành xét khen thưởng được tặng Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

3. ấp, Khu vực văn hóa do UBND tỉnh khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là ấp, Khu vực văn hóa đã được UBND huyện, thị, thành khen thưởng ít nhất 03 năm liền và được xếp loại tốt.

b. Thủ tục:

- Báo cáo thành tích ấp, Khu vực văn hóa ít nhất 04 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn kèm theo mẫu thống kê 05c;

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc khen thưởng ấp, Khu vực văn hóa;

- Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện, thị, thành; kèm theo danh sách phân loại ấp, Khu vực văn hóa của huyện, thị, thành.

- Căn cứ tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng tỉnh kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh quyết định khen thưởng.

c. Số lượng:

Mỗi huyện, thị, thành chọn 01 hoặc 02 ấp, Khu vực văn hóa do UBND tỉnh khen thưởng, theo tỉ lệ 2% số ấp, khu vực, trong huyện, thị, thành.

d. Chế độ:

ấp, Khu vực văn hóa do UBND tỉnh xét khen thưởng được tặng Bằng khen và tiền thưởng theo quy định.

Điều 18. Khen thưởng ấp, khu vực văn hóa xuất sắc.

Bộ Văn hóa Thông tin tặng Bằng khen ấp, Khu vực văn hóa xuất sắc thực hiện theo Điều 15 Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.

Chương V

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VĂN HÓA

Điều 19. Tiêu chuẩn Xã văn hóa.

1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và các quy định của địa phương:

a. Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh từ 2 năm liên tục trở lên. Các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể đạt từ loại khá trở lên nhiều năm liền;

b. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ số lượng theo quy định, đảm bảo chất lượng;

c. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã. 100% quy ước ấp được UBND huyện, thị, thành phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện;

d. Các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương được tuyên truyền đến tận người dân (100%) và được triển khai thực hiện. Đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng do cấp trên giao liên tiếp 02 năm;

đ. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; so với năm trước, số thường án giảm, không có trọng án do người địa phương gây ra;

 e. Được phân loại xã không có tệ nạn xã hội, không có các hoạt động mê tín dị đoan;

g. Kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Có ít nhất 01 Câu lạc bộ pháp luật hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác hòa giải, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; so với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm. Trong đó, tỉ lệ hòa giải thành tăng, tỉ lệ chuyển lên cấp trên giảm;

h. Vận động nhân dân góp công, góp sức, tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Chăm sóc tốt các gia đình chính sách, gia đình có công.

2. Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện:

a. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và cao hơn thu nhập bình quân của huyện, thị, thành;

b. Hộ nông dân sản xuất giỏi đạt 40% trở lên và tăng mỗi năm;

c. Hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố từ 50% trở lên;

d. Tỉ lệ hộ sử dụng điện an toàn đạt 85% trở lên;

đ. Đẩy mạnh phong trào vượt nghèo khó tiến lên khá giàu. Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn tỉ lệ bình quân toàn huyện (thị, thành);

e. Hoàn thành tốt chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở;

g. Tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng của xã thấp hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh. 60% ấp không có người sinh con thứ ba trở lên;

h. Được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận là xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ.

3. Xây dựng tốt đời sống văn hóa:

a. 100% ấp đạt danh hiệu "ấp văn hóa", "ấp an toàn" và khu dân cư tiên tiến, xuất sắc. Trong đó có ít nhất 50% khu dân cư xuất sắc;

b. Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa", "Gia đình an toàn", trên 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn “Có đời sống văn hóa tốt”, chợ “Trật tự, vệ sinh”; trên 10% hộ “Gia đình thể thao”, trên 15% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;

c. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

d. Nhà văn hóa xã được xây dựng bán kiên cố, diện tích 100m2 trở lên; bố trí phòng đọc sách (từ 500 quyển trở lên và hàng ngày có 01 tờ báo Cần Thơ, có tủ sách pháp luật đúng tiêu chuẩn) và phòng truyền thống, Đài truyền thanh, phòng triển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ;

đ. Xây dựng sân khấu ngoài trời kết hợp làm sân sinh họat thể thao, vui chơi giải trí;

e. Tại ranh giới đầu và cuối xã trên tuyến đường chính từ trung tâm huyện về có cổng chào hoặc pano ghi tên "xã văn hóa"(nếu được công nhận);

g. Khu trung tâm hành chính của xã bố trí cụm pano cổ động nhiệm vụ chính trị, ít nhất là 20 m2 , 01 bảng quy chế dân chủ của xã và được công nhận “Có đời sống văn hóa tốt”;

h. Thành lập được Đội tuyển thể thao, Đội thông tin văn nghệ xã có từ 10 - 15 đội viên, hàng tháng đều có tập luyện, sinh hoạt, phục vụ nhân dân, tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, hội thao do cấp trên tổ chức. Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao (3 môn trở lên) và một số câu lạc bộ chuyên ngành khác;

k. Các tụ điểm sinh họat văn hóa, dịch vụ văn hóa chấp hành tốt các quy định.

4. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, cảnh quan đẹp:

a. Tuyến lộ chính từ trung tâm xã về trung tâm huyện xe 4 bánh đi lại được quanh năm (trừ tuyến đường, cầu cấp quốc gia, liên tỉnh hoặc cấp tỉnh đang chờ đầu tư xây dựng);

b. ít nhất 80% hộ có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu lâu bền, 85% hộ có nhà tắm, cầu tiêu hợp vệ sinh. 100% hộ có cột cờ, cán cờ và treo cờ đúng quy định;

c. 90% hộ trở lên dùng nước sạch (nước máy hoặc thông qua các biện pháp lắng lọc). Dọc tuyến lộ chính trong các ấp không còn cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kinh, rạch, ao, mương; không phơi quần áo, vật dụng trước nhà;

d. Trên các tuyến lộ dọn sạch cỏ hoang. Không còn nhà ở xiêu vẹo rách nát. Trước nhà treo bảng "Gia đình văn hóa" (nếu được công nhận);

đ. Góp phần tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương (nếu có).

Điều 20. Tiêu chuẩn Phường văn hóa.

1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và các quy định của địa phương:

a. Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh từ 2 năm liền trở lên. Các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể đạt từ loại khá trở lên nhiều năm liền;

b. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ số lượng theo quy định, đảm bảo chất lượng;

c. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở phường; 100% quy ước khu vực được UBND thành phố, thị xã phê duyệt;

d. Các chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương được tuyên truyền đến tận người dân (100%) và được triển khai thực hiện. Đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng do cấp trên giao liên tiếp 02 năm;

đ. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; so với năm trước, số thường án giảm, không có trọng án do người địa phương gây ra;

e. Phường không có các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội, không có băng nhóm gây mất an ninh trật tự, không có các hoạt động mê tín dị đoan;

g. Kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Có ít nhất 01 câu lạc bộ pháp luật hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác hòa giải, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; đơn thư khiếu tố không còn tồn đọng; so với năm trước, số vụ tranh chấp giảm. Trong đó, tỉ lệ hòa giải thành tăng, tỉ lệ chuyển lên cấp trên giảm;

h. Vận động nhân dân góp công, góp sức, tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Chăm sóc tốt các gia đình chính sách, gia đình có công với nước.

2. Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện:

a. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và trên mức bình quân của thành phố, thị xã;

b. Hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố từ 85% trở lên;

c. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn đạt 100% (phường ven 90 %);

d. Đẩy mạnh phong trào vượt nghèo khó tiến lên khá giàu. Tỉ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ bình quân toàn thành phố, thị xã;

đ. Hoàn thành tốt chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở;

e. Tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của phường thấp hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh. 80% khu vực không có người sinh con thứ ba trở lên;

g. Có biện pháp giải quyết tốt số người ăn xin, trẻ em “bụi đời”, lang thang, cơ nhỡ nơi khác đến;

h. Được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận là xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ.

3. Xây dựng tốt đời sống văn hóa:

a. 100% khu vực đạt danh hiệu “Khu vực văn hóa”, “Khu vực an toàn” và khu dân cư tiên tiến, xuất sắc. Trong đó có ít nhất 50% khu dân cư xuất sắc;

b. Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, “Gia đình an toàn”, trên 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn “Có đời sống văn hóa tốt”; trên 12% hộ “Gia đình thể thao”, trên 20% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;

c. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

d. Khu trung tâm hành chính của phường khang trang, được công nhận “Có đời sống văn hóa tốt”;

đ. Xây dựng phòng đọc sách (từ 500 quyển trở lên, có tủ sách pháp luật đúng quy định và hàng ngày có 01 tờ báo Nhân dân, 01 tờ báo Cần Thơ) và phòng truyền thống, Đài truyền thanh, phòng tiển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ;

e. Có pano ghi tên “Phường văn hóa” (nếu được công nhận); 100% cơ quan, nhà ở có biển số. Bố trí ít nhất 3 cụm pano cổ động trên 20 m2 / cụm, 01 bảng quy chế dân chủ của phường ở các khu dân cư đông. Đầu hẻm có cổng ghi tên hẻm;

g. Thành lập được Đội tuyển thể thao, Đội thông tin - văn nghệ phường có từ 10 - 15 đội viên, hàng tháng đều có tập luyện, sinh hoạt, phục vụ nhân dân, tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, hội thao do cấp trên tổ chức. Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao (3 môn trở lên) và một số câu lạc bộ chuyên ngành khác;

h. Các tụ điểm văn hóa, dịch vụ văn hóa, các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành tốt các quy định; không có tụ điểm ma túy, mại dâm trên địa bàn.

4. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, cảnh quan đẹp:

a. 100% đường chính được nhựa hóa, 70% hẻm được nhựa hóa hoặc trải bê tông. Trên các tuyến chính có ghi tên đường, có vỉa hè, có biển báo giao thông, có hệ thống đèn chiếu sáng;

b. Không còn tình trạng chiếm lòng, lề đường, bãi, bến sông. Đảm bảo tốt trật tự an tàn giao thông;

c. Tuyến đường chính có trồng cây xanh, có bố trí thùng rác, xử lý rác thường xuyên;

d. Có hệ thống cống thoát nước đảm bảo không ngập, đọng nước vào mùa mưa. 100% hộ sử dụng nước sạch, 95% hộ có nhà tắm, cầu tiêu hợp vệ sinh;

đ. Bố trí nhà vệ sinh công cộng được sử dụng và quản lý tốt; có phương tiện và lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng;

e. Khu vực nhà sàn trên sông (nếu đã tồn tại từ lâu) phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, vệ sinh môi trường, không có nhà sàn trên sông mới phát sinh và có kế hoạch giải quyết giảm dần hàng năm;

g. Chợ trật tự, vệ sinh; bến tàu, bến xe, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa- thể thao được công nhận danh hiệu “văn minh”;

h. Tuyến chính không còn nhà tre lá, lụp xụp; không phơi quần áo, vật dụng trước nhà. Trước nhà treo bảng “Gia đình văn hóa” (nếu được công nhận).

k. 100% cơ quan, hộ dân có cột cờ hoặc cán cờ bằng ống sắt theo quy định thống nhất;

l. Góp phần tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương ( nếu có).

Điều 21. Tiêu chuẩn Thị trấn văn hóa.

1. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và các quy định của địa phương:

a. Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh từ 2 năm liên tục trở lên. Các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể đạt từ loại khá trở lên nhiều năm liền;

b. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đủ số lượng theo quy định, đảm bảo chất lượng;

c. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở thị trấn; 100% quy ước ấp được UBND huyện phê duyệt và triển khai ra dân thực hiện;

d. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương được tuyên truyền đến tận người dân (100%) và được triển khai thực hiện. Đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng do cấp trên giao liên tiếp 02 năm;

đ. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; so với năm trước, số thường án giảm, không có trọng án do người địa phương gây ra;

e. Được phân loại thị trấn không có tệ nạn xã hội, không có các hoạt động mê tín dị đoan;

g. Kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Có ít nhất 01 Câu lạc bộ pháp luật hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác hòa giải, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giải quyết kịp thời các vụ

khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; so với năm trước, số vụ tranh chấp, xung đột giảm. Trong đó, tỷ lệ hòa giải thành tăng, tỷ lệ chuyển lên cấp trên giảm;

h. Vận động nhân dân góp công, góp sức, tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Chăm sóc tốt các gia đình chính sách, gia đình có công;

2. Đời sống kinh tế - xã hội được cải thiện:

a. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và trên mức bình quân của tỉnh;

b. Hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố từ 60% trở lên;

c. Tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn đạt 90% trở lên;

d. Đẩy mạnh phong trào vượt nghèo khó tiến lên khá giàu. Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân toàn huyện;

đ. Hoàn thành tốt chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở;

e. Tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của thị trấn thấp hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh; 60% ấp không có người sinh con thứ ba trở lên;

g. Có biện pháp giải quyết tốt số người ăn xin, trẻ em “bụi đời”, lang thang, cơ nhỡ;

h. Được ngành Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận là xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ.

3. Xây dựng tốt đời sống văn hóa:

a. 100% ấp đạt danh hiệu “ ấp văn hóa”, “ấp an toàn” và khu dân cư tiên tiến, xuất sắc. Trong đó có ít nhất 50% khu dân cư xuất sắc;

b. Trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”, “Gia đình an toàn”, trên 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn “Có đời sống văn hóa tốt”; trên 12% hộ “Gia đình thể thao”, trên 16% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên;

c. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng;

d. Khu trung tâm hành chính của thị trấn khang trang, được công nhận “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt”;

đ. Nhà văn hóa thị trấn được xây dựng bán kiên cố, diện tích 100m2 trở lên; bố trí phòng đọc sách (từ 500 quyển trở lên và hàng ngày có 01 tờ báo Nhân dân, 01 tờ báo Cần Thơ) và phòng truyền thống, Đài truyền thanh, phòng triển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ. Đối với thị trấn là huyện lỵ không nhất thiết xây Nhà văn hóa nhưng phải có phòng đọc sách (từ 500 quyển trở lên, có tủ sách pháp luật đúng tiêu chuẩn quy định) và phòng truyền thống, Đài truyền thanh, phòng triển lãm, phòng sinh hoạt câu lạc bộ;

e. Xây dựng sân khấu ngoài trời kết hợp làm sân sinh hoạt thể thao, vui chơi giải trí. Đối với thị trấn là huyện lỵ không nhất thiết xây sân khấu ngoài trời;

g. Có pano ghi tên “Thị trấn văn hóa” (nếu được công nhận); 100% cơ quan, nhà ở có biển số. Bố trí ít nhất 3 cụm pano cổ động trên 20 m2 / cụm, 01 bảng quy chế dân chủ của thị trấn ở các khu dân đông cư. Đầu hẻm có cổng ghi tên hẻm;

h. Thành lập được Đội tuyển thể thao, Đội thông tin - văn nghệ thị trấn có từ 10 - 15 đội viên, hàng tháng đều có tập luyện, sinh hoạt, phục vụ nhân dân, tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, hội thao do cấp trên tổ chức. Có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao (3 môn trở lên) và một số câu lạc bộ chuyên ngành khác;

k. Các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, dịch vụ văn hóa, các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành tốt các quy định.

4. Giao thông thuận tiện, môi trường sạch, cảnh quan đẹp:

a. 100% đường chính được nhựa hóa, 70% hẻm được nhựa hóa hoặc trải bê tông. Trên các tuyến chính có ghi tên đường, có vỉa hè, có biển báo giao thông, có hệ thống đèn chiếu sáng. Đối với thị trấn không phải là huyện lỵ tuyến lộ chính từ trung tâm thị trấn về trung tâm huyện xe tải nhẹ đi lại được quanh năm;

b. Không còn tình trạng chiếm lòng, lề đường, bãi, bến sông. Đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông;

c. Có hệ thống cống thoát nước đảm bảo không ngập, đọng nước vào mùa mưa; 100% hộ sử dụng nước sạch, 90% hộ có nhà tắm, cầu tiêu hợp vệ sinh;

d. Đối với thị trấn là huyện lỵ, bố trí nhà vệ sinh công cộng được sử dụng và quản lý tốt; có bãi chứa rác và xử lý rác bảo đảm môi trường. Tuyến đường chính có trồng cây xanh. Có phương tiện và lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng;

đ. Khu vực nhà sàn trên sông (nếu đã tồn tại từ lâu) phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, vệ sinh môi trường, không có nhà sàn trên sông mới phát sinh và có kế hoạch giải quyết giảm dần hàng năm;

e. Chợ trật tự vệ sinh, bến tàu, bến xe, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao được công nhận danh hiệu “văn minh”;

g. Tuyến chính không còn nhà tre lá, lụp xụp, không còn cầu tiêu, chuồng, trại trên sông, kinh, rạch, ao, mương; không phơi quần áo, vật dụng trước nhà. Trước nhà treo bảng “Gia đình văn hóa” (nếu được công nhận);

h. 100% cơ quan, hộ dân có cột cờ hoặc cán cờ bằng ống sắt theo quy định thống nhất;

k. Góp phần tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương (nếu có).

Điều 22. Phân cấp công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.

1. Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do UBND huyện, thị, thành công nhận.

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của Xã, Phường, Thị trấn văn hóa quy định tại các Điều 19,20,21 Quy chế này;

- Đã được Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị, thành, tỉnh khảo sát và đồng ý công nhận.

b. Thủ tục:

- Tờ trình của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn về việc công nhận Xã, Phường,Thị trấn văn hóa;

- Báo cáo của xã, phường, thị trấn về kết quả xây dựng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa có xác nhận của UBND huyện, thị, thành kèm theo mẫu thống kê 09a, 09b (nếu công nhận năm đầu); mẫu 09c (nếu công nhận năm thứ 2, thứ 3, 4,5);

- Tờ trình của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị, thành đề nghị cho phép huyện, thị, thành công nhận Xã, Phường,Thị trấn văn hóa;

- Công văn của Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh về việc đồng ý cho UBND huyện, thị, thành công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.

2. Xã, Phường,Thị trấn văn hóa do UBND tỉnh công nhận:

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của Xã, Phường, Thị trấn văn hóa quy định tại các Điều 19,20,21 Quy chế này;

- Đã có từ 05 năm liên tục trở lên được UBND huyện, thị, thành công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa và liên tiếp 03 năm được xếp loại khá trở lên.

b. Thủ tục:

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;

- Báo cáo kết quả nâng chất Xã, Phường, Thị trấn văn hóa 05 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND huyện, thị, thành kèm theo mẫu thống kê 09c;

- Căn cứ Tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh quyết định công nhận Xã, Phường, Thị trấn văn hóa.

Điều 23. Khen thưởng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa

Hàng năm UBND huyện, thị, thành và tỉnh chọn một số Xã, Phường, Thị trấn văn hóa để khen thưởng theo phân cấp và điều kiện như sau:

1. Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do UBND huyện, thị, thành khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là Xã, Phường, Thị trấn văn hóa được xếp loại tốt ít nhất 02 năm liền.

b. Thủ tục:

- Báo cáo thành tích Xã, Phường, Thị trấn văn hóa ít nhất 02 năm liên tục trở lên kèm theo mẫu thống kê 09c;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị, thành xét khen thưởng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa .

c. Số lượng:

Mỗi huyện, thị, thành chọn 01 xã, phường, thị trấn văn hóa do UBND huyện, thị, thành khen thưởng.

d. Chế độ:

Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do UBND huyện, thị, thành xét khen thưởng được tặng Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

2. Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do UBND tỉnh khen thưởng:

a. Điều kiện:

Là Xã, Phường, Thị trấn văn hóa được xếp loại tốt đã được UBND huyện, thị, thành khen thưởng ít nhất 03 năm liền.

b. Thủ tục:

- Báo cáo thành tích Xã, Phường, Thị trấn văn hóa ít nhất 04 năm liên tục trở lên có xác nhận của UBND huyện, thị, thành kèm theo mẫu thống kê 09c;

- Tờ trình của UBND huyện, thị, thành về việc khen thưởng Xã, Phường, Thị trấn văn hóa;

- Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện, thị, thành;

- Căn cứ Tờ trình của UBND huyện, thị, thành, Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh quyết định khen thưởng.

c. Số lượng:

Tất cả các Xã, Phường, Thị trấn văn hóa đủ điều kiện đều được đề nghị UBND tỉnh khen thưởng.

d. Chế độ:

Xã, Phường, Thị trấn văn hóa do UBND tỉnh xét khen thưởng được tặng Bằng khen và tiền thưởng theo quy định.

Chương VI

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU CƠ QUAN CÓ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỐT

Điều 24. Tiêu chuẩn cơ quan có đời sống văn hóa tốt:

1. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Giải quyết được việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Nội bộ đoàn kết nhất trí, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp và các nghĩa vụ, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 2. Thực hiện nếp sống văn minh công sở. Có cán bộ, công chức đón tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ với cơ quan, thái độ lịch sự và tôn trọng khách. Có môi trường văn hóa lành mạnh. Nơi làm việc xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Tác phong làm việc khoa học, văn minh, hiệu quả. Có các thiết chế văn hóa, thể thao phù hợp.

3. ít nhất 90% gia đình công nhân viên chức lao động đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa. Mỗi cán bộ, công chức chọn ít nhất một môn thể thao luyện tập thường xuyên. Tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội và không có người tham gia vào tệ nạn xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình. 100% cán bộ, công chức thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

4. Có các hoạt động thộng tin tuyên truyền, 100% cán bộ, công chức có phương tiện nghe nhìn và phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội. Bồi dưỡng văn hóa, nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

5. Có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể thao và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng thu hút đông đảo công nhân lao động đến sinh hoạt và tập luyện, cơ quan đạt tiêu chuẩn tiên tiến thể dục thể thao.

Điều 25. Phân cấp công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt:

1. Đối với các cơ quan không có tổ chức Công đoàn, do UBND huyện, thị, thành công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt:

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn của Cơ quan có đời sống văn hóa tốt quy định tại Điều 24 Quy chế này;

- Đã được Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị, thành khảo sát và đồng ý công nhận.

b. Thủ tục:

- Phiếu đăng ký xây dựng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

- Bảng tự chấm điểm của cơ quan có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

- Tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn về việc đề nghị công nhận Cơ quan có đời sống văn hóa tốt;

- Căn cứ tờ trình của UBND xã, phường, thị trấn , Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị, thành khảo sát, đánh giá và đề nghị UBND huyện, thị, thành quyết định công nhận.

2. Đối với cơ quan có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động cấp nào, do cấp đó công nhận cơ quan có đời sống văn hóa tốt.

a. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn cơ quan có đời sống văn hóa tốt quy định tại Điều 24 Quy chế này;

- Đã được Ban chỉ đạo “Xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, công chức” cùng cấp khảo sát và đồng ý công nhận.

b. Thủ tục:

- Phiếu đăng ký xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa tốt;

- Bảng tự chấm điểm của cơ quan có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “Xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ - công chức” cùng cấp, kèm theo danh sách các cơ quan được công nhận.

Điều 26. Khen thưởng Cơ quan có đời sống văn hóa tốt.

Hàng năm UBND huyện, thị, thành và Liên đoàn Lao động các cấp chọn những cơ quan đạt tiêu chuẩn “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” tiêu biểu nhất để khen thưởng theo phân cấp như sau:

1. Cấp nào công nhận “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” thì cấp đó khen thưởng.

a. Thủ tục khen thưởng gồm:

b. Báo cáo thành tích xây dựng “Cơ quan có đời sống văn hóa tốt” do cơ quan được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

c. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - khen thưởng cùng cấp, kèm theo Danh sách các cơ quan được khen thưởng.

2. Chế độ:

a. Cơ quan do UBND hoặc Liên đoàn Lao động huyện, thị, thành khen được tặng Giấy khen kèm theo tiền thưởng theo quy định.

b. Cơ quan do Liên đoàn Lao động tỉnh khen được tặng Bằng khen kèm theo tiền thưởng theo quy định.

Chương VII

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN VÀ KHEN THƯỞNG DANH HIỆU TRƯỜNG HỌC CÓ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỐT

Điều 27. Tiêu chuẩn trường học có đời sống văn hóa tốt:

1. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh:

a. Chi bộ Đảng đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh ít nhất 2 năm liền;

b. Các đoàn thể hoạt động từ loại khá trở lên;

c. Ban Giám hiêu thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

2. 100% giáo viên đăng ký thực hiện nội quy, quy ước nếp sống văn hóa, quy chế dân chủ:

a. Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao.

b. Tham gia tốt các phong trào do đoàn thể phát động, đảm bảo chương trình giáo dục thể chất cho học sinh.

c. Không có trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống.

d. Khi kiểm tra công nhận có 100% gia gia đình giáo viên, công chức đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa. Trường đạt tiêu chuẩn “Trường tiên tiến”.

3. Cơ sở nhà trường khang trang, lịch sự:

a. Có hàng rào, cổng rào, bảng tên trường đảm bảo mỹ quan.

b. Có sân trường, cột cờ và treo cờ, chào cờ đúng theo quy định.

c. Có bảng niêm yết văn bản, ghi những điều cần phổ biến.

d. Có nội dung học tập và quy ước nếp sống văn hóa cho học sinh.

đ. Có nội quy giảng dạy và quy ước nếp sống văn hóa cho giáo viên niêm yết tại phòng giáo viên.

e. Bố trí phòng học, các thiết bị dạy và học theo đúng tiêu chuẩn, quy định của ngành.

g. Bố trí văn phòng làm việc của trường gọn, đẹp.

h. Sắp xếp và bảo quản tốt các vật dụng thiết bị, máy móc toàn trường.

4. Giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường:

a. Có nhà vệ sinh luôn sạch, cống thoát nước, thùng rác.

b. Có hệ thống nước sạch để sử dụng, bình lọc nước uống cho học sinh.

c. Trồng và bảo vệ tốt cây xanh, hoa kiểng, môi trường xung quanh. Không nuôi gia súc thả lan trong khuôn viên trường.

5 . Đảm bảo trật tự - an toàn:

a. Thiết kế hệ thống điện thắp sáng đúng quy cách kỹ thuật.

b. Có tiêu lệnh và phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

c. Không có giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội.

d. Trật tự an toàn trong dạy và học: có Đội trật tự (Cờ đỏ).

đ. Việc bán hàng trong nhà trường phải được nhà trường tổ chức và quản lý.

Điều 28. Phân cấp công nhận trường học có đời sống văn hóa tốt:

Đối với các trường học thuộc ngành giáo dục - đào tạo tỉnh quản lý, theo phân cấp quản lý của ngành Giáo dục - Đào tạo, trường thuộc cấp nào quản lý thì cấp đó phát động đămg ký và xét công nhận Trường học có đời sống văn hóa tốt:

1. Điều kiện:

- Đã đạt tất cả các tiêu chuẩn Trường học có đời sống văn hóa tốt quy định tại Điều 26 Quy chế này;

- Đã được Ban chỉ đạo “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong trường học cùng cấp khảo sát và đồng ý công nhận.

2. Thủ tục:

- Phiếu đăng ký xây dựng Trường học có đời sống văn hóa tốt;

- Bảng tự chấm điểm của trường học có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

- Biên bản họp Ban chỉ đạo “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong trường học cùng cấp, kèm theo danh sách các trường học được công nhận.

Điều 29. Khen thưởng trường học có đời sống văn hóa tốt.

 Hàng năm ngành giáo dục - đào tạo chọn những trường đạt tiêu chuẩn “Trường học có đời sống văn hóa tốt” tiêu biểu nhất để khen thưởng theo phân cấp như sau:

1. Cấp nào công nhận “Trường học có đời sống văn hóa tốt” thì cấp đó khen thưởng.

2. Thủ tục đề nghị khen thưởng gồm:

a. Báo cáo thành tích xây dựng “Trường học có đời sống văn hóa tốt” do trường được khen lập, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

b. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp, kèm theo danh sách các trường học được khen thưởng.

3. Chế độ:

a. Trường học do Phòng (Ban) Giáo dục - Đào tạo huyện, thị, thành khen được tặng Giấy biểu dương và tiền thưởng theo quy định.

b. Trường học do Sở Giáo dục - Đào tạo khen được tặng Giấy khen và tiền thưởng theo quy định.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Mẫu Bằng công nhận và Giấy công nhận.

1. Bằng công nhận các danh hiệu văn hóa kèm theo quyết định công nhận của UBND tỉnh được thực hiện theo mẫu thống nhất toàn quốc.

2. Giấy công nhận các danh hiệu văn hóa kèm theo quyết định công nhận của UBND huyện, thị, thành, xã, phường, thị trấn được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

3. Giấy công nhận các danh hiệu văn hóa kèm theo quyết định công nhận của Liên đoàn Lao động, Giáo dục - Đào tạo tỉnh, huyện, thị, thành được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Điều 31. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Quy chế

Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Quy chế này./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 121/2002/QĐ-UB Ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu văn hóa của cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn tỉnh Cần Thơ

  • Số hiệu: 121/2002/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
  • Người ký: Nguyễn Phong Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản