Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2015/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Căn cứ Thông tư số 74/2013/TT-BTC ngày 04/6/2013 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 80/SNV ngày 21/01/2015 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 20/BC-STP ngày 10/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 122/2003/QĐ-UB ngày 07/7/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ngãi khi từ trần.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị khối đảng, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI TỪ TRẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12 /2015/QĐ-UBND ngày 14 /02/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu và một số đối tượng khác khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi chung là người từ trần).
2. Cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang khi từ trần thực hiện theo quy định riêng của lực lượng vũ trang.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức lễ tang
1. Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước, nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, đúng quy định của Đảng và Nhà nước; kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; tiết kiệm, không phô trương, lãng phí.
1. Lễ tang cấp cao;
2. Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
1. Linh cữu người từ trần được quàn, tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ tỉnh hoặc tại gia đình.
2. Người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu, đảm bảo vệ sinh và theo đúng quy định hiện hành.
3. Linh cữu người từ trần quàn tại Nhà tang lễ hoặc tại gia đình.
4. Không rắc các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ Nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng.
5. Các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng 07 cm) trên cánh tay trái.
6. Trường hợp các đối tượng từ trần đã được an táng tại Nghĩa trang dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) được quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 17 Quy chế này thì vợ hoặc chồng của các đối tượng trên không đủ tiêu chuẩn an táng tại Nghĩa trang dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh mà có nguyện vọng, khi từ trần cũng được an táng theo cùng chồng hoặc vợ tại Nghĩa trang dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định từng trường hợp cụ thể).
7. Công chức, viên chức đã nghỉ hưu khi từ trần nhưng không thuộc đối tượng quy định trong Quy chế này thì tùy theo điều kiện cụ thể, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể thôn, tổ dân phố (hoặc tương đương) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối hợp với cơ quan, đơn vị đã trực tiếp quản lý người từ trần, cùng gia đình tổ chức Lễ tang cho phù hợp với phong tục của địa phương, đúng quy định của Nhà nước và Quy chế này.
Điều 5. Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao (do tỉnh tổ chức)
1. Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (theo quy định hiện nay gồm: Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng);
2. Cán bộ đã kinh qua chức vụ Khu ủy viên; trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp Khu;
3. Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
4. Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (trừ đối tượng từ trần do lực lượng vũ trang tổ chức lễ tang), Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu;
5. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức hoặc bị thu hồi các giải thưởng thì Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
1. Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phối hợp cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần và gia đình đứng tên đưa tin buồn đối với các chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Đối với các chức danh còn lại do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình đứng tên đưa tin buồn.
3. Tin buồn được đăng trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quảng Ngãi và thông báo trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi.
Trường hợp người từ trần trước đây có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang, thì còn được đăng trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân.
Nội dung gồm: Thông báo tin buồn kèm theo tiểu sử, ảnh người từ trần; danh sách Ban Tổ chức Lễ tang; Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng (do Ban Tổ chức lễ tang cung cấp).
4. Trường hợp người từ trần có quá trình hoạt động cách mạng và công tác tại các tỉnh, thành phố khác khi nghỉ hưu về cư trú trên địa bàn tỉnh, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm thông báo tin buồn đến tỉnh, thành phố nơi người từ trần đã từng hoạt động và công tác.
Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm:
1. Bí thư Tỉnh ủy hoặc Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban;
2. Đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
3. Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
4. Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi người từ trần đang công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu;
5. Đại diện cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn nơi cư trú và quê hương của người từ trần; đại diện gia đình người từ trần.
Trường hợp cần thiết, mời thêm một số thành viên có liên quan tham gia vào Ban Tổ chức Lễ tang.
Điều 8. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang mời họp Ban Tổ chức Lễ tang để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương (nơi người từ trần) soạn thảo: Tin buồn, tiểu sử của người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; lời điếu và lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần.
Điều 9. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang được tổ chức tại Nhà tang lễ của tỉnh hoặc nhà riêng theo nguyện vọng của gia đình.
2. Nơi an táng:
a) Đối với trường hợp từ trần hoặc hy sinh được Nhà nước công nhận là liệt sĩ thì an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh hoặc Nghĩa trang liệt sĩ của địa phương hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình;
b) Đối với trường hợp từ trần thì an táng tại Nghĩa trang dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) hoặc Nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
Điều 10. Trang trí lễ đài và túc trực bên linh cửu
1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc …”.
2. Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.
4. Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để các đoàn và cán bộ, nhân dân đến viếng thắp hương.
5. Ban Tổ chức Lễ tang phân công các đồng chí trong Ban Lễ tang đứng bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài) khi có các đoàn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị vào viếng.
6. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
Ngoài ra, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Phó Bí thư Tỉnh uỷ và tương đương trở lên thì thực hiện nghi thức tiêu binh theo quy định.
1. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa, có băng đen chữ trắng của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị số lượng vòng hoa luân chuyển theo quy định; trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa viếng do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sỹ đưa vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi Sổ tang.
3. Trong quá trình viếng, phát nhạc bài “Hồn tử sĩ’.
1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân.
2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu (theo hướng nhìn lên lễ đài):
a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang;
b) Các đồng chí trong Ban Tổ chức Lễ tang; lãnh đạo cơ quan, địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang;
c) Các đoàn đại biểu khác đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
3. Chương trình Lễ truy điệu:
a) Đại diện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đọc lời điếu; tuyên bố phút mặc niệm và kết thúc Lễ truy điệu; lời cảm ơn của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình;
c) Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, phát nhạc bài “Hồn tử sĩ”.
Điều 14. Lễ đưa tang và xe tang
1. Thành phần dự Lễ đưa tang như thành phần dự Lễ truy điệu (Khoản 1 Điều 13 Quy chế này).
2. Khi chuyển linh cữu lên xe tang và từ xe tang vào phần mộ, các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các đoàn đại biểu và gia đình đi phía sau linh cữu.
3. Đội phục vụ của Nhà tang lễ hoặc của địa phương, cơ quan người từ trần đã hoặc đang công tác, địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân làm nhiệm vụ di chuyển linh cữu, vòng hoa ra xe tang và từ xe tang vào phần mộ.
4. Xe tang do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị sau khi thống nhất với gia đình.
1. Sau khi linh cữu được di chuyển vào vị trí phần mộ, Đại diện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ hạ huyệt.
2. Đội phục vụ làm nhiệm vụ hạ huyệt.
3. Ban Tổ chức Lễ tang, các đoàn đại biểu và gia đình bỏ nắm đất đầu tiên và đi quanh phần mộ để vĩnh biệt.
4. Đội phục vụ tiếp tục hoàn chỉnh phần mộ.
5. Trong khi tiến hành Lễ hạ huyệt, phát nhạc bài “Hồn tử sĩ".
1. Mộ xây bằng bê tông, vỏ mộ ốp đá Granite, diện tích phần mộ theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ và phục vụ lễ tang lấy từ nguồn mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; phần kinh phí còn thiếu được ngân sách tỉnh cấp theo quy định hiện hành.
LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 17. Đối tượng tỉnh tổ chức Lễ tang
1. Cán bộ, công chức đang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tỉnh tổ chức Lễ tang (trừ các đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp cao), cụ thể:
a) Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
b) Phó các ban, ngành, đoàn thể cấp Khu;
c) Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
d) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
e) Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) hoặc từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận và đã kinh qua chức vụ Bí thư cấp ủy huyện và tương đương, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến, Chủ tịch Ủy ban hành chính cấp huyện hoặc tương đương trưởng sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh trở lên;
2. Đảng viên được tặng Huy hiệu từ 70 năm tuổi Đảng trở lên (không tính lực lượng vũ trang);
3. Cán bộ, công chức đương chức là Tỉnh ủy viên, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh; cấp trưởng các sở, ban, ngành và tương đương thuộc khối Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, thành ủy và Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ tương đương huyện uỷ, thành uỷ; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 18. Đứng tên đưa tin buồn
1. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình đứng tên đưa tin buồn đối với các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế này.
2. Các chức danh quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Quy chế này do cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương, quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình đứng tên đưa tin buồn.
3. Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi đưa tin buồn và ảnh người từ trần, thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm ơn (do Ban Tổ chức lễ tang cung cấp).
Ngoài ra, các chức danh quy định tại Điều 17 Quy chế này thuộc một trong các đối tượng sau đây, việc đưa tin buồn còn được thực hiện trên trang 8 Báo nhân dân:
- Cán bộ thoát ly hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học công nghệ, Đảng viên được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên.
4. Trường hợp người từ trần có quá trình hoạt động cách mạng và công tác tại các tỉnh, thành khác khi nghỉ hưu về cư trú trên địa bàn tỉnh, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm thông báo tin buồn đến tỉnh, thành nơi người từ trần đã từng hoạt động và công tác.
1. Ban Tổ chức Lễ tang do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập nếu người từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể; UBND tỉnh quyết định thành lập nếu người từ trần thuộc khối Nhà nước.
2. Ban Tổ chức Lễ tang do Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban đối với người từ trần là: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy công tác ở khối Đảng và Đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
3. Ban Tổ chức Lễ tang do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban đối với người từ trần là: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy công tác ở khối Nhà nước, Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Lễ tang người từ trần không thuộc khoản 2, 3 Điều này, tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định Trưởng ban Tổ chức lễ tang cho phù hợp.
5. Ngoài Trưởng ban, tham gia Ban Tổ chức Lễ tang, gồm:
a) Đại diện Lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
b) Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi người từ trần đang công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu;
d) Đại diện cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; xã, phường, thị trấn nơi cư trú và quê hương của người từ trần; đại diện gia đình người từ trần;
Trường hợp cần thiết, mời thêm một số thành viên có liên quan tham gia vào Ban Tổ chức Lễ tang.
Điều 20. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu
Lễ tang do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy làm Trưởng ban Tổ chức Lễ tang thì Ban Tổ chức Tỉnh ủy giúp Trưởng ban Tổ chức Lễ tang: Mời họp Ban Tổ chức Lễ tang để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; gửi tin buồn đến các phương tiện thông tin đại chúng; các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; chuẩn bị lời điếu, lời cảm tạ.
Lễ tang do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang thì do Sở Nội vụ tham mưu thực hiện các nội dung trên.
Điều 21. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang được tổ chức tại Nhà tang lễ của tỉnh hoặc nhà riêng theo nguyện vọng của gia đình.
2. Nơi an táng:
a) Đối với trường hợp từ trần hoặc hy sinh được công nhận là liệt sĩ thì an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh hoặc Nghĩa trang liệt sĩ địa phương hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình;
b) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế này từ trần được an táng tại Nghĩa trang giành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) hoặc Nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Quy chế này từ trần được an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc Nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
Điều 22. Trang trí lễ đài, vòng hoa viếng, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, xe tang, Lễ hạ huyệt thực hiện như nghi lễ đối với Lễ tang cấp cao.
Điều 23. Trợ cấp mai táng và chi phí tổ chức lễ tang
Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Mục II. LỄ TANG HUYỆN, THÀNH PHỐ TỔ CHỨC
Điều 24. Đối tượng huyện, thành phố tổ chức Lễ tang
1. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu khi từ trần được huyện, thành phố nơi người nghỉ hưu tổ chức lễ tang (trừ các đối tượng tổ chức Lễ tang cấp cao và Lễ tang tỉnh tổ chức), cụ thể:
a) Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Cán bộ, công chức đã từng giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; cấp trưởng, phó các sở, ban, ngành và tương đương thuộc khối Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Bí thư, Phó bí thư huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ và Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ tương đương huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã, thành phố;
c) Anh hùng lực lượng vũ trang (trừ đối tượng từ trần do lực lượng vũ trang tổ chức lễ tang), Anh hùng lao động, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học - Công nghệ;
d) Đảng viên được tặng Huy hiệu từ 60 năm tuổi Đảng đến dưới 70 năm tuổi Đảng (không tính lực lượng vũ trang);
đ) Đại biểu Quốc hội;
e) Cán bộ, công chức đã từng giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, thị ủy, thành ủy; Ủy viên Ban Thường vụ chuyên trách Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh.
2. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Điều 25. Đứng tên đưa tin buồn
Huyện ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cơ quan đã trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương, quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình thông báo tin buồn trên báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh;
Người từ trần thuộc đối tượng tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 24 Quy chế này còn được đưa tin buồn trên trang 8 Báo Nhân dân.
Điều 26. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu
1. Ban Tổ chức Lễ tang do Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy quyết định thành lập nếu người từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể; UBND huyện, thành phố quyết định thành lập nếu người từ trần thuộc khối Nhà nước và các đối tượng còn lại (không phải là cán bộ, công chức, viên chức). Trưởng ban, Thành phần Ban Tổ chức Lễ tang thì tuỳ đối tượng cụ thể, Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, UBND huyện, thành phố quyết định tương tự Ban Tổ chức Lễ tang do tỉnh tổ chức.
2. Việc chuẩn bị phục vụ lễ tang do Ban Tổ chức Lễ tang phân công cho các cơ quan, đơn vị phối hợp cùng gia đình người từ trần thực hiện.
1. Người từ trần thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 24 được an táng tại nghĩa trang dành cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh (xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa) hoặc Nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
2. Người từ trần thuộc điểm b, c, d, đ, e khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Quy chế này được an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
1. Lễ đài trang trí phông nền đen, trên đó gắn ảnh người từ trần và dòng chữ trắng “Vô cùng thương tiếc …”.
2. Bàn thờ đặt trước và chính giữa phông, hai bên bàn thờ đặt cố định 02 vòng hoa của cơ quan chủ quản và gia đình, dưới lễ đài có lư hương.
3. Linh cữu đặt chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.
4. Bàn thờ nhỏ đặt phía dưới, có bát hương để viếng.
5. Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài).
1. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa, có băng đen chữ trắng của cơ quan chủ quản và gia đình đặt cố định hai bên bàn thờ.
2. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị số lượng vòng hoa luân chuyển theo quy định; trong thông báo tin buồn có ghi: Các đoàn đến viếng không mang vòng hoa, chỉ mang băng đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa viếng do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
1. Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) thành viên do Ban Tổ chức Lễ tang phân công đưa vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
2. Trong quá trình viếng, phát nhạc bài “Hồn tử sĩ’.
Điều 31. Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt
1. Lễ truy điệu, Lễ đưa tang như nghi lễ đối với Lễ tang cấp cao. Tùy theo điều kiện của địa phương và gia đình tổ chức cho phù hợp và trang nghiêm.
2. Lễ hạ huyệt do gia đình người từ trần tổ chức theo phong tục, Ban tổ chức Lễ tang cử đại diện đưa tang người từ trần đến nơi an táng.
Điều 32. Trợ cấp mai táng và chi phí tổ chức lễ tang
Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ.
Mục III. LỄ TANG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỔ CHỨC
Điều 33. Đối tượng xã, phường, thị trấn tổ chức Lễ tang
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu khi từ trần được xã, phường, thị trấn tổ chức lễ tang (trừ các đối tượng huyện, thành phố tổ chức Lễ tang), cụ thể:
1. Cán bộ, công chức, viên chức đã từng giữ chức vụ huyện ủy viên, thành ủy viên; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của các sở, ban, ngành thuộc khối Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; Ủy viên Thường trực HĐND cấp huyện; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện.
2. Đảng viên được tặng Huy hiệu từ 40 năm tuổi Đảng đến dưới 60 năm tuổi Đảng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức đã từng giữ chức vụ Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn.
1. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, các xã, phường, thị trấn phối hợp cùng gia đình tổ chức lễ tang cho người từ trần phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và Quy chế này.
2. Người từ trần thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 33 Quy chế này được đăng trên trang 8 Báo Nhân dân.
3. Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 (hai) vòng hoa cố định và số lượng vòng hoa luân chuyển theo quy định. Các đoàn đến viếng mang theo băng đen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, có dòng chữ trắng “Kính viếng” dưới có dòng chữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân để gắn vào vòng hoa viếng do Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị.
4. Về thành phần Ban Tổ chức Lễ tang gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn, gia đình người từ trần và các thành viên có liên quan.
Điều 35. Trợ cấp mai táng và chi phí tổ chức lễ tang
Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và ngân sách xã, phường, thị trấn hỗ trợ.
Mục IV. LỄ TANG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
Điều 36. Đối tượng cơ quan, đơn vị tổ chức Lễ tang
Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc khi từ trần (trừ đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp cao và Lễ tang do tỉnh tổ chức) được cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần tổ chức Lễ tang.
Cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình đứng tên để thông báo tin buồn trên các báo, đài tại địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc cư trú;
Trường hợp người từ trần là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trừ đối tượng từ trần do lực lượng vũ trang tổ chức lễ tang), Anh hùng lao động, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học - Công nghệ, Đảng viên được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi đảng trở lên còn được đưa tin buồn trên trang 8 báo Nhân dân.
1. Ban Tổ chức Lễ tang do cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần quyết định, gồm các thành viên đại diện cấp ủy, lãnh đạo, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị nơi người từ trần đang công tác, đại diện gia đình, đại diện chính quyền nơi cư trú và quê hương của người từ trần.
2. Trưởng Ban tổ chức Lễ tang là lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức đang trực tiếp quản lý người từ trần.
Việc chuẩn bị lời điếu do cơ quan chủ quản nơi người từ trần công tác và gia đình người từ trần thực hiện.
1. Đối với trường hợp từ trần (hy sinh) được công nhận là liệt sĩ thì an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ nơi cư trú hoặc Nghĩa trang liệt sĩ quê hương người từ trần hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình;
2. Đối với trường hợp từ trần thì an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc Nghĩa trang khác hay tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
Điều 41. Trang trí Lễ đài, vòng hoa viếng, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt
Thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 Quy chế này.
Điều 42. Trợ cấp mai táng và chi phí tổ chức lễ tang
Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nguồn kinh phí cơ quan, đơn vị hỗ trợ.
1. Cán bộ thoát ly hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
2. Người giữ chức vụ cấp Vụ trưởng trở lên đang công tác hoặc đã nghỉ hưu (là người Quảng Ngãi).
3. Cán bộ, công chức nghỉ hưu đã từng giữ chức vụ Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; cấp trưởng, phó các sở, ban, ngành và tương đương thuộc khối Đảng, Nhà nước; cấp trưởng, phó đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Bí thư, Phó bí thư huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ và cấp uỷ tương đương; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
4. Cán bộ đương chức hoặc nghỉ hưu trong lực lượng vũ trang thuộc đối tượng được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì tổ chức lễ tang trên địa bàn tỉnh.
5. Đảng viên được tặng Huy hiệu từ 60 năm tuổi Đảng đến dưới 70 năm tuổi Đảng;
6. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học – Công nghệ;
7. Đại biểu Quốc hội các khoá trước hoặc đương nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đương nhiệm.
8. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của các chức danh quy định tại Điều 5 và Điều 17 Quy chế này.
Tùy theo quá trình công tác và công lao đóng góp của mỗi cá nhân mà tỉnh quyết định thành phần, số lượng đoàn đại biểu hoặc đại biểu đại diện đến viếng hay gửi điện chia buồn.
Điều 44. Phục vụ đoàn tỉnh đi phúng viếng
1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy hoặc Sở Nội vụ liên hệ với Ban Tổ chức lễ tang do sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố và lực lượng vũ trang tổ chức để nắm thời gian viếng và mời các thành viên đại diện đoàn đại biểu tỉnh đi phúng viếng (đối tượng từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Tổ chức Tỉnh ủy mời sau khi xin ý kiến về số lượng, thành phần đoàn đại biểu đi phúng viếng của Thường trực Tỉnh ủy; đối tượng từ trần thuộc khối Nhà nước và các đối tượng khác do Sở Nội vụ mời sau khi xin ý kiến về số lượng, thành phần đoàn đại biểu đi phúng viếng của Chủ tịch UBND tỉnh).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuẩn bị lễ vật phúng viếng cho đoàn đại biểu tỉnh đi phúng viếng.
Điều 45. Mức kinh phí phúng viếng
1. Kinh phí phúng viếng đối với lễ tang các chức danh quy định tại Điều 5, Điều 17 và khoản 2, 4 Điều 43 Quy chế này là 5.000.000 đồng (năm triệu đồng), không bao gồm chi phí lễ vật phúng viếng, phương tiện đi lại (kể cả trường hợp đại diện đoàn tỉnh đi viếng các đối tượng ngoài tỉnh).
2. Kinh phí phúng viếng đối với lễ tang các đối tượng quy định tại Điều 43 (trừ đối tượng tại khoản 2, 4) Quy chế này là 3.000.000 đồng (ba triệu đồng), không bao gồm chi phí lễ vật phúng viếng, phương tiện đi lại (kể cả trường hợp đại diện đoàn tỉnh đi viếng các đối tượng ngoài tỉnh).
Điều 46. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành đối với Lễ tang cấp cao và Lễ tang tỉnh tổ chức.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp cùng cơ quan chủ quản và gia đình người từ trần chuẩn bị vòng hoa, băng tang, xe tang, đội khiêng linh cữu, sổ tang, sổ đăng ký các đoàn đến viếng;
b) Thực hiện công tác an táng cho người từ trần khi được đưa vào an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh (khu vực dành riêng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh khi từ trần);
c) Theo dõi, quản lý sổ tang, sổ đăng ký danh sách các đoàn đến viếng và bàn giao cho gia đình sau khi kết thúc lễ tang;
d) Chuẩn bị kinh phí, lễ vật phúng viếng cho đoàn đại biểu, đại biểu của tỉnh đi phúng viếng các đối tượng từ trần tại Điều 5, Điều 17, Điều 43 Quy chế này.
Hàng năm lập dự toán kinh phí để thực hiện và quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Trang trí lễ đài, đảm bảo âm thanh, ánh sáng trong quá trình tổ chức Lễ tang.
b) Tiến hành tổ chức các nghi lễ: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ hạ huyệt.
3. Công an tỉnh chịu trách nhiệm đảm bảo công tác an ninh trật tự nơi tổ chức lễ tang và trong quá trình đưa tang; phối hợp cùng cơ quan quân sự bố trí các chiến sĩ đưa vòng hoa trong Lễ tang (theo phân công của Ban Tổ chức Lễ tang).
Riêng những người từ trần đã từng công tác trong lực lượng vũ trang, thì Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cử chiến sĩ túc trực bên linh cữu người từ trần theo quy định.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện nghi thức tiêu binh đối với cán bộ giữ chức vụ từ Phó Bí thư Tỉnh uỷ và tương đương trở lên.
5. Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đại biểu ở Trung ương và các tỉnh bạn đến dự lễ tang (nếu có); bố trí xe đưa Ban Tổ chức Lễ tang, gia đình; xe đưa, trả khách đến tiễn đưa người từ trần từ nơi tổ chức tang lễ đến nơi an táng và ngược lại.
6. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm phối hợp cùng Văn phòng Tỉnh uỷ,
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí xe đưa Ban Tổ chức Lễ tang, gia đình; xe đưa, trả khách đến tiễn đưa người từ trần từ nơi tổ chức tang lễ đến nơi an táng và ngược lại.
7. Sở Tài chính chịu trách nhiệm cân đối ngân sách, hướng dẫn cụ thể mức kinh phí cấp, hỗ trợ và thanh quyết toán cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
8. Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh chịu trách nhiệm đưa tin buồn, tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng và lời cảm ơn của Ban Tổ chức lễ tang (do Ban Tổ chức lễ tang cung cấp).
9. Cấp uỷ, chính quyền các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị có cán bộ từ trần có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị các công việc có liên quan trong quá trình tổ chức Lễ tang.
Điều 47. Đối với Lễ tang huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn; cơ quan, đơn vị tổ chức
Ban Tổ chức Lễ tang phân công cho các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp cùng gia đình chuẩn bị các công việc liên quan trong quá trình tổ chức Lễ tang phù hợp theo phong tục truyền thống của địa phương, đúng quy định của Nhà nước và Quy chế này.
Điều 48. Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều 49. Trong quá trình thực hiện, nếu có những nội dung chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công, viên chức nhà nước, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 2350/QĐ-UBND năm 2008 sửa đổi Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-UBND do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3Quyết định 10/2011/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi từ trần
- 4Quyết định 122/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi từ trần của tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 14/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần do Tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Quyết định 20/2015/QĐ-UBND về Quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức Nhà nước khi từ trần do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông khi từ trần
- 8Quyết định 1535/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức thi tuyển công chức do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 9Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định kinh phí tổ chức lễ tang, lễ viếng đối với cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 10Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND Quy định kinh phí tổ chức lễ tang, lễ viếng đối với cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 11Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức và Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi từ trần trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi từ trần
- 13Quyết định 52/2017/QĐ-UBND về quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 14Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 194/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2018
- 16Quyết định 300/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 122/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi từ trần của tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 08/2018/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 194/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2018
- 4Quyết định 300/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công, viên chức nhà nước, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 4Nghị định 105/2012/NĐ-CP tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức
- 5Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
- 6Thông tư 74/2013/TT-BTC quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 2350/QĐ-UBND năm 2008 sửa đổi Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần ban hành kèm theo Quyết định 52/2007/QĐ-UBND do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 8Quyết định 10/2011/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi từ trần
- 9Quyết định 14/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chính sách, người có công khi từ trần do Tỉnh Tây Ninh ban hành
- 10Quyết định 20/2015/QĐ-UBND về Quy định tổ chức lễ tang cán bộ, công, viên chức Nhà nước khi từ trần do tỉnh Phú Yên ban hành
- 11Quyết định 29/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông khi từ trần
- 12Quyết định 1535/QĐ-UBND năm 2012 về Quy chế tổ chức thi tuyển công chức do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 13Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định kinh phí tổ chức lễ tang, lễ viếng đối với cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 14Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND Quy định kinh phí tổ chức lễ tang, lễ viếng đối với cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 15Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức và Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi từ trần trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 16Quyết định 03/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi từ trần
- 17Quyết định 52/2017/QĐ-UBND về quy chế tổ chức lễ tang, chế độ phúng điếu đối với cán bộ, công chức, viên chức, đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Quyết định 12/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công, viên chức khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 12/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/02/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Viết Chữ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra