- 1Công văn 7416/VPCP-TCCV tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 29/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Quyết định 02/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 27/2009/QĐ-UBND
- 5Quyết định 27/2009/QĐ-UBND về Quy định quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 3Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2012/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 22 tháng 05 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008, về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang bộ và Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số: 174/TTr-VPUBND ngày 08 tháng 5 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Hoạt động của hệ thống cán bộ đầu mối, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các thành viên hệ thống đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CÁN BỘ ĐẦU MỐI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy chế này, quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp công tác của Hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính (gọi tắt là TTHC) trên địa bàn tỉnh, trong việc tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, về kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh, ban hành Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Trung ương về lĩnh vực này.
Hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC (cán bộ đầu mối) của tỉnh bao gồm: cán bộ đầu mối tại các Sở, ban, ngành (gọi tắt là cán bộ đầu mối cấp tỉnh); cán bộ đầu mối tại Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cán bộ đầu mối cấp huyện) và cán bộ đầu mối tại UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cán bộ đầu mối cấp xã).
Điều 2. Cơ cấu tổ chức, thành phần của hệ thống cán bộ đầu mối
1. Cán bộ đầu mối cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, do Chánh Văn phòng UBND tỉnh phụ trách; các thành viên là Chánh Văn phòng hoặc Phó Chánh Văn phòng các Sở, ban, ngành của tỉnh và toàn bộ cán bộ, công chức Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND tỉnh.
Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng UBND tỉnh là bộ phận thường trực của hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC ở cấp tỉnh.
2. Cán bộ đầu mối cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập, có từ 5 đến 7 thành viên, do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện là bộ phận thường trực của hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC cấp huyện.
3. Cán bộ đầu mối cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập, có từ 3 đến 5 thành viên; cán bộ Văn phòng - Thống kê thuộc UBND cấp xã là thành viên thường trực của hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC cấp xã.
4. Cán bộ đầu mối của tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính), các Bộ, ngành Trung ương và Văn phòng UBND tỉnh; tổ chức hệ thống cán bộ đầu mối cấp huyện, cấp xã và các thành viên hệ thống cán bộ đầu mối cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn được phân công trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị và trước Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CÁN BỘ ĐẦU MỐI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT TTHC
Điều 3. Chức năng của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính
1. Cán bộ đầu mối có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình công tác thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị và của Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát TTHC gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính theo quy định của Trung ương, của UBND tỉnh và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng UBND tỉnh đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc.
2. Cán bộ đầu mối thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc cập nhật kịp thời văn bản của Trung ương, của UBND tỉnh chỉ đạo về công tác kiểm soát TTHC; báo cáo và đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, nhiệm vụ kiểm soát TTHC; trực tiếp tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, để nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
3. Là đầu mối trong quan hệ phối hợp công tác với Văn phòng UBND tỉnh (thông qua Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính), để kịp thời thông tin tình hình triển khai nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ tại cơ quan, đơn vị mình.
Điều 4. Nhiệm vụ cụ thể của cán bộ đầu mối
1. Nhiệm vụ của cán bộ đầu mối cấp tỉnh
a) Theo dõi, tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC do Bộ, ngành Trung ương ban hành, thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị; đôn đốc để kịp thời tham mưu bằng văn bản, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ TTHC thực hiện ở 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh.v.v.
b) Theo dõi, tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện việc đánh giá tác động các quy định TTHC tại dự thảo văn bản, khi cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh phân công nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Công văn số 7416/VPCP-TCCV ngày 15/10/2010 của Văn phòng Chính phủ, về tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về TTHC; Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh; phối hợp kiểm tra hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu đánh giá tác động TTHC có liên quan đảm bảo đầy đủ, chính xác trước khi gửi đến Văn phòng UBND tỉnh để lấy ý kiến về việc đánh giá tác động TTHC theo quy định.
c) Tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, công khai, đầy đủ, chính xác nội dung các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền công bố; tham mưu, giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện hình thức công khai, niêm yết TTHC một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận; thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc công khai địa chỉ, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tham mưu, giải quyết thủ tục hành chính.
d) Tham mưu bằng văn bản, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thường xuyên quán triệt đến cán bộ, công chức thuộc các phòng ban, các đơn vị trực thuộc về thái độ giao tiếp và cách ứng xử văn hóa trong quá trình thực thi công vụ; thực hiện nghiêm túc việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, đảm bảo đúng thời hạn quy định, không tự đặt thêm các loại giấy tờ để gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm phát sinh tiêu cực; tham mưu, đề nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị hình thức xử lý nghiêm, kịp thời đối với cán bộ, công chức không thực hiện đúng quy định trong thực thi công vụ được giao.
đ) Tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện việc rà soát, đơn giản hóa TTHC theo chỉ đạo của Trung ương, của UBND tỉnh, nhằm phát hiện và kịp thời kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế những quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, hoặc đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xử lý theo thẩm quyền, đối với các thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản về quy định và thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý nhà nước được chặt chẽ và thống nhất.
e) Là đầu mối trong việc phối hợp với Đoàn kiểm tra của tỉnh, để tham mưu giúp cơ quan, đơn vị mình chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, số liệu báo cáo và cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, khi cơ quan, đơn vị được chọn kiểm tra về nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính hàng năm theo quy định.
g) Là thành viên tham gia tại các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo chuyên đề, góp ý, đánh giá tác động thủ tục hành chính có liên quan do Văn phòng UBND tỉnh hoặc cấp trên triệu tập. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ đầu mối các Sở, ban, ngành được điều động làm việc tập trung tại Văn phòng UBND tỉnh để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
h) Chủ động phối hợp với các phòng, ban trong đơn vị tham mưu, giúp Thủ trưởng tiếp nhận và xử lý các văn bản chuyển đến từ UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh về các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy hoạch hành chính, thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình. Hàng quý, tham mưu bằng văn bản giúp Thủ trưởng cơ quan, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, kết quả giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại cơ quan, đơn vị mình.
2. Nhiệm vụ của cán bộ đầu mối cấp huyện.
Tổ trưởng hệ thống cán bộ đầu mối cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu bằng văn bản, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phân công các thành viên cán bộ đầu mối cấp huyện theo dõi các phòng, ban, các đơn vị cấp xã trực thuộc, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban, các đơn vị cấp xã trực thuộc thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, công khai, đầy đủ, chính xác nội dung các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền công bố; tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện về hình thức công khai, niêm yết TTHC một cách khoa học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận. Theo dõi, kiểm tra việc công khai địa chỉ, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các phòng, ban, đơn vị cấp xã trực thuộc có nhiệm vụ tham mưu, giải quyết thủ tục hành chính.
b) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện thường xuyên quán triệt đến cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban, các đơn vị cấp xã trực thuộc về thái độ giao tiếp và cách ứng xử văn hóa trong quá trình thực thi công vụ; thực hiện nghiêm túc việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, đảm bảo đúng thời hạn quy định, không tự đặt thêm các loại giấy tờ để gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm phát sinh tiêu cực; tham mưu, đề nghị lãnh đạo cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức không thực hiện đúng quy định.
c) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện triển khai thực hiện việc rà soát thủ tục hành chính, các quy định về thủ tục hành chính xác định đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện việc cắt giảm mạnh các quy định về thủ tục hành chính, đơn giản hóa TTHC theo chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh.
d) Là đầu mối trong việc phối hợp với Đoàn kiểm tra của tỉnh để tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, số liệu báo cáo và cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, khi cơ quan, đơn vị được chọn kiểm tra về nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính hàng năm.
đ) Chủ động phối hợp với các phòng, ban trong đơn vị tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện tiếp nhận, xử lý các văn bản chuyển đến từ UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh về các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình. Hàng quý, hoặc đột xuất, tham mưu bằng văn bản cho lãnh đạo cơ quan, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, kết quả giải quyết các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại đơn vị mình và các đơn vị cấp xã trực thuộc.
e) Các thành viên được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC; hướng dẫn, kiểm tra cán bộ đầu mối cấp xã triển khai, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
3. Nhiệm vụ của cán bộ đầu mối cấp xã.
Cán bộ đầu mối cấp xã có trách nhiệm tham mưu bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp xã phân công trách nhiệm các thành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận, tổ một cửa của đơn vị thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, công khai, đầy đủ, chính xác nội dung các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền công bố; tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo về hình thức công khai, niêm yết TTHC một cách thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận; theo dõi, kiểm tra việc công khai địa chỉ, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
b) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã thường xuyên quán triệt cán bộ, công chức của đơn vị về thái độ giao tiếp và cách ứng xử văn hóa trong quá trình thực thi công vụ; thực hiện nghiêm túc việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp đảm bảo đúng thời hạn quy định, không tự đặt thêm các loại giấy tờ để gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm phát sinh tiêu cực. Tham mưu, đề xuất lãnh đạo đơn vị kịp thời chấn chỉnh sai sót và có hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức không thực hiện đúng quy định.
c) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã triển khai thực hiện việc rà soát thủ tục hành chính, các quy định về thủ tục hành chính đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; các thủ tục hành chính có nhiều dư luận phản ánh về sự rườm rà, phức tạp; tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện, đề nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm mạnh các quy định về thủ tục hành chính không cần thiết, đảm bảo việc đơn giản hóa TTHC theo chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh.
d) Là đầu mối trong việc phối hợp với Đoàn kiểm tra của tỉnh, của huyện để tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, số liệu, báo cáo và cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, khi đơn vị được chọn kiểm tra về nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
đ) Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp xã tiếp nhận và xử lý các văn bản chuyển đến từ UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh về các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình.
e) Hàng quý, cán bộ đầu mối cấp xã có trách nhiệm phối hợp cùng cán bộ đầu mối cấp huyện được phân công, phụ trách, tham mưu bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp xã, báo cáo UBND cấp huyện về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị mình.
CHẾ ĐỘ GIAO BAN, THÔNG TIN, BÁO CÁO
1. Hàng quý, cán bộ đầu mối cấp tỉnh, cấp huyện giao ban một lần tại Văn phòng UBND tỉnh theo định kỳ vào thứ 6, tuần thứ 3 của tháng thứ 3 mỗi quý, do Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức”. Buổi giao ban tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Các cơ quan, đơn vị (các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện) báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong quý; đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất đối với các triển khai, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong quý tiếp theo cần triển khai.
b) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong quý; đồng thời tổng hợp, báo cáo cụ thể các cơ quan, đơn vị không thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Trước thời điểm Văn phòng UBND tỉnh tổ chức giao ban quý, Tổ trưởng hệ thống cán bộ đầu mối cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức buổi giao ban định kỳ cùng với cán bộ đầu mối cấp xã trực thuộc; tổng hợp tình hình, báo cáo trong buổi giao ban do Văn phòng UBND tỉnh tổ chức.
1. Cán bộ đầu mối cấp tỉnh và Tổ trưởng hệ thống cán bộ đầu mối cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính định kỳ; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Văn phòng UBND tỉnh. Theo đó, báo cáo định kỳ hàng quý của các cơ quan, đơn vị gửi về UBND tỉnh trước ngày 20 tháng thứ 3 mỗi quý.
Nội dung báo cáo theo biểu mẫu đính kèm.
2. Đối với cán bộ đầu mối cấp huyện, ngoài nhiệm vụ được phân công thực hiện tại đơn vị mình, còn có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị cấp xã theo sự phân công, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC của tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình; tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy chế này, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ đầu mối hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị kịp thời phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi việc chấp hành Quy chế này; tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2012/QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… | …, ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính Quý ……..
(Cơ quan, đơn vị) báo cáo Chủ tịch UBND …… về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của (cơ quan, đơn vị) trong Quý …, như sau:
I. Tình hình công bố thủ tục hành chính
1. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của UBND tỉnh (thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị, của ngành) đã ban hành trong quý, có quy định về thủ tục hành chính:
Số TT | Số văn bản | Ngày tháng năm ban hành | Trích yếu nội dung | Cơ quan ban hành |
|
|
|
|
|
2. Tổng số thủ tục hành chính đã tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố (TTHC mới ban hành, TTHC sửa đổi, bổ sung; TTHC hủy bỏ, thay thế)
Số TT | Số Tờ trình công bố | Số Quyết định công bố | Các thủ tục hành chính được công bố | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Việc đánh giá tác động về TTHC và việc lấy ý kiến của Văn phòng UBND tỉnh đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC khi cơ quan, đơn vị được phân công, chủ trì để xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh trong kỳ báo cáo.
II. Tình hình công khai thủ tục hành chính
- Việc niêm yết, công khai các quy định, thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị trực thuộc có giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc niêm yết, công khai địa chỉ, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng cơ quan tiếp nhận, phản ánh kiến nghị của UBND tỉnh tại cơ quan, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tham mưu, giải quyết thủ tục hành chính.
- Các biện pháp tuyên truyền, phổ biến đến người dân, doanh nghiệp về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị; địa chỉ cơ quan tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của UBND tỉnh.
III. Tình hình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
1. Tình hình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
Số TT | Tổng số kiến nghị tiếp nhận | Số kiến nghị đã xử lý xong | Số kiến nghị đang xử lý | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi tiết kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Số TT | Số, trích yếu văn bản yêu cầu xử lý phản ánh kiến nghị của UBND tỉnh | Số, trích yếu văn bản kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của đơn vị | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Công tác rà soát các quy định, thủ tục hành chính
Số TT | Số Quyết định công bố thủ tục hành chính | Thủ tục hành chính được rà soát | Nội dung TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ khác
- Tình hình triển khai các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 4, chương II của Quy chế này.
VI. Các kiến nghị, đề xuất
………………………
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của (cơ quan, đơn vị) trong Quý …, (Cơ quan, đơn vị) báo cáo để UBND ……. tổng hợp./.
Nơi nhận: | CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
Ghi chú: Đối với UBND cấp huyện, cấp xã không báo cáo mục I.
- 1Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của hệ thống cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Công văn 8145/UBND-NC năm 2013 thiết lập hệ thống đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 2206/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 1685/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn hệ thống cán bộ, công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 71/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của hệ thống cán bộ, công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 9Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính
- 3Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Công văn 7416/VPCP-TCCV tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VPCP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Văn phòng Chính phủ - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 29/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 8Quyết định 02/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 27/2009/QĐ-UBND
- 9Quyết định 27/2009/QĐ-UBND về Quy định quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của hệ thống cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 11Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 12Công văn 8145/UBND-NC năm 2013 thiết lập hệ thống đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Quyết định 2206/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động Kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14Quyết định 1685/QĐ-UBND năm 2013 kiện toàn hệ thống cán bộ, công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 15Quyết định 71/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của hệ thống cán bộ, công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 16Quyết định 07/2014/QĐ-UBND Quy chế hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 12/2012/QĐ-UBND về Quy chế Hoạt động của hệ thống cán bộ đầu mối, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 12/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lữ Ngọc Cư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực