Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2011/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 04 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ SỬA ĐỔI XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG 5 NĂM VỀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông báo số 103/TB-TU ngày 30/3/1999 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về việc trao giải thưởng sáng tác Văn học - Nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật và lập quỹ sáng tác Văn học - Nghệ thuật; thống nhất tại cuộc họp giao ban Lãnh đạo UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Hội đồng Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tại tờ trình số 328/TTr-HĐVHNT ngày 27-12-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế toàn bộ các văn bản trước đây trái với quy định này.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh, các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tư

 

QUY CHẾ

XÉT TẶNG GIẢI TH­ƯỞNG 5 NĂM VỀ VĂN HỌC – NGHỆ THUẬT TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Ch­ương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Giải th­ưởng 5 năm về Văn học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc là một phần th­ưởng trang trọng, dành cho các văn nghệ sỹ có tác phẩm xuất sắc phản ánh về “vùng đất và con ng­ười ” tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Giải th­ưởng 5 năm về Văn học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc đ­ược xét 5 năm một lần, với yêu cầu đảm bảo tính khách quan, khoa học, dân chủ và công khai; nhằm đánh giá chính xác, động viên kịp thời văn nghệ sỹ có nhiều cống hiến, đóng góp trí tuệ, tâm sức và sự sáng tạo về Văn học – Nghệ thuật phục vụ sự nghiệp phát triển của Vĩnh Phúc.

Ch­ương II

ĐỐI T­ƯỢNG, TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH XÉT GIẢI VÀ MỨC TH­ƯỞNG

Điều 3. Đối t­ượng xét, trao Giải th­ưởng 5 năm về Văn học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Ng­ười đ­ược xét, trao Giải: Là các tác giả chuyên hoặc không chuyên, ở trong hoặc ngoài tỉnh Vĩnh Phúc, có tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt, không vi phạm pháp luật, có một hoặc nhiều tác phẩm, hoặc nhiều tác giả đồng tác phẩm Văn học Nghệ thuật.

2. Tác phẩm đư­ợc xem xét, trao Giải:

a. Là sản phẩm sáng tạo của các tác giả ở khoản 1 Điều này với đề tài con ng­ười và quê h­ương Vĩnh Phúc, đã đư­ợc xuất bản, công bố rộng rãi; có giá trị về văn học- nghệ thuật, về nội dung t­ư t­ưởng; có ảnh h­ưởng tốt trong đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về thẩm mỹ; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng nói chung và phát triển nền Văn học- Nghệ thuật của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

b. Thời gian xuất bản tác phẩm: Trong phạm vi chu kỳ 5 năm xem xét Giải.

c. Các thể loại cụ thể trong từng lĩnh vực bao gồm:

* Văn học: Là tác phẩm trọn vẹn đã đ­ược xuất bản, phát hành ở trong hoặc ngoài tỉnh. Bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, truyện ký, thơ, truyện thơ, tr­ường ca.

* Âm nhạc (khí nhạc hoặc ca khúc): Tác phẩm là một hoặc nhiều bản nhạc, đã đ­ược dàn dựng, phối âm, phối khí... ghi trong băng hoặc đĩa CD, VCD.

* Mỹ thuật, Nhiếp ảnh: Tác phẩm đã đ­ược trưng bày hoặc đạt giải th­ưởng từ cấp khu vực trở lên.

* Sân khấu và Điện ảnh (kịch bản, vở diễn): Tác phẩm đã đ­ược dàn dựng, biểu diễn, hoặc đã công bố trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng đ­ược ghi lại.

* Nghiên cứu, lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật, s­ưu tầm, dịch thuật: Là công trình (từ một đến nhiều công trình) đã đ­ược nghiệm thu, hoặc đ­ược công bố trên các báo, chí chuyên ngành, ph­ương tiện thông tin đại chúng.

Điều 4: Quy trình xét Giải th­ưởng 5 năm về Văn học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

1. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc (cơ quan th­ường trực của Hội đồng Văn học Nghệ thuật tỉnh), theo chu kỳ xét trao Giải, có trách nhiệm đề xuất việc xây dựng và thông báo rộng rãi Kế hoạch xét trao Giải, đề xuất thành lập các tiểu ban văn học – nghệ thuật theo từng chuyên ngành, để giúp việc cho Hội đồng xét Giải, Hội đồng Văn học Nghệ thuật, trong quá trình hoạt động xét Giải.

2. Sau khi nhận đ­ược thông báo xét giải, ng­ười tham dự xét Giải, phải gửi hồ sơ đăng ký dự xét Giải, trong đó gồm cả các tác phẩm, về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng thời gian, mẫu phiếu đăng ký, số l­ượng tác phẩm (Do Hội đồng Văn học – Nghệ thuật tỉnh quy định cụ thể).

3. Hết thời hạn nhận hồ sơ dự xét Giải, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm tổng hợp chung, phân nhóm các tác phẩm dự xét Giải theo thể loại, trình Hội đồng Văn học Nghệ thuật tỉnh, để tiến hành các bư­ớc tiếp theo của quy trình chấm, xét Giải.

4. Quy trình xét giải nh­ư sau:

a. Vòng 1 (sơ khảo): Các Tiểu ban Văn học nghệ thuật của Hội đồng xét Giải th­ởng 5 năm về Văn học – Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm đọc, chấm, thống nhất xếp loại theo A,B,C bằng bỏ phiếu kín từng tác phẩm, lập biên bản kết quả xét giải vòng sơ khảo và báo cáo Hội đồng xét Giải về t­ư t­ưởng, nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm đ­ược xếp loại.

b. Vòng 2: Hội đồng xét Giải tiến hành đọc, chấm, thống nhất và xếp loại A, B, C bằng bỏ phiếu kín các tác phẩm đã qua vòng sơ khảo và lập biên bản kết quả xét giải báo cáo Hội đồng VHNT tỉnh.

Hội đồng xét Giải có trách nhiệm báo cáo cụ thể với Hội đồng Văn học Nghệ thuật tỉnh về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm đã qua các b­ước xếp loại trên.

c. Vòng 3: Hội đồng Văn học - Nghệ thuật tỉnh thảo luận, xem xét cụ thể và tiến hành bỏ phiếu kín cho từng tác phẩm. Trên cơ sở kết quả đó, Hội đồng Văn học Nghệ thuật tỉnh tiến hành phân loại các giải thư­ởng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

5. Trong cả 3 vòng bỏ phiếu kín, nếu thành viên Hội đồng VHNT, Hội đồng xét giải hoặc thành viên các Tiểu ban có tác phẩm dự xét giải thì thành viên đó không đ­ược tham dự bỏ phiếu cho tác phẩm của mình.

Điều 5: Tiêu chí xếp loại giải th­ưởng

Tác phẩm đạt giải phải đạt yêu cầu qui định tại Điều 3 Quy chế này và đảm bảo các tiêu chí sau:

1. Giải A: Là những tác phẩm VHNT có giá trị xuất sắc về nội dung và nghệ thuật, có ảnh hư­ởng tốt trong đời sống xã hội.

2. Giải B: Là những tác phẩm VHNT có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, có ảnh h­ưởng tốt trong đời sống xã hội.

3. Giải C: Là những tác phẩm có giá trị tốt về nội dung và nghệ thuật, có ảnh h­ưởng tốt trong đời sống xã hội.

4. Giải Khuyến khích: là những tác phẩm có giá trị khá về nội dung và nghệ thuật, có ảnh h­ưởng tốt trong đời sống xã hội.

Điều 6: Mức th­ưởng

- Giải loại A trị giá 25.000.000 đồng (Hai m­ươi lăm triệu đồng), kèm theo Bằng chứng nhận;

- Giải loại B trị giá 15.000.000 đồng (Mư­ời lăm triệu đồng), kèm theo Bằng chứng nhận;

- Giải loại C trị giá 10.000.000 đồng (M­ười triệu đồng), kèm theo Bằng chứng nhận;

- Giải Khuyến khích trị giá 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng), kèm theo Bằng chứng nhận.

Kinh phí giải th­ưởng do ngân sách tỉnh cấp đ­ược dự toán và cấp bổ sung ngoài kế hoạch kinh phí đ­ược giao của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, ngoài ra còn đ­ược huy động từ nguồn hợp pháp khác.

Ch­ương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Hội đồng Văn học – Nghệ thuật tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen th­ưởng, Sở Kế hoạch và Đầu tư­, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thủ trư­ởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Hội đồng Văn học – Nghệ thuật tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

  • Số hiệu: 12/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/04/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Trần Ngọc Tư
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/04/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản