Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2007/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 12 tháng 01 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG PÁC BÓ (SỬA ĐỔI)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét Tờ trình số 575/TTr-KHCN ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng giải thưởng Pác Bó (sửa đổi).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG PÁC BÓ (SỬA ĐỔI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày12 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Qui chế này hướng dẫn xét tặng giải thưởng Pác Bó, giải thưởng cao nhất của tỉnh Cao Bằng được Ủy ban nhân dân tỉnh xét, trao tặng cho những công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị xuất sắc, sáng tạo, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ, văn hoá - xã hội tỉnh Cao Bằng.
Qui chế này áp dụng đối với các công trình, cụm công trình, các tác phẩm văn học, nghệ thuật nêu tại Điều 1 trên đây của cá nhân, tập thể là công dân Việt Nam hay tổ chức, cá nhân người nước ngoài sáng tạo, công bố và lần đầu tiên được sử dụng tại Cao Bằng, đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này.
Tác giả, tập thể tác giả có công trình, cụm công trình, tác phẩm được tặng giải thưởng Pác Bó được: Nhận cúp biểu tượng giải thưởng Pác Bó, bằng chứng nhận giải thưởng và tiền thưởng theo qui định.
Trong qui chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình khoa học và công nghệ là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo, có mục tiêu và kết quả cụ thể trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới… phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả.
2. Cụm công trình, tác phẩm là: Tập hợp các công trình, tác phẩm của cùng một tác giả hoặc các đồng tác giả được xác định thuộc một lĩnh vực; hoặc tập hợp các công trình do nhiều tác giả thực hiện độc lập, tạo ra cùng một kết quả nhưng sử dụng các phương pháp, nguyên lý, kỹ thuật khác nhau.
3. Tác phẩm, cụm tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục thẩm mỹ của nhân dân, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong sự phát triển của nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà; đã được sáng tác và sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, màn ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát của các tác giả bao gồm:
a) Văn học: Tác phẩm, cụm tác phẩm thuộc các thể loại văn, thơ, công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học.
b) Âm nhạc: Tác phẩm, cụm tác phẩm thuộc các thể loại nhạc; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình âm nhạc.
c) Sân khấu: Kịch bản sân khấu được dàn dựng công diễn phục vụ công chúng, các vở diễn thuộc các loại hình sân khấu; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình sân khấu.
d) Mỹ thuật: Tác phẩm, cụm tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật trang trí; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình mỹ thuật.
e) Nhiếp ảnh: Tác phẩm, cụm tác phẩm ảnh (ảnh chụp); công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình nhiếp ảnh.
g) Múa: Kịch bản múa được dàn dựng công diễn phục vụ công chúng, các vở múa; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình múa.
h) Điện ảnh: Các bộ phim thuộc các loại hình; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh.
i) Văn nghệ dân gian: Công trình, cụm công trình sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật dân gian.
k) Kiến trúc: Bản thiết kế công trình, cụm công trình kiến trúc được xây dựng; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình kiến trúc.
m) Tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình về văn hoá.
4. Tác giả công trình, cụm công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật là người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra công trình, cụm công trình, tác phẩm.
Đồng tác giả là nhiều người bằng lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra công trình, cụm công trình, tác phẩm; Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí cho tác giả, đồng tác giả mà không tham gia sáng tạo ra công trình, cụm công trình, tác phẩm thì không được coi là tác giả, đồng tác giả công trình, cụm công trình, tác phẩm.
Công trình, cụm công trình, tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng Pác Bó phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phải được công bố và ứng dụng trong thực tiễn ít nhất từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét thưởng.
2. Không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu nại về nội dung, kết quả công trình, tác phẩm tại thời điểm xét thưởng.
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu công trình, cụm công trình khoa học công nghệ nghiệm thu đã nộp tại Trung tâm Tin học và Thông tin khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng.
4. Đối với các công trình, cụm công trình khoa học công nghệ được thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án được ngân sách cấp kinh phí thực hiện phải được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đánh giá xếp loại khá trở lên; các công trình, cụm công trình khoa học công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước được Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá, được trực tiếp dự thi ở Hội đồng cấp tỉnh; đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật không thực hiện dưới hình thức đề tài, dự án khi đề nghị xét thưởng phải là những công trình, tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh - cấp ngành và tương đương) đánh giá, xếp loại xuất sắc trở lên.
5. Đối với các cụm công trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật đã được nhận giải thưởng chuyên ngành Trung ương và tương đương thì không đề nghị xét tặng giải thưởng Pác Bó. Các công trình, cụm công trình khoa học công nghệ đã nhận giải thưởng cấp quốc gia được xét tặng giải thưởng Pác Bó ngay ở Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp tỉnh.
Việc đánh giá, xét tặng giải thưởng Pác Bó được tiến hành độc lập và theo ba cấp:
1. Cấp cơ sở
2. Cấp ngành và tương đương
3. Cấp tỉnh
Việc đánh giá, xét tặng giải thưởng Pác Bó ở cấp tỉnh được tiến hành theo hai bước:
- Bước 1: Xét thưởng ở các Hội đồng giám khảo chuyên ngành do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập trên cơ sở đề nghị của Ban tổ chức giải thưởng Pác Bó.
- Bước 2: Xét thưởng tại Hội đồng giải thưởng cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng.
1. Hội đồng xét thưởng các cấp gồm đại diện cho các cơ sở đã áp dụng kết quả công trình, các nhà khoa học, các nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình, tác phẩm.
2. Mỗi thành viên Hội đồng xét thưởng có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét và đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng công trình, tác phẩm bằng văn bản. Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở và cấp ngành phân công 02 đến 03 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình, tác phẩm làm phản biện viết nhận xét, đánh giá công trình, tác phẩm.
3. Các Hội đồng giải thưởng hoạt động theo nguyên tắc sau:
a) Kỳ họp đánh giá xét thưởng (có bỏ phiếu) của Hội đồng giải thưởng phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 uỷ viên phản biện, trường hợp uỷ viên phản biện vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản.
b) Hội đồng đánh giá công trình, tác phẩm theo nguyên tắc công khai, công bằng, dân chủ và khách quan. Những công trình, tác phẩm được ít nhất 2/3 số phiếu đề nghị của số thành viên Hội đồng có mặt mới được chuyển lên Hội đồng cấp trên xem xét và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Hội đồng giải thưởng cấp trên chỉ xem xét những công trình, tác phẩm đã được Hội đồng giải thưởng cấp dưới đề nghị.
d) Thành viên của Hội đồng giải thưởng không tham dự xét thưởng các công trình, tác phẩm mà mình là tác giả hoặc đồng tác giả.
Điều 8. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở
Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở và cấp ngành hoặc tương đương và có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét thưởng trong đơn vị mình trước khi gửi hồ sơ đề nghị xét thưởng lên Hội đồng giải thưởng cấp trên.
Điều 9. Thời hạn, lĩnh vực và cơ cấu giải thưởng
1. Giải thưởng Pác Bó được công bố 03 năm một lần cho các lĩnh vực sau:
a) Công trình, cụm công trình khoa học (bao gồm khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý).
b) Công trình, cụm công trình kỹ thuật và công nghệ.
d) Tác phẩm văn học - nghệ thuật.
2. Cơ cấu giải thưởng như sau: Mỗi lĩnh vực có tối đa 01 giải đặc biệt; 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba và các giải khuyến khích.
3. Mức thưởng của các giải như sau (tính theo thang điểm 100) do Hội đồng giám khảo chuyên ngành đánh giá và đề xuất lên Hội đồng giải thưởng cấp tỉnh:
a) Giải đặc biệt: 20 triệu đồng cho công trình, tác phẩm đặc biệt xuất sắc đạt được các yêu cầu, tiêu chuẩn và đạt số điểm từ 95 - 100
b) Giải nhất: 15 triệu đồng cho công trình, tác phẩm đạt số điểm từ 80 - 94.
c) Giải nhì: 10 triệu đồng cho công trình, tác phẩm đạt số điểm từ 70 - 79.
d) Giải ba: 05 triệu đồng cho công trình, tác phẩm đạt số điểm từ 60 - 69.
e) Giải khuyến khích: 01 triệu đồng cho công trình, tác phẩm đạt số điểm từ 50 -59.
1. Kinh phí tổ chức giải thưởng Pác Bó và tiền thưởng cho các công trình, tác phẩm đạt giải được trích từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ, qũy Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, các nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, ủng hộ (nếu có).
2. Kinh phí cho giải thưởng được sử dụng như sau:
a) Công tác văn phòng phục vụ hoạt động của giải thưởng.
b) Bồi dưỡng các cuộc họp của các thành viên, các Hội đồng xét thưởng từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, các báo cáo viên, các dịch vụ khác đáp ứng cho hoạt động của các Hội đồng và tổ chức giải thưởng theo các qui định của ngành khoa học và công nghệ.
c) Chi bồi dưỡng thẩm định, đánh giá hồ sơ xét thưởng ở cấp tỉnh: 200.000đ/một công trình, tác phẩm/một thành viên Hội đồng.
d) Tổ chức hội thảo, đi tìm hiểu, khảo sát hiện trường (nếu cần thiết).
e) Tổ chức trao giải và tiền thưởng.
Điều 11. Tiêu chuẩn xét thưởng
Công trình, tác phẩm được xét tặng giải thưởng Pác Bó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
A. Đối với công trình, cụm công trình khoa học kỹ thuật và công nghệ
1. Về giá trị khoa học công nghệ:
a) Có tính sáng tạo và đổi mới về công nghệ để phát triển hoặc tạo sản phẩm mới góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế.
b) Có tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với việc lựa chọn, thích nghi, làm chủ và phát triển các ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
2. Về hiệu quả kinh tế, kinh tế - xã hội:
a) Tạo ra hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh tế - xã hội đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh.
b) Có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
B. Đối với công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật
1. Đảm bảo nội dung tư tưởng tốt, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Có tính sáng tạo nghệ thuật, tính độc đáo, phản ánh chân thực cuộc sống.
3. Có tác dụng giáo dục thẩm mỹ lành mạnh, trong sáng, góp phần xây dựng con người mới XHCN trong thời kỳ đổi mới.
4. Công trình có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi trong đời sống nhân dân, có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực hoặc ngành trong phạm vi toàn tỉnh.
C. Đối với công trình khoa học xã hội và nhân văn.
1. Đảm bảo tính mới và tính sáng tạo của công trình.
2. Có ảnh hưởng rộng lớn và tác dụng lâu dài trong đời sống nhân dân; có giá trị cao về nội dung tư tưởng, có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ nhận thức, giáo dục thẩm mỹ của nhân dân, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong sự phát triển của nền văn học nghệ thuật; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
3. Có đóng góp quan trọng trong phát triển khoa học công nghệ của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong phạm vi toàn tỉnh.
TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC XÉT THƯỞNG
Điều 12. Hồ sơ và thủ tục xét thưởng ở cơ sở
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp cơ sở gồm:
a) Đơn đề nghị xét tặng giải thưởng của tác giả hoặc đồng tác giả;
b) Báo cáo tổng kết toàn diện và báo cáo tóm tắt công trình theo mẫu biểu qui định của Ban tổ chức (nếu là công trình khoa học);
c) Bản đăng ký tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình theo mẫu biểu có kèm theo bản sao tác phẩm, công trình nếu là mảng văn học, nghệ thuật;
d) Biên bản đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ hoặc dự án nghiên cứu triển khai của Hội đồng khoa học cấp quản lý tương ứng với công trình;
e) Giấy xác nhận đã nộp báo cáo kết quả nghiên cứu (đối với công trình khoa học và công nghệ) theo qui định tại khoản 3 Điều 5 của Qui chế này;
g) Bản sao các văn bản, tư liệu khoa học và công nghệ liên quan đến công trình, tác phẩm: Luận văn, sách, bài báo, văn bằng bảo hộ (nếu có);
h) Nhận xét của tổ chức, cá nhân sử dụng công trình, tác phẩm (nếu có);
i) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Tổ chức xét thưởng cấp cơ sở
a) Các công trình, tác phẩm phải được đăng ký và xét thưởng tại đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, nơi tạo ra công trình, nơi quản lý tác giả công trình hoặc nơi tác giả đang làm việc.
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và công nghệ không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký và xét thưởng tại các Hội chuyên ngành hoặc tương đương.
b) Thủ trưởng các đơn vị cơ sở có trách nhiệm thành lập Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở, có từ 07 đến 09 thành viên, Chủ tịch Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở phải là nhà khoa học có uy tín, am hiểu lĩnh vực khoa học của công trình. Trong trường hợp thiếu chuyên gia am hiểu công trình, thủ trưởng đơn vị có thể mời thêm chuyên gia bên ngoài tham gia Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở.
c) Hội đồng giải thưởng cấp cơ sơ có trách nhiệm xem xét, đánh giá từng công trình, viết phiếu nhận xét, xác nhận tác giả (hoặc đồng tác giả), bỏ phiếu đánh giá chấm điểm, lập biên bản đánh giá hồ sơ công trình và gửi hồ sơ đề nghị xét thưởng của cơ sở đến các địa chỉ tương ứng sau:
- Ngành chủ quản
- Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (đối với các hội chuyên ngành hoặc tương đương)
- Hội văn học nghệ thuật (đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật).
Điều 13. Hồ sơ và thủ tục xét thưởng ở cấp ngành và tương đương
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp ngành và tương đương gồm:
a) Công văn đề nghị xét tặng giải thưởng Pác Bó của thủ trưởng đơn vị cơ sở;
b) Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp cơ sở;
c) Biên bản xét thưởng của Hội đồng giải thưởng cấp cơ sở.
2. Tổ chức xét thưởng cấp ngành và tương đương
a) Thủ trưởng cấp ngành, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật có trách nhiệm thành lập Hội đồng giải thưởng cấp ngành và tương đương.
b) Hội đồng giải thưởng cấp ngành và tương đương có từ 09 đến 11 thành viên. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá, lựa chọn công trình đạt tiêu chuẩn xét thưởng (theo các mẫu phiếu đánh giá), lập biên bản đánh giá hồ sơ công trình và gửi hồ sơ đề nghị xét thưởng đến Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực giải thưởng Pác Bó).
Điều 14. Hồ sơ và thủ tục xét thưởng ở cấp tỉnh
1. Hồ sơ đề nghị xét thưởng cấp tỉnh gồm:
a) Công văn đề nghị xét tặng giải thưởng Pác Bó của thủ trưởng ngành, tương đương kèm theo các phụ lục (biểu mẫu qui định): 01 bản gốc;
b) Báo cáo tổng kết toàn diện, báo cáo tóm tắt công trình hoặc sách, ấn phẩm: 01 bản gốc và 14 bản sao;
c) Bản giới thiệu tóm tắt công trình và danh sách tác giả (đồng tác giả): 01 bản gốc;
d) Biên bản xét thưởng của Hội đồng giải thưởng cấp ngành và tương đương: 01 bản gốc, 14 bản sao;
e) Biên bản đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ hoặc dự án nghiên cứu triển khai của Hội đồng khoa học cấp quản lý tương ứng với công trình: 15 bản;
g) Giấy xác nhận đã nộp báo cáo kết quả nghiên cứu (đối với công trình khoa học và công nghệ) theo qui định tại khoản 3 Điều 5 của Qui chế này: 01 bản;
h) Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan, văn bằng bảo hộ (nếu có), giấy nhận xét của tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả công trình, tài liệu khác (nếu có): 15 bản;
i) Chứng nhận giải thưởng cấp quốc gia (nếu đã đoạt giải thưởng cấp quốc gia);
2. Hội đồng giải thưởng cấp tỉnh chỉ xem xét những hồ sơ đề nghị xét thưởng hợp lệ. Hồ sơ hợp lệ là những hồ sơ nộp đúng hạn, có đầy đủ các văn bản, tài liệu qui định tại khoản 1 Điều này, không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu nại về nội dung và kết quả công trình, tác phẩm tại thời điểm xét thưởng.
3. Cơ quan thường trực giải thưởng Pác Bó có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét thưởng. Thông báo tóm tắt danh sách công trình và tác giả được đề nghị xét thưởng trên một số phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong quá trình đánh giá, xét thưởng.
4. Tổ chức xét thưởng cấp tỉnh:
a) Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực giải thưởng Pác Bó) quyết định thành lập các Hội đồng giải thưởng chuyên ngành để đánh giá các công trình, tác phẩm được đề nghị xét thưởng.
- Hội đồng giải thưởng chuyên ngành có từ 11 đến 13 thành viên gồm các thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh có chuyên môn cùng lĩnh vực với Hội đồng chuyên ngành, các nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học của công trình, tác phẩm và đại diện của cơ sở đã áp dụng kết quả nghiên cứu của công trình, tác phẩm. Hội đồng có 01 thành viên làm thư ký khoa học của Hội đồng.
- Hội đồng giải thưởng chuyên ngành phân công 03 chuyên gia viết nhận xét, đánh giá công trình (theo mẫu). Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng chuyên ngành có thể mời thêm chuyên gia am hiểu công trình, tác phẩm không phải là thành viên Hội đồng tham gia viết nhận xét, đánh giá về công trình.
- Hội đồng chuyên ngành căn cứ Hệ thống đánh giá chấm điểm (do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành) của mỗi lĩnh vực giải thưởng để xem xét, đánh giá, bỏ phiếu cho điểm từng công trình, tác phẩm, đồng thời lập biên bản tổng hợp kết quả xét thưởng, danh sách công trình, tác phẩm đề nghị tặng giải thưởng Pác Bó trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
b) Hội đồng giải thưởng Pác Bó cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng.
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Phó Chủ tịch thường trực.
- Các ủy viên Hội đồng bao gồm các chủ tịch Hội đồng chuyên ngành, một số ủy viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh và một số nhà khoa học, nhà công nghệ, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn thuộc các chuyên ngành khác nhau, tuỳ thuộc vào các công trình được xét thưởng.
- Căn cứ vào hồ sơ kết quả đánh giá của Hội đồng giải thưởng chuyên ngành và đối chiếu với các tiêu chuẩn của mỗi loại giải thưởng, Hội đồng giải thưởng cấp tỉnh xem xét từng công trình, bỏ phiếu đánh giá, lập biên bản xét thưởng theo lĩnh vực khoa học, tổng hợp kết quả xét thưởng với danh sách công trình đề nghị tặng giải thưởng Pác Bó trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 15. Tổ chức trao giải thưởng
Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định tặng giải thưởng Pác Bó cho các công trình, tác phẩm. Ban tổ chức giải thưởng sẽ tổ chức trao giải cho tập thể, cá nhân đạt giải vào dịp kỷ niệm ngày Bác Hồ về nước (ngày 28 tháng 01 hàng năm).
Điều 16. Việc khiếu nại giải thưởng
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét thưởng và việc vi phạm qui định, trình tự, thủ tục xét thưởng.
a) Đơn khiếu nại phải ghi họ và tên, địa chỉ và gửi cho thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng giải thưởng cấp tương ứng.
b) Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng giải thưởng ở cấp nào thì cấp đó nhận đơn và có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại; không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh.
Sở Khoa học và công nghệ có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức xét giải thưởng và hướng dẫn thực hiện Qui chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cá nhân, tổ chức phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Nghị quyết 34/2015/NQ-HĐND Quy định tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng"
- 1Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng Cố đô về khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Nghị quyết 34/2015/NQ-HĐND Quy định tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Cao Bằng"
Quyết định 54/2007/QĐ-UBND Quy chế xét tặng giải thưởng Pác Bó (sửa đổi) do tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 54/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Lô Ích Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra