Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 09 tháng 04 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tại Tờ trình số 51/TTr-VHNT ngày 14 tháng 8 năm 2012; Sở Nội vụ tại Công văn số 420/SNV-TĐKT ngày 19/2/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
1. Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Kon Tum là giải thưởng của UBND tỉnh tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xuất sắc về Kon Tum.
2. Giải thưởng nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm, công trình xuất sắc có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng; động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ phát huy tính năng động sáng tạo nghệ thuật góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Kon Tum được xét thưởng định kỳ 5 năm một lần. Lần thứ nhất được tính từ năm 2008 đến năm 2013, sau đó cứ 5 năm được xét thưởng một lần.
Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thưởng
Những tác phẩm được xét thưởng là những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có đề tài phản ánh lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hóa, con người và công cuộc đổi mới của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 4. Đối tượng tác giả và tác phẩm được tham dự giải thưởng
1. Về tác giả:
Tất cả công dân Việt Nam tại thời điểm xét thưởng đều được gửi tác phẩm tham dự giải.
2. Về tác phẩm:
a) Tác phẩm tham dự giải thưởng là tác phẩm của cá nhân hoặc tập thể tác giả thuộc các ngành: Văn học; Sân khấu; Mỹ thuật; Âm nhạc; Nhiếp ảnh; Kiến trúc; công trình nghệ thuật; Múa; Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; Văn nghệ dân gian.
b) Tác phẩm tham dự giải thưởng phải là tác phẩm mới, đã được công bố trong thời gian 5 năm trước khi xét thưởng.
Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Kon Tum được chia thành 2 loại: loại cho nhóm tác giả và loại cho tác giả độc lập. Mỗi ngành có các giải A, B, C, khuyến khích cho từng chuyên ngành và giải đặc biệt.
1. Loại cho nhóm tác giả, bao gồm:
a) Âm nhạc: Nhạc kịch, thanh xướng kịch.
b) Sân khấu: Vở diễn hoàn chỉnh các thể loại.
c) Múa: Vũ kịch, tổ khúc múa, thơ múa.
d) Kiến trúc: Công trình kiến trúc, trang trí nội ngoại thất và đồ án quy hoạch được duyệt.
đ) Mỹ thuật: Cụm tượng đài, tranh hoành tráng.
2. Loại cho tác giả độc lập, bao gồm:
a) Văn học: Tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tập thơ, trường ca, bút ký, hồi ký, phóng sự.
b) Âm nhạc: Ca khúc, tập ca khúc, Romance, hợp xướng, khí nhạc.
c) Kiến trúc: Công trình kiến trúc, trang trí nội ngoại thất và đồ án quy hoạch được duyệt.
d) Mỹ thuật: Tranh, tượng; cụm tranh, cụm tượng.
đ) Nhiếp ảnh: Ảnh đơn nghệ thuật, bộ ảnh nghệ thuật.
e) Công trình nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật.
f) Văn nghệ dân gian: Công trình nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian.
g) Múa: Vũ kịch, tổ khúc múa, thơ múa.
3. Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum, gồm:
Bằng chứng nhận và tiền thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giải thưởng không làm cơ sở để đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước.
4. Nguồn kinh phí và mức tiền thưởng.
a) Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh và nguồn vận động tài trợ khác.
b) Mức tiền thưởng cho mỗi giải thưởng của mỗi lần xét tặng giải thưởng được tính bằng tiền đồng Việt Nam, do Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nội vụ đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
5. Trong quá trình xét giải thưởng, Hội đồng chấm giải có quyền đề xuất trao tặng giải đặc biệt xuất sắc có giá trị cao hơn giải nhất (nếu có).
QUY ĐỊNH, QUY TRÌNH SƠ KHẢO, CHUNG KHẢO VÀ XÉT GIẢI THƯỞNG
Điều 6. Phương thức giới thiệu, tiêu chí, thang bảng điểm sơ khảo, chung khảo và xét giải thưởng.
1. Các tác phẩm dự giải phải được xem xét, bình chọn từ các Chi hội chuyên ngành và do Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh giới thiệu cho Hội đồng chấm giải.
2. Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh do Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh ra quyết định thành lập.
3. Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng tiêu chí, thang bảng điểm sơ khảo, chung khảo và xét giải thưởng, trình Hội đồng chấm giải xem xét, quyết định.
4. Các thành viên của Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành, Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh và Hội đồng chấm giải nếu có tác phẩm được tham dự xét thưởng thì không được bỏ phiếu cho tác phẩm của mình.
1. Các Chi hội chuyên ngành sơ khảo xét giải thưởng ở ngành mình và đề nghị lên Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh.
2. Mỗi Chi hội chuyên ngành được chọn từ 5 - 7 tác phẩm, công trình của chuyên ngành mình (kể cả tác phẩm của tác giả ngoài tỉnh) để giới thiệu tham dự xét giải, nếu có hơn 7 tác phẩm đạt 70% số phiếu thuận trở lên thì ưu tiên chọn tác phẩm, công trình theo số thứ tự có số phiếu từ cao xuống thấp.
3. Việc sơ khảo được tiến hành như sau:
a) Bước 1: Từng thành viên trong Hội đồng nghệ thuật Chi hội chuyên ngành được cung cấp đầy đủ tác phẩm để nghiên cứu trước (Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành do Chi hội chuyên ngành thành lập).
b) Bước 2: Tập thể Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành tiến hành chấm các tác phẩm theo thang bảng điểm sơ khảo, bỏ phiếu kín bầu chọn tác phẩm.
c) Bước 3: Những tác phẩm có 70% số phiếu thuận trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành có mặt, lập hồ sơ để giới thiệu lên Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh xem xét, đề nghị chấm chung khảo
d) Bước 4: Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh xem xét các tác phẩm do các Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành giới thiệu lên để đề nghị Hội đồng chấm giải chấm chung khảo.
Điều 8. Về công tác chung khảo.
1. Hội đồng chấm giải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập; thành phần gồm:
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh - Phó Chủ tịch Thường trực Hộí đồng.
- Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sau:
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
+ Sở Nội vụ;
+ Văn phòng UBND tỉnh;
+ Sở Giáo dục và Đào tạo;
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
+ Báo Kon Tum;
+ Chủ tịch Hội Kiến trúc;
+ Chi hội trưởng các Chi hội chuyên ngành thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh.
2. Hội đồng chấm giải làm việc tập thể, chấm theo tiêu chí thang, bảng điểm chung khảo các tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật thuộc Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh giới thiệu; tiến hành bỏ phiếu kín, chọn ra những tác phẩm có 70% số phiếu thuận trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng chấm giải có mặt để đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng giải thưởng.
3. Hội đồng chấm giải có quyền mời các chuyên gia có uy tín trong từng lĩnh vực tham gia tư vấn xét giải, nhưng không được bỏ phiếu bầu chọn.
Điều 9. Quy định về trao tặng giải đặc biệt xuất sắc:
Việc trao tặng giải đặc biệt xuất sắc sẽ do Chủ tịch Hội đồng chấm giải đề cử và phải được 100% số phiếu thuận của tổng số thành viên Hội đồng chấm giải có mặt đề nghị.
Điều 10. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các Chi hội chuyên ngành về tiến trình xét chọn phần sơ khảo, tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét giải thưởng từ các Chi hội chuyên ngành; xem xét các tác phẩm do các Hội đồng nghệ thuật chi hội chuyên ngành giới thiệu lên để đề nghị Hội đồng chấm giải chấm chung khảo.
2. Phối hợp với các ngành liên quan, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng chung khảo.
3. Tham mưu tổ chức các cuộc họp của Hội đồng chấm giải.
4. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tham mưu thành lập Ban Tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Kon Tum; công tác chuẩn bị tổ chức lễ trao giải (nội dung, kinh phí, vật chất, giải thưởng.,.) vào quý 1 năm kế tiếp của đợt xét thưởng.
5. Phát động các tập thể, cá nhân tham dự giải theo quy định.
Điều 11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về kết quả xét tặng giải thưởng và việc vi phạm quy trình, trình tự, thủ tục xét giải. Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là cơ quan thường trực có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, đồng thời báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Hội đồng chấm giải của tỉnh. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
Trong quá trình thực hiện, Quy chế này sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở đề nghị của Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh và Hội đồng chấm giải “Giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Kon Tum".
- 1Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về quy chế giải thưởng Ngọn Hải đăng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Quyết định 30/2011/QĐ-UBND sửa đổi một số điều, khoản trong điều lệ giải thưởng Văn học Nghệ thuật do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Quyết định 22/2005/QĐ-UBND Quy chế giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp mang tên giải thưởng Nguyễn Quang Diêu
- 6Quyết định 17/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị
- 7Quyết định 95/2006/QĐ-UBND quy định giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Quyết định 02/2013/QĐ-UBND Quy chế Giải truyền thống Trần Văn Kiểu do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 7Thông tư 11/2010/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội do Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về quy chế giải thưởng Ngọn Hải đăng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 12/2011/QĐ-UBND về quy chế sửa đổi xét tặng Giải thưởng 5 năm về Văn học - Nghệ thuật do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 11Quyết định 30/2011/QĐ-UBND sửa đổi một số điều, khoản trong điều lệ giải thưởng Văn học Nghệ thuật do tỉnh Phú Yên ban hành
- 12Quyết định 22/2005/QĐ-UBND Quy chế giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp mang tên giải thưởng Nguyễn Quang Diêu
- 13Quyết định 17/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị
- 14Quyết định 95/2006/QĐ-UBND quy định giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật do tỉnh Bình Định ban hành
- 15Quyết định 02/2013/QĐ-UBND Quy chế Giải truyền thống Trần Văn Kiểu do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 16Quyết định 199/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị
Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 21/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra