Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1185/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 6 năm 2017 |
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) QUỸ HỖ TRỢ NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 11/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi;
Xét đơn đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi tại Tờ trình số 08/TTr-QHTND ngày 28/02/2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tới Công văn số 1108/SNV-TCBC&TCPCP ngày 16/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
(Được công nhận kèm theo Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Tên tiếng Việt: Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (QHNQ).
2. Tên tiếng Anh: Fund to support Fishermen in Quang Ngai (FSFQ).
3. Trụ sở làm việc của Quỹ đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động
1. Tôn chỉ:
a) Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Quỹ) là một tổ chức xã hội (phi chính phủ), hoạt động vì lợi ích cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, bảo toàn vốn, tự trang trải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
b) Quỹ sử dụng các nguồn tài chính theo đúng Điều lệ hoạt động của Quỹ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Mục đích hoạt động:
a) Huy động sự đóng góp tài chính một cách hợp pháp của cơ quan nhà nước, các tổ chức, các nhà doanh nghiệp, của cộng đồng, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho ngư dân bị thiệt hại do thiên tai, do nước ngoài cố tình gây ra khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác, nhằm sớm khôi phục lại phương tiện sản xuất và ổn định đời sống.
Điều 3. Địa vị pháp lý và phạm vi hoạt động của Quỹ
1. Các tổ chức và cá nhân sáng lập Quỹ: Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, ông Nguyễn Xuân Huế (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh), ông Trương Ngọc Nhi (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh).
2. Quỹ được UBND tỉnh cấp phép hoạt động, công nhận Điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh Quảng Ngãi (thông qua Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng liên quan).
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
4. Quỹ hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo quy định của các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các quy định của Điều lệ này.
1. Tổ chức vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản; các chủ tàu cá và ngư dân.
2. Tiếp nhận tiền, tài sản do đóng góp, tài trợ của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện công khai các khoản thu chi và sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ.
3. Để bảo toàn vốn và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn, Quỹ tài trợ kinh phí có thu hồi vốn gốc và thu phí sử dụng vốn (mức phí được quy định tại Điều 16 Điều lệ này) để đầu tư một phần giúp các chủ tàu, ngư dân khắc phục thiệt hại do thiên tai, bị tàu nước ngoài cố tình đâm hỏng, đâm chìm, bị nước ngoài vô cớ bắt giữ, tịch thu tài sản khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác.
4. Hỗ trợ kinh phí không thu hồi vốn gốc đối với tàu thuyền bị thiệt hại nhỏ do nước ngoài vô cớ gây ra, hỗ trợ khẩn cấp cho gia đình, các nạn nhân là ngư dân bị chết, mất tích, bị thương nặng khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác.
5. Thực hiện các khoản tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân tài trợ trong và ngoài nước.
6. Khi có thay đổi về trụ sở làm việc và nhân sự Chủ tịch, Giám đốc và Kế toán trưởng, Quỹ phải báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được UBND tỉnh công nhận.
7. Tổ chức và hoạt động của Quỹ phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các nhà tài trợ và của cộng đồng theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền hạn và nghĩa vụ của Quỹ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Quỹ đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận và các quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền và đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
3. Được tổ chức các dịch vụ và hoạt động khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản, tài chính của Quỹ.
4. Toàn bộ tiền và tài sản huy động vào Quỹ phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
5. Lưu trữ, công khai hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ; có nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật; mở sổ ghi đầy đủ danh sách các cá nhân, tổ chức đóng góp, tài trợ cho Quỹ và danh sách những đối tượng được Quỹ hỗ trợ.
7. Hàng năm phải nộp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính, tài sản của Quỹ theo quy định cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
8. Được quyền quan hệ với các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để vận động tài trợ, quyên góp theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của Quỹ.
9. Thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03 (ba) thành viên do sáng lập viên đề cử. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 (năm) năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chủ trương, định hướng phát triển Quỹ và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ.
b) Ban hành các quy định cụ thể về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ.
c) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán Quỹ.
d) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ.
đ) Quyết định về cơ cấu tổ chức và bộ máy của Quỹ.
e) Đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và sửa đổi Điều lệ Quỹ, quy định quản lý và thay đổi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ và thông qua phương án tổ chức Quỹ với cấp có thẩm quyền.
g) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
3. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 6 tháng một lần, khi cần thiết có thể họp đột xuất; các cuộc họp của Hội đồng Quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có mặt Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Giám đốc Quỹ. Khi cần thiết nhưng không tổ chức họp được thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến của các thành viên thông qua thư điện tử, sau 05 (năm) ngày làm việc, nếu thành viên nào không có ý kiến thì coi như đồng ý, nếu có nhiều ý kiến trái chiều nhau thì phải đưa ra cuộc họp để bàn bạc thống nhất trước khi quyết định. Mọi vấn đề của Quỹ đều được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ trong Hội đồng quản lý Quỹ. Các ý kiến kết luận cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi vào biên bản hoặc thông báo bằng văn bản có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
4. Hội đồng quản lý Quỹ có Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng đảm nhiệm. Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm thay mặt Hội đồng để quản lý các hoạt động của Quỹ và giải quyết các vấn đề do Giám đốc Quỹ đề nghị.
Điều 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam và do các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bầu với số phiếu quá nửa số thành viên; nhiệm kỳ của Chủ tịch Quỹ cùng nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng quản lý Quỹ.
b) Ký các biên bản, nghị quyết của Hội đồng Quản lý Quỹ, phê duyệt các quyết toán hàng năm của Quỹ.
c) Thay mặt Hội đồng Quản lý Quỹ ký các báo cáo, thông báo hoạt động của Quỹ. Khi có thiên tai, Chủ tịch được quyền yêu cầu Giám đốc Quỹ chi đột xuất sau khi tham khảo ý kiến các thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ được phân công theo dõi khi xảy ra thiệt hại và báo cáo lại với các thành viên của Quỹ trong cuộc họp gần nhất.
d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ.
đ) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác, nghị quyết của Hội đồng Quản lý Quỹ.
e) Được ủy quyền cho Phó Chủ tịch giải quyết công việc của Quỹ khi Chủ tịch vắng mặt.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ giúp Chủ tịch trong các lĩnh vực và phạm vi được phân công.
4. Các thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ có trách nhiệm và quyền hạn tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phát biểu ý kiến về việc điều hành Quỹ và biểu quyết các quyết định của Quỹ.
1. Giám đốc Quỹ là công dân Việt Nam và do Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm theo nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 (năm) năm. Giám đốc Quỹ là người đại diện trước pháp luật của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ về nhiệm vụ được giao.
2. Giám đốc Quỹ có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ; chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật.
3. Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
4. Báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) về hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền thành lập Quỹ.
5. Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của Quỹ theo Điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.
6. Đề nghị Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị hoặc bộ phận trực thuộc (nếu có).
Phó Giám đốc Quỹ là người giúp Giám đốc Quỹ điều hành hoạt động của Quỹ, phụ trách một số lĩnh vực hoạt động của Quỹ do Giám đốc Quỹ phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ và Hội đồng quản lý Quỹ về nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền.
Điều 10. Các đơn vị hoặc bộ phận chuyên môn trực thuộc (nếu có)
Các đơn vị hoặc bộ phận chuyên môn trực thuộc (nếu có) để giúp việc của Quỹ do Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ cụ thể theo đề nghị của Giám đốc Quỹ.
1. Ban kiểm soát Quỹ có ít nhất 03 (ba) thành viên gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thành lập Ban kiểm soát và bổ nhiệm các thành viên theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo Điều lệ, nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ và các quy định của pháp luật.
b) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính, tài sản của Quỹ.
1. Đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả tổ chức quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thu từ các cuộc vận động quyên góp, hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
4. Thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, phí sử dụng vốn và các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 13. Kinh phí của Quỹ được sử dụng
1. Hỗ trợ kinh phí có thu hồi vốn gốc và thu phí sử dụng vốn để đầu tư một phần giúp các chủ tàu, ngư dân khắc phục thiệt hại do thiên tai, bị tàu nước ngoài cố tình đâm hỏng, đâm chìm, bị nước ngoài vô cớ bắt giữ, tịch thu tài sản khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác.
2. Hỗ trợ kinh phí không thu hồi vốn gốc cho tàu thuyền bị thiệt hại nhỏ do nước ngoài vô cớ gây ra, hỗ trợ khẩn cấp cho gia đình, các nạn nhân là ngư dân bị chết, mất tích, bị thương nặng khi đang khai thác thủy sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác.
3. Thực hiện các khoản tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân tài trợ trong và ngoài nước.
4. Chi phí quản lý hành chính và các chi phí tổ chức, vận động quyên góp ủng hộ cho Quỹ không quá 5% tổng số thu của Quỹ (trừ các khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp phải thực hiện đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền, tài sản).
5. Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Quỹ phải đúng mục đích, đúng đối tượng và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG, MỨC PHÍ, CƠ CHẾ, THỦ TỤC CHI VÀ THU HỒI KINH PHÍ
Điều 14. Phạm vi đối tượng áp dụng
Quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí đối với chủ tàu, ngư dân hoạt động trên tàu đánh cá có công suất từ 90 CV trở lên tham gia sản xuất thực tế tại các vùng biển xa (bao gồm vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và DK1) bị thiệt hại về tàu thuyền và trang thiết bị sản xuất do thiên tai, do nước ngoài cố tình gây ra, bị nước ngoài vô cớ bắt giữ, tịch thu không trả lại.
1. Điều kiện để được hỗ trợ có thu hồi vốn gốc và thu phí: chủ tàu và ngư dân bị thiệt hại phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi, chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhà nước đối với tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác, bằng thuyền trưởng, máy trưởng), có nhu cầu kinh phí lớn nhằm kịp thời khôi phục phương tiện sản xuất và ổn định đời sống.
2. Điều kiện để được hỗ trợ kinh phí không hoàn lại: chủ tàu và ngư dân Quảng Ngãi hoặc ngư dân các tỉnh khác lao động trên các tàu cá của Quảng Ngãi, chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và các quy định về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Điều 16. Mức phí, cơ chế, thủ tục chi và thu hồi kinh phí
1. Mức phí do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định tùy theo từng thời điểm và tình hình tài chính của Quỹ nhưng không quá 3%/năm.
2. Cơ chế, thủ tục hỗ trợ có thu hồi vốn gốc và thu phí, hỗ trợ không hoàn lại và theo dõi, thu hồi kinh phí thực hiện theo nghị quyết, quy chế cụ thể của Hội đồng quản lý Quỹ và tuân theo các quy định về chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình thực hiện.
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ QUỸ
Điều 17. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Khi có quyết định hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì toàn bộ số tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê tại thời điểm xảy ra sự việc và giải quyết các vấn đề tồn đọng theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm phân chia tài chính, tài sản của Quỹ dưới mọi hình thức.
Điều 18. Bị tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, giải thể Quỹ
1. Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động khi vi phạm những quy định của Nhà nước; ngoài việc bị tạm đình chỉ, chấm dứt, giải thể tùy theo mức độ vi phạm Quỹ có thể bị phạt hành chính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; tùy theo mức độ vi phạm, những người quản lý Quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ bị chấm dứt hoạt động, giải thể khi có nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và đóng góp cho Quỹ đều được khen thưởng. Việc khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Những cá nhân, tập thể sử dụng sai mục đích và tôn chỉ của Quỹ, vi phạm Điều lệ Quỹ, thu lợi bất chính từ nguồn thu, làm thất thoát tài chính, tài sản, gây thiệt hại, làm giảm uy tín của Quỹ thì tùy theo trách nhiệm, mức độ sai phạm sẽ bị kỷ luật, bồi thường thiệt hại hoặc truy tố trước pháp luật.
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét thông qua và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định công nhận mới có giá trị thực hiện.
Điều 22. Hiệu lực của Điều lệ Quỹ
Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi có 8 Chương, 22 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định công nhận./.
- 1Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về thành lập quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2013 cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 4242/QĐ-UBND năm 2017 cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Tiến bộ thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 1224/QĐ-UBND năm 2011 về cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam
- 6Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ ngư dân chấm dứt sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2021 triển khai Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ ngư dân chấm dứt sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 1Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
- 2Thông tư 02/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về thành lập quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 1767/QĐ-UBND năm 2013 cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Bình Định
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 4242/QĐ-UBND năm 2017 cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Tiến bộ thành phố Đà Nẵng
- 7Quyết định 1224/QĐ-UBND năm 2011 về cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ hỗ trợ ngư dân do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Nam
- 9Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ ngư dân chấm dứt sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Quyết định 2850/QĐ-UBND năm 2021 triển khai Nghị quyết 10/2021/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ ngư dân chấm dứt sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về thành lập Quỹ Hỗ trợ ngư dân do tỉnh Quảng Nam ban hành
Quyết định 1185/QĐ-UBND năm 2017 công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi
- Số hiệu: 1185/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra