Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1170/1999/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ về Quy chế quản lý hàng dự trữ Quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 170/CSDT ngày 4/4/1997 của Cục Dự trữ Quốc gia hướng dẫn việc hướng dẫn việc thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 29/1998/TT-BTC ngày 11/3/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ;
Theo đề nghị của các Ông: Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế và Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản ''Quy định quản lý hàng y tế dự trữ Quốc gia".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị & công trình y tế, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dược Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản hàng dự trữ Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phạm Mạnh Hùng (Đã ký) |
QUẢN LÝ HÀNG Y TẾ DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1170/1999/QĐ-BYT ngày 16/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Thực hiện Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ về Quy chế quản lý hàng dự trữ Quốc gia, Thông tư số 170/CSDT ngày 4/4/1997 của Cục Dự trữ Quốc gia hướng dẫn việc thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia và Thông tư số 29/1998/TT-BTC ngày 11/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số điểm cụ thể về quản lý hàng y tế dự trữ Quốc gia như sau:
- Hàng hoá, vật tư đưa vào dự trữ Quốc gia (gọi tắt là hàng dự trữ) là những mặt hàng thiết yếu để sử dụng vào mục đích: phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phục vụ an ninh quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác của Chính phủ, Danh mục, chủng loại, số lượng mặt hàng dự trữ Quốc gia về y tế mua vào nhập kho phải tuân thủ danh mục mặt hàng do Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị đã được Chính phủ phê duyệt sau khi đã tổ chức mua hàng theo đúng các quy định hiện hành.
- Hàng y tế dự trữ Quốc gia được nhập trong các trường hợp: tăng quỹ dự trữ theo kế hoạch, luân phiên đổi mới hàng theo kế hoạch, điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý, nhập theo Quyết định của Chính phủ hoặc của Bộ trưởng Bộ Y tế khi được Chính phủ uỷ quyền và các nguồn nhập khác.
- Hàng y tế dự trữ Quốc gia được xuất trong các trường hợp: xuất bán theo kế hoạch, xuất theo Quyết định của Chính phủ, xuất theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế khi được Chính phủ uỷ quyền, điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý, luân phiên đổi mới hàng theo kế hoạch và các nguồn xuất khác.
Nhập hàng, xuất hàng y tế dự trữ Quốc gia phải đúng chủng loại, khối lượng, quy cách, phẩm chất theo quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tất cả các trường hợp nhập hàng, xuất hàng dự trữ đều phải có đầy đủ chứng từ, thủ tục hợp pháp theo chế độ quy định, tổ chức mở sổ sách kế toán, thẻ kho theo dõi riêng về nhập xuất hàng dự trữ theo chế độ quy định.
Giá mua, giá bán hàng dự trữ là số tiền thanh toán với khách hàng về mua, bán hàng, bao gồm cả thuế (nếu có). Giá mua, bán hàng được xác định theo cơ chế quản lý giá đối với từng mặt hàng do cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Giá nhập là giá mua được giao tại kho của các đơn vị dự trữ không bao gồm thuế phải nộp Nhà nước.
Thực hiện mua, bán các lô hàng theo phương thức đấu thầu. Cơ quan dự trữ (Bộ Y tế) tổ chức việc đấu thầu mua tăng hàng dự trữ theo kế hoạch năm được Chính phủ duyệt và đấu thầu bán luân lưu đổi hàng.
3. Bảo quản hàng y tế dự trữ Quốc gia:
- Hàng y tế dự trữ Quốc gia phải được quản lý chặt chẽ và chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối bí mật, luôn luôn sẵn sàng đáp ứng cao nhất mọi yêu cầu trong mọi tình huống.
- Hàng y tế dự trữ Quốc gia phải được lưu giữ, bảo quản theo đúng các yêu cầu về bảo quản hàng hoá đúng quy trình, quy phạm, chế độ quản lý kho tàng.
Kho chứa hàng y tế dự trữ Quốc gia phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với tính chất lý, hoá của từng loại hàng; bảo quản, giữ gìn an toàn số lượng, chất lượng hàng để trong kho. Trong kho phải có đủ phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bảo quản hàng; đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm không khí, chống mối mọt, thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp và mọi sự xâm hại khác... Kho chứa hàng dự trữ Quốc gia phải có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, an toàn, giữ gìn bí mật.
- Hàng y tế dự trữ phải để đúng kho, đúng địa điểm quy định, bảo quản theo đúng quy trình, quy phạm và phải có đầy đủ hồ sơ ghi rõ số lượng, chất lượng, giá trị và các diễn biến trong quá trình nhập, xuất kho và bảo quản. Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ lưu giữ và bảo quản hàng y tế dự trữ Quốc gia phải tổ chức thực hiện tốt các quy trình, quy phạm bảo quản các mặt hàng y tế dự trữ Quốc gia được Bộ Y tế giao.
Quy trình, quy phạm bảo quản cho từng mặt hàng do 02 Tổng Công ty (Tổng Công ty Dược Việt Nam và Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam) xây dựng và được Bộ Y tế thông qua sau khi đã có ý kiến của các cơ quan liên quan.
4. Luân phiên đổi mới hàng y tế dự trữ Quốc gia.
Những mặt hàng đến thời hạn xuất luân phiên (ít nhất 12 tháng trước khi hết hạn sử dụng), hàng bị suy giảm chất lượng, hàng không phù hợp với tiến bộ kỹ thuật phải được luân phiên đổi mới.
Các đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản hàng hoá (Các Công ty: Dược phẩm TW1, 2 và thiết bị y tế TW1, 2) phải có nhiệm vụ luân lưu đổi hàng dự trữ theo kế hoạch đã được duyệt. Kế hoạch luân lưu đổi hàng dự trữ phải được báo cáo Bộ Y tế để Bộ lập kế hoạch luân lưu đổi hàng (trước 12 tháng) báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan phê duyệt.
Mọi trường hợp bất khả kháng (hàng đang dự trữ trong kho đến hạn đổi nhưng đã hết hạn nhập khẩu, không được tiếp tục sản xuất, hết hạn visa... tại thời điểm cần đổi) phải được báo cáo Bộ Y tế cụ thể để Bộ báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan xin ý kiến giải quyết.
5. Xử lý hàng y tế dữ trữ Quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất:
Hàng y tế dự trữ Quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất với bất kỳ nguyên nhân nào phải được báo cáo ngay tới tất cả các cơ quan liên quan để xử lý. Cơ quan bảo quản hàng y tế dự trữ lập biên bản kịp thời tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước để các cơ quan liên quan có biện pháp xử lý nhằm hạn chế thiệt hại. Sau đó phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về tổng số thiệt hại và kết quả khắc phục.
Hàng y tế dự trữ Quốc gia hao hụt ngoài định mức, hư hỏng, thiếu hụt do các nguyên nhân, đơn vị làm nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản phải báo cáo về Bộ Y tế để Bộ Y tế báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, các hành vi vi phạm làm hư hỏng, thiếu hụt sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Định mức hao hụt, dôi trong quá trình bảo quản đối với từng mặt hàng do 02 Tổng Công ty (Tổng Công ty Dược Việt Nam và Tổng Công ty Thiết bị y tế Việt Nam) xây dựng và được Bộ Y tế thông qua sau khi đã có ý kiến của các cơ quan liên quan.
Các đơn vị làm nhiệm vụ lưu giữ hàng hoá y tế Dự trữ Quốc gia phải chấp hành đúng các chế độ báo cáo, thống kê tháng, quý, năm. Chế độ kế toán dự trữ hàng dự trữ Quốc gia, chế độ theo dõi kho hàng, trong đó ghi rõ số lượng, chất lượng, giá trị và các quá trình nhập, xuất hàng. Hàng tháng đơn vị làm nhiệm vụ lưu giữ hàng hoá dự trữ Quốc gia phải có báo cáo về các Tổng Công ty chỉ đạo trực tiếp, các Tổng Công ty báo cáo Bộ Y tế tình hình nhập, xuất, tồn kho, chất lượng hàng hoá và đặc biệt là đối với tuổi thọ của thuốc đang được lưu giữ trong kho theo từng mặt hàng cùng các kiến nghị.
(Theo biểu mẫu đính kèm).
Mọi đề xuất, kiến nghị của các đơn vị phải được cơ quan quản lý cấp cao hơn nghiên cứu, xem xét và trả lời trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được các văn bản liên quan.
8. Quản lý vốn dự trữ Quốc gia:
Vốn để mua hàng hoá dự trữ bao gồm phần ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính cấp bổ sung theo kế hoạch hàng năm được Chính phủ phê duyệt và khoản vốn thu nợ hoặc bán hàng dự trữ được giữ lại trong tài khoản của cơ quan dự trữ tại Kho bạc Nhà nước. Cơ quan dự trữ (Bộ Y tế) được chủ động sử dụng nguồn vốn này để mua hàng dự trữ theo kế hoạch hàng năm. Số còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
9. Các đơn vị lưu giữ và bảo quản y tế dự trữ Quốc gia
Hàng y tế dự trữ Quốc gia được Bộ Y tế giao nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Hà Nội:
+ Công ty dược phẩm TW1 Hà Nội lưu giữ thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc.
+ Công ty Thiết bị Y tế TW1 Hà Nội lưu giữ thiết bị y tế.
- Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Công ty Dược phẩm TW2 TP Hồ Chí Minh lưu giữ thuốc thành phẩm và nguyên liệu làm thuốc.
+ Công ty Thiết bị Y tế TW2 TP. Hồ Chí Minh lưu giữ thiết bị y tế.
10. Kinh phí cho hoạt động của cơ quan dự trữ:
Kinh phí cho hoạt động của cơ quan dự trữ được ngân sách Nhà nước cấp theo định mức, theo kế hoạch và chế độ tài chính hiện hành gồm: kinh phí cho hoạt động của bộ máy quản lý, kinh phí cho lưu giữ, bảo quản và bảo vệ hàng hoá....
Phí nhập, xuất, lưu giữ, bảo quản và luân chuyển hàng y tế dự trữ Quốc gia do Ngân sách Nhà nước cấp được áp dụng chi tiêu theo định mức chi phí được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật do liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Y tế và Ban vật giá Chính phủ quy định. Việc sử dụng phí phải tuân theo đúng định mức đã được quy định, đúng mục đích, đúng chế độ tài chính kế toán dự trữ Quốc gia.
11. Chế độ bảo vệ, thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ hàng y tế dự trữ Quốc gia phải thực hiện nghiêm pháp lệnh, quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước và Quy chế quản lý hàng dự trữ Quốc gia. Các cơ quan được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất việc bảo quản hàng dự trữ, phát hiện ngăn ngừa những vi phạm quy trình, quy phạm dữ trữ, bảo quản, vi phạm những quy định bảo vệ an toàn số lượng, chất lượng hàng và hệ thống kho tàng lưu giữ và bảo quản hàng dự trữ Quốc gia.
12. Tổ chức bộ máy quản lý dự trữ Quốc gia của ngành y tế:
Hệ thống tổ chức, quản lý Quốc gia trong ngành y tế được phân công nhiệm vụ và người phụ trách cụ thể như sau:
12.1. Phụ trách chung: Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ Y tế;
12.2. Phụ trách cụ thể: Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế;
12.3. Các đơn vị cụ thể:
- Vụ Kế hoạch: làm đầu mối và giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dự trữ Quốc gia của ngành y tế.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Vụ và 01 chuyên viên.
- Vụ Trang thiết bị & công trình y tế: Chịu trách nhiệm về danh mục, tiêu chuẩn, chất lượng và chủng loại máy móc, trang thiết bị.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Vụ và 01 chuyên viên.
- Cục Quản lý dược Việt Nam: Chịu trách nhiệm về danh mục, tiêu chuẩn, chất lượng và chủng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Cục và 01 chuyên viên.
- Vụ Tài chính kế tóan: Chịu trách nhiệm làm thủ tục cấp tiền mua hàng dự trữ Quốc gia, kinh phí cho công tác dự trữ Quốc gia và hướng dẫn các đơn vị có liên quan thực hiện đúng theo quy định về quản lý tài chính trong dự trữ Quốc gia.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Vụ và 01 chuyên viên.
- Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các Công ty Thiết bị Y tế TW1, 2 trong việc lưu giữ, bảo quản hàng thiết bị y tế dự trữ quốc gia.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Tổng Công ty và 01 chuyên viên.
- Tổng công ty dược Việt Nam: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiên, đôn đốc, kiểm tra và giám sát các Công ty dược phẩm TW1, 2 trong việc lưu giữ, bảo quản hàng y tế (thuốc, nguyên liệu làm thuốc phòng, chữa bệnh cho người) dự trữ Quốc gia.
Phụ trách cụ thể: 01 lãnh đạo Tổng Công ty và 01 chuyên viên.
- Công ty Dược phẩm TW1 Hà Nội: Thực hiện công tác lưu giữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc dự trữ Quốc gia theo quy định.
Phụ trách cụ thể: 01 Lãnh đạo Công ty và phòng Kế hoạch.
- Công ty Thiết bị Y tế TW2 TP Hồ Chí Minh: Thực hiện công tác lưu giữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc dự trữ Quốc gia theo quy định.
Phụ trách cụ thể: 01 Lãnh đạo Công ty và phòng Kế hoạch.
- Công ty Thiết bị Y tế TW1 Hà Nội: Thực hiện công tác lưu trữ giữ máy móc, trang thiết bị dự trữ Quốc gia theo quy định.
Phụ trách cụ thể: 01 Lãnh đạo Công ty và phòng Kế hoạch.
- Công ty Thiết bị Y tế TW2 TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện công tác lưu giữ máy móc, trang thiết bị dự trữ Quốc gia theo quy định.
Phụ trách cụ thể: 01 Lãnh đạo Công ty và phòng Kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp.
- 1Thông tư 170-CSDT-1997 thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 10/CP-1996 do Cục dự trữ Quốc Gia ban hành
- 2Thông tư 29/1998/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính thực hiện Quy chế quản lý dự trữ quốc gia kèm theo Nghị định 10/CP-1996 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2774/1999/QĐ-BYT Quy định bảo quản thiết bị y tế Dự trữ Quốc gia; Quy trình bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc dự trữ Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 08/1999/QĐ-CDTQG về Quy chế đấu thầu mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia do Cục trưởng Cục dự trữ Quốc gia ban hành
- 5Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 6Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 7Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 12/2019/TT-BYT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 5925/QĐ-BYT năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế đến 31 tháng 12 năm 2019
- 3Quyết định 456/QĐ-BYT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 10-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia
- 2Thông tư 170-CSDT-1997 thực hiện Quy chế quản lý dự trữ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 10/CP-1996 do Cục dự trữ Quốc Gia ban hành
- 3Thông tư 29/1998/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính thực hiện Quy chế quản lý dự trữ quốc gia kèm theo Nghị định 10/CP-1996 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2774/1999/QĐ-BYT Quy định bảo quản thiết bị y tế Dự trữ Quốc gia; Quy trình bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc dự trữ Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 08/1999/QĐ-CDTQG về Quy chế đấu thầu mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia do Cục trưởng Cục dự trữ Quốc gia ban hành
Quyết định 1170/1999/QĐ-BYT Quy định quản lý hàng y tế dự trữ Quốc gia Bộ trưởng do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 1170/1999/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/04/1999
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Phạm Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra