Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/2006/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 05 tháng 5 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa Thông tin tại Tờ trình số 22/TTr-SVHTT ngày 24/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 114/2006/QĐ-UBND Ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Điều 3. Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đại lộ là đường có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông đô thị, đáp ứng yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ và cảnh quan đô thị.
2. Đường là lối đi lại được xác định trong quy hoạch, có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên địa bàn, các tuyến vành đai, liên tỉnh, liên huyện, đường trong các khu công nghiệp.
3. Công trình công cộng nêu trong Quy chế này là công trình của nhà nước bao gồm quảng trường, công viên, vườn hoa, cầu, bến xe, công trình văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí và các công trình công cộng khác.
NGUYÊN TẮC VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 7. Trên địa bàn trung tâm huyện, thị cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước (danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, anh hùng lực lượng vũ trang) hoặc của thế giới trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường và công trình công cộng. Các địa bàn còn lại, căn cứ vào vị trí quy mô công trình để lựa chọn sự kiện lịch sử - văn hóa, danh nhân đặt tên cho đường và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu, anh hùng lực lượng vũ trang của địa phương mình để đặt tên đường và công trình công cộng.
Mục 2. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 9. Đường và công trình công cộng được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây:
1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử – văn hóa của đất nước hoặc của địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.
2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa; xã hội; các anh hùng liệt sĩ của địa phương.
3. Tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.
5. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường và công trình công cộng.
6. Đường trong các khu công nghiệp có thể chọn số thứ tự để đặt tên.
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều 13. Hội đồng tư vấn tỉnh có nhiệm vụ
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị khảo sát, phân loại các tuyến đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh cần đặt tên hoặc đổi tên, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đặt tên, đổi tên cho phù hợp.
- Thống kê, biên tập tóm tắt tiểu sử các danh nhân lịch sử, anh hùng liệt sĩ, sự kiện, địa danh lịch sử… để phục vụ công tác đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về lịch sử, văn hóa, các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các nhà nghiên cứu đối với tên đường và công trình công cộng có quy mô lớn và ý nghĩa quan trọng. Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên của tỉnh.
- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định nội dung đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên của huyện, thị.
Điều 14. Phân công trách nhiệm và lề lối làm việc
1. Phân công trách nhiệm:
- Chủ tịch Hội đồng tư vấn tỉnh là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phụ trách chung, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng.
- Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn tỉnh là đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính chính xác của các sự kiện, địa danh lịch sử, anh hùng liệt sĩ, danh nhân lịch sử được đề nghị đặt tên, đổi tên.
- Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn tỉnh là đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thông tin thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn tỉnh giúp Hội đồng tư vấn tỉnh đặt tên, đổi tên cho các công trình văn hóa nghệ thuật, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
- Thành viên là đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giúp Hội đồng tư vấn tỉnh lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân và các nhà khoa học.
- Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Y tế giúp Hội đồng tư vấn tỉnh đặt tên, đổi tên cho các cơ sở y tế.
- Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Thể dục – Thể thao giúp Hội đồng tư vấn tỉnh đặt tên, đổi tên các công trình thể dục thể thao.
- Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc chọn các anh hùng, liệt sĩ địa phương được đề nghị đặt tên, đổi tên.
- Thành viên là Hội khoa học lịch sử phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính chính xác của các sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử được đề nghị đặt tên, đổi tên.
- Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ: giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định tính khoa học của việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
- Thành viên là Sở Giao thông Vận tải giúp Hội đồng tư vấn tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các tiêu chí phân loại các tuyến đường… làm cơ sở để phân cấp quyền hạn đặt tên, đổi tên; phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị điều tra, khảo sát, phân loại các tuyến đường hiện có trên địa bàn tỉnh để giúp Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định việc đặt tên, đổi tên phù hợp với quy mô tuyến đường.
- Thành viên là đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Hội đồng tư vấn tỉnh đặt tên, đổi tên các trường học và cơ sở giáo dục đào tạo khác.
- Các huyện, thị thành lập Hội đồng tư vấn cấp huyện, thị có cơ cấu thành phần tương tự như cấp tỉnh.
2. Lề lối làm việc
- Hội đồng tư vấn tỉnh làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, khi có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Hội đồng, thì ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định cuối cùng. Các hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của các ngành, các địa phương cần thông qua Hội đồng tư vấn tỉnh phải gửi cho cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn tỉnh (Sở Văn hóa Thông tin) trước khi thông qua Hội đồng tư vấn tỉnh.
- Cuộc họp của Hội đồng tư vấn tỉnh do Chủ tịch Hội đồng triệu tập, Sở Văn hóa Thông tin chuẩn bị nội dung.
PHÂN CẤP VÀ QUY TRÌNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
1. Tên đường và công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh:
b) Trường học: Trường Trung học Phổ thông, Trung cấp Chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và các cơ sở giáo dục đào tạo khác thuộc tỉnh quản lý;
c) Cơ sở y tế: Bệnh viện tỉnh và các cơ sở y tế thuộc tỉnh quản lý;
d) Công trình văn hóa nghệ thuật, công trình phục vụ du lịch, vui chơi giải trí thuộc tỉnh quản lý;
đ) Các công trình khác có quy mô lớn (do ngân sách tỉnh đầu tư, công trình có phạm vi phục vụ nhiều huyện trong tỉnh) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
2. Tên đường thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của của Hội đồng nhân dân huyện, thị: Việc đặt tên, đổi tên đường ngoài thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại điểm a của khoản 1 điều 15 do Hội đồng nhân dân huyện, thị quyết định.
3. Tên công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Uỷ ban nhân dân huyện, thị:
Việc đặt tên, đổi tên công trình công cộng ngoài thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 điều 15 do Uỷ ban nhân dân huyện, thị quyết định.
Điều 16. Về quy trình đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng:
1. Đặt tên, đổi tên đường:
a) Đối với đường thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh:
- Uỷ ban nhân dân huyện, thị dự thảo kế hoạch đặt tên, đổi tên đường thông qua lấy ý kiến đóng góp của Hội đồng nhân dân huyện, thị. Căn cứ ý kiến đóng góp của Hội đồng nhân dân huyện, thị. Uỷ ban nhân dân huyện, thị lập tờ trình gởi hồ sơ đến cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh. Hội đồng tư vấn tỉnh sẽ thẩm định và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Các tuyến đường liên huyện, thị khi đặt tên, đổi tên thì huyện có chiều dài nhất của đường nằm trên địa bàn trao đổi thống nhất với các huyện có đường đi ngang qua.
b) Đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân huyện, thị: Uỷ ban nhân dân huyện, thị trao đổi thống nhất với cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh trước khi thông qua Hội đồng nhân dân huyện, thị.
2. Đặt tên, đổi tên công trình công cộng:
- Đối với công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Hội đồng nhân dân tỉnh: Sở, ngành có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình công cộng phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị thống nhất kế hoạch đặt tên, đổi tên và lập tờ trình gởi hồ sơ đến cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn. Hội đồng tư vấn tỉnh thẩm định và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Đối với công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của Uỷ ban nhân dân huyện, thị: Uỷ ban nhân dân huyện, thị trao đổi thống nhất với cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh trước khi quyết định.
3. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, thị về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng phải gửi nghị quyết hoặc quyết định đến cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn tỉnh sau 5 ngày kể từ ngày nghị quyết hoặc quyết định có hiệu lực.
4. Hồ sơ đề nghị đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng gửi Hội đồng tư vấn tỉnh:
- Tờ trình (đính kèm danh sách và mô tả đặc điểm, sơ đồ vị trí, quy mô của đường, công trình công cộng đề nghị đặt tên, đổi tên).
- Tóm tắt tiểu sử, ý nghĩa lịch sử, địa danh, danh nhân, sự kiện chọn đặt tên, đổi tên.
- Đối với trường hợp phải đổi tên phải nêu lý do cụ thể việc đổi tên.
- Ý kiến bằng văn bản của các sở, ngành có chức năng quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với công trình công cộng thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của tỉnh.
- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức Đảng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học.
- Ý kiến đóng góp của Hội đồng nhân dân huyện, thị về việc đặt tên, đổi tên đường (đối với đường thuộc thẩm quyền đặt tên, đổi tên của tỉnh).
Sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời gian 30 ngày Hội đồng tư vấn tỉnh sẽ thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị gửi hồ sơ.
Điều 17. Gắn biển tên đường và công trình công cộng; quy cách biển tên đường
1. Gắn biển tên đường và công trình công cộng:
Căn cứ quyết định đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng của cấp thẩm quyền, các cơ quan chức năng quản lý đường và công trình công cộng thực hiện việc gắn biển tên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng có hiệu lực.
2. Quy cách biển tên đường:
a) Kích thước: hình chữ nhật 75 cm x 40 cm.
Đối với đường ở vùng nông thôn, kích thước biển có thể nhỏ hơn, nhưng phải đảm bảo thống nhất kích thước biển trong cùng một địa bàn.
b) Màu sắc: xanh lam sẫm; đường viền trắng rộng 0,5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5cm, bốn gốc đường viền uốn cong đều vào bên trong.
c) Chất liệu: sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.
d) Chữ viết trên biển
Kiểu chữ: chữ in hoa không có chân, màu trắng; từ đường ở dòng trên, từ tên đường ở dòng dưới và có cỡ chữ to hơn từ đường.
đ) Vị trí gắn biển
- Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường và ở các điểm giao nhau với đường khác.
- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường giao nhau; hai biển tên hai đường giao nhau gắn vuông góc với nhau trên một cột. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì biển có thể được gắn trên cột điện đó.
Điều 18. Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động
Hội đồng tư vấn tỉnh và huyện, thị không có bộ máy giúp việc riêng, mỗi thành viên Hội đồng phân công chuyên viên thuộc cơ quan mình giúp việc.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn tỉnh và huyện, thị được sử dụng trong kinh phí của các ngành có nhiệm vụ liên quan đến việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng.
Trong quá trình thực hiện xét thấy có điều gì cần sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế này thì Hội đồng tư vấn tỉnh đề nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- 1Quyết định 25/2007/QĐ-UBND về quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trong tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy chế đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về đặt tên đường thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
- 5Quyết định 129/2007/QĐ-UBND đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 04/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 114/2006/QĐ-UBND về Quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Luật di sản văn hóa 2001
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 25/2007/QĐ-UBND về quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng trong tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 04/2009/QĐ-UBND về Quy chế đặt, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về đặt tên đường thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An
- 8Quyết định 129/2007/QĐ-UBND đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo do tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 114/2006/QĐ-UBND về Quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 114/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra