Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1132/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 09 tháng 5 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/5/2015 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3157/QĐ-UBND , ngày 14/12/2016 về việc phê duyệt Đề án Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND , ngày 11/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 09/TTr-SKHCN ngày 18 tháng 4 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức về xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Hòa Bình. Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Phát triển thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ các loại nhãn hiệu gồm: Nhãn hiệu/nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu tập thể/chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo ít nhất 80% các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó ưu tiên các tài sản trí tuệ là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2020 toàn tỉnh có thêm 30 nhãn hiệu, 15 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ cho ít nhất 02 sáng chế/giải pháp hữu ích, trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Hỗ trợ tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho 100% các chủ thể có sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ các chủ sở hữu quyền trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và mở rộng, phát triển thị trường.
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trừ các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài);
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
- Các nhiệm vụ của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020 được ưu tiên hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm/dịch vụ đặc sản, truyền thống, nổi bật của tỉnh Hòa Bình.
1. Nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các đơn vị liên quan qua các chuyên đề, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu đặc sản tỉnh Hòa Bình: Dự kiến 4 chuyên mục/năm.
b) Xây dựng và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản trí tuệ đã được bảo hộ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Biên soạn và ấn hành tài liệu về sở hữu trí tuệ.
c) Hàng năm tổ chức, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về xây dựng, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ.
2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ
a) Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bao gồm:
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm trên địa bàn. (Danh mục các sản phẩm ưu tiên đính kèm theo).
b) Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc trưng của địa phương, bao gồm:
- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn, các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương. Trong đó, ưu tiên các đặc sản, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu.
- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương.
- Triển khai thực hiện tốt dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ
a) Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại.
b) Xây dựng chuyên trang giới thiệu và quảng bá sản phẩm được bảo hộ trên trang web của Sở Khoa học và Công nghệ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn...
c) Hỗ trợ xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán các đặc sản ở các huyện, thành phố.
4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ
a) Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam).
b) Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến (VietGAP, Global GAP, HACCP, ISO 9001,...) để nâng cao chất lượng, giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thế mạnh trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
c) Hỗ trợ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản.
d) Hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi, các đặc sản.
5. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ
a) Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai Chương trình trên địa bàn.
b) Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm xây dựng trong nước và quốc tế về quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản.
c) Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin đề xuất các dự án tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương.
1. Tăng cường quản lý nhà nước
a) Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ.
b) Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp.
c) Huy động và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh trong hoạt động sáng tạo để tạo ra các sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn.
d) Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản trên địa bàn tỉnh; danh mục các nhãn hiệu đã đăng ký.
đ) Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
2. Giải pháp về phương án triển khai
a) Nhóm các nội dung về nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ; tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác về sở hữu trí tuệ: Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch kèm theo dự toán kinh phí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Nhóm các nội dung về hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến: Việc hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 01/20018/QĐ-UBND, ngày 11/1/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tổ chức và cá nhân gửi đề nghị hỗ trợ đến Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tổng hợp và trình phê duyệt;
c) Nhóm các nội dung về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý; áp dụng sáng chế; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ và sáng kiến, hỗ trợ quảng bá với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, các sản phẩm địa phương được thực hiện như sau:
- Đối với các nội dung đề xuất theo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Trung ương được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020.
- Đối với các nội dung đề xuất theo Chương trình của tỉnh được thực hiện như một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh.
- Đối với các nội dung đề xuất sử dụng ngân sách của ngành, địa phương: Được thực hiện như một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở theo Quyết định số 29/2017/QD-UBND ngày 5/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về ban hành Quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước hoặc dự án lồng ghép khác.
3. Giải pháp thu hút nguồn lực thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình được lồng ghép từ nguồn ngân sách cân đối theo kế hoạch hằng năm cho các hoạt động liên quan của các Sở, ban, ngành, địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác, cụ thể như sau:
- Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020;
- Nguồn ngân sách địa phương: Ngân sách sự nghiệp Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh và cấp huyện có lồng ghép các nguồn vốn như: Nguồn xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, khuyến công, xây dựng nông thôn mới, dự án năng suất chất lượng;
- Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để triển khai các nội dung của Chương trình, bao gồm: Nguồn đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2018 đến hết năm 2020.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố và các ngành liên quan đề xuất danh mục tài sản trí tuệ trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, những kiến nghị, đề xuất hằng năm trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Sở Công thương
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm công nghiệp.
- Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công;
- Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương rà soát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bổ sung vào danh mục các đặc sản trên địa bàn.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và các nhiệm vụ lồng ghép của các chương trình khác cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề trên địa bàn;
- Dành kinh phí thuộc Chương trình nông thôn mới và các Chương trình nông nghiệp khác để xây dựng, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề trên địa bàn;
- Chủ trì và phối hợp với các địa phương xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương để xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản trên địa bàn.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản gắn với xây dựng và phát triển các thương hiệu du lịch tỉnh;
- Chủ trì tổ chức các nội dung của Chương trình về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm du lịch trên địa bàn.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Tuyên truyền về Sở hữu trí tuệ; quảng bá, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho chủ thể quyền theo nội dung của Chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tuyên truyền phổ biến Chương trình và các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình trên địa bàn.
9. Các tổ chức, cá nhân liên quan
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành; sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định và định kỳ báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC SẢN PHẨM ƯU TIÊN CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh )
STT | Tên sản phẩm | Chủ thể sản phẩm |
I | Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể | |
1. | Khoai sọ Phúc Sạn | Xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu |
2. | Cá sông Đà | Tỉnh Hòa Bình |
3. | Tôm Sông Đà | Tỉnh Hòa Bình |
4. | Mật ong Hòa Bình | Tỉnh Hòa Bình |
5. | Gà đồi Lạc Sơn | Huyện Lạc Sơn |
6. | Cam, bưởi Mường Động | Huyện Kim Bôi |
7. | Cam, bưởi Lạc Sơn | Huyện Lạc Sơn |
8. | Gà Lạc Thủy | Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy |
9. | Gà thả vườn Lương Sơn | Xã Hợp Châu, Tân Thành, Trung Sơn, Lương Sơn |
10. | Gạo J02 Đà Bắc | Huyện Đà Bắc |
11. | Quýt Nam Sơn | Xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc |
12. | Cam, Bưởi Yên Thủy | Xã Bảo Hiệu, thị trấn Hàng Trạm, Yên Thủy |
13. | Thịt dê Lạc Thủy | Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy |
14. | Rau an toàn Lạc Thủy | Xã Đồng Tâm, Lạc Long, Cổ Nghĩa, Thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy |
15. | Dược liệu Lạc Thủy | Xã An Bình, Đồng Tâm, thị trấn Chi Nê |
16. | Cao Xạ đen, Dược liệu Lương Sơn | Xã Thanh Lương, Cao Dương |
17. | Cao Cà gai leo yên Thủy | Xóm Đầm, Bảo Hiệu, Yên Thủy |
18. | Nghệ vàng Kỳ Sơn | Các xã: Hợp Thành, Yên Quang, Phú Minh, Kỳ Sơn |
19. | Hồng bì Kỳ Sơn | Xã Dân Hòa |
20. | Rau hữu cơ Mai Châu | Xã Tân Sơn, Mai Châu |
21. | Khoai Sọ Yên Thủy | Xã Ngọc Lương, Yên Thủy |
22. | Na Lạc Thủy | Xã Đồng Tâm, Lạc Thủy |
23. | Lợn bản địa Hòa Bình | Xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình |
24. | Tỏi tía Pù Bin | Xã Pù Bin, Mai Châu |
25. | Bưởi Đỏ Kỳ Sơn | Các xã: Hợp Thành, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn |
26. | Chuối tiêu hồng Yên Thủy | HTX nông nghiệp Ninh Hòa, Yên Trị, Yên Thủy |
27. | Khoai lang Phú Cường | Xã Phú Cường, Tân Lạc |
28. | Rượu Mường Đình | Xóm Đình, Phú Lai, Yên Thủy |
29. | Dệt thổ cẩm Tân Lạc | Xóm Cóm, Đông Lai, Tân Lạc |
30. | Đá cảnh Lạc Thủy | Xã Phú Thành, Lạc Thủy |
31. | Đá cảnh Lương Sơn | Xã Lâm Sơn, Lương Sơn |
32. | Gỗ Lũa Lương Sơn | Xã Lâm Sơn, Lương Sơn |
33. | Ngô nếp Thung Khe | Xã Thung Khe, huyện Mai Châu |
34. | Mây tre đan xóm Bùi | Xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn |
35. | Chổi chít | Kỳ Sơn; Thành phố Hòa Bình |
II | Nhãn hiệu | |
1. | Bưởi da xanh | Hộ: Nguyễn Đức Thuận, Xã Hợp Thành, Kỳ Sơn |
2. | Lúa tẻ thơm Kỳ Sơn | THT dịch vụ NN Hoàng Lê, Xóm Tân Thịnh, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn |
3. | Rượu Nhân Hồ Lương Sơn | Hộ: Phan Trọng Tuấn, Xóm Giếng Xạ, Cư Yên, Lương Sơn |
4. | Dệt thổ cẩm Lạc Sơn | Hộ: Dương Thị Bin Xóm Lục 2, Yên Nghiệp, Lạc Sơn |
5. | Nấm Linh Chi | HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, Xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình |
6. | Thuốc nam | Hộ: Nguyễn Đức Thi, Xóm Nút, xã Dân Hạ, Kỳ Sơn |
7. | Xạ đen | Tân Lạc, Lương Sơn, Yên Thủy |
8. | Chè xanh Sông Bôi | Công ty TNHH MTV Sông Bôi, Thôn A1, Cố Nghĩa, Lạc Thủy |
9. | Trà cà gai leo Yên Thủy | Công ty cổ phần nông nghiệp Yên Thủy, Xóm Yên Sơn, Yên Lạc, Yên Thủy |
10. | Trà Giảo cổ lam Đà Bắc | Hộ: Bùi Khắc Quang, Xóm Tày Măng, Tu Lý, Đà Bắc |
11. | Rượu ngâm thảo dược Kỳ Sơn | Hộ: Nguyễn Thị Bình, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn |
12. | Trang phục dân tộc thành phố Hòa Bình | Hộ: Nguyễn Văn Phiên, Xóm 4, Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình |
13. | Đũa tre thành phố Hòa Bình | Công ty TNHH MTV Huy Phú Thành, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình |
14. | Du lịch Cửu thác Tú Sơn | Công ty Cổ phần đầu tư Đại Lâm, Xóm Cù, xã Tú Sơn, Kim Bôi |
15. | Du lịch cộng đồng homestay Đà Bắc | Công ty Du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc, Tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc, Đà Bắc |
16. | Du lịch An Lạc Eco Fram and Hot Springs | Công ty cổ phần thương mại và Đầu tư An Lạc, Xóm Rù, xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi |
17. | Du lịch suối khoáng Kim Bôi | Khách sạn Công Đoàn Việt Nam, xóm Mớ Đá, Xã Hạ Bì, Kim Bôi |
18. | Du lịch nghỉ dưỡng Serena resort Kim Bôi | Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng, xóm Khai Đồi, xã Sào Báy, Kim Bôi |
19. | Du lịch Bản Lác | HTX dịch vụ NLN và du lịch Bản Lác, Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu |
20. | Du lịch tâm linh Chùa Tiên | Ban quản lý khu di tích huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão, Lạc Thủy |
21. | Dịch vụ chăm sóc người có công | Sở Lao động, Thương binh và XH tỉnh |
22. | Thịt sấy Đà Bắc | Hộ: Quách Trung Kiên, Tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc, Đà Bắc |
23. | Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Đồng | Doanh nghiệp |
24. | Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Tiến | Doanh nghiệp |
25. | Miến Kỳ Sơn | Hộ: Hoàng Đức Đôn, Xóm Phú Châu, Phú Minh, Kỳ Sơn |
26. | Lạc thương phẩm Yên Thủy | HTX nông lâm nghiệp dịch vụ Yên Thủy |
27. | Nấm Linh Chi thành phố | HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình |
28. | Rượu ngâm thảo dược Kỳ Sơn | Hộ: Nguyễn Thị Bình, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn |
29. | Rượu ngô men lá xã Cao Sơn | Công ty TNHH Ngọc Anh, huyện Đà Bắc |
30. | Nấm Linh chi | Trang trại Linh Dũng, huyện Kim Bôi |
- 1Quyết định 320/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
- 2Quyết định 13/2018/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 3Kế hoạch 29/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2018
- 4Kế hoạch 274/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2018-2020
- 5Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 6Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020
- 7Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 8Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1062/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3157/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 29/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Quyết định 320/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
- 7Quyết định 13/2018/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
- 8Kế hoạch 29/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2018
- 9Kế hoạch 274/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2018-2020
- 10Quyết định 1965/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 11Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020
- 12Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
- 13Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020
Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
- Số hiệu: 1132/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra