Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2017/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 12 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG DIỆN TÍCH BÁN HÀNG TẠI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/2/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 408/TTr-SCT ngày 12/4/2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, được phân thành 03 hạng chợ (hạng I, II, III), chợ đô thị và chợ nông thôn, miền núi, hải đảo:

a) Chợ đô thị là các chợ đóng trên địa bàn các phường thuộc thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn và thị trấn thuộc các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn và Núi Thành.

b) Các chợ nông thôn, miền núi, hải đảo là các chợ đóng trên địa bàn các xã, thị trấn còn lại.

2. Đối tượng áp dụng

a) Diện tích bán hàng đối với chợ do nhà nước đầu tư xây dựng và chợ không do nhà nước đầu tư xây dựng.

b) Đối tượng nộp tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ: các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ thường xuyên có cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, ki ốt ở chợ và không thường xuyên tại chợ.

c) Đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ:

- Ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ hoặc bộ phận quản lý chợ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ (gọi tắt là doanh nghiệp quản lý chợ).

Điều 2. Một số quy định chung

1. Phân hạng chợ

Phân hạng chợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ và các quy định hiện hành của UBND tỉnh.

2. Các ngành hàng kinh doanh trong chợ

Các ngành hàng kinh doanh trong chợ được sắp xếp theo 04 nhóm sau:

a) Nhóm 1: kinh doanh hàng kim khí điện máy, vàng bạc đá quý, máy móc thiết bị.

b) Nhóm 2: kinh doanh thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm; lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, vải, quần áo, giày dép, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ăn uống, nước giải khát; đồ cúng, hàng mã; văn hóa phẩm.

c) Nhóm 3: kinh doanh hàng rau, củ, quả.

d) Nhóm 4: kinh doanh dịch vụ khác và các hàng hóa khác (không thuộc các nhóm trên).

3. Các vị trí kinh doanh trong chợ và hệ số vị trí kinh doanh

a) Tùy thuộc vào từng địa điểm, vị trí kinh doanh thuận lợi và lợi thế thương mại của điểm kinh doanh bán hàng mà các vị trí kinh doanh trong chợ được phân biệt theo các vị trí khác nhau từ thuận lợi đến không thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán tại chợ.

Việc xác định các vị trí kinh doanh trong chợ do đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ có trách nhiệm đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, sau khi khảo sát ý kiến của đa số các hộ kinh doanh tại chợ.

b) Hệ số k là hệ số vị trí kinh doanh để tính mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ đối với từng vị trí kinh doanh của cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ.

- Vị trí kinh doanh thuận lợi nhất, hệ số k = 1.

- Vị trí kinh doanh thuận lợi thứ hai, hệ số k = 0,8.

- Vị trí kinh doanh thuận lợi thứ ba, hệ số k = 0,7.

- Các vị trí còn lại, hệ số k = 0,6.

c) Hệ số m là hệ số vị trí kinh doanh theo tầng đối với các chợ có nhà lồng chợ được xây dựng nhiều tầng.

- Tầng trệt, hệ số m = 1.

- Tầng 1, hệ số m = 0,8.

- Tầng 2, hệ số m = 0,6.

Điều 3. Nội dung và mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng

1. Giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được tính trên các chi phí để trang trải và mang tính phục vụ đối với công tác hoạt động quản lý chợ, gồm các khoản chi phí sau:

a) Chi cho người lao động làm công tác quản lý chợ: chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định.

b) Chi cho các hoạt động tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ (kể cả hoạt động thu theo hợp đồng ủy nhiệm thu).

c) Chi quản lý hành chính: vật tư văn phòng, công cụ dụng cụ, điện, nước, thông tin liên lạc.

d) Chi phí nâng cấp, duy tu, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng tại chợ.

đ) Chi phí giữ gìn an ninh trật tự; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác an toàn thực phẩm; công tác quy hoạch sắp xếp.

e) Chi nộp thuế theo quy định.

* Đối với các chợ hiện đang thực hiện thu tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh chính là giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ.

* Giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ không bao gồm các khoản thu về dịch vụ vệ sinh; trông giữ phương tiện, hàng hóa; tiền điện, tiền nước và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Mức giá đối với vị trí kinh doanh thuận lợi nhất (hệ số k = 1)

TT

Loại chợ và ngành, hàng kinh doanh

Đơn vị tính

Mức giá đã bao gồm thuế VAT

Chợ  hạng 1

Chợ hạng 2

Chợ hạng 3

A

ĐỐI VỚI CÁC CHỢ ĐÔ THỊ 

I

Đối với hộ đặt cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ

 

 

 

 

1

Nhóm kinh doanh hàng kim khí điện máy, vàng bạc đá quý, máy móc thiết bị

đồng/m2/tháng

100.000

50.000

25.000

2

Nhóm kinh doanh thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm; lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, vải, quần áo, giày dép, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ăn uống, nước giải khát; đồ cúng, hàng mã; văn hóa phẩm

đồng/m2/tháng

80.000

40.000

20.000

3

Nhóm kinh doanh hàng rau, củ, quả

đồng/m2/tháng

65.000

35.000

20.000

4

Nhóm kinh doanh dịch vụ khác và các hàng hóa khác (không thuộc các nhóm trên)

đồng/m2/tháng

60.000

30.000

15.000

II

Đối với người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ

đồng/người/ngày

5.000

3.000

2.000

B

ĐỐI VỚI CÁC CHỢ NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO

I

Đối với hộ đặt cửa hàng, cửa hiệu buôn bán cố định, thường xuyên tại chợ

 

 

 

 

1

Nhóm kinh doanh hàng kim khí điện máy, vàng bạc đá quý, máy móc thiết bị

đồng/m2/tháng

 

40.000

25.000

2

Nhóm kinh doanh thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm; lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, vải, quần áo, giày dép, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ăn uống, nước giải khát; đồ cúng, hàng mã; văn hóa phẩm

đồng/m2/tháng

 

35.000

20.000

3

Nhóm kinh doanh hàng rau, củ, quả

đồng/m2/tháng

 

30.000

15.000

4

Nhóm kinh doanh dịch vụ khác và các hàng hóa khác (không thuộc các nhóm trên)

đồng/m2/tháng

 

25.000

10.000

II

Đối với người buôn bán không thường xuyên, không cố định tại chợ

đồng/người/ngày

 

2.000

1.000

 

 

 

 

 

 

 

3. Số tiền sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được tính như sau:

a) Đối với các chợ có nhiều tầng

Số tiền sử dụng diện tích bán hàng tại chợ (đồng/m2/tháng)

=

Mức giá quy định tại khoản 2, Điều này

x

Hệ số k quy định tại điểm b, khoản 3, điều 2, Quyết định này

x

Hệ số m quy định tại điểm c, khoản 3, điều 2, Quyết định này

b) Đối với các chợ khác

Số tiền sử dụng diện tích bán hàng tại chợ (đồng/m2/tháng)

=

Mức giá quy định tại khoản 2, Điều này

x

 Hệ số k quy định tại điểm b, khoản 3, điều 2, Quyết định này

4. Đối với các chợ chỉ tập trung buôn bán một buổi mỗi ngày thì mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 2, khoản 3 nêu trên.

Điều 4. Mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ không do Nhà nước đầu tư xây dựng

Đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước hoặc đầu tư từ các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được áp dụng mức giá sử dụng diện tích bán hàng tại chợ cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 (hai) lần mức giá quy định tại điều 3 (tương ứng theo từng hạng chợ).

Điều 5. Tổ chức thu, nộp đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ

a) Các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chợ có trách nhiệm thông báo, niêm yết công khai, rộng rãi mức giá sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, đối tượng nộp tiền, đồng thời thực hiện thu đúng đối tượng, đúng mức giá quy định, bảo đảm thuận tiện, không gây phiền hà, trở ngại đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại chợ.

b) Tổ chức, cá nhân quản lý thu dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ phải thực hiện đăng ký kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế; thực hiện việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn theo quy định.

c) Đối với các khoản thu nhỏ, lẻ, mức thu ổn định... đơn vị được sử dụng tem, vé có mệnh giá in sẵn. Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

Điều 6. Quản lý, sử dụng nguồn thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ

1. Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì khoản tiền thu được từ giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ là doanh thu của đơn vị, đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật, bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí hợp lý phục vụ công tác quản lý (bao gồm cả tiền lương, tiền công, các khoản đóng góp theo lương), chi phí duy tu, sửa chữa, nâng cấp chợ; đảm bảo công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, công tác phòng cháy, chữa cháy.

2. Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân quản lý chợ tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn thu; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

3. Hằng năm, đơn vị thu tiền sử dụng dịch vụ tại chợ phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Điều 7. Trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

1. Sở Công thương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại từng chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; thực hiện đánh giá công bố công khai phân hạng chợ theo quy định để làm căn cứ thu dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; theo dõi tổng hợp báo cáo, đề xuất của địa phương, đơn vị về điều chỉnh phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, cùng với Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh. Đồng thời chủ trì cùng với Sở Tài chính kiểm tra, giám sát, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ.

2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương kiểm tra, giám sát, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện giá dịch vụ diện tích bán hàng tại chợ.

3. Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo các Chi cục thuế hướng dẫn đơn vị thu dịch vụ quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ theo quy định. Đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các phòng, Ban liên quan kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các quy định về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn; kiểm tra kế hoạch thu, chi của các đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ theo đúng quy định của pháp luật.

b) Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ để phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật hiện hành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo bằng văn bản gửi Sở Công thương, Sở Tài chính thẩm định, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017.

Điều 9. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 11/2017/QĐ-UBND quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn do tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 11/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Đinh Văn Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/06/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 15/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản