- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 4Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 13/2020/QĐ-UBND về Quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1090/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 29 tháng 4 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 17/9/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước;
Căn cứ Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 743/SKHĐT-THQH ngày 20/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý khai thác và vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC (PHẦN MỀN LRIS)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Quy chế này quy định về nguyên tắc và trách nhiệm cung cấp thông tin, nhập liệu số liệu, báo cáo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội và chia sẻ dữ liệu của phần mềm hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh (gọi tắt là Lris) và tích hợp đẩy dữ liệu lên Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Phước (gọi tắt là IOC tỉnh), UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổng hợp, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là sở, ban, ngành); giữa các sở, ban, ngành tỉnh với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong việc phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
1. Các sở, ban, ngành, IOC tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm điều hành thông minh huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là IOC huyện) (nếu có).
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn tham gia nhập liệu, vận hành và sử dụng các dịch vụ của hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dữ liệu số: Là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số. Dữ liệu số mang thông tin số và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong Quy chế này, dữ liệu được hiểu là dữ liệu số về thông tin kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh.
2. Cấu trúc dữ liệu trao đổi: Là cấu trúc của thông điệp dữ liệu được trao đổi giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
3. Dịch vụ chia sẻ dữ liệu: Là các dịch vụ cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác hoặc thu nhận dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân qua các hệ thống thông tin. Trong hệ thống thông tin, dịch vụ chia sẻ dữ liệu là giao diện tương tác của phần mềm phục vụ chia sẻ dữ liệu để phục vụ thông tin báo cáo giữa các ngành, phục vụ thông tin báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Chia sẻ dữ liệu mặc định: Là hình thức chia sẻ các dữ liệu thường xuyên trong cơ quan nhà nước theo quy trình đơn giản, trong đó cơ quan nhà nước chuẩn bị sẵn các dịch vụ chia sẻ dữ liệu và cung cấp dữ liệu đã được chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu trao đổi thông qua dịch vụ chia sẻ dữ liệu cho nhiều cơ quan nhà nước sử dụng.
5. Chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù: Là hình thức chia sẻ dữ liệu cho cơ quan nhà nước khác sử dụng theo yêu cầu riêng đối với dữ liệu không được sử dụng thông dụng bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau; việc chia sẻ dữ liệu theo hình thức này cần thực hiện các hoạt động phối hợp của các bên về mặt kỹ thuật để chuẩn bị về mặt hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để xử lý hoặc tạo ra dữ liệu phục vụ chia sẻ dữ liệu.
6. Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh: Phục vụ công tác thống kê báo cáo cho các đơn vị, tạo lập báo cáo, tổng hợp báo cáo từ các đơn vị gửi về, kết xuất dữ liệu theo yêu cầu; hệ thống phối hợp xử lý cập nhật thông tin, dữ liệu chuyên môn của phòng, ban trực thuộc đơn vị chuẩn xác, nhanh chóng... tích hợp đẩy dữ liệu lên IOC tỉnh.
7. Các đơn vị xử lý: là các các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia cung cấp và tổng hợp thông tin trên hệ thống.
1. Tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực và chính xác.
3. Bảo đảm an toàn thông tin trong việc gửi, chuyển, lưu trữ dữ liệu và phân phối dữ liệu.
4. Đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Lris tỉnh; nâng cao chất lượng phục vụ báo cáo nhanh chóng, kịp thời tham mưu chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ trong cung cấp thông tin giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối vận hành Lris tỉnh đảm bảo vai trò là đầu mối tổng hợp thông tin báo cáo của tỉnh trên cơ sở phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hướng dẫn vận hành hệ thống thông tin kinh tế - xã hội để phục vụ công tác báo cáo tham mưu chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
7. Người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung thông tin, dữ liệu theo hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu của ngành và của địa phương; đồng thời có trách nhiệm trả lời, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị về thông tin, dữ liệu cung cấp.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành phục vụ khai thác, tổng hợp báo cáo, tổng hợp thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh phục vụ công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Có chức năng hệ thống thông tin của từng ngành, đơn vị để phục vụ công tác tổng hợp của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thông tin dữ liệu được quản lý tập trung và đồng nhất, tất cả các công chức, viên chức và người lao động có thể quản lý các dữ liệu, trích lọc dữ liệu dễ dàng; tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp thông qua môi trường internet; hỗ trợ kết xuất thông tin từ hệ thống sang các định dạng file khác...
1. Triển khai thực hiện vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó có nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo”,
2. Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo kết nối, cập nhật dữ liệu thường xuyên, định kỳ, liên tục, chính xác phục vụ vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tổ chức quản lý, khai thác hệ thống dữ liệu dùng chung của Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đào tạo, hướng dẫn vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
5. Quản lý tài sản, thiết bị vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định.
6. Thực hiện báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Định kỳ 01 tháng/lần tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động, vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tiếp thu chỉnh sửa Hệ thống cho phù hợp với đơn vị sử dụng và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Chủ động nghiên cứu, kịp thời báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 7. Công tác quản trị, vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước
1. Công chức, viên chức, người lao động công tác tại các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp theo các tài khoản nhập liệu, tài khoản tổng hợp, tài khoản duyệt báo cáo (tài khoản lãnh đạo đơn vị).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp quản lý tài sản, thiết bị và vận hành hệ thống phần mềm và các thiết bị phụ trợ khác, cụ thể:
- Thực hiện tổng hợp, thu thập, tích hợp, kết nối thông tin, dữ liệu của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo cung cấp tối đa các thông tin, dữ liệu phục vụ vận hành hiệu quả IOC tỉnh.
- Kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm cập nhật thông tin các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương kịp thời chính xác để phục vụ báo cáo tháng, quý, năm của đơn vị (quy định tại Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh), chủ động phối hợp cung cấp các thông tin dữ liệu mang tính chuyên ngành từ xã đến huyện đến tỉnh đảm bảo tính thông suốt các dãy số liệu mang tính tổng hợp.
2. Chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống phần mềm, dữ liệu tích hợp chia sẻ được với Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh theo cấu trúc dữ liệu trao đổi.
3. Thường xuyên tổng hợp, trao đổi với Sở Kế hoạch và Đầu tư các thông tin, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh, cập nhật bổ sung các hệ thống chỉ tiêu của ngành.
4. Cử cán bộ, công chức, viên chức phụ trách tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh. Cán bộ chuyên trách, có trình độ công nghệ thông tin làm đầu mối tiếp nhận các hướng dẫn sử dụng chức năng của phần mềm.
5. Cung cấp các mẫu biểu báo cáo, các công thức tính toán để chuẩn hoá lên phần mềm Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng bộ danh mục các chỉ tiêu chung phục vụ cho báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chịu trách nhiệm tổ chức quản trị, vận hành Hệ thống thông tin kinh tế xã hội của tỉnh.
2. Thống nhất với các cấp, các ngành cách thức tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, các chỉ tiêu của ngành, chủ động linh hoạt bổ sung các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mới.
3. Đảm bảo an toàn thông tin hệ thống đường truyền, dữ liệu.
4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo cung cấp, cập nhật đồng bộ số liệu Lris lên IOC tỉnh.
5. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán nguồn kinh phí để triển khai quản lý, vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và quy trình phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ việc hoạt động của Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Chịu trách nhiệm về tính xác thực trước lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng tháng, quý, tổng hợp báo cáo thông tin về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Đôn đốc, giám sát các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 10. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo
1. Trong quá trình tổ chức hoạt động, các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên trao đổi thông tin về các hoạt động của Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia cung cấp thông tin tổng hợp báo cáo.
2. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp giao ban với sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện để trao đổi về việc quản lý, điều hành, cung cấp thông tin giải quyết các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, địa phương.
3. Định kỳ hằng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp tổ chức kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế và thống nhất chương trình, kế hoạch hành động cho năm sau.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nội dung quy định trong Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phối hợp hoạt động cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh, của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc quy định chưa phù hợp, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện kịp thời phản ánh, kiến nghị với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2006 về vận hành hệ thống thông tin thuộc Đề án 112 tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2006 về vận hành hệ thống thông tin điện tử tổng hợp kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và vận hành hệ thống thông tin cơ sở kỹ thuật số trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2006 về vận hành hệ thống thông tin thuộc Đề án 112 tỉnh Vĩnh Long
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2006 về vận hành hệ thống thông tin điện tử tổng hợp kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Luật an toàn thông tin mạng 2015
- 6Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 13/2020/QĐ-UBND về Quy định chế độ báo cáo định kỳ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 9Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý và vận hành hệ thống thông tin cơ sở kỹ thuật số trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý khai thác và vận hành Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước (Phần mềm LRIS)
- Số hiệu: 1090/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trần Tuệ Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực