Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/QĐ-NH | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1992 |
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 108/QĐ-NH NGÀY 9-6-1992 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUI CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 04-07-1981;
Căn cứ pháp lệnh ngân hàng nhà nước việt nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác tín dụng và công ty tài chính theo số 37/LTC-HDNN8 và số 38/LTC-HDNN ngày 24-5-1990
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Qui chế dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Những tồn tại do cơ chế cũ liên quan đến thực hiện dự trữ bắt buộc được xử lý theo quy định riêng.
Điều 4: Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng, các Vụ trưởng Vụ có liên quan của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện qui chế ban hành theo Quyết định này.
Điều 5: Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, các Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, các Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển; các Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh thi hành quyết định này.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
QUI CHẾ
DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09 tháng 6 năm 1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1: Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên 1 khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 4: Qui chế dự trữ bắt buộc không áp dụng đối với tổ chức tính dụng được đặt vào tình trạng bảo tồn hoặc phá sản
Điều 7: Ngày 20 hàng tháng, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng mở tài khoản tiền gửi chính căn cứ báo cáo của tổ chức tín dụng:
a) Kiểm tra số liệu báo cáo, tính số tiền dự trữ bắt buộc phải thực hiện của tháng đó để thông báo cho tổ chức tín dụng.
b) Đối chiếu số dư tài khoản tiền dự trữ bắt buộc với số tiền dự trữ bắt buộc phải thực hiện của tháng đó để xử lý theo điều 8 dưới đây.
a) Trường hợp thừa, trích chuyển số tiền thừa từ tài khoản tiền dự trữ bắt buộc sang tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng.
b) Trường hợp thiếu, trích chuyển số tiền thiếu từ tài khoản tiền gửi chính sáng tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng; nếu số dư tài khoản tiền gửi chính không đủ, buộc tổ chức tín dụng phải bù đắp số còn thiếu bằng tiền mặt hoặc đi vay.
Điều 9: Việc báo cáo, tổng hợp, phân tích về chấp hành dự trữ bắt buộc:
9.1. Ngày 15 hàng tháng, tổ chức tín dụng phải gửi bản tính toán mức tiền dự trữ bắt buộc trong tháng đó cho Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng mở tài khoản tiền gửi chính.
9.3. Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng tổng hợp tình hình dự trữ bắt buộc hàng tháng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11: Xử lý vi phạm
Các trường hợp vi phạm qui chế này đều bị xử lý theo qui chế xử phạt các vi phạm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Điều 12: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong qui chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 260/QĐ-NH1 năm 1995 về "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng" do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 260/QĐ-NH1 năm 1995 về "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng" do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5Thông tư 11/TT-NH5 năm 1992 thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 108/QĐ-NH năm 1992 về Quy chế dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 108/QĐ-NH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/06/1992
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra