- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Quyết định 547-TTg năm 1996 về việc thành lập Cục Quản lý dược Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 42-TTg năm 1997 về việc thành lập Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 239-TTg năm 1997 về việc đổi tên Vụ Vệ sinh phòng dịch, Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 14/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 2964/2004/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2001/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2001 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC VỤ, CỤC, VĂN PHÒNG VÀ THANH TRA BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11-10-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 547/TTg ngày 13-8-1996 về việc thành lập Cục Quản lý Dược Việt Nam thuộc Bộ Y tế, số 715/TTg ngày 30-9-1996 về việc tách Vụ Kế hoạch - Tài chính kế toán thành Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán; số 42/TTg ngày 24-1-1997 về việc thành lập Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế; số 239/TTg ngày 14-4-1997 về việc đổi tên Vụ Vệ sinh phòng dịch thành Vụ Y tế dự phòng; số 14/1999/QĐ-TTg ngày 4-2-1999 về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ Y tế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế các văn bản sau đây: Quyết định số 589/BYT-QĐ ngày 23-7-1994 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định nhiệm vụ các Vụ, Văn phòng và Thanh tra Bộ; Quyết định số 2604/BYT-QĐ ngày 31-12-1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính-Kế toán Bộ Y tế; Quyết định số 250/BYT-QĐ ngày 22-2-1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp chế - Bộ Y tế và Quyết định số 1732/BYT-QĐ ngày 5-10-1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giao cho Cục Quản lý Dược Việt Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Vụ Dược trước đây.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC VỤ, CỤC, VĂN PHÒNG VÀ THANH TRA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 108 /2001/QĐ – BYT ngày 12 / 0 1 / 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
MỤC 1. VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CHUNG CỦA CÁC VỤ, CỤC, VĂN PHÒNG VÀ THANH TRA BỘ
1. Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra - Bộ Y tế là các tổ chức thuộc cơ cấu của Cơ quan Bộ Y tế, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước và giúp Bộ trưởng thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong phạm vi toàn quốc.
2. Các Vụ của Bộ Y tế không có con dấu và tài khoản riêng. Nói chung, trong Vụ không có phòng. Sản phẩm chủ yếu của Vụ là các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, những kiến nghị và giải pháp để trình lên Bộ trưởng. Vụ có Vụ trưởng và các Phó vụ trưởng giúp việc. Vụ trưởng điều hành công việc của Vụ theo chế độ chuyên viên.
3. Các Cục thuộc Bộ Y tế là cơ quan giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về chuyên ngành hoặc lĩnh vực, đồng thời có chức năng thực thi văn bản quy phạm pháp luật và điều hành các hoạt động chuyên ngành. Đối tượng quản lý cụ thể của Cục là những hoạt động của các tổ chức và cá nhân liên quan đến chuyên ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Cục có tư cách pháp nhân công quyền, có con dấu, có tài khoản riêng. Sản phẩm chủ yếu của Cục là kết quả hoạt động chuyên ngành hay lĩnh vực do Cục quản lý. Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Về tổ chức, Cục có Văn phòng và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Cục trưởng điều hành công việc của Cục theo chế độ Thủ trưởng.
4. Văn phòng Bộ Y tế là tổ chức thuộc cơ cấu của Cơ quan Bộ, có chức năng phục vụ sự chỉ đạo điều hành công việc của Lãnh đạo Bộ. Văn phòng có con dấu riêng và được tổ chức các phòng theo yêu cầu nhiệm vụ. Văn phòng có Chánh văn phòng và một số Phó văn phòng giúp việc. Chánh văn phòng chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng trước Bộ trưởng.
5. Thanh tra Bộ Y tế là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng Thanh tra Nhà nước và Thanh tra chuyên ngành Y tế. Thanh tra Bộ có con dấu, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện nghiệp vụ Thanh tra. Thanh ta Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
6. Các Vụ, Cục và Thanh tra Bộ - Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển; xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất việc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực do đơn vị phụ trách để trình Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
7. Các Vụ, Cục và Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, theo rõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách để báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ không đơn phương giải quyết khép kín một công việc nếu công việc đó có liên quan tới nhiều Vụ, Cục mà chỉ giải quyết một khâu công việc theo từng lĩnh vực được phân công và phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan để giải quyết trọn vẹn một công việc. Vụ, Cục làm đầu mối có trách nhiệm chủ động phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan.
2. Những công việc mới hoặc chưa được phân công cho Vụ, Cục nào thì Vụ Tổ chức Cán bộ cùng với Văn phòng Bộ trình Bộ trưởng xem xét, phân công giải quyết.
3. Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có những ý kiến khác nhau không thống nhất được thì Vụ làm đầu mối sẽ trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
4. Khi được Lãnh đạo Bộ giao việc, nếu công việc đó không thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ, Cục mình thì Thủ trưởng Vụ, Cục đó phải báo cáo lại Lãnh đạo Bộ để Lãnh đạo Bộ chuyển đúng địa chỉ. Trường hợp tuy không đúng chức năng, nhiệm vụ nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt mà Lãnh đạo Bộ vẫn quyết định cho Vụ, Cục đó thực hiện thì phải chấp hành ý kiến của Lãnh đạo Bộ.
MỤC 3. PHÂN CÔNG ĐẦU MỐI MỘT SỐ NHIỆM VỤ
1. Về quản lý Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Giám định, Chỉnh hình:
1.1. Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổng hợp chung về công tác Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Giám định, Chỉnh hình và Quản lý bệnh viện nói chung: Vụ Điều trị.
1.2. Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Y - Dược học cổ truyền và trực tiếp quản lý hệ thống khám chữa bệnh Y - Dược học cổ truyền: Vụ Y học cổ truyền.
1.3. Đầu mối tổng hợp về lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em- Kế hoạch hóa gia đình.
1.4. Đầu mối tổng hợp về lĩnh vực Bệnh nghề nghiệp: Vụ Y tế dự phòng.
2. Về quản lý thuốc, trang thiết bị bệnh viện:
2.1. Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện công tác Dược bệnh viện nói chung: Vụ Điều trị.
2.2. Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện công tác Dược học cổ truyền trong bệnh viện: Vụ Y học cổ truyền.
2.3. Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện công tác trang thiết bị trong bệnh viện: Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế.
3. Về quản lý hành nghề Y, Dược tư nhân:
3.1. Đầu mối theo dõi, tổng hợp chung: Vụ Pháp chế.
3.2. Quản lý hành nghề Y tư nhân: Vụ Điều trị
3.3. Quản lý hành nghề Y Dược học cổ truyền tư nhân: Vụ Y học cổ truyền.
3.4. Quản lý hành nghề Dược tư nhân, Mỹ phẩm: Cục Quản lý Dược Việt Nam.
3.5. Quản lý hành nghề Trang thiết bị Y tế: Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế.
4. Quản lý Vacxin:
Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng quản lý nhà nước về Vacxin và chịu trách nhiệm về thủ tục GMP vacxin: Vụ Y tế dự phòng.
5. Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm: Cục Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Về quản lý Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:
6.1. Đầu mối tổng hợp chung và quản lý về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu công nghiệp: Vụ Khoa học - Đào tạo.
6.2. Tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành tiêu chuẩn quốc gia: Các Vụ, Cục chuyên ngành, cụ thể:
a. Vụ Điều trị tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành về tiêu chuẩn Khám chữa bệnh;
b. Vụ Y tế dự phòng tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành về tiêu chuẩn Y tế dự phòng và tiêu chuẩn vacxin;
c. Vụ Y học cổ truyền (phối hợp với Hội đồng Dược điển Việt Nam) tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành về tiêu chuẩn Y Dược học cổ truyền;
d. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành về tiêu chuẩn Trang thiết bị chuyên ngành và tiêu chuẩn các công trình xây dựng trong ngành y tế;
e. Cục Quản lý Dược Việt Nam (phối hợp với Hội đồng Dược điển Việt Nam) tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành tiêu chuẩn về thuốc Tân dược và Mỹ phẩm;
f. Cục Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức xây dựng và làm thủ tục ban hành về tiêu chuẩn Thực phẩm.
7. Về quản lý Mỹ phẩm trong ngành Y tế:
7.1. Đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổng hợp về quản lý Mỹ phẩm: Cục Quản lý Dược Việt Nam.
7.2. Tham gia quản lý về Mỹ phẩm:
a. Vụ Điều trị.
b. Vụ Y tế dự phòng. c. Vụ Y học cổ truyền.
8. Về công tác Thanh tra:
8.1. Đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và theo dõi, tổng hợp về công tác Thanh tra: Thanh tra Bộ Y tế.
8.2. Tham gia với Thanh tra Bộ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành:
a. Thanh tra Khám chữa bệnh nói chung: Vụ Điều trị.
b. Thanh tra khám chữa bệnh về Y học cổ truyền: Vụ Y học cổ truyền.
c. Thanh tra Vệ sinh: Vụ Y tế dự phòng.
d. Thanh tra Dược: Cục Quản lý Dược Việt Nam.
e. Thanh tra Trang thiết bị Y tế: Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế.
f. Thanh tra chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm: Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
8.3. Các Vụ, Cục tham gia với Thanh tra Bộ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Bộ; tiếp và giải quyết những khiếu nại, tố cáo và phản ảnh của công dân liên quan đến lĩnh vực Vụ, Cục quản lý.
9. Về công tác quản lý Đầu tư, Xây dựng, Sửa chữa và Cải tạo các công trình Y tế:
9.1. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm:
1. Xác định ưu tiên, xây dựng kế hoạch đầu tư (gồm cả kế hoạch vốn),
2. Phân bổ và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, xây dựng cơ bản hằng năm.
9.2. Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế chịu trách nhiệm
a. Làm đầu mối tham mưu cho Bộ trưởng về công tác quản lý đầu tư và xây dựng,
b. Tổ chức thiết kế mẫu các công trình Y tế, c. Quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình,
d. Quản lý giá trị khối lượng công trình.
9.3. Vụ Tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm:
Quản lý tài chính, vốn (của tất cả các nguồn), từ khâu khái toán đến khâu quyết toán vốn
10. Đầu mối về công tác tin học: Vụ Khoa học-Đào tạo.
11. Đầu mối về công tác pháp chế, thi đua, khen thưởng: Vụ Pháp chế.
12. Đầu mối về công tác thương mại, đấu thầu, thống kê y tế, viện trợ và kết hợp quân - dân y: Vụ Kế hoạch.
13. Đầu mối về quản lý công sản, bảo hiểm y tế,viện phí, dự trữ quốc gia: Vụ Tài chính - Kế toán.
14. Đầu mối về y tế địa phương, công tác kỷ luật: Vụ Tổ chức cán bộ.
15. Đầu mối về y tế ngành: Vụ Y tế dự phòng.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA CÁC VỤ, CỤC, VĂN PHÒNG VÀ THANH TRA BỘ
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc cơ cấu của Cơ quan Bộ Y tế, có chức năng phục vụ sự chỉ đạo điều hành công việc của Lãnh đạo Bộ, làm đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động, điều hòa, đôn đốc việc thực hiện các chương trình công tác của Bộ, quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và công tác quản trị của Cơ quan.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ. quyền hạn chính sau đây:
1. Phục vụ sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
1.1. Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình làm việc của cơ quan Bộ.
1.2. Điều hòa, phối hợp hoạt động của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan, trong việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ.
1.3. Tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động của Cơ quan Bộ, của toàn ngành theo sự phân công cụ thể của Lãnh đạo Bộ về các lĩnh vực do Bộ quản lý. Đề xuất xin ý kiến quyết định của Bộ, Thứ trưởng về những công việc đột xuất chưa phân rõ nhiệm vụ của Vụ, Cục nào hoặc việc có liên quan đến nhiều Vụ, Cục.
2. Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ của Cơ quan Bộ.
2.1. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, thông tin liên lạc và quản trị trong nội bộ cơ quan Bộ.
2.2. Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong Cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ. Dự thảo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác lưu trữ để trình Bộ trưởng ban hành. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ thống nhất các chế độ, quy định của Nhà nước và của Bộ về công tác lưu trữ. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ cho cán bộ làm công tác lưu trữ ở các đơn vị trực thuộc Bộ.
2.3. Thực hiện việc tiếp khách và hiếu, hỷ theo quy định. Chịu trách nhiệm về công việc khánh tiết trong các ngày lễ, ngày tết, các ngày kỷ niệm, hội nghị và các công việc đột xuất khác liên quan đến hành chính, văn thư, lưu trữ.
2.4. Đảm bảo điều kiện phục vụ công tác điều hành của lãnh đạo Bộ; Cung ứng và quản lý các trang bị phương tiện để đảm bảo điều kiện làm việc, tổ chức công tác dịch vụ cho các hoạt động của toàn Cơ quan (điện, nước, ánh sáng, vệ sinh, trang thiết bị, xăng, xe, phương tiện đi lại...) chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ và các công việc đột xuất khác liên quan đến quản trị.
3. Thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán:
Quản lý các nguồn kinh phí Nhà nước giao cho Cơ quan Bộ thực hiện (bao gồm cả ngân sách Nhà nước cấp và viện trợ quốc tế, nếu có). Quản lý vật tư tài sản của cơ quan do kinh phí Nhà nước cấp.
4. Tổ chức công tác phòng chống thảm họa và làm thường trực Ban chỉ huy phòng chống thảm họa của Bộ.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch lao động công ích, xây dựng nội quy và tổ chức phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ cơ quan.
6. Tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự và huấn luyện tự vệ cơ quan.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Kế hoạch là một Vụ tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác Quy hoạch, Kế hoạch, Đầu tư và công tác Thống kê trong ngành Y tế, bao gồm việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch và đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Kế hoạch có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng quy hoạch:
Xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phương hướng chiến lược phát triển Ngành. Hướng dẫn địa phương xây dựng quy hoạch Ngành ở địa phương và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Ngành.
2. Xây dựng kế hoạch:
2.1. Chủ trì xây dựng và tổng hợp, cân đối kế hoạch dài hạn và hằng năm về toàn bộ các mặt kế hoạch của Ngành trình Bộ trưởng để Lãnh đạo Bộ bảo vệ kế hoạch của Ngành trước các cơ quan Nhà nước.
2.2. Thông báo các chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Bộ, địa phương và y tế các Bộ, Ngành, Tổng Công ty sau khi kế hoạch đã được Nhà nước hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế duyệt.
2.3. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý việc thực hiện kế hoạch. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong toàn ngành. Kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh để trình Bộ và Nhà nước điều chỉnh kế hoạch. Thực hiện chế độ báo cáo kế hoạch theo quy định.
2.4. Làm đầu mối xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn trong và ngoài nước về đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản.
2.5. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ và y tế địa phương xây dựng
kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm theo từng lĩnh vực chuyên môn, sự phát triển y tế địa phương, y tế ngành phù hợp với quy hoạch, kế hoạch dài hạn của toàn ngành và phù hợp với đặc điểm từng vùng kinh tế xã hội, trên cơ sở các quy trình và phương pháp kế hoạch hóa theo các quy định của Nhà nước. Xây dựng các chế độ nghiệp vụ công tác kế hoạch của ngành Y tế và hướng dẫn thực hiện.
2.6. Làm thường trực các Hội đồng tư vấn của Bộ có liên quan đến công việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch như Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư,... Chủ trì phối hợp với các cơ quan giúp Bộ trưởng theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện quy chế đấu thầu trong ngành.
3. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước công tác viện trợ - đầu tư Y tế.
3.1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước công tác viện trợ y tế, bao gồm viện trợ không hoàn lại, các nguồn vốn vay ưu đãi của các Tổ chức Quốc tế, các Chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ.
3.2. Tổng hợp các nguồn viện trợ để đưa vào cân đối nguồn lực chung của toàn ngành.
3.3. Đề xuất, soạn thảo và bổ sung, sửa đổi trình Bộ trưởng ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý viện trợ y tế.
3.4. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn nước ngoài và vốn đối ứng cho các chương trình, dự án đầu tư, phát triển.
3.5. Giúp Bộ trưởng tổ chức đánh giá các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế, đánh giá các kế hoạch viện trợ và hướng dẫn các đơn vị, địa phương đánh giá viện trợ, đầu tư nước ngoài về y tế. Tổng hợp và báo cáo kết quả việc thực hiện công tác viện trợ đầu tư của Ngành.
4. Công tác Thống kê:
4.1. Giúp Bộ trưởng xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất các chỉ
số thống kê y tế, phương pháp thu thập, quy trình thực hiện, quy chế cung cấp và sử dụng số liệu, hệ thống biểu mẫu và phương pháp ghi chép; tổng hơp, phân tích số liệu thống kê y tế định kỳ hằng năm, 5 năm và 10 năm. Là cơ quan đầu mối duy nhất cung cấp số liệu thống kê y tế để Bộ Y tế công bố ở trong và ngoài nước, để kiểm tra và đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch y tế của toàn Ngành.
4.2. Hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế địa phương và y tế ngành. ứng dụng và phát triển các thành tựu tiến bộ về công nghê tin học trong thống kê, trong quản lý ngành. Quản lý về phương pháp các cuộc điều tra, đánh giá các hoạt động của ngành Y tế cũng như các yếu tố có liên quan đến sức khỏe của nhân dân.
5. Thực hiện nhiệm vụ Y tế Quốc phòng của Ngành,
5.1. Thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng của Ngành. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác động viên quân sự; kết hợp yêu cầu của Quốc phòng trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển Ngành.
5.2. Xây dựng kế hoạch động viên quân sự thời chiến, kế hoạch và nội dung huấn luyện quân sự cho tự vệ các đơn vị trực thuộc Bộ; tổ chức và theo dõi việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự trong ngành; xây dựng kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị trong các trường Đại học Y Dược; giúp Bộ chỉ đạo công tác huấn luyện và đào tạo sĩ quan dự bị quân y, quân dược; quản lý đội ngũ sĩ quan dự bị và quân dự bị động viên trong các đơn vị trực thuộc Bộ.
5.3. Tham gia xây dựng bảo đảm Y tế khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Thường trực các chương trình kết hợp giữa quân và dân y.
5.4. Làm đầu mối về công tác Thương mại, Đấu thầu, Thống kê Y tế, Viện trợ và Kết hợp Quân - Dân y.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Tổ chức Cán bộ là một Vụ Tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác Tổ chức, Cán bộ, Chế độ chính sách và Bảo vệ chính trị nội bộ trong ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Tổ chức Cán bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Về tổ chức:
1.1. Làm đầu mối trong việc xây dựng phương án quy hoạch tổ chức bộ máy cho toàn Ngành; xây dựng các loại hình tổ chức và mô hình tổ chức trong Ngành phù hợp với từng vùng địa lý, từng địa phương và từng giai đoạn.
1.2. Làm đầu mối trong việc xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản về tiêu chuẩn, phân loại, phân hạng, thành lập, giải thể, thay đổi các tổ chức của Ngành.
1.3. Nghiên cứu xây dựng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác cho các tổ chức mới thành lập. Hướng dẫn các Đơn vị xây dựng và xem xét để trình Bộ trưởng phê duyệt Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Về cán bộ;
2.1. Xây dựng cơ cấu biên chế, cơ cấu cán bộ, công chức cho các đơn vị trực thuộc Bộ.
2.2. Làm đầu mối trong việc xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức ngành Y tế; hướng dẫn ứng dụng chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức ngành Y tế vào bộ máy trong toàn ngành.
2.3. Làm đầu mối trong việc hướng dẫn các cơ sở lập quy hoạch cán bộ. Tổng hợp quy hoạch cán bộ để trình Lãnh đạo Bộ và Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, theo dõi việc thực hiện quy hoạch này. Xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản Phân cấp quản lý cán bộ trình Bộ trưởng ban hành và tổ chức thực hiện. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định. Khi được Lãnh đạo Bộ giao, có trách nhiệm thực hiện các quy trình bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ theo quy định hiện hành.
2.4. Làm đầu mối trong việc xây dựng, tham gia xây dựng tiêu chuẩn và quy trình thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.
2.5. Thực hiện việc tiếp nhận, điều chuyển cán bộ theo nhu cầu, theo kế hoạch và theo các đối tượng được phân cấp.
2.6. Tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ túc cán bộ y tế dài hạn, ngắn hạn ở trong và ngoài nước. Tham gia làm các thủ tục cử cán bộ đi hoc tập, công tác, tham quan, khảo sát, dự hội nghị, hội thảo... ở nước ngoài.
2.7. Quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng hướng dẫn của Nhà nước.
3. Chế độ, chính sách cán bộ:
3.1. Tổng hợp, cân đối và đề xuất với lãnh đạo Bộ, Nhà nước các chính sách chế độ đối với cán bộ Y tế từ Trung ương đến cơ sở.
3.2. Tham gia xây dựng thang, bảng lương, các hình thức trả lương, chế độ nâng bậc lương của cán bộ, công chức trong ngành Y tế, các chế độ phụ cấp quanh lương. Kiểm tra việc thực hiện trong toàn ngành.
3.3. Tổ chức, quản lý, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, các chế độ bảo hộ lao động trong ngành Y tế.
3.4. Thực hiện việc khen thưởng đối với cán bộ thuộc diện chính sách được thưởng Huân chương, Huy chương Kháng chiến, huân chương Độc lập v.v... Thu thập tài liệu, lập hồ sơ, chuẩn bị các thủ tục theo quy định để trình lãnh đạo Bộ xét kỷ luật những cán bộ, công chức phạm khuyết điểm (trong quá trình chuẩn bị thủ tục, cần tham khảo ý kiến Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục có liên quan).
4. Công tác Bảo vệ chính trị nội bộ:
Theo dõi và hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và an toàn kinh tế, xây dựng cơ quan an toàn và phối hợp với cấp uỷ địa phương trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng ở các đơn vị trực thuộc Bộ đóng tại địa phương, theo quy định của Trung ương.
5. Thực hiện công tác quản lý cán bộ trong Cơ quan Bộ như một đơn vị trực thuộc Bộ.
6. Làm đầu mối về công tác Y tế địa phương và công tác Kỷ luật trong ngành Y tế.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Khoa học - Đào tạo là một Vụ tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác Khoa học - Công nghệ và Đào tạo cán bộ trong ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Khoa học-Đào tạo có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Nhiệm vụ chung:
Làm đầu mối tổ chức xây dựng dự báo, phương hướng chiến lược khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ y tế; xây dựng các phương án kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; chỉ đạo triển khai, giám sát, đánh giá các hoạt động về phát triển khoa học công nghệ chuyên ngành, đào tạo và đào tạo liên tục chuyên môn kỹ thuật y - dược, y học cộng đồng, nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ ... trong ngành y tế.
2. Nhiệm vụ về lĩnh vực Khoa học và Công nghệ:
2.1. Tổ chức xét duyệt hoặc đề nghị xét duyệt đề tài khoa học công nghệ ở các đơn vị trực thuộc Bộ và liên ngành. Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đánh giả kết quả đề tài khoa học cấp Bộ, tham gia hội đồng đánh giá đề tài khoa học cấp Nhà nước.
2.2. Làm đầu mối tổng hợp chung và quản lý về công tác Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng và Sở hữu công nghiệp Y- Dược. Phối hợp các Vụ có liên quan để tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quản
lý các tiêu chuẩn đã ban hành, phổ biến, hướng dẫn và theo dõi việc áp dụng tiêu chuẩn ở các cấp.
2.3. Tổng hợp đánh giá sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích, phát minh sáng chế và hoạt động sở hữu công nghiệp trong toàn Ngành. Đề xuất các mức khen thưởng cho các tác giả có sáng kiến, giải pháp hữu ích, sáng chế.
2.4. Tổng hợp, theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch hợp tác khoa học, công nghệ với nước ngoài. Đề xuất với Bộ trưởng điều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung và hình thức hợp tác khoa học cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch.
2.5. Quản lý công tác thông tin khoa học, công nghệ. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển khoa học, công nghệ, chế độ quản lý khoa học, công nghệ của Nhà nước và các quy định của Bộ về hoạt động khoa học, công nghệ chuyên ngành trong phạm vi ngành Y tế.
2.6. Làm đầu mối về công tác Tin học trong ngành Y tế, xây dựng và ban hành các quy trình, ứng dụng công nghệ tin học trong ngành Y tế.
2.7. Làm thường trực cho các Hội đồng Khoa học kỹ thuật, xét duyệt sáng kiến, sáng chế, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch khoa học, công nghệ... của Bộ Y tế.
3. Nhiệm vụ về lĩnh vực Đào tạo:
3.1. Xây dựng các quy trình quản lý đào tạo thống nhất trong toàn ngành.
3.2. Xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên.
3.3. Xây dựng và đề xuất danh mục (chức danh) đào tạo cán bộ y tế, mô hình đào tạo, mạng lưới đào tạo, các loại hình đào tạo, danh mục trang thiết bị cho các trường đại học, cao đẳng, trung học y tế. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng, định mức sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, phương tiện dạy học của các trường.
3.4. Xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo chính quy và không chính quy cho các đối tượng cán bộ y tế (sau đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và dậy nghề về y tế). Thống nhất chỉ đạo thực hiện các phương pháp đào tạo, đánh giá học sinh, sinh viên.
3.5. Tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Bộ về việc thực hiện Luật Giáo dục và các văn bản dưới Luật. Hướng dẫn việc thực hiện các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục cán bộ y tế.
3.6. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn và quy hoạch đội ngũ giáo viên, giảng viên và nghiên cứu viên của ngành Y tế.
3.7. Hướng dẫn và tổ chức việc biên soạn, phát hành giáo trình, tài liệu phục vụ cho cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quy định danh mục sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy trong các trường y tế.
3.8. Tham gia tuyển chọn cán bộ đi nghiên cứu, học tập và giảng dạy ở nước ngoài.
3.9. Tham gia xét duyệt người nước ngoài vào học tập, nghiên cứu tại các cơ sở của ngành Y tế; xây dựng quy chế đào tạo người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại các cơ sở của ngành Y tế và hướng dẫn họ thực hiện các quy chế, chế độ học tập, nghiên cứu tại Việt Nam.
3.10. Làm đầu mối theo dõi, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo hoạt động các trường đào tạo cán bộ y tế, các viện nghiên cứu trong ngành Y tế. Phối hợp với các Vụ có liên quan trong việc tham mưu cho Lãnh đạo Bộ bổ nhiệm lãnh đạo ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học.
3.11. Giám sát, thanh tra và đánh giá công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong ngành Y tế.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Hợp tác quốc tế là một Vụ tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Hợp tác quốc tế trong ngành Y tế và công tác lễ tân ngoại giao.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Hợp tác quốc tế có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng chiến lược, phương hướng và kế hoạch về hợp tác quốc tế, khai thác viện trợ, hợp tác đầu tư, khoa học kỹ thuật y dược với các nước, các tổ chức quốc tế. Chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế của Bộ. Quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hợp tác quốc tế cho mạng lưới làm công tác hợp tác quốc tế của Ngành.
2. Chuẩn bị các văn bản, công hàm, hiệp định để lãnh đạo Bộ trao đổi, tiếp xúc, thông báo, kiến nghị và ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế trên thế giới về lĩnh vực y tế. Tổ chức việc ký kết các hiệp định, kiểm tra đôn đốc, tổng hợp và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các hiệp định đó.
3. Trao đổi và hướng dẫn về thông tin khoa học, kỹ thuật, sách báo y dược học, thuốc men, hóa chất, vật phẩm... theo quy định của Nhà nước.
Thông tin nhanh cho Lãnh đạo Bộ những tin tức y dược học quan trọng và cấp bách trên thế giới. Tổ chức để Bộ, Thứ trưởng tiếp xúc, làm việc với các đoàn khách quốc tế theo kế hoạch của Bộ và của cấp trên.
4. Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính - Kế toán- Bộ Y tế, Ban Quản lý các dự án và các Chủ nhiệm dự án hợp tác quốc tế để điều phối các chương trình viện trợ quốc tế, hợp tác quốc tế cho ngành Y tế và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá hiệu quả của các chương trình Hợp tác quốc tế.
5. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Nhà nước và các quy chế của Bộ về hợp tác quốc tế. Xây dựng quy trình, nguyên tắc, thủ tục của đoàn ra, đoàn vào theo đúng nghi thức ngoại giao và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy chế về hợp tác quốc tế.
6. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và dự báo khả năng hợp tác khoa học kỹ thuật về y dược, trang thiết bị y tế đối với các nước và các tổ chức quốc tế. Chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đó.
7. Quản lý người nước ngoài đến làm việc, học tập, nghiên cứu, chữa bệnh tại Việt Nam theo kế hoạch hợp tác giữa Bộ Y tế với các nước, các tổ chức quốc tế. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế đi học tập, công tác, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát, dự hội nghị, hội thảo... ở nước ngoài kể từ khi xuất cảnh cho đến khi về nước, theo quyết định cử đi của Lãnh đạo Bộ Y tế.
8. Quản lý và thực hiện công tác lễ tân trong quan hệ quốc tế, đảm bảo thủ tục cho các đoàn ra, đoàn vào theo đúng kế hoạch và đúng quy định của Chính phủ.
9. Trực tiếp quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức của Cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ theo quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Tài chính- Kế toán là một Vụ tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài chính và Kế toán trong toàn ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Tài chính- Kế toán có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Về Tài chính:
1.1. Xây dựng dự toán thu, chi, kế hoạch phân phối các nguồn ngân sách trong toàn ngành và riêng cho từng đơn vị trực thuộc Bộ, cho chương trình Y tế quốc gia, các chương trình, dự án viện trợ, vốn vay được Nhà nước đầu tư để trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức bảo vệ dự toán ngân sách với Nhà nước. Chuẩn bị ý kiến của Bộ Y tế tham gia với với các Bộ có liên quan (Tài Chính, Kế hoạch - Đầu tư...) trong việc phân bổ ngân sách sự nghiệp y tế cho địa phương. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được duyệt.
1.2. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Y tế, các Bộ, Ngành lập dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan trong việc phân bổ dự toán ngân sách hằng năm cho các đơn vị trực thuộc Bộ, các mục tiêu y tế quốc gia, các chương trình y tế cấp Bộ. Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ trong lĩnh vực tài chính, kế toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ và Y tế địa phương.
1.3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế trong toàn ngành, đề xuất những phương án và biện pháp có hiệu quả nhằm từng bước đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong Ngành và xây dựng cơ chế hoạt động kinh tế ứng dụng vào các đơn vị trực thuộc Bộ. Quản lý chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế về lĩnh vực tài chính, kế toán.
1.4. Xây dựng phương án tổng hợp kế hoạch phân bổ ngân sách xây dựng cơ bản và nâng cấp các công trình y tế ở các cơ sở trực thuộc Bộ và kinh phí sự nghiệp hằng năm, trong toàn ngành.
1.5. Dự thảo để trình Bộ trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước để áp dụng thống nhất trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp do Bộ quản lý.
1.6. Tổng hợp các nguồn viện trợ, vốn vay để đưa vào cân đối nguồn lực chung của toàn ngành. Đề xuất và soạn thảo trình Bộ trưởng ban hành các văn bản pháp quy liên quan tới công tác quản lý vốn viện trợ, vốn vay được Nhà nước đầu tư trong các đơn vị trực thuộc Bộ và các chương trình, dự án Y tế.
1.7. Quản lý các nguồn vốn đầu tư , xây dựng cơ bản của Nhà nước giao cho Bộ Y tế, gồm xây dựng kế hoạch vốn, theo dõi việc thực hiện kế hoạch vốn và quyết toán nguồn vốn, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác, theo quy định hiện hành.
1.8. Tham mưu cho lãnh đạo Bộ về công tác tài chính trong các doanh nghiệp trực thuộc (giá, thuế, vốn...). Phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành giá các loại thuốc, vacxin, máu, dịch truyền, các dịch vụ y tế, các loại phí, lệ phí, các chế độ định mức...thuộc quyền Bộ Y tế quyết định.
2. Công tác Kế toán:
2.1. Thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm tra kế toán, tổ chức xét duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc Bộ, chương trình y tế quốc gia và các mục tiêu y tế cấp Bộ và các dự án viện trợ, vốn vay được Nhà nước đầu tư.
2.2. Tổng hợp và báo cáo quyết toán với cơ quan tài chính theo đúng chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.
2.3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính – kế toán cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán trong ngành Y tế.
2.4. Tổ chức, theo dõi và quản lý công sản được Nhà nước giao cho Bộ Y tế quản lý, sử dụng.
3. Làm đầu mối về Quản lý công sản, Bảo hiểm y tế, Viện phí, Dự trữ quốc gia trong ngành Y tế.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Pháp chế là một Vụ tổng hợp, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực pháp chế, giáo dục truyền thông, công tác chính trị và thi đua khen thưởng trong ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Pháp chế có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Công tác Pháp chế:
1.1. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế về mặt pháp luật và giúp Bộ trưởng trong việc tổ chức chỉ đạo công tác pháp chế trong ngành y
tế và chịu trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật theo ý kiến của lãnh đạo Bộ hoặc những cơ quan khác yêu cầu.
1.2. Phối hợp với các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ để xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch xây dựng pháp luật dài hạn và hằng năm về y tế.
1.3. Chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về y tế. Chịu trách nhiệm thẩm tra về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc Bộ trưởng trình cấp trên ban hành.
1.4. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện pháp luật về y tế để báo cáo với Bộ trưởng và đề xuất biện pháp giải quyết nhằm tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (trong đó có pháp luật Y tế) trong toàn ngành.
1.5. Hướng dẫn công tác pháp chế ở các đơn vị trực thuộc Bộ và các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ pháp lý trong ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương.
1.6. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật trong toàn ngành Y tế. Xem xét tính pháp lý trong việc hướng dẫn, xử lý các vi phạm pháp luật; xem xét và kiến nghị với Bộ trưởng ban hành quyết định theo thẩm quyền để hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi các văn bản áp dụng pháp luật do các đơn vị, địa phương ban hành có nội dung trái với quy định của pháp luật.
1.7. Tổ chức việc hệ thống hoá pháp luật y tế, tổ chức in ấn và phát hành các quyển Kỷ yếu pháp quy về y tế hằng năm. Hướng dẫn thủ tục khắc dấu cho các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Công tác Chính trị và Giáo dục truyền thông:
2.1. Đề xuất với Bộ trưởng về phương hướng, nội dung, kế hoạch và biện pháp giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng cho cán bộ, công chức trong ngành y tế.
2.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung, kế hoạch, biện pháp cụ thể về công tác chính trị trong ngành Y tế và tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong từng thời kỳ, từng mùa, từng vùng và theo từng nhóm đối tượng, để trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị trong toàn ngành, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thực hiện.
2.3. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe. Giúp Bộ trưởng trong việc quản lý các hoạt động và quy hoạch mạng lưới báo chí, xuất bản trong ngành Y tế. Tham mưu cho Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị làm công tác giáo dục truyền thông, các báo, tạp chí của Ngành.
2.4. Phối hợp với các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ nghiên cứu đề xuất và chỉ đạo tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu, tranh ảnh, phim, băng, đĩa, đèn chiếu...về phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2.5. Tổ chức tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ, công chức của toàn ngành thực hiện các quy định về y đức và các quan điểm đường lối của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành về công tác Y tế.
2.6. Tổ chức việc sưu tầm các tư liệu, hiện vật của ngành Y tế qua các thời kỳ, để phục vụ cho công tác tuyên truyền, viết lịch sử ngành và xây dựng bảo tàng truyền thống của ngành.
3. Công tác Thi đua, Khen thưởng
3.1. Tham mưu cho Bộ trưởng trong việc xây dựng các phong trào thi đua trong toàn ngành; phát hiện những gương người tốt, việc tốt để xây dựng điển hình, tiên tiến trong ngành.
3.2. Xây dựng quy trình và hướng dẫn các cơ sở trong việc xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân có thành tích trong ngành y tế. Theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng thường xuyên, đột xuất và suy tôn các danh hiệu của ngành Y tế.
3.3. Làm đầu mối thường trực giải quyết công tác thi đua, khen thưởng thuộc trách nhiệm của Bộ và Ngành.
4. Làm đầu mối theo dõi, tổng hợp chung về hành nghề y dược tư nhân trong toàn quốc.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Thanh tra Bộ Y tế là Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về Y tế, là một tổ chức cơ cấu của Cơ quan Bộ Y tế, chịu sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế và chịu sự chỉ đạo về tổ chức, công tác và nghiệp vụ của Tổng Thanh tra Nhà nước.
Thanh tra Bộ Y tế có chức năng thực hiện quyền thanh tra Nhà nước về Y tế trên phạm vi cả nước, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch theo Luật định; xác minh, kết luận kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để trình Bộ trưởng Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra y tế trong toàn quốc và công tác xét, giải quyết kiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
B- NHIỆM VỤ. QUYỀN HẠN:
Thanh tra Bộ Y tế có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật:
1.1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về Vệ sinh (gồm cả chất lượng, vệ sinh an toàn, thực phẩm), về Khám chữa bệnh, về Sản xuất, lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu, sử dụng Thuốc, Mỹ phẩm, Nguyên liệu làm thuốc và Trang thiết bị y tế của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong phạm vi cả nước.
1.2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc Bộ.
1.3. Xử lý hành chính các vi phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế theo quy định của pháp luật. Kiến nghị các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về y tế và quản lý nhà nước về thanh tra y tế.
1.4. Xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi quy trình, quy phạm thanh tra chuyên ngành Y tế trình Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Nhà nước phê duyệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.
1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Y tế đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành để trình Bộ trưởng phê duyệt và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
1.6. Hướng dẫn công tác thanh tra Y tế đối với hệ thống thanh tra Y tế trong toàn quốc. Chỉ đạo nghiệp vụ công tác thanh tra đối với các đơn vị trực thuộc Bộ. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên và cán bộ thanh tra y tế.
1.7. Tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động thanh tra Y tế trong toàn quốc.
2. Công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
2.1. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo để trình Bộ trưởng Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền.
2.2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong các đơn vị trực thuộc Bộ.
2.3. Tổ chức và thường trực việc tiếp công dân theo luật định.
2.4. Tham gia nghiên cứu, xây dựng và đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Ngành. Phối hợp với Vụ Pháp chế trong công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về y tế.
2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng Thanh tra Nhà nước giao.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Điều trị là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Khám chữa bệnh, Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Chỉnh hình và công tác Giám định trong ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Điều trị có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau đây:
1. Quản lý công tác Khám chữa bệnh, Chăm sóc, Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, Chỉnh hình, Giám định:
1.1. Xây dựng phương hướng quy hoạch, kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng - phục hồi chức năng, chỉnh hình và phương hướng phát triển khoa học kỹ thuật trong các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng - phục hồi chức năng, chỉnh hình, trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1.2. Làm đầu mối xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác Khám chữa bệnh, Chăm sóc, Điều dưỡng- Phục hồi chức năng, Chỉnh hình, An toàn bức xạ và Giám định (Giám định Y khoa, Giám định Y pháp, Giám định Y pháp Tâm thần).
1.3. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy chế phân cấp chuyên môn kỹ thuật trong điều trị và xây dựng cơ cấu giường bệnh cho các chuyên khoa trong mạng lưới khám chữa bệnh trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1.4. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy chế chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn điều trị, chăm sóc người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy chế chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn điều trị, chăm sóc người bệnh.
1.5. Nghiên cứu, xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cho hệ thống bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung, cao cấp từ trung ương đến địa phương và cho cán bộ làm công tác khám chữa bệnh cho người nước ngoài tại Việt Nam.
1.6. Quản lý mạng lưới khám, chữa bệnh, giám định; xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và quy chế liên quan đến công tác giám định và an toàn bức xạ.
1.7. Phân tích đánh giá diễn biến mô hình bệnh tật, xây dựng quy trình và phương pháp quản lý sức khoẻ cho các đối tượng kể cả người nước ngoài ở Việt Nam.
1.8. Chỉ đạo quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong điều trị. Nghiên cứu đề xuất nhu cầu thuốc, trang thiết bị y tế, dược chất phóng xạ cho các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng -phục hồi chức năng.
1.9. Quản lý, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện công tác Bảo hiểm y tế trong toàn quốc. Tham gia nghiên cứu, đề xuất các hình thức, cơ chế cung ứng dịch vụ y tế và chính sách phục hồi chi phí trong lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng.
1.10. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp và phân tích đánh giá các mặt hoạt động chuyên môn kỹ thuật của hệ thống khám, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giám định qua hệ thống thống kê của Vụ và của Bộ.
2. Bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp:
2.1. Xây dựng kế hoạch, biện pháp và chỉ đạo việc bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp. Xây dựng danh mục tiêu chuẩn cần quản lý, tiêu chuẩn phân loại sức khỏe, bệnh tật cho cán bộ trung, cao cấp. đề xuất việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế cho các đối tượng đặc biệt. Tổng hợp, phân tích tình hình sức khỏe cán bộ trung, cao cấp từ trung ương đến địa phương.
2.2. Xây dựng kế hoạch, quy trình và phương pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống dịch tại nơi làm việc và nhà ở cho các cán bộ cao cấp;
2.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phục vụ y tế cho hoạt động, hội nghị quan trọng của Đảng và Nhà nước.
3. Quản lý hành nghề Y tư nhân:
Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề y tư nhân; quản lý hành nghề y tư nhân trong toàn quốc kể cả các cơ sở khám, chữa bệnh có vốn đầu tư của nước ngoài, bán công, dân lập và người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam.
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Y học cổ truyền là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực kế thừa, phát huy, phát triển Y, Dược học cổ truyền, kết hợp Y, Dược học cổ truyền với Y, Dược học hiện đại và quản lý hành nghề Y, Dược học cổ truyền trong toàn quốc.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Y học cổ truyền có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng phương hướng, kế hoạch về kế thừa, phát huy, phát triển y - dược học cổ truyền, kết hợp y - dược học cổ truyền với y - dược học hiện đại.
2. Xây dựng hoặc đề nghị, bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về phòng bệnh, chữa bệnh bằng y - dược học cổ truyền (có dùng thuốc và không dùng thuốc). Nghiên cứu xây dựng, đề xuất ban hành những chính sách nhằm khuyến khích việc kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp y - dược học cổ truyền với y - dược học hiện đại, động viên giới y - dược học cổ truyền tham gia vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3. Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất sử dụng thuốc y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền.
4. Đề xuất nhu cầu thuốc y học cổ truyền, dược liệu, trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu, điều trị, phòng bệnh về y học cổ truyền.
5. Quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra, tổng hợp, phân tích và đánh giá các hoạt động của các cơ sở y - dược học cổ truyền trong toàn quốc.
6. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi quy chế hành nghề y dược học cổ truyền và tổ chức bồi dưỡng, phân khoa, phân hạng các lương y, các cá nhân hành nghề y dược học cổ truyền trong toàn quốc trên cơ sở đó phát hiện các lương y giỏi, các bài thuốc hay để thừa kế và sử dụng.
7. Quản lý hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân, bán công, cổ phần có vốn đầu tư của nước ngoài, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề y dược học cổ truyền tại Việt Nam.
8. Làm đầu mối quan hệ và phối hợp công tác giữa Bộ Y tế với Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Hội Châm cứu Việt Nam.
9. Tham gia phối hợp với các Vụ, Cục, Đơn vị có liên quan trong việc xây dựng hệ thống tổ chức, nội dung, chức danh đào tạo cán bộ Y - Dược học cổ truyền, phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa học, trang thiết bị y tế, giáo dục sức khỏe, hợp tác quốc tế,...
XI- VỤ BẢO VỆ SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM
- Kế hoạch hoá gia đình
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe sinh sản trong toàn quốc.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng chiến lược, chính sách về sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng hoặc đề nghị
bổ sung, sửa đổi các chuẩn mực chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản.
3. Phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá các vấn đề liên quan đến việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong hệ thống chữa bệnh và phòng bệnh.
4. Tổng hợp đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản bao gồm sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch lồng ghép bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác thông tin gồm thông tin quản lý và thông tin - giáo dục-truyền thông về sức khỏe sinh sản bao gồm sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.
7. Phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan xây dựng, củng cố mạng lưới bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong toàn quốc bao gồm cả nhân lực, trang bị, đào tạo và đào tạo lại, tăng cường lĩnh vực hợp tác quốc tế về sức khoẻ sinh sản.
8. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và quy định về chuyên môn kỹ thuật, công tác thi đua trong hoạt động sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình .
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Y tế dự phòng là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Y tế dự phòng và Bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong toàn quốc.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Y tế dự phòng có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng phương hướng, chiến lược, phương án kế hoạch về công tác Y tế dự phòng, bao gồm:
Phòng chống dịch bệnh, sốt rét, các bệnh xã hội, các bệnh không nhiễm trùng, kiểm dịch y tế biên giới, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe môi trường, y tế lao động, y tế trường học và công tác nâng cao sức khỏe. Tham gia phòng chống chiến tranh vi sinh vật, chiến tranh hóa học.
2. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về y tế dự phòng:
2.1. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách về y tế dự phòng để Bộ trưởng trình Chính phủ hoặc Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương thực hiện.
2.2. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi các quy chế, tiêu chuẩn, danh mục, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ quản lý chuyên ngành về y tế dự phòng trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương tổ chức thực hiện.
2.3. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, chế độ chính sách, chế độ quản lý chuyên ngành trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên ban hành.
3. Quản lý các hoạt động chuyên ngành Y tế dự phòng.
3.1. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc quản lý các hoạt động chuyên ngành Y tế dự phòng, quản lý tình hình dịch, kiểm dịch y tế biên giới, thông báo dịch trong nước và quốc tế. Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch. Xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng thuốc, hóa chất phương tiện phòng chống dịch và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương và Y tế ngành thực hiện.
3.2. Làm thường trực chương trình HIV/AIDS. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra về công tác phòng chống HIV/AIDS trong lĩnh vực Y tế. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống các bệnh xã hội.
3.3. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc sản xuất các loại vacxin và sinh phẩm, nhu cầu xuất nhập khẩu và phân phối các loại vacxin, sinh phẩm phục vụ cho phòng chống dịch bệnh. Tổ chức đăng ký, cấp giấy phép lưu hành các loại vacxin và sinh phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu theo các quy định hiện hành. Quản lý việc thử nghiệm vacxin trên thực địa tại Việt Nam.
3.4. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc sản xuất và sử dụng, nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế. Tổ chức đăng ký, cấp giấy phép lưu hành các loại sản phẩm, hóa chất diệt khuẩn, diệt côn trùngdùng trong lĩnh vực Y tế theo các quy định hiện hành.
3.5. Quản lý môi trường lao động, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp trong toàn quốc. Xây dựng danh mục, quy định nghề không được sử dụng hoặc hạn chế một số đối tượng lao động, xây dựng danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội và hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt lao động. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các danh mục, quy định các nghề, công việc không được xử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở một số đối tượng lao động. Làm đầu mối quản lý, chỉ đạo hoạt động y tế các Ngành.
3.6. Quản lý và chỉ đạo công tác sức khỏe môi trường, y tế trường học, dinh dưỡng cộng đồng. Chỉ đạo công tác giám sát chất lượng nước uống, nước sinh hoạt. Quản lý và chỉ đạo công tác nâng cao sức khỏe.
3.7. Kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động chuyên môn kỹ thuật của hệ thống mạng lưới y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc. Điều phối các hoạt động chuyên môn của các Viện trong lĩnh vực y tế dự phòng.
3.8. Tham gia xây dựng, thẩm định, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các dự án quốc gia và quốc tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
3.9. Phối hợp với các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ trong việc quản lý, theo dõi, thanh tra, thực hiện kế hoạch, ngân sách, đào tạo, khoa học, tuyên truyền, xây dựng tổ chức mạng lưới phục vụ các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
XIII- VỤ TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Vụ Trang thiết bị và công trình y tế là một Vụ chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực Trang thiết bị và quản lý đầu tư xây dựng trong ngành Y tế.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Vụ Trang thiết bị và công trình y tế có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Quản lý trang thiết bị y tế:
1.1. Xây dựng phương án kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm, nhu cầu hợp lý về trang thiết bị, hoá chất xét nghiệm chuyên dùng cho các tuyến y tế của toàn ngành trên cơ sở đó lập phương án kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất trong nước, sửa chữa và phân phối trang thiết bị y tế.
1.2. Xây dựng hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi để trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các quy chế về quản lý, mua sắm, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và kiểm định các loại trang thiết bị y tế.
1.3. Xây dựng các quy trình, định mức kỹ thuật trong sản xuất, lưu thông và phân phối trang thiết bị y tế.
1.4. Nghiên cứu xây dựng và phối hợp với Vụ Khoa học - Đào tạo đề nghị bổ sung, sửa đổi để trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các tiêu chuẩn chất lượng về trang thiết bị y tế và hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1.5. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ và địa phương xây dựng nhu cầu về trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm và chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo tiêu chuẩn và phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Nghiên cứu, đề xuất việc điều động vật tư trang thiết bị y tế tại các đơn vị trực thuộc Bộ.
1.6. Quản lý việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế. Tổng hợp và đánh giá việc sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, sử dụng và bảo quản vật tư, trang thiết bị y tế trong toàn ngành để báo cáo Lãnh đạo Bộ.
1.7. Tham gia tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý trang thiết bị y tế. Làm thường trực cho Hội đồng tư vấn về trang thiết bị y tế của Bộ Y tế.
1.8. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về trang thiết bị y tế và quản lý dự trữ quốc gia về trang thiết bị y tế.
2. Quản lý đầu tư và xây dựng:
Theo dõi quản lý đầu tư và xây dựng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước theo chức năng của chủ quản đầu tư với các công việc cụ thể sau đây:
2.1. Thẩm tra các dự án và báo cáo đầu tư của các công trình y tế. Thẩm tra thiết kế - dự toán các công trình được đầu tư và xây dựng bằng mọi nguồn vốn theo đúng quy định hiện hành.
2.2. Hướng dẫn các Ban quản lý dự án lập kế hoạch đầu tư và xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình. Tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ điều chỉnh ưu tiên cho các công trình trọng điểm theo định hướng của Bộ. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện đầu tư theo tiến độ của từng công trình. Phối hợp với Vụ Tài chính – Kế toán trong việc quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư và xây dựng theo đúng quy định hiện hành.
2.3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ kỹ thuật xây dựng cơ bản cho các đơn vị. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức lập các mẫu thiết kế xây dựng các công trình y tế. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ và địa phương áp dụng thiết kế mẫu, quy trình, quy phạm, định mức đơn giá, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các chế độ chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ về xây dựng cơ bản chuyên ngành y tế.
2.4. Thường trực Hội đồng thẩm định dự án đầu tư các công trình y tế và thường trực Tổ tư vấn thẩm định quyết toán vốn đầu tư và xây dựng hoàn thành.
XIV- CỤC QUẢN LÝ DƯỢC VIỆT NAM
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Cục Quản lý Dược Việt Nam là một Cục quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Dược và Mỹ phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và thực thi, điều hành về lĩnh vực Dược và Mỹ phẩm trong phạm vi toàn quốc.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Cục Quản lý Dược Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Dược để Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Dược, Mỹ phẩm:
2.1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Dược, Mỹ phẩm, các tiêu chuẩn, chính sách, chế độ quản lý chuyên ngành về dược và mỹ phẩm để Bộ Y tế trình Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện.
2.2.. Ban hành theo thẩm quyền các quy trình, quy phạm kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý dược và mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân.
3. Quản lý Dược, Mỹ phẩm:
3.1. Trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng loại hình tổ chức hành nghề Dược.
3.2. Quản lý các hoạt động thông tin, quảng cáo, giới thiệu thuốc, mỹ phẩm và cấp giấy phép thông tin, quảng cáo, giới thiệu thuốc, mỹ phẩm do Việt Nam hoặc nước ngoài sản xuất.
3.3. Tham gia xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về thuốc và quản lý dự trữ quốc gia về thuốc.
3.4. Phối hợp với Vụ Điều trị để quản lý công tác cung ứng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện, chỉ đạo công tác Dược Bệnh viện.
3.5. Phối hợp với Thanh tra Bộ và các Vụ chức năng trong việc tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các Luật, Pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuốc, mỹ phẩm trong phạm vi toàn quốc.
4. Thực thi, điều hành về lĩnh vực Dược, Mỹ phẩm:
4.1. Quyết định theo thẩm quyền việc cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông thuốc và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
4.2. Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận hành nghề đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
4.3. Chủ trì phối hợp với các ngành hữu quan trong việc phòng, chống sản xuất, lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu và việc lạm dụng thuốc gây nghiện trong ngành y tế.
4.4. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý dược và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
4.5. Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản được giao theo đúng quy định của Nhà nước.
XV-CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Gọi tắt là Cục Quản lý Thực phẩm)
A- VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG:
Cục Quản lý Thực phẩm là một Cục chuyên ngành, có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý Nhà nước và thực thi, điều hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi toàn quốc.
B- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:
Cục Quản lý Thực phẩm có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:
1.1. Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên ban hành.
1.2. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để Bộ trưởng ban hành hoặc góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1.3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật, nghiệp vụ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm:
2.1. Xây dựng danh mục các thực phẩm phải đăng ký chất lượng để Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và tổ chức việc đăng ký chất lượng thực phẩm.
2.2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3. Tổ chức kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2.4. Tham gia phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng, chống sản xuất, lưu thông thực phẩm không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.5. Phối hợp với các tổ chức liên quan của Bộ Văn hóa - Thông tin trong việc quản lý thông tin quảng cáo đối với thực phẩm dùng cho trẻ em, người bệnh, người già, phụ nữ có thai và những thực phẩm cần được quản lý đặc biệt; tổ chức việc giáo dục truyền thông về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Thực thi, điều hành về lĩnh vực chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm:
3.1. Cấp, thu hồi giấy đăng ký chất lượng và giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền đối với thực phẩm sản xuất trong nước, bao gồm cả thực phẩm qua sản xuất công nghiệp.
3.2. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo phân công của Bộ Y tế.
4. Quản lý tổ chức, cán bộ - công chức, tài sản được giao theo đúng quy định của Nhà nước.
- 1Quyết định 2964/2004/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 589-BYT/QĐ năm 1994 về nhiệm vụ các vụ, văn phòng và thanh tra Bộ Y tế do Bộ Trưởng Bộ y tế ban hành
- 3Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2964/2004/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 589-BYT/QĐ năm 1994 về nhiệm vụ các vụ, văn phòng và thanh tra Bộ Y tế do Bộ Trưởng Bộ y tế ban hành
- 3Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Quyết định 547-TTg năm 1996 về việc thành lập Cục Quản lý dược Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 42-TTg năm 1997 về việc thành lập Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 239-TTg năm 1997 về việc đổi tên Vụ Vệ sinh phòng dịch, Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 14/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 108/2001/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 108/2001/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2001
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Nguyên Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2001
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực