Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1076/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 12 tháng 4 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
- Xét đề nghị của Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của trường tiểu học và trung học cơ sở bán công chuyển từ công lập sang.
Điều 2: Các ông (bà) Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cấp, các ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.
| T/M. UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ BÁN CÔNG
(LOẠI HÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ TRƯỜNG CÔNG LẬP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-UB ngày 12 tháng 4 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân thành phố)
Điều 1: Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho các trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS) bán công (loại hình chuyển đổi từ trường công lập sang).
Ngoài những quy định hiện hành của Nhà nước mà nhà trường phải thực hiện như:
- Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu;
- Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Điều lệ Trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy định này quy định bổ sung những hoạt động của nhà trường trong các phạm vi sau: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức, nhân sự; chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên; chế độ tuyển sinh và chế độ quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
Điều 2: Điều kiện chuyển từ trường công lập sang bán công
1- Là trường có chất lượng cao trong dạy và học.
2- Có đủ các điều kiện quy đinh về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trường sở, trang thiết bị.
3- Có đề án chuyển trường từ công lập sang trường bán công, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4- Được tập thể Hội đồng nhà trường nhất trí.
Điều 3: Vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của trường tiểu học và THCS bán công
1- Trường tiểu học và THCS bán công là cơ sở giáo dục bán công một thành viên, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Uỷ ban nhân dân quận (huyện, thị xã) và sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan chuyên môn cấp trên và cùng cấp. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riên theo mẫu quy định, được mở tài khoản theo quy định.
2- Trường tiểu học và THCS bán công thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 3 Điều lệ Trường trung học và Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học.
Điều 4: Tổ chức của trường tiểu học và THCS bán công
1- Ban Giám hiệu nhà trường có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường tiểu học và THCS bán công phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ các trường tương ứng.
Hiệu trưởng là người trong biên chế nhà nước, được bổ nhiệm theo quy định như đối với Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS công lập.
Phó hiệu trưởng được Uỷ ban nhân dân quận (huyện, thị xã) bổ nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng và các cơ quan chuyên môn hữu trách.
Trường bán công không có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ nhà trường và có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng đề án tổ chức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Huy động các nguồn vốn để xây dựng và phát triển trường;
- Thực hiện chế độ thu, chi tài chính trong trường theo quy định hiện hành của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Tổ chức tuyển dụng giáo viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường ngoài công lập về lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, khen thưởng, kỷ luật;
- Đảm bảo trật tự, an ninh và môi trường sạch đẹp, an toàn trong nhà trường.
2- Đội ngũ giáo viên và nhân viên của trường được tổ chức thành các Tổ bộ môn và Tổ hành chính - quản trị.
Tổ trưởng Tổ bộ môn và Tổ hành chính - quản trị do Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ được thực hiện theo quy định tại Điều lệ các trường tương ứng.
3- Trong nhà trường có các tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động theo Điều lệ của các tổ chức.
Điều 5: Giáo viên trường tiểu học và THCS bán công
1- Định mức giáo viên:
- Số lượng giáoviên của trường phải đảm bảo không thấp hơn định mức về giáo viên/lớp theo quy định hiện hành của nhà nước và phải đảm bảo đủ cơ cấu giáo viên cho các môn học.
- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu/tổng giáo viên của trường phải đảm bảo như sau:
Trường tiểu học: 100%;
Trường THCS: không dưới 40%.
2- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giáo viên:
Giáo viên cơ hữu hay thỉnh giảng của trường tiểu học và THCS bán công phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuẩn và sức khoẻ theo quy định của Luật Giáo dục; có nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng.
3- Chế độ, chính sách đối với giáo viên:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác tại trường công lập, nếu đã được bổ nhiệm vào một ngạch công chức, khi trường chuyển sang bán công vẫn được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp (nếu có), chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như công chức hành chính, sự nghiệp được quy định tại các văn bản hiện hành.
- Các trường công lập sau khi có quyết định chuyển sang bán công thì việc tuyển dụng cán bộ (trừ hiệu trưởng), giáo viên, nhân viên được thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động. Cán bộ, giáo viên, nâhn viên được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động được hưởng chế độ tiền công, tiền lương hợp lý theo kết quả hoạt động của trường, được tham gia mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường bán công (trong biên chế nhà nước hay hợp đồng lao động) đều được hưởng chế độ học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ khen thưởng, kỷ luật, được xét tặng các danh hiệu cao quý của nhà giáo như đối với giáo viên các trường công lập và được hưởng tiền thưởng theo mức quy định của Nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 6: Học sinh các trường tiểu học và THCS bán công
1- Học sinh trong trường tiểu học và THCS bán công được tổ chức theo từng lớp học, mỗi lớp không quá 35 học sinh đối với trường tiểu học và không quá 45 học sinh đối với THCS. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh.
Mỗi lớp có lớp trưởng, 1 đến 2 lớp phó; mỗi tổ có tổ trưởng và tổ phó do tập thể lớp hay tổ bầu ra vào đầu mỗi kỳ học.
2- Nhiệm vụ, quyền, hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục, khen thưởng, kỷ luật học sinh được thực hiện theo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng.
3- Học sinh trường bán công được hưởng các quyền lợi sau:
- Được học 2 buổi/ngày, được bồi dưỡng kiến thức không phải đóng thêm tiền. Không phải học thêm tại nhà thầy, cô giáo.
- Được học 1 đến 2 môn tự chọn (ngoại ngữ, tin học, âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật) trong chương trình chính khoá không phải đóng tiền.
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở vật chất để học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khoá của nhà trường, các hoạt động nhằm phát triển tài năng của học sinh.
Điều 7: Trường tiểu học, THCS bán công được hưởng các chính sách khuyến khích về đầu tư cơ sở vật chất trường học, đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, trang thiết bị dạy học, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phù hợp với nguồn thu của đơn vị và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Điều 8: Việc bàn giao cơ sở vật chất và nguồn tài chính hiện có của các trường công lập chuyển sang bán công được thực hiện theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng. Hiệu trưởng trường tiểu học, THCS bán công chịu trách nhiệm kiểm kê, lập hồ sơ bàn giao toàn bộ tài chính, tài sản theo sổ sách, chứng từ có liên quan theo đúng quy định của Nhà nước, có sự giám sát của phòng tài chính và phòng giáo dục.
Điều 9: Tài sản của trường bán công gồm tài sản của nhà nước giao cho nhà trường quản lý khi bắt đầu chuyển sang bán công và tài sản tăng thêm trong quá trình hoạt động, đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật, không ai được chiếm đoạt.
Điều 10: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của các trường bán công
1- Nguồn thu:
- Thu học phí: mức thu do Hội đồng nhân dân thành phố quyết định.
- Thu đóng góp xây dựng trường: Hàng năm nhà trường xây dựng mức huy động vốn đóng góp xây dựng trường đảm bảo phù hợp với dự án tăng cường cơ sở vật chất do nhà trường và khả năng đóng góp của học sinh, báo cáo Uỷ ban nhân dân quận (huyện, thị xã) và Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
- Thu hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).
- Thu từ nguồn tài trợ và các nguồn tài chính khác (theo quy định của pháp luật)
2- Nhiệm vụ chi:
- Chi thường xuyên
- Chi mua sắm, sửa chữa
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhà trường xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu (gọi là quy chế chi tiêu nội bộ) đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ gửi cơ quan tài chính, kho bạc làm căn cứ giám sát, kiểm tra theo quy định.
Điều 11: Trong 3 năm đầu (kể từ khi chuyển sang trường bán công) trường bán công tiếp tục thực hiện chế độ tài chính theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính. Từ năm thứ 4 trở đi, các trường bán công chuyển sang áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-Cp ngày 19/8/1999 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 44/2000/TT-LT ngày 23/5/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Điều 12: Hiệu trưởng trường bán công là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tài chính và các khoản chi tiêu của đơn vị. Đối với các khoản thu, chi của đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp, đảm bảo chế độ dân chủ, công khai tài chính trong đơn vị.
Điều 13: Hồ sơ và thủ tục chuyển từ trường công lập sang trường bán công
1- Hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển từ trường công lập sang trường bán công do nhà trường lập và có ý kiến của Chủ tịch công đoàn nhà trường.
- Đề án tổ chức và hoạt động khi chuyển từ trường công lập sang trường bán công của Ban giám hiệu nhà trường có ý kiến của tổ chức đảng, tổ chức công đoàn nhà trường.
2- Thủ tục chuyển từ trường công lập sang trường bán công
- Đề án sau khi có sự thống nhất của tổ chức đảng, công đoàn nhà trường được chuyển đến Uỷ ban nhân dân quận (huyện, thị xã) để thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định (qua Sở Nội vụ).
- Sở Nội vụ chủ trì cùng các ngành thành phố có liên quan thẩm định đề án của trường và ý kiến của Uỷ ban nhân dân quận (huyện, thị xã) trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
Điều 14: Quy định này có hiệu lực kể từ khi Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định ban hành.
Điều 15: Các ngành thành phố có liên quan: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư… hướng dẫn Uỷ ban nhân dân và các quận (huyện, thị xã) và các trường tiểu học, THCS bán công triển khai thực hiện quy định này. Quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân thành phố bổ sung, sửa đổi./.
- 1Quyết định 2878/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2015 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt thiết kế mẫu Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (sân bóng đá, bóng chuyền); trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt, ban hành Thiết kế mẫu Nhà đa năng Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Bếp ăn Trường mẫu giáo, Tiểu học xây dựng theo Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm của Dự án Xây dựng mới trường Tiểu học Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 440/QĐ-CT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng kỳ 2014-2018 (đến hết ngày 31/12/2018)
- 1Quyết định 2878/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2015 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 440/QĐ-CT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Hải Phòng kỳ 2014-2018 (đến hết ngày 31/12/2018)
- 1Nghị quyết số 90-CP về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá do Chính phủ ban hành
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 4Thông tư liên tịch 44/2000/TTLT/BTC-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 23/2000/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Quyết định 22/2000/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quyết định 39/2001/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 9Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 10Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11Quyết định 834/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt thiết kế mẫu Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (sân bóng đá, bóng chuyền); trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt, ban hành Thiết kế mẫu Nhà đa năng Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Bếp ăn Trường mẫu giáo, Tiểu học xây dựng theo Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 13Quyết định 1268/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm của Dự án Xây dựng mới trường Tiểu học Hòa Hiệp, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 1076/QĐ-UBND năm 2004 quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trung học cơ sở bán công chuyển từ công lập sang do thành phố Hải Phòng ban hành
- Số hiệu: 1076/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Bùi Thị Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra