Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1074/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm

Huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực nhằm bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố cấu thành và tái hiện các đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa. Xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, phục hồi.

Xây dựng lộ trình đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Đầu tư bài bản trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển một cách đồng bộ và nguồn lực thực thi phù hợp; đồng thời giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người địa phương, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân.

2. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm hướng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất giá trị nguyên gốc của di sản văn hóa vật thể. Quan tâm đầu tư các di tích có giá trị tiềm năng, nhất là các di tích lịch sử, thắng cảnh gắn với du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025

- Lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi để phát huy giá trị di tích, thu hút khách tham quan, du lịch của tỉnh đạt 2,5 triệu lượt người vào năm 2025(1).

- Đầu tư tôn tạo các hạng mục công trình cho 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 04 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động xã hội hóa (có danh sách di tích kèm theo).

4. Phạm vi, thời gian và đối tượng của Đề án

a) Phạm vi thực hiện: Thực hiện công tác đầu tư bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.

c) Đối tượng của Đề án: Các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh; cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

5. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực của cơ quan quản lý nhà nước với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Nghị định, Thông tư và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

c) Khuyến khích sử dụng những phương tiện, kỹ thuật truyền thống để thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích nhằm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc, bản sắc, đặc trưng riêng của từng di tích. Mục đích cao nhất của việc đầu tư tu bổ di tích là bảo vệ và nâng tầm các giá trị nổi bật của di tích.

d) Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư bảo quản, tu bổ di tích. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để bố trí nguồn vốn đầu tư các di tích, nhất là những di tích trọng điểm có giá trị đặc biệt cần có sự đầu tư lớn. Ngân sách tỉnh và huyện đảm bảo cân đối, phân bổ hằng năm theo tỷ lệ chi ngân sách hợp lý trong tổng chi ngân sách địa phương cho công tác đầu tư bảo quản, tu bổ di tích. Thực hiện tốt phương châm xã hội hóa để huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức, cá nhân, góp phần vào việc đầu tư và bảo vệ di tích.

đ) Kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

e) Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, đầu tư tu bổ di tích. Kịp thời động viên, khen thưởng các đơn vị, tập thể, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo quản, đầu tư tu bổ di tích.

6. Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện: 175,3 tỷ đồng (một trăm bảy mươi lăm tỷ ba trăm triệu đồng); trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương: 99,3 tỷ đồng.

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (vốn đầu tư công): 57,6 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách các huyện, thành phố: 13,8 tỷ đồng (vốn sự nghiệp: 7,2 tỷ đồng; vốn đầu tư công: 6,6 tỷ đồng).

- Nguồn xã hội hóa: 4,6 tỷ đồng.

Phân cấp ngân sách tỉnh/huyện bố trí vốn triển khai dự án phù hợp theo khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, đơn vị (chủ đầu tư) sắp xếp danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên để triển khai thực hiện.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, lộ trình đề ra.

- Theo dõi, kiểm tra thực hiện Đề án; báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, quản lý công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, Pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật liên quan.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương triển khai các hoạt động tại các di tích nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đăng ký nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thực hiện các dự án du lịch văn hóa; chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành có liên quan thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đảm bảo công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giao đất cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện dự án du lịch văn hóa theo quy định hiện hành.

7. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở để quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy hiệu quả công tác đầu tư, bảo quản di tích.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Đề án được phê duyệt, tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương, hàng năm bố trí cân đối ngân sách của địa phương (cấp huyện) kết hợp các nguồn hợp pháp khác chủ động đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức lập Dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với các di tích xếp hạng trên địa bàn theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan rà soát bố trí quỹ đất để đưa vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để giới thiệu vị trí đất, thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền được quy định của pháp luật hiện hành.

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát huy giá trị di tích.

- Có trách nhiệm tham gia xây dựng, quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quản lý.

- Xây dựng kế hoạch triển khai đề án đầu tư bảo quản tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; Báo cáo hàng năm, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ và phát huy hiệu quả các di tích trên địa bàn tỉnh.

Điều 3: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các tổ chức đoàn thể CT-XH tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh KGVX;
- Lưu: VT, CTTĐT tỉnh, KGVX.THT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Ngọc

 

DANH SÁCH DI TÍCH

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 1074/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

1. Di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt:

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Đơn vị được phân công quản lý

Năm xếp hạng di tích

1

Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (Huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum)

Di tích lịch sử

UBND huyện Đăk Tô (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện)

Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ

2. Di tích cấp quốc gia:

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Đơn vị được phân công quản lý

Năm xếp hạng di tích

1

Di tích lịch sử Nhà Ngục Kon Tum
(Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Phân công Bảo tàng - Thư viện tỉnh)

Quyết định số 1288/QĐ-VHTT 16/11/1988

2

Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei
(Xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Đăk Glei)

Quyết định số 2307/QĐ-VHTT 30/12/1991

3

Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Plei Kần
(Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi)

Di tích lịch sử

UBND huyện Ngọc Hồi (phân công Phòng Văn hóa thông tin và UBND xã Đăk Xú)

Quyết định số 06/QĐ-BVH 13/4/2000

4

Di tích Lịch sử và Danh thắng Măng Đen
(Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử - danh thắng

UBND huyện Kon Plông (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện)

Quyết định số 06/QĐ-VHTT 13/4/2000

3. Di tích xếp hạng cấp tỉnh:

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Địa điểm

Năm xếp hạng di tích (quyết định)

1

Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh uỷ Kon Tum (Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Tu Mơ Rông

Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 02/8/2007

2

Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon H’ring (Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Tô (phân công UBND xã Diên Bình)

Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 17/6/2002

3

Di tích lịch sử cách mạng: Điểm Cao 601 (Xã Đăk La, huyện Đăk Hà)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Hà

Quyết định số 756/QĐ-UBND 21/7/2003

4

Di tích lịch sử cách mạng: Căn cứ Kháng chiến Đăk Ui (Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Hà

Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 24/01/2005

5

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Măng Bút. (Xã Măng Búk, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Plông (Phân công UBND xã Măng Bút)

Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 20/6/2006

6

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Đăk Pét (Thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Phòng Văn hóa thông tin)

Quyết định số 23/QĐ-UBND 20/6/2006

7

Di tích lịch sử - văn hóa Đình Trung Lương (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 03/8/2007

8

Di tích lịch sử - văn hóa Đình Võ Lâm (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 770/QĐ-UBND 03/8/2007

9

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Tổ Đình Bác Ái (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 11/QĐ-CTUB ngày 08/01/2009

10

Di tích lịch sử cách mạng: Căn cứ Huyện Ủy H16 (Xã Đăk Côi, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 01/6/2009

11

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến Thắng Đồn Kon Braih (Xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

QĐ số 198/QĐ- UBND ngày 01/6/2009

12

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến Thắng Đăk Seang (Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Ngọc Hồi (phân công Phòng văn hóa thông tin và UBND xã Đăk Dục)

Quyết định số 1320/QĐ-UBND ngày 07/12/2011

13

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Trung Khánh (Đường Trần Hưng Đạo, Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 24/4/2013

14

Di tích căn cứ Trung Tín (Phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 24/4/2013

15

Di tích lịch sử điểm cao 995-Chư Tan Kra (Xã Ia Siêr, huyện Sa Thầy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Sa Thầy

Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 10/7/2013

16

Di tích lịch sử Làng kháng chiến Xốp Dùi (Làng Xốp Dùi, xã Xốp, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Phòng Văn hóa Thông tin)

Quyết định số 487/QĐ-UBND 20/8/2015

17

Di tích lịch sử Chiến thắng Kleng (Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Sa Thầy

Quyết định số 488/QĐ-UBND 20/8/2015

18

Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5 (Xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 11/7/2017

19

Di tích lịch sử Căn cứ Huyện ủy H29 (xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Plông (phân công UBND xã Ngọk Tem)

Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 28/10/2019

 

ĐỀ ÁN

ĐẦU TƯ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Phần thứ nhất

SƯ CÂN THIÊT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Kon Tum là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa và giàu truyền thống cách mạng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, thắng cảnh đã được các cấp xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Trong đó, có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 04 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Những năm qua, bằng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương nhiều di tích đã được đầu tư, chống xuống cấp kịp thời, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, việc đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, nhiều di tích lịch sử đã được các cấp xếp hạng đang xuống cấp, biến đổi và bị xâm hại. Một số di tích chỉ còn là dấu tích, phế tích(1); nằm trên đất của quốc phòng(2); bị biến đổi kết cấu kiến trúc, vật liệu(3). Từ thực trạng nêu trên, việc nghiên cứu và xây dựng Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 là cần thiết, nhằm đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khai thác có hiệu quả giá trị lịch sử văn hóa của các di tích sau đầu tư, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho Nhân dân; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của di tích và nguy cơ mất giá trị nguyên gốc của di sản văn hóa vật thể.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009.

Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Thông báo số 603-KL/TU ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến của đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Thời gian: Giai đoạn 2021 - 2025.

2. Phạm vi: Thực hiện công tác đầu tư bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3. Đối tượng: Các di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt.

Phần thứ hai

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ BẢO QUẢN, TU BỔ PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo

Trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, Nghị quyết 42/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo đó các di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã được xếp hạng được đưa vào quy hoạch để thực hiện công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích; Quyết định 15/2020/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2020 ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum và thực hiện sự phân cấp rõ ràng, cụ thể trong quản lý nhà nước đối với di tích thuộc cấp quản lý. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản trung ương, của tỉnh, hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.

Năm 2015, các di tích cấp tỉnh được bàn giao về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tùy theo đặc điểm tình hình của các di tích trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ cho các đơn vị như đoàn thanh niên, các trường học, cơ quan quân sự cùng cấp, Hội cựu chiến binh… chăm sóc, dọn vệ sinh và trồng cây trong khuôn viên di tích.

Năm 2018, nhằm tăng cường công tác quản lý, tu bổ, phục hồi, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(4) và kiến nghị của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh(5), Ủy ban nhân dân tỉnh(6) chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tổng kiểm kê hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh(7); rà soát, điều chỉnh diện tích khoanh vùng phù hợp và thực hiện cắm mốc giới tất cả các di tích đã xếp hạng(8). Đồng thời, hướng dẫn địa phương thực hiện công tác quản lý các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

2. Công tác đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

Trong giai đoạn 2016-2020, đã thực hiện đầu tư dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi được 08/26 di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đã được xếp hạng như:

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân bổ, hỗ trợ chống xuống cấp tu bổ 03 Di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư cải tạo, sửa chữa các hạng mục thuộc Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (2018), Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (2019), Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen, huyện Kon Plông (2020).

Nguồn vốn ngân sách huyện có 5 huyện (huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô, huyện Sa Thầy, huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum) quan tâm đầu tư Di tích trên địa bàn quản lý: Di tích lịch sử cách mạng căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (2018), Di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra (2018 và tiếp tục đầu tư năm 2021), Di tích lịch sử cách mạng điểm cao 601 (2020), Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Tổ Đình Bác Ái (2021), Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon Hrinh (2018).

Phần lớn các di tích xây dựng bia di tích, biển chỉ dẫn, đầu tư khuôn viên. Công tác trùng tu, tôn tạo, tu bổ phục hồi di tích đều thực hiện đúng các quy định pháp luật về Di sản.

3. Kinh phí đã thực hiện đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa giai đoạn 2016 - 2020

a) Ngân sách Trung ương: 4,7 tỷ đồng bao gồm: (Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (2,7 tỷ đồng), Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần - Ngọc Hồi (1 tỷ) , Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen, Kon Plông (1 tỷ).

b) Ngân sách tỉnh: Không.

c) Ngân sách huyện: 3,815 tỷ đồng.

Di tích lịch sử cách mạng căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (1,130 tỷ đồng(9)), Di tích lịch sử Điểm cao 995 - Chư Tan Kra (2,392 tỷ đồng(10)), Di tích lịch sử cách mạng điểm cao 601 (292,6 triệu đồng); Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon Hrinh 190,3 triệu đồng.

d) Nguồn khác, xã hội hóa: 1 tỷ đồng; Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Tổ Đình Bác Ái quyên góp 1 tỷ đồng.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thuận lợi

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo vệ và phát huy giá trị di tích danh thắng cảnh trong mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, nhiều hình thức như: Lập các tuyến, tour du lịch gắn với các địa danh di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng trên địa bàn; tổ chức trưng bày các tư liệu, hình ảnh thuộc chuyên đề về di tích giới thiệu đến với công chúng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt nghiên cứu, biên tập, tái bản, xuất bản nhiều ấn phẩm giới thiệu các di tích trên địa bàn tỉnh(11), số hóa các di tích, danh thắng và các điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu đến Nhân dân trong, ngoài tỉnh và du khách quốc tế. Phối hợp với các Đài Phát thanh và Truyền hình trong và ngoài tỉnh xây dựng các chuyên đề, chuyên mục giới thiệu về những giá trị lịch sử, văn hóa thuộc các loại hình di tích trên địa bàn tỉnh nhân các sự kiện hay các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước.

Một số địa phương phát huy tốt giá trị các di tích trên địa bàn(12). Các hoạt động chủ yếu tập trung nhân các ngày lễ lớn của đất nước với các hình thức hoạt động về nguồn, dã ngoại, dâng hương tri ân do đoàn thanh niên, các trường học tổ chức.

Trong quá trình thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã nhận được sự quan tâm phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức nhiều hoạt động “về nguồn”, tuyên truyền di sản văn hóa trong các trường học, tổ chức học tập ngoại khóa tại di tích lịch sử - văn hóa; tổ chức các chương trình du lịch nhằm giới thiệu các di tích văn hóa, lịch sử, các danh lam thắng cảnh cho du khách đến tham quan du lịch hàng năm vơi 9.797 lượt khách.

2. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế

a) Hạn chế

Hiện nay, hầu hết các di tích trên địa bàn chưa được cắm mốc giới bảo vệ theo quy định. Một số di tích nằm trên phần đất quốc phòng nên công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo, tu sửa… gặp nhiều khó khăn.

Một số ít di tích lịch sử văn hóa đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Đình Trung Lương, Chùa Tổ Đình Trung Khánh), các di tích còn lại chưa tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hầu hết các di tích chỉ mới được xây dựng bia di tích, biển báo, chỉ dẫn, hoặc xây dựng tường rào bảo vệ, cổng, nền bê tông; một số di tích được xếp hạng nhưng chưa được đầu tư các hạng mục để nhận diện di tích (Căn cứ Trung Tín, Chiến thắng Đăk Seang, Chiến thắng Kleng, Phân Xưởng luyện gang C13 - Quân giới khu 5), hoặc chưa có biển báo, chỉ dẫn (Phân Xưởng luyện gang C13 - Quân giới khu 5). Hiện nay, các di tích đều trong tình trạng xuống cấp hoặc bị xâm hại. Trong đó các di tích đã được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (Ngục Đăk Glei, Khu căn cứ Tỉnh ủy, Khu chứng tích Kon H’ring), từ nguồn xã hội hóa xuống cấp trầm trọng chưa có kinh phí để tu sửa (Đình Trung Lương: cột, kèo, bàn thờ... tại nhà chính điện và Nhà thờ mẫu bị mối mọt phá hủy, ngói lợp hư hỏng dẫn đến dột khi có mưa). Hầu hết các biển chỉ dẫn vào di tích đều được đầu tư thời gian từ năm 2011-2013, do ảnh hưởng, tác động thời tiết đã hoen gỉ, khó quan sát.

Đa số các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh nằm tại các vùng có địa hình núi cao, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước nói chung; cũng như làm tăng chi phí đầu tư cho di tích; các hạng mục được đầu tư nhanh xuống cấp.

Ngân sách địa phương còn khó khăn trong việc bố trí kinh phí để sửa chữa các hạng mục hư hỏng, xuống cấp của các di tích thuộc địa bàn quản lý; kế hoạch sửa chữa, tu bổ, tôn tạo di tích đã được xếp hạng do địa phương quản lý chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư công và trung hạn cấp huyện. Công tác xã hội hóa hầu hết địa phương khó khăn, chủ yếu là các di tích lịch sử văn hóa (chùa, đình) thực hiện được xã hội hóa để thực hiện sửa chữa các hạng mục cấp thiết; còn các di tích lịch sử cách mạng rất hạn chế trong xã hội hóa sửa chữa, tu bổ.

b) Nguyên nhân của hạn chế

Một số hạng mục công trình của di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc qua thời gian chịu sự tác động của môi trường tự nhiên đã xuống cấp, hư hỏng do chưa bố trí nguồn kinh phí kịp thời để trùng tu, tu bổ, bảo vệ và phát huy giá di tích.

Một số địa phương, đơn vị được giao quản lý trực tiếp đối với di tích nhưng chưa có chương trình, giải pháp và chủ động lập Dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Việc kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ở một số địa phương chưa thường xuyên, để theo dõi, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm về hoạt động di tích.

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa chưa thường xuyên, liên tục. Nhận thức của một bộ phận Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân tự lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích.

Một số địa phương nơi có di tích được xếp hạng còn trông chờ vào sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước vì cho rằng di tích đã được công nhận thì Nhà nước phải đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo di tích.

Đội ngũ thực hiện công tac quản lý về di tích ở các cấp còn kiêm nhiệm, nhất là cấp huyện, cấp xã nên việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu chưa nhiều, ít có thời gian sâu sát với thực tiễn, nên chất lượng tham mưu chưa cao. Đội ngũ làm công tác di sản văn hóa không ổn định, thường xuyên thay đổi, luân chuyển công tác, tính chuyên nghiệp không cao, trong khi đó công việc này đòi hỏi phải có thời gian, kinh nghiệm và quá trình công tác gắn bó lâu dài.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. QUAN ĐIỂM

Huy động, sử dụng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nguồn lực nhằm bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố cấu thành và tái hiện các đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa. Xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, phục hồi.

Xây dựng lộ trình đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Đầu tư bài bản trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển một cách đồng bộ và nguồn lực thực thi phù hợp; đồng thời giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh, vùng đất, con người địa phương, thu hút đông đảo du khách tham quan, nghiên cứu, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm mục tiêu hướng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất mát giá trị nguyên gốc của di sản văn hóa vật thể. Quan tâm đầu tư các di tích có giá trị tiềm năng, nhất là các di tích lịch sử, thắng cảnh gắn với du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025

Lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi để phát huy mạnh mẽ giá trị di tích để thu hút khách tham quan, du lịch của tỉnh đạt 2,5 triệu lượt người vào năm 2025 theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

Đầu tư tôn tạo các hạng mục công trình cho 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 04 Di tích cấp quốc gia và 19 Di tích cấp tỉnh bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động xã hội hóa (có danh sách Di tích kèm theo).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực của cơ quan quản lý Nhà nước với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa, Nghị định, Thông tư và các văn bản liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3. Khuyến khích sử dụng những phương tiện, kỹ thuật truyền thống để thực hiện tu bổ, chống xuống cấp di tích nhằm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc, bản sắc, đặc trưng riêng của từng di tích. Mục đích cao nhất của việc đầu tư tu bổ di tích là bảo vệ và nâng tầm các giá trị nổi bật của di tích.

4. Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư bảo quản, tu bổ di tích. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để bố trí nguồn vốn đầu tư các di tích, nhất là những di tích trọng điểm có giá trị đặc biệt cần có sự đầu tư lớn. Ngân sách tỉnh và huyện đảm bảo cân đối, phân bổ hằng năm theo tỷ lệ chi ngân sách hợp lý trong tổng chi ngân sách địa phương cho công tác đầu tư bảo quản, tu bổ di tích. Thực hiện tốt phương châm xã hội hóa để huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và các tổ chức, cá nhân, góp phần vào việc đầu tư và bảo vệ di tích.

5. Kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý di tích từ tỉnh đến cơ sở. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

6. Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác quản lý, đầu tư tu bổ di tích. Kịp thời động viên, khen thưởng các đơn vị, tập thể, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo quản, đầu tư tu bổ di tích.

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

Nhằm hướng đến việc xây dựng các di tích trở thành các điểm du lịch văn hóa, các “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ; góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Đồng thời xây dựng tỉnh Kon Tum trở thành “Điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên”. Trong đó, quan tâm đầu tư các di tích có tiềm năng, nhất là các di tích lịch sử, thắng cảnh gắn với du lịch, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, thu hút khách tham quan góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Dự kiến tổng mức đầu tư làm tròn: 175,3 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ là 99,3 tỷ đồng; Vốn ngân sách tỉnh: 57,6 tỷ đồng (Vốn đầu tư: 57,6 tỷ đồng); Vốn ngân sách huyện: 13,8 tỷ đồng (Vốn đầu tư: 6,6 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 7,2 tỷ đồng); Vốn xã hội hóa: 4,6 tỷ đồng.

1. Dự kiến ngân sách Trung ương: 99,3 tỷ đồng

Đầu tư tu bổ tổng thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum(13).

Tu bổ chống xuống cấp 03 di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum: Di tích lịch sử chiến thắng Plei Kần, Ngọc Hồi; Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen, Kon Plông.

Thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 22 tháng 10 năm 2021 phân bổ 01 tỷ đồng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, tỉnh Kon Tum tiếp tục đề xuất Bộ VHTTDL đầu tư cho dự án số kinh phí còn lại trong giai đoạn 2021-2025.

2. Dự kiến ngân sách tỉnh (làm tròn): 57,6 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển: 42,6 tỷ đồng.

Đầu tư các Di tích: Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum 38,2 tỷ đồng(14); Di tích lịch sử cách mạng Chiến thắng Măng Bút, Kon Plông 1,9 tỷ đồng; Di tích lịch sử Cách mạng Điểm Cao 601, Xã Đăk La, huyện Đăk Hà 2,5 tỷ đồng.

Đề xuất bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Di tích lịch sử Ngục Kon Tum 10 tỷ đồng.

- Đầu tư các Di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt 5 tỷ đồng, theo Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

3. Dự kiến ngân sách cấp huyện: 13,8 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động cân đối bố trí vốn ngay từ đầu năm sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí hàng năm theo phân cấp và khả năng cân đối vốn địa phương để bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 huyện đầu tư các Di tích trên địa bàn quản lý trừ các Di tích mục 1 và mục 2.

- Vốn đầu tư phát triển: 6,6 tỷ đồng.

- Vốn sự nghiệp: 7,2 tỷ đồng.

(Hai nguồn vốn này chỉ là dự kiến Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động cân đối theo phân cấp ngân sách sắp xếp các nhiệm vụ theo định mức phân bổ để thực hiện đầu tư tu bổ Di tích trên địa bàn(15)).

4. Nguồn xã hội hóa: 4,6 tỷ đồng.

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Trung Khánh, Phường Quyết Thắng; Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Tổ Đình Bác Ái, Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum; Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon H’ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô.

(Kèm theo biểu chi tiết dự toán kinh phí)

VI. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 2021 - 2023

Năm 2021: Phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng đề án và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp dự toán ngân sách về huyện, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bố trí dự toán ngân sách thực hiện Đề án ngay từ đầu năm, chủ động lập hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư (hoặc phân cấp các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư).

Năm 2022: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định Phê duyệt Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư tu bổ, phục hồi Di tích trên địa bàn quản lý theo quy định hiện hành.

Năm 2023: Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án đầu tư tu bổ, phục hồi Di tích trên địa bàn quản lý. Tổng hợp báo cáo sơ kết Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.

2. Giai đoạn 2024 - 2025

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập hồ sơ, dự án các Di tích cấp tỉnh chưa được đầu tư giai đoạn 2021 - 2023 tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn này theo khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

Tổ chức tổng kết Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, lộ trình đề ra.

- Theo dõi, kiểm tra thực hiện Đề án; báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, quản lý công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương triển khai các hoạt động tại các di tích nhằm giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về đăng ký nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thực hiện các dự án du lịch văn hóa; chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành có liên quan thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đảm bảo công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giao đất cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện dự án du lịch văn hóa theo quy định hiện hành.

7. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý di sản văn hóa từ tỉnh đến cơ sở để quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy hiệu quả công tác đầu tư bảo quản di tích.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ Đề án được phê duyệt, tình hình xuống cấp của di tích và điều kiện thực tế của địa phương, hàng năm bố trí cân đối ngân sách địa phương (huyện) kết hợp các nguồn hợp pháp khác chủ động đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức lập Dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đối với các di tích xếp hạng trên địa bàn theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan rà soát bố trí quỹ đất để đưa vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để giới thiệu vị trí đất, thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền được quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống di tích trên địa bàn; tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, phát huy giá trị di tích.

Có trách nhiệm tham gia xây dựng, quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn đối với các di tích Đề án phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án đầu tư bảo quản tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; Báo cáo hàng năm, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện theo quy định.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ và phát huy hiệu quả các di tích trên địa bàn tỉnh.

10. Công tác báo cáo

a) Báo cáo hàng năm trước ngày 05/11;

b) Báo cáo Sơ kết trước ngày 20/11/2023;

c) Báo cáo tổng kết trước ngày 20/11/2025.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.

II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tiếp tục chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, trong đó chú trọng công tác đầu tư, tôn tạo di tích, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tạo nguồn hỗ trợ dự án đầu tư các Di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt cho địa phương.

- Hỗ trợ đầu tư tu bổ, phục hồi các Di tích cấp quốc gia đặc biệt (Di tích Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh); 04 Di tích cấp quốc gia (Di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Di tích lịch sử Chiến thắng Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; Di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, huyện Kon Plông) theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

- Xây dựng và ban hành quy định về chế độ, chính sách trợ cấp đối với cán bộ làm công tác bảo tồn di sản, các cá nhân trực tiếp quản lý di tích lịch sử văn hóa không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, những người đang bảo vệ, gìn giữ các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa vùng sâu, vùng xa./.

 

DANH SÁCH DI TÍCH

ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt:

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Đơn vị được phân công quản lý

Năm xếp hạng di tích

1

Di tích lịch sử Đường mòn Hồ Chí Minh
(Xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum)

Di tích lịch sử

Bộ Tư lệnh tiền phương Sư 470 - Đường Trường Sơn

Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/1913 của Thủ tướng Chính phủ - Không đầu tư(16)

2

Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (Huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum)

Di tích lịch sử

UBND huyện Đăk Tô (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Đăk Tô)

Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ

2. Di tích cấp quốc gia

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Đơn vị được phân công quản lý

Năm xếp hạng di tích

1

Di tích lịch sử Nhà Ngục Kon Tum ( Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Phân công Bảo tàng - Thư viện tỉnh)

Quyết định số 1288/QĐ-VHTT 16/11/1988

2

Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei (Xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Đăk Glei)

Quyết định số 2307/QĐ-VHTT 30/12/1991

3

Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Plei Kần (Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi)

Di tích lịch sử

UBND huyện Ngọc Hồi (phân công Phòng Văn hóa thông tin và UBND xã Đăk Xú)

Quyết định số 06/QĐ-BVH 13/4/2000

4

Di tích Lịch sử và Danh thắng Măng Đen (Thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử - danh thắng

UBND huyện Kon Plông (phân công Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Kon Plông)

Quyết định số 06/QĐ-VHTT 13/4/2000

3. Di tích xếp hạng cấp tỉnh:

STT

Tên di tích

Loại hình di tích

Địa điểm

Năm xếp hạng di tích (quyết định)

1

Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Tu Mơ Rông

Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 02/8/2007

2

Di tích lịch sử Khu chứng tích Kon H’ring (Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Tô (phân công UBND xã Diên Bình)

Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 17/6/2002

3

Di tích lịch sử Cách mạng: Điểm Cao 601 (Xã Đăk La, huyện Đăk Hà)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Hà

Quyết định số 756/QĐ-UBND 21/7/2003

4

Di tích lịch sử cách mạng: Căn cứ Kháng chiến Đăk Ui (Xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Hà

Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 24/01/2005

5

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Măng Bút. (Xã Măng Búk, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Plông (Phân công UBND xã Măng Bút)

Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 20/6/2006

6

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến thắng Đăk Pét (Thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Phòng Văn hóa thông tin)

Quyết định số 23/QĐ-UBND 20/6/2006

7

Di tích lịch sử - văn hóa Đình Trung Lương (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 03/8/2007

8

Di tích lịch sử - văn hóa Đình Võ Lâm (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 770/QĐ-UBND 03/8/2007

9

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Tổ Đình Bác Ái (Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 11/QĐ-CTUB ngày 08/01/2009

10

Di tích lịch sử cách mạng: Căn cứ Huyện Ủy H16 (Xã Đăk Côi, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 01/6/2009

11

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến Thắng Đồn Kon Braih (Xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

QĐ số 198/QĐ- UBND ngày 01/6/2009

12

Di tích lịch sử cách mạng: Chiến Thắng Đăk Xeang (Xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Ngọc Hồi (phân công Phòng văn hóa thông tin và UBND xã Đăk Dục)

Quyết định số 1320/QĐ-UBND ngày 07/12/2011

13

Di tích lịch sử văn hóa Chùa Trung Khánh (Đường Trần Hưng Đạo, Phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử văn hóa

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 24/4/2013

14

Di tích căn cứ Trung Tín (Phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND thành phố Kon Tum

Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 24/4/2013

15

Di tích lịch sử điểm cao 995-Chư Tan Kra (Xã Ia Siêr, huyện Sa Thầy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Sa Thầy

Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 10/7/2013

16

Di tích lịch sử Làng kháng chiến Xốp Dùi (Làng Xốp Dùi, xã Xốp, huyện Đăk Glei)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Đăk Glei (phân công Phòng Văn hóa Thông tin)

Quyết định số 487/QĐ-UBND 20/8/2015

17

Di tích lịch sử Chiến thắng Kleng (Thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Sa Thầy

Quyết định số 488/QĐ-UBND 20/8/2015

18

Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5 (Xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Rẫy

Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 11/7/2017

19

Di tích lịch sử Điểm cao 1015-1049 (xã Rơ Kơi, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Sa Thầy

Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 04/3/2019- Trước mắt chưa đầu tư(17)

20

Di tích lịch sử Căn cứ Huyện ủy H29 (xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông)

Di tích lịch sử cách mạng

UBND huyện Kon Plông (phân công UBND xã Ngọk Tem)

Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 28/10/2019

* Tổng số: 26 di tích(18), giai đoạn 2021-2025 đầu tư tôn tạo các hạng mục công trình cho 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 04 Di tích cấp quốc gia và 19 Di tích cấp tỉnh bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động xã hội hóa.

 



(1) Theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.

(1) Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Plei Kần, Chiến thắng Đăk Seang, Chiến thắng Măng Bút, Chiến thắng Kleng, Điểm cao 995 - Chư Tan Kra, Làng kháng chiến Xốp Dùi, Căn cứ Huyện ủy H16, Chiến thắng Đồn Kon Praih, Căn cứ Trung Tín, Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5.

(2) Di tích Chiến thắng Plei Kần, Chiến thắng Kleng, Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.

(3) Đình Trung Lương, Chùa Tổ Đình Bác Ái, Chùa Trung Khánh, Đình Võ Lâm.

(4) Văn bản số 1125/BVHTTDL-DSVH ngày 23 tháng 3 năm 2018 về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

(5) Báo cáo số 12/BC-HĐND ngày 08 tháng 6 năm 2018 về kết quả giám sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, tu bổ, phục hồi, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.

(6) Văn bản số 1726/UBND-KGVX ngày 07 tháng 3 năm 2018.

(7) Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

(8) Văn bản số 743/SVHTTDL-QLDSVH ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(9) Năm 2017: 230 triệu đồng năm 2018: 900 triệu đồng.

(10) Năm 2018: 1,871 triệu đồng năm 2021: 521 triệu đồng.

(11) Nhà ngục Kon Tum (Hồi ký của Lê Văn Hiến); Từ Nhà đày Hà Tƿnh đến Nhà đày Kon Tum (Ngô Đức Đệ); Di sản văn học từ Ngục Kon Tum (xuất bản 2017); Di tích và Danh thắng Kon Tum (xuất bản năm 2012); Di tích lịch sử văn hóa Chùa Bác Ái (xuất bản năm 2016); Di tích lịch sử văn hóa Chùa Trung Khánh (xuất bản 2013).

(12) Ngục Kon Tum, Ngục Đăk Glei, Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum.

(13) Theo Quyết định 383/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện chủ trương đầu tư Dự án tôn tạo phục dựng di tích lịch sử Ngục Kon Tum.

(14) Văn bản số 5846-CV/TU ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông có Tờ trình số 186/TTr-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư.

(15) Văn bản số 4065/STC-QLNS ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Sở Tài chính.

(16) Không thuộc Di tích đầu tư theo Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử văn hóa trên trên địa bàn giai đoạn 2021-2025.

(17) Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 2897/BVHTTDL-DSVH ngày 07 tháng 8 năm 2021 về việc lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 02 điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta) bổ sung vào di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, huyện Đăk Tô. Hiện nay tỉnh đang lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, sau khi có Quyết định công nhận xếp hạng của Trung ương sẽ có kế hoạch đầu tư cho Di tích lịch sử Điểm cao 1015-1049.

(18) 02 di tích Quốc gia đặc biệt, 04 di tích cấp quốc gia; 20 di tích cấp tỉnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1074/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 1074/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Y Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản