- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1047/QĐ-UBND | An Giang, ngày 14 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG LAN GẤM (ANOECTOCHILUS SP.) PHÁT TRIỂN TẠI VÙNG THẤT SƠN, TỈNH AN GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 455/TTr-SKHCN ngày 09/5/2018 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất sơn, tỉnh An Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất sơn, tỉnh An Giang”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu đề tài:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
a) Giai đoạn 1: Sưu tập, bảo tồn, nhân nhanh cây Lan Gấm để làm chủ được nguồn nguyên liệu Lan Gấm; khảo sát bước đầu hoạt tính có hướng tác dụng sinh học từ cây Lan Gấm.
b) Giai đoạn 2: Xây dựng quy trình chế biến, bảo quản và tạo ra một số sản phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Lan Gấm vùng Thất Sơn tỉnh An Giang.
1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 1:
- Sưu tập, bảo tồn nguồn gene Lan Gấm quý hiếm có ở tỉnh An Giang (02 - 04 giống Lan Gấm) và các địa phương khác (02 giống Lan Gấm).
- Xây dựng 02 quy trình nhân giống và 01 quy trình thuần dưỡng cây Lan Gấm tỉnh An Giang bằng phương pháp tự nhiên và nuôi cấy mô (500 cây cấy mô).
- Khảo sát đặc tính sinh học theo hướng tác dụng chống oxy hóa, trên phổi, gan và tăng lực của cao chiết cây Lan Gấm tỉnh An Giang, có so sánh với các công bố quốc tế về cây Lan Gấm.
- Xây dựng 01 mô hình trồng và chăm sóc cây Lan Gấm (200 m2) nhằm bảo tồn nguồn gen; cung cấp giống, nguyên liệu cho thị trường và kết hợp phát triển du lịch (mô hình 3.000 cây).
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho 30 cán bộ và người dân (nông dân, cán bộ kỹ thuật, cơ sở sản xuất, công ty/doanh nghiệp,…) về quy trình nhân giống, chăm sóc,… Lan Gấm.
2. Tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang.
3. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Công Kha.
4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 06/2018 đến tháng 05/2020), bao gồm hai giai đoạn:
5. Nội dung thực hiện:
5.1. Giai đoạn 1:
a) Nội dung 1: Sưu tập, bảo tồn nguồn gen quý hiếm Lan Gấm có ở tỉnh An Giang và các địa phương khác.
- Sưu tập các giống Lan Gấm ở vùng Thất Sơn, An Giang (sưu tập 2 - 4 giống) và di thực hai giống Lan Gấm là Anoectochilus roxburghii và Anoectochilus formosanus.
- Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về hình thái học theo mô tả thực vật học.
- Định danh các loài Lan Gấm bằng phương pháp sinh học phân tử.
- Phân tích đa dạng di truyền của các giống Lan Gấm thu thập tại An Giang với các địa phương khác.
- Từ kết quả phân tích các thành phần hoạt tính sinh học chính của cây Lan Gấm thu thập so với hai cây Lan Gấm từ các địa phương khác. Tiến hành tuyển chọn cây Lan Gấm ở vùng Thất Sơn có triển vọng.
b) Nội dung 2: Xây dựng quy trình nhân giống và thuần dưỡng cây Lan Gấm bằng phương pháp tự nhiên và nuôi cấy mô
* Xây dựng quy trình nhân giống cây Lan Gấm bằng phương pháp tự nhiên và nuôi cấy mô.
Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống cây Lan Gấm bằng phương pháp nuôi cấy mô như phương pháp khử trùng, bộ phận nhân giống, ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình nhân giống và ảnh hưởng của than hoạt tính hiệu quả tạo rễ của cây Lan Gấm.
* Xây dựng quy trình thuần dưỡng giống cây Lan Gấm tự nhiên và cấy mô.
Cây Lan Gấm được tiến hành thuần dưỡng bằng hai phương pháp khác nhau là phương pháp tự nhiên và phương pháp thuần dưỡng của cây cấy mô.
- Phương pháp tự nhiên: Bằng chồi non và giâm cành.
- Phương pháp thuần dưỡng cây cấy mô: Sử dụng cây cấy mô và đánh giá điều kiện thích nghi.
c) Nội dung 3: Khảo sát hoạt tính sinh học theo hướng tác dụng chống oxy hóa, trên phổi, gan và tác động tăng lực của cao chiết cây Lan Gấm tỉnh An Giang, có so sánh với các công bố quốc tế về cây Lan Gấm.
- Nghiên cứu phương pháp chiết xuất cao từ cây Lan Gấm với 02 dung môi cồn và nước.
- Định tính một số hợp chất hợp chất sinh học trong cao chiết Lan Gấm.
- Xác định hoạt tính chống oxy hóa in vitro của cao chiết Lan Gấm (cao chiết cồn và cao chiết nước).
- Khảo sát hoạt tính độc tế bào ung thư phổi và ung thư gan in vitro.
- Đánh giá độc tính cấp của các cao chiết Lan Gấm (cao chiết cồn và cao chiết nước).
- Khảo sát tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan in vivo của cao chiết Lan Gấm (cao chiết cồn và cao chiết nước).
- Khảo sát tác động tăng lực trên chuột nhắt của cao chiết Lan Gấm (cao chiết cồn và cao chiết nước).
d) Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng và chăm sóc cây Lan Gấm, bảo tồn nguồn gen; cung cấp giống, nguyên liệu cho thị trường và kết hợp phát triển du lịch
Từ kết quả nghiên cứu về quy trình nhân giống, thuần dưỡng và đánh giá hoạt tính sinh học của cây Lan Gấm ở vùng Thất Sơn có triển vọng, tiến hành xây dựng mô hình trồng và chăm sóc cây Lan Gấm, bao gồm các giai đoạn sau:
- Tiến hành nhân giống cây Lan Gấm bằng phương pháp nuôi cấy mô.
- Xây dựng nhà lưới và hệ thống tưới.
- Tiến hành trồng và chăm sóc cây Lan Gấm theo mô hình đã thực hiện.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây Lan Gấm.
- Kết hợp với các mô hình phát triển du lịch.
- Tiến hành thu sản phẩm sau sáu tháng chăm sóc.
đ) Nội dung 5: Đào tạo, nâng cao năng lực (nông dân, cán bộ kỹ thuật, cơ sở sản xuất, công ty/doanh nghiệp,…) về quy trình nhân giống, chăm sóc, bảo quản và sơ chế nguyên liệu từ Lan Gấm
Tập huấn về quy trình nhân giống và chăm sóc cây Lan Gấm.
Đối tượng tham gia lớp tập huấn: Cán bộ kỹ thuật, người dân,… quan tâm đến quá trình trồng cây dược liệu, sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng,…
Thời gian tập huấn: Dự kiến tháng 01/2020. Số lớp tập huấn: 01 lớp.
Địa điểm: Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang.
Số lượng tham gia lớp tập huấn: 30 người.
Báo cáo sơ kết giai đoạn 1
5.2. Giai đoạn 2:
Sau khi giai đoạn 1 của đề tài được Hội đồng nghiệm thu thông qua sẽ tiến hành thẩm định nội dung và kinh phí giai đoạn 2. Giai đoạn 2 của đề tài là xây dựng quy trình chế biến, bảo quản và tạo ra một số sản phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây Lan Gấm vùng Thất Sơn tỉnh An Giang.
6. Tổng dự toán kinh phí cần thiết thực hiện giai đoạn 1: 994.899.000 đồng (Chín trăm, chín mươi bốn triệu, tám trăm, chín mươi chín ngàn đồng).
6.1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 914.499.000 đồng (Chín trăm, mười bốn triệu, bốn trăm, chín mươi chín ngàn đồng), từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm:
a) Công lao động: 434.733.000 đồng (Nghiên cứu tổng quan; sưu tập bảo tồn nguồn lan gấm; xây dựng quy trình nhân giống và thuần dưỡng; đánh giá hoạt tính sinh học cao chiết; xây dựng mô hình trồng; báo cáo tổng kết;…).
b) Nguyên vật liệu, năng lượng: 368.118.000 đồng (Mua nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho: sưu tập bảo tồn nguồn gen quý Lan Gấm, đánh giá độc tính, tác dụng sinh học, nghiên cứu quy trình nhân giống và thuần dưỡng, xây dựng mô hình, dụng cụ thiết bị thí nghiệm,..).
c) Chi khác: 111.648.000 đồng (Công tác phí, khảo sát tiền trạm, nghiệm thu cơ sở, tập huấn, văn phòng phẩm, báo cáo đề tài,…).
6.2. Kinh phí từ nguồn khác: 80.400.000 đồng.
Lưu ý: Sau khi có kết quả thực hiện giai đoạn 1, nếu được Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu có ý kiến đề xuất tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 thì mới tiến hành thẩm định nội dung và kinh phí triển khai thực hiện giai đoạn 2 của đề tài.
7. Sản phẩm chính giai đoạn 1 của đề tài:
7.1. Hai báo cáo: (1) Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả nghiên cứu giai đoạn 1; (2) Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu giai đoạn 1.
7.2. Mô hình nhà lưới trồng 3.000 cây Lan Gấm với diện tích 200 m2.
7.3. 500 cây Lan gấm cấy mô.
7.4. Hai quy trình: (1) Quy trình nhân giống cây Lan Gấm bằng phương pháp tự nhiên và nuôi cấy mô; (2) Quy trình thuần dưỡng cây giống Lan Gấm.
7.5. Hai báo cáo phân tích: (1) Báo cáo phân tích các hợp chất có hoạt tính sinh học của cao chiết cây Lan Gấm; (2) Báo cáo phân tích khả năng chống oxy hóa MDA và bảo vệ gan của cây Lan Gấm.
7.6. Kết quả đánh giá hoạt tính Lan Gấm: (1) Kết quả đánh giá khả năng chống oxy hóa của cao chiết từ cây Lan Gấm; (2) Kết quả đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư gan và phổi của cao chiết từ cây Lan Gấm; (3) Kết quả đánh giá độc tính của cao chiết từ cây Lan Gấm bằng phương pháp đường uống; (4) Kết quả đánh giá hiệu quả tăng lực của cao chiết từ cây Lan Gấm.
7.7. Hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.
7.8. Hỗ trợ đào tạo 01 sinh viên sau đại học cho tỉnh An Giang và đào tạo 30 cán bộ kỹ thuật, nông dân, cơ sở sản xuất, công ty, doanh nghiệp trong tỉnh được đào tạo, tập huấn về quy trình nhân giống, chăm sóc, bảo quản và sơ chế nguyên liệu từ Lan Gấm.
8. Đơn vị phối hợp thực hiện:
- Khoa Dược, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh;
- Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh;
- Viên Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.
9. Đơn vị dự kiến tiếp nhận sử dụng kết quả:
- Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang;
- Hội Nông dân tỉnh An Giang;
- Các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành.
Điều 2.
1. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài theo quy định hiện hành. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần xử lý, phải báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định chuyên môn và Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và địa phương có liên quan: Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất sơn, tỉnh An Giang” và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang (đơn vị chủ trì đề tài), ThS. Nguyễn Công Kha (chủ nhiệm đề tài) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 3Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- 8Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- Số hiệu: 1047/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực