- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1030/QĐ-UBND | An Giang, ngày 10 tháng 5 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 - 2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số /TTr- SKHCN ngày tháng 5 năm 2018 về việc phê duyệt đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”, với các nội dung cụ thể như sau:
1.1. Mục tiêu tổng quát: Xác định các giá trị văn hóa của người Chăm tại An Giang; đồng thời xác định các yếu tố văn hóa có thể khai thác để phục vụ du lịch nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang nói chung.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa của người Chăm An Giang (có so sánh với người Chăm ở miền Trung) và hiện trạng đời sống văn hóa của họ;
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch, mô hình du lịch đang khai thác ở vùng có người Chăm cư trú tại An Giang;
- Xác định những giá trị văn hóa tộc người Chăm cần bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển du lịch;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở vùng đồng bào Chăm nói riêng, du lịch tỉnh An Giang nói chung một cách bền vững;
- Xây dựng, vận hành 01 mô hình du lịch mẫu dựa trên văn hóa ở vùng đồng bào Chăm An Giang kết nối với các tuyến, điểm du lịch trọng điểm trong khu vực;
- Xây dựng 01 bộ tài liệu quảng bá, giới thiệu văn hóa tộc người Chăm, đặc biệt là các giá trị văn hóa cần được bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển du lịch;
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và kỹ năng làm du lịch cho cán bộ quản lý, công ty du lịch và người dân địa phương góp phần phát triển du lịch tỉnh An Giang gắn với việc phát huy, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của người Chăm An Giang.
Trường Đại học An Giang.
PGS.TS. Võ Văn Thắng.
18 tháng (từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019).
5.1. Nội dung 1: Khảo sát hiện trạng kinh tế, xã hội, văn hóa của người Chăm An Giang, có so sánh với người Chăm ở miền Trung.
- Phân tích tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và đánh giá công tác bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Âm nhạc truyền thống và đương đại người Chăm An Giang.
- So sánh văn hóa của cộng đồng người Chăm An Giang với cộng đồng người Chăm ở miền Trung.
- Tổ chức hội thảo nhằm ý kiến chuyên gia về thực trạng kinh tế, xã hội, văn hóa người Chăm tại An Giang; thực trạng bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm trên địa bàn tỉnh; so sánh văn hóa cộng đồng người Chăm tại An Giang và tại miền Trung.
5.2. Nội dung 2: Đánh giá thực trạng du lịch ở vùng Chăm tại An Giang.
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại các huyện Châu Phú, An Phú, Tân Châu,… nơi có người dân Chăm sinh sống tại An Giang.
- Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa Chăm vào hoạt động du lịch tại địa phương.
5.3. Nội dung 3: Xác định những giá trị văn hóa dân tộc Chăm cần bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.
- Khảo sát nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch dựa vào văn hóa Chăm và lựa chọn các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch.
- Đánh giá các giá trị văn hóa Chăm cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ phát triển du lịch địa phương (bao gồm: trang phục, ẩm thực, lễ hội, đặc sản).
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch dựa vào văn hóa Chăm; các giá trị văn hóa Chăm cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ phát triển du lịch địa phương.
5.4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở vùng đồng bào người Chăm An Giang nói riêng và du lịch tỉnh An Giang nói chung một cách bền vững.
Từ các kết quả nghiên cứu của nội dung 1, 2 và 3, đề xuất các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm An Giang, các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở vùng đồng bào Chăm An Giang nói riêng, du lịch tỉnh An Giang nói chung.
5.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình mẫu về văn hóa ở vùng đồng bào Chăm An Giang kết nối với các tuyến, điểm du lịch trọng điểm.
Xây dựng mô hình du lịch gắn với 02 cụm du lịch văn hóa đồng bào Chăm (tại thị xã Tân Châu và huyện An Phú):
a) Khu vực 1. Khai thác văn hóa làng nghề, đời sống tôn giáo, văn hóa ẩm thực của người Chăm.
- Khôi phục, phát triển làng nghề dệt truyền thống của người Chăm kết hợp quảng bá lụa Tân Châu;
- Khai thác giá trị 10 căn nhà sàn nhiều tuổi, vẫn còn giữ nguyên lối kiến trúc nhà sàn của người Chăm nhằm giới thiệu những đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng, đời sống tôn giáo của người Chăm;
- Xây dựng mô hình trải nghiệm “Một ngày làm người Chăm” với việc trải nghiệm mặc trang phục truyền thống, những món ăn truyền thống Chăm Islam An Giang, tham quan và dự lễ ở thánh đường, xem hoạt cảnh tái hiện một số nghi lễ truyền thống của người Chăm,... Ngoài ra, mô hình còn có một nhà truyền thống trưng bày các hiện vật trong văn hóa truyền thống của người Chăm, cùng các tiết mục nghệ thuật do người Chăm biểu diễn.
b) Khu vực 2: Khai thác văn hóa làng Chăm.
- Khai thác giá trị văn hóa cư trú của người Chăm trong việc phục vụ du khách lưu trú (homestay).
- Khai thác các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của người Chăm kết hợp du lịch sinh thái tại Búng Bình Thiên, kết hợp trải nghiệm văn hóa ẩm thực và tham gia chế biến các món ăn truyền thống của người Chăm.
Với việc xây dựng mô hình du lịch văn hóa như trên, nhằm kết nối các tuyến/điểm du lịch tại vùng đồng bào Chăm với các tuyến/điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, ngoài các tour bằng phương tiện ô tô, đề tài sẽ thiết kế các tour thú vị với các phương tiện như tuyến du lịch đường thủy, tour du lịch xe đạp.
Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch An Giang quảng bá mô hình du lịch văn hóa Chăm, đăng tải các thông tin liên quan trên các cơ quan truyền thông.
Phối hợp với Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh thiết kế các chương trình du lịch đến An Giang có lồng ghép việc tham quan, trải nghiệm lưu trú tại các mô hình du lịch văn hóa Chăm với các loại hình, điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, nhân viên công ty du lịch và người dân Chăm tham gia triển khai mô hình mẫu.
5.6. Nội dung 6: Xây dựng bộ tài liệu quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc Chăm cần được bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Thiết kế và phổ biến rộng rãi brochure quảng bá các mô hình du lịch văn hóa Chăm ở An Giang với hoạt động “Một ngày làm người Chăm An Giang” bao gồm: giới thiệu ngắn gọn, xúc tích giá trị văn hóa và cụ thể các hoạt động trong ngày về du lịch văn hóa Chăm.
- Trưng bày, giới thiệu và quảng bá du lịch Chăm qua việc khai thác các tour du lịch ở An Giang.
- Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm và bộ tài liệu quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc Chăm cần được bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Xuất bản 01 quyển sách chuyên khảo về văn hóa Chăm.
5.7. Nội dung 7: Đề xuất chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và kỹ năng làm du lịch cho cán bộ quản lý, công ty du lịch và người dân địa phương góp phần phát triển du lịch tỉnh An Giang gắn với việc phát huy, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của tộc người Chăm.
Xây dựng 01 chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, sản xuất và kỹ năng làm du lịch cho cán bộ quản lý, công ty du lịch và người dân địa phương với nội dung chương trình gồm các lớp đào tạo về Tiếng Anh du lịch, kỹ năng thuyết minh cho thuyết minh viên, kỹ năng quản lý du lịch cho cán bộ quản lý du lịch ở địa phương.
6. Dự toán kinh phí thực hiện:
748.649.200 đồng (Bảy trăm, bốn mươi tám triệu, sáu trăm, bốn mươi chín ngàn, hai trăm đồng), bao gồm:
a) Công lao động: 321.080.000 đồng (nghiên cứu tổng quan; khảo sát, đánh giá, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp; viết báo cáo phân tích, báo cáo chuyên đề; thiết kế mô hình; báo cáo tổng kết).
b) Xây dựng sửa chữa nhỏ: 305.000.000 đồng (xây dựng, quảng bá mô hình; huấn luyện kỹ năng làm du lịch).
c) Chi khác: 122.569.200 đồng (Công tác phí; tổ chức hội thảo, hội đồng nghiệm thu cơ sở; văn phòng phẩm; quản lý chung nhiệm vụ).
7.1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài.
7.2. 11 báo cáo chuyên đề, bao gồm:
(1) Hồi cứu tài liệu thu thập thông tin, hệ thống lại các ấn phẩm, công trình nghiên cứu, tài liệu, lý thuyết liên quan lĩnh vực nghiên cứu.
(2) Định tính và khảo sát đánh giá tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc Chăm thuộc 03 huyện Châu Phú, An Phú, Tân Châu qua phương pháp tham vấn, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu các chuyên gia và nhà quản lý có liên quan về vấn đề văn hóa và các chính sách thúc đẩy gia tăng sinh kế thông qua việc phát huy giá trị du lịch làng Chăm.
(3) Phân tích tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và đánh giá công tác bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
(4) Âm nhạc truyền thống và đương đại người Chăm An Giang.
(5) So sánh văn hóa của cộng đồng người Chăm An Giang với cộng đồng người Chăm ở miền Trung.
(6) Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại các huyện Châu Phú, An Phú, Tân Châu,… nơi có người dân tộc Chăm sinh sống.
(7) Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa Chăm vào hoạt động du lịch tại địa phương.
(8) Xác định nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch dựa vào văn hóa Chăm.
(9) Xác định các giá trị văn hóa Chăm cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ phát triển du lịch địa phương.
(10) Xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bào Chăm, loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa, phát triển loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa Chăm; liên kết với hệ thống du lịch quốc gia, khu vực và du lịch tỉnh An Giang, có gắn tour/tuyến cụ thể.
(11) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình mẫu về văn hóa ở vùng đồng bào Chăm An Giang kết nối với các tuyến, điểm du lịch trọng điểm.
7.3. 01 mô hình mẫu về văn hóa ở vùng đồng bào Chăm An Giang kết nối với các tuyến, điểm du lịch trọng điểm (trong đó ít nhất 10 gian hàng trưng bày sản phẩm, 03 tiết mục sân khấu hóa phục vụ du khách với thời gian 15 phút/tiết mục).
7.4. Bộ tài liệu quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc Chăm (Brochure quảng bá các mô hình du lịch văn hóa Chăm ở An Giang; 01 quyển sách chuyên khảo về văn hóa Chăm; các sản phẩm trưng bày: trang phục dân tộc Chăm, hình ảnh bộ trống Ráp-ba-na của người Chăm…).
7.5. 01 tập nhạc về người Chăm, trong đó gồm:
- 02 bài hát sáng tác mới về người Chăm.
- 03 bài dân ca sưu tầm ký âm lại.
- Ít nhất 05 bài hát đương đại về người Chăm;
- Một số bài hát hay, nổi tiếng về người được nhiều người yêu thích.
7.6. Ít nhất 20 cán bộ quản lý, công ty du lịch và 50 người dân được đào tạo, tập huấn triển khai mô hình mẫu.
7.7. 02 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí uy tín.
7.8. Hỗ trợ đào tạo ít nhất 01 sinh viên đại học.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang;
- UBND thị xã Tân Châu;
- Bảo tàng An Giang;
- Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh.
9. Đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả:
- Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang;
- UBND thị xã Tân Châu;
- Bảo tàng An Giang;
- Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh;
- Các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu theo quy định hiện hành.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và địa phương có liên quan: Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang” và báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm giao nộp và bàn giao sản phẩm cho đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này với biên bản bàn giao trách nhiệm cụ thể nhằm có cơ sở đánh giá việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
3. Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và thủ trưởng đơn vị tiếp nhận sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ về việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Trường Đại học An Giang (đơn vị chủ trì đề tài), PGS.TS. Võ Văn Thắng (chủ nhiệm đề tài) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 283/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài "Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang"
- 2Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 3Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- 6Kế hoạch 3113/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Quyết định 16/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang
- 5Quyết định 47/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 283/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt đề tài "Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang"
- 7Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) tại An Giang”
- 8Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2018 điều chỉnh Khoản 2 Điều 1 Quyết định 2440/QĐ-UBND về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo phương châm 4H” do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 1046/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng (Gallus gallus) tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang
- 10Quyết định 1047/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang
- 11Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 do tỉnh An Giang ban hành
- 12Kế hoạch 3113/KH-UBND năm 2021 về bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”
- Số hiệu: 1030/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Quang Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực