- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3248A/QĐ-BCT năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1027/QĐ-UBND | Đắk Nông, ngày 16 tháng 7 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3248A/QĐ-BCT ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 27/TTr-SCT ngày 08 tháng 7 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Công Thương.
Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và niêm yết, công khai tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn niên yết, công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi Trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
TT | Tên thủ tục hành chính | Thành phần, số lượng hồ sơ | Trình tự thực hiện, thời gian giải quyết | Phí, lệ phí | Căn cứ pháp lý | Ghi chú |
I | Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương | |||||
1 | Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) | * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Nuôi trồng thủy sản; (v) Xây dựng công trình ngầm. a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản vẽ thiết kế thi công đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận về sử dụng đất lâu dài hoặc có thời hạn với chủ sử dụng đất hợp pháp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động xả nước thải vào công trình thủy điện. a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản đồ tỷ lệ 1/5.000 khu vực xử lý nước thải, vị trí xả nước thải vào hệ thống công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện; - Bản vẽ thiết kế thi công, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; - Kết quả phân tích chất lượng nước của công trình thủy điện tại vị trí xả nước thải; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy điện; - Đề án xả nước thải vào công trình thủy điện đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào công trình thủy điện; - Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất khu vực đặt hệ thống xử lý nước thải. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động trồng cây lâu năm: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện. b) Số lượng hồ sơ: 01 bô. * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Dự án đầu tư được phê duyệt; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện. b) Số lượng hồ sơ: 01 hộ. * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản sao hộ chiếu nổ mìn; - Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép; - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn công trình thủy điện; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công, theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ - Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 19,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động xả nước thải vào công trình thủy điện: Trong thời hạn 24,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Trong thời hạn 6,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 11,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: Trong thời hạn 4,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt - Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép. - Đối với hoạt động xả nước thải vào công trình thủy điện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điêu kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép. - Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép. - Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép. - Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký ban hành Giấy phép, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép. 2) Thời hạn giải quyết * Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Tổng thời gian 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 19,5 ngày làm việc. - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. * Đối với hoạt động xả nước thải vào công trình thủy điện: Tổng thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 24,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. * Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: Tổng thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 6,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 03 ngày làm việc. * Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Tổng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 11,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 03 ngày làm việc. * Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: Tổng thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 4,5 ngày làm việc. - UBND tỉnh: 02 ngày làm việc. | Không | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
2 | Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) | a) Thành phần hồ sơ: * Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép. * Trường hợp tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép. - Tài liệu chứng minh việc thay đổi tên chủ Giấy phép trực tiếp. b) Số lượng hồ sơ: Không quy định. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý, thẩm định hồ sơ Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định và trình UBND tỉnh xem xét, cấp lại Giấy phép. Bước 3. Phê duyệt Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký ban hành lại Giấy phép. Bước 4: Trả kết quả UBND tỉnh xem xét, cấp lại Giấy phép, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 1,5 ngày làm việc. - UBND tỉnh: 01 ngày làm việc. | Không | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. | Thời hạn của Giấp phép: Thời hạn ghi trong giấp phép cấp lại là thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp. |
3 | Cấp gia hạn, điều chỉnh giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) | * Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Trường hợp cấp điều chỉnh: Nội dung giấy phép có sự thay đổi cần điều chỉnh; - Đối với trường hợp gia hạn: phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày. a) Thành phần hồ sơ: - Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; - Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc Dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 6 và Khoản 10 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP; báo cáo phân tích chất lượng nước thải đối với trường hợp đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP. - Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp; - Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy điện. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp gia hạn, điều chỉnh Giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ - Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 11,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động: trồng cây lâu năm (i); Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới (ii): Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác; Trong thời hạn 6,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ: Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt - Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký gia hạn, điều chỉnh Giấy phép. - Đối với hoạt động: trồng cây lâu năm (i); Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới (ii): Trong thời hạn 1,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký gia hạn, điều chỉnh Giấy phép. - Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh ký gia hạn, điều chỉnh Giấy phép. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh xem xét, cấp gia hạn, cấp điều chỉnh Giấy phép, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép. 2) Thời hạn giải quyết * Đối với các hoạt động: (i) Xây dựng công trình mới; (ii) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; (iii) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; (iv) Xây dựng công trình ngầm: Tổng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 11,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 03 ngày làm việc. * Đối với hoạt động: trồng cây lâu năm (i); Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới (ii): Tổng thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 03 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 1,5 ngày làm việc. * Đối với hoạt động: (i) Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; (ii) Nuôi trồng thủy sản; (iii) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: Tổng thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 6,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 03 ngày làm việc. | Không | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
4 | Thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt; - Dự thảo quy trình; - Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật; - Bản đồ hiện trạng công trình; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 24,5 ngày làm việc Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. - Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định phê duyệt quy trình. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt quy trình, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 24,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. | Không | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
5 | Điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | * Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi nhu cầu dùng nước hoặc nguồn nước, quy mô, nhiệm vụ công trình thay đổi hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp thì phải điều chỉnh quy trình vận hành. a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị điều chỉnh; - Dự thảo quy trình; - Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật; - Bản đồ hiện trạng công trình; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt điều chỉnh quy trình để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 24,5 ngày làm việc Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. - Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy trình. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy trình, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt diều chỉnh quy trình. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 24,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. |
|
|
|
6 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện trong giai đoạn thi công xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án; - Dự thảo phương án; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ. hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 14,5 ngày làm việc Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. - Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định phê duyệt phương án. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt phương án, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 14,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
7 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt; - Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 hộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 14,5 ngày làm việc Sở Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. - Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Bước 4: Phê duyệt Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định đủ điều kiện của Sở Công Thương, UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định phê duyệt phương án. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt phương án, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Công Thương: 14,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
II | Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài Nguyên và Môi trường | |||||
1 | Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện | * Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới: - Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên; - Đập có chiều cao từ 15m trở lên. a) Thành phần hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị phê duyệt; - Phương án cắm mốc chỉ giới. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Hành chính công theo đường bưu điện hoặc trực tiếp. Địa chỉ: Số 01 đường Điểu Ong, phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; Điện thoại: 02613.838.838; Email: tthcc.ubnd@daknong.gov.vn - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Hành chính công chuyển cho Sở Công Thương. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung theo quy định. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 4,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường ban hành văn bản yêu cầu chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong thời gian 15 ngày làm việc tiếp theo Sờ Tài Nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 19,5 ngày làm kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. - Nếu không đạt, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện theo quy định. Nếu đạt, ban hành kết quả thẩm định và trình UBND tỉnh. Bước 4: Phê duyệt Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận kết quả thẩm định của Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, ký Quyết định phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện. Bước 5: Trả kết quả UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt phương án, chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trung tâm Hành chính công: 0,5 ngày làm việc; - Sở Tài Nguyên và Môi trường: 19,5 ngày làm việc; - UBND tỉnh: 05 ngày làm việc. | Không | Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
III | Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện | |||||
1 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án; - Dự thảo phương án; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có). h) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện. - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện chuyển cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện, thành phố. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 17 ngày làm việc cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết; trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt phương án; Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bàng văn bản. Bước 4: Trả kết quả Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện trình UBND cấp huyện xem xét, Quyết định, đồng thời chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện: 0,5 ngày; - UBND cấp huyện: 19,5 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
2 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thủy thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt; - Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện. - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện chuyển cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 17 ngày làm việc cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định và trình UBND cấp huyện, thành phố xem xét, phê duyệt phương án; Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản. Bước 4: Trả kết quả Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp huyện trình UBND cấp huyện xem xét, Quyết định, đồng thời chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp huyện: 0,5 ngày; - UBND cấp huyện: 19,5 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
IV | Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã | |||||
1 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án; - Dự thảo phương án; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 hộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã. - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã chuyển cho phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 17 ngày làm việc phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết; trình UBND cấp xã phê duyệt phương án; Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản. Bước 4: Trả kết quả Phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã trình UBND cấp xã xem xét, quyết định, đồng thời chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã: 0,5 ngày; - UBND cấp xã: 19,5 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
2 | Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó và tình huống khẩn cấp hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã | a) Thành phần hồ sơ gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt; - Dự thảo phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; - Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật; - Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; - Các tài liệu liên quan khác kèm theo (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ. | 1) Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã. - Trong thời gian 0,5 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã chuyển cho phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã. Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định. Bước 3: Thẩm định hồ sơ Trong thời gian 17 ngày làm việc phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định: - Trường hợp đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt phương án. - Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản. Bước 4: Trả kết quả Phòng chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện thuộc UBND cấp xã trình UNND xã xem xét, Quyết định, đồng thời chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã để trả kết quả cho Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án. 2) Thời hạn giải quyết Tổng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Bộ phận tiếp nhận một cửa UBND cấp xã: 0,5 ngày; - UBND cấp xã: 19,5 ngày làm việc. | Không. | - Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. |
|
Tổng số TTHC: I II III IV = 12.
- 1Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và 07 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện
- 2Quyết định 573/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 02 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 574/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 02 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Gia Lai
- 4Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 2319/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện; thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn
- 6Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính công bố mới và Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 2190/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục thủ tục hành chính và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận
- 8Quyết định 439/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông
- 9Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3248A/QĐ-BCT năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
- 6Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh và 07 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện
- 7Quyết định 573/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 02 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Gia Lai
- 8Quyết định 574/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục gồm 02 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của của Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 2319/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện; thương mại quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn
- 11Quyết định 1133/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính công bố mới và Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công thương tỉnh Cao Bằng
- 12Quyết định 2190/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục thủ tục hành chính và quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 439/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông
- 14Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai
Quyết định 1027/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 1027/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/07/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Trần Xuân Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết