- 1Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2053/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Kết luận 56-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Quyết định 1055/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1012/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 07 tháng 5 năm 2021 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;
Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu;
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ chính trị Khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ chính trị;
Căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định 2699/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch hành động phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3337/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2030, định hướng đến năm 2050 và Đánh giá khí hậu tỉnh Bến Tre;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1299/TTr-STNMT ngày 27 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Chính phủ xác định biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững và Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Nghị quyết phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Giai đoạn từ năm 2021, ứng phó biến đổi khí hậu được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển bên cạnh phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ chính trị.
Tỉnh Bến Tre thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các mục tiêu và nhiệm vụ của Trung ương bằng Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả thực hiện kế hoạch hành động 05 năm của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, tích cực. Tuy nhiên, công tác ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh vẫn còn khó khăn, hạn chế. Tỉnh chưa chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt; năng lực thích ứng của vật nuôi, cây trồng chưa cao trước tác động xâm nhập mặn và gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển do triều cường, nước dâng ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó, kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre năm 2020 (cập nhật theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2017) dự báo xu hướng gia tăng xâm nhập mặn trên toàn tỉnh, nước dâng và thách thức vấn đề nước sông Mê Kông, áp lực gia tăng ô nhiễm môi trường nước mặt. Tỉnh Bến Tre đã xác định nhiệm vụ trọng tâm về quản lý, đảm bảo an ninh nguồn nước và nguồn cấp nước ngọt thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2020 - 2030.
Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần thực hiện các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (NAP); Kết luận số 56-KL/TW của Bộ chính trị Khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và khắc phục các hạn chế, khó khăn, phát triển những quả đạt được của giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021- 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với các nội dung sau:
Nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, tăng cường khả năng chống chịu của các thành phần kinh tế và hệ sinh thái trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Triển khai thực hiện nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các chương trình, đề án, dự án thích ứng cụ thể ở mỗi ngành, lĩnh vực nhằm đạt được mục tiêu thích ứng chung của tỉnh và của từng ngành. Cụ thể:
Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Đến năm 2023, hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa nước ngọt điều tiết nước, chống xâm nhập mặn của tỉnh hoàn thành, khép kín. Đến năm 2025, tỉnh chủ động được nguồn cung cấp và cấp đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất trên toàn tỉnh trong thiên tai, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn kéo dài; thực hiện đạt mục tiêu của Kế hoạch phòng chống, ứng phó hạn mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025. Năm 2025, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%.
- Nhân rộng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả kinh tế và thích ứng biến đổi khí hậu của giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu; Điều chỉnh lịch mùa vụ canh tác thích ứng cho từng tiểu vùng sinh thái và phù hợp khi hệ thống thủy các công trình thủy lợi hoàn thành khép kín.
- Triển khai, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng, vật nuôi trước những thay đổi của khí hậu.
- Phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi với khí hậu.
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Phát triển các mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và dựa vào cộng đồng.
Lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
- Đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước (ngọt, lợ, mặn) trên địa bàn tỉnh Bến Tre phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp môi trường các hồ chứa nước ngọt trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai, Hồ chứa nước ngọt Kênh Lắp là một trong những nguồn cấp nước quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến tài nguyên nước thông qua tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên nước. Đến năm 2022 hoàn thành, công bố xác định danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; các địa phương có kế hoạch triển khai và hoàn thành cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, hoàn thành đến năm 2030; thiết lập và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt bảo vệ nguồn nước trong điều kiện xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường; năm 2021 - 2022 hoàn thành đánh giá các nguồn thải vào nguồn nước của tỉnh. Tỷ lệ lưu vực các sông lớn, hồ chứa nước ngọt quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến đến năm 2025 là 10%, năm 2030 là 20%.
- Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học thông qua tăng cường công tác quản lý các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng:
Đến năm 2022 hoàn thành đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh, xác định và triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2030.
Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa năm 2025 là 20%, năm 2030 giảm còn 18% diện tích sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Năm 2030, dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp quy định quốc gia và quốc tế phát triển tỷ lệ các khu bảo tồn thiên nhiên nhiên đạt 3-5% so với diện tích tự nhiên.
Lĩnh vực Y tế:
Tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế và sức khỏe cộng đồng; Triển khai, xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý, giám sát dịch bệnh; vệ sinh môi trường; thực phẩm, dinh dưỡng nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu ngành y tế tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Lĩnh vực lao động - xã hội:
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ tham gia vào quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhân rộng mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển thuộc kết quả của dự án AMD tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020.
Lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch:
- Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tri thức địa phương trong thích ứng biến đổi khí hậu;
- Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo tồn các di tích văn hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu;
- Nâng cao khả năng khai thác các hoạt động du lịch trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng đến các khu, điểm du lịch.
Lĩnh vực giao thông vận tải:
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông ở những vùng thường bị đe dọa bởi thiên tai và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, triều cường, nước dâng.
- Xây dựng đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú tạo trục đường chính kết nối với các đường tránh, trú bão, phục vụ nhu cầu sơ tán nhân dân và tài sản nhân dân trong khu vực ven biển thuộc các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại đến nơi an toàn khi có dự báo bão vào trong khu vực; đồng thời kết nối đến khu kinh tế phía Đông của tỉnh, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố an ninh quốc phòng tuyến phòng thủ ven biển.
Lĩnh vực xây dựng và đô thị; cấp nước nông thôn
- Đầu tư xây dựng công trình, phát triển và mở rộng đô thị có lồng ghép, phù hợp với kịch bản cập nhật biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Triển khai các dự án nhằm áp dụng công nghệ mới, vật liệu bền vững có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng đô thị.
- Đầu tư nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo; nâng cao năng lực chống ngập lụt đô thị.
- Cấp thoát nước đô thị, xử lý nước thải tập trung:
Đến năm 2025: Đô thị thành phố Bến Tre có ≥ 20%, Đô thị thị trấn (Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam) ≥ 10% nước thải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
Đến năm 2030: Đô thị thành phố Bến Tre có ≥ 40%, Đô thị thị trấn (Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam) ≥ 25% và các đô thị khác ≥10% nước thải thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.
Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đến năm 2025 là 99%; đến năm 2030 là 99,5%.
- Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt tỷ lệ 100% vào năm 2025.
- Cấp nước nông thôn: tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch năm 2025 là 65%; năm 2030 là 75%; tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là trên 99%.
Lĩnh vực công nghiệp và thương mại:
- Nâng cấp cải tạo các cơ sở, công trình năng lượng tại khu vực ba huyện ven biển nhằm nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu.
- Nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực ven sông và ven biển, trước tác động của nước biển dâng và thiên tai gia tăng do biến đổi khí hậu.
- Tăng cường năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai để chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; Duy trì, vận hành thường xuyên hệ thống quan trắc dự báo độ mặn và giám sát chất lượng nước tự động (20 trạm quan trắc tự động trên các nhánh sông chính và ứng dụng điện thoại di động Fews-AMD) thực hiện kết nối đồng với các trạm quan trắc tự động của dự án JICA3.
- Tiếp tục duy trì hệ thống tin nhắn SMS đến các thuê bao di động thông qua mạng internet trong việc truyền tải các nội dung chỉ đạo, điều hành; các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến lãnh đạo các ngành, các cấp địa phương.
- Tăng cường mức độ an toàn của hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai; tăng cường các giải pháp chống sạt lở bờ sông, bờ biển; tăng cường các giải pháp công trình để đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng.
- Cải thiện quản lý rủi ro thiên tai thông qua việc xác định, phân vùng và dự báo cấp độ rủi ro thiên tai.
- Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tỉnh Bến Tre theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính đã được xác định trong Kế hoạch số 1330/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu,trong đó cần quan tâm liên kết vùng ĐBSCL.
Năm 2021, thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, rà soát, bổ sung nhiệm vụ cho trong giai đoạn 2022 - 2030 được xác định trong Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ. Một số nhiệm vụ sẽ được lồng ghép trong các nhiệm vụ thuộc mục tiêu của kế hoạch này.
a) Lĩnh vực năng lượng
- Đầu tư phát triển theo quy hoạch các nhà máy phát điện gió nối lưới. Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại, bền vững cho tất cả mọi người đặc biệt vùng sâu, vùng xa. Công suất tích lũy và sản lượng điện gió đến năm 2025 đạt 450MW, năm 2030 đạt 1250MW.
- Tăng cường phát triển phương tiện giao thông công cộng, khuyến khích chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong sinh hoạt như điện năng lượng mặt trời áp mái, chiếu sáng công cộng.
b) Lĩnh vực nông nghiệp
- Nhân rộng các mô hình, chuyển giao công nghệ duy trì, nhân rộng kết quả dự án Nông nghiệp Carbon thấp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2020; năm 2025 đạt 100% các cơ sở chăn nuôi có áp dụng công trình khí sinh học.
- Xây dựng và áp dụng mô hình kỹ thuật canh tác và chăn nuôi giảm phát thải khí nhà kính với từng hệ thống canh tác; hoàn thiện và triển khai trên diện rộng hệ thống canh tác - nuôi trồng thuỷ sản tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước và ít phát thải;
- Triển khai quản lý chất thải chăn nuôi; quản lý, tái chế, sử dụng phụ phẩm cây trồng để sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm hàng hóa có giá trị khác để giảm phát thải khí nhà kính.
- Đến năm 2025 tăng 10%, năm 2030 tăng 20% diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ (so với thời điểm năm 2020 là 9,8 ngàn ha cây ăn trái, dừa và tôm biển được công nhận GAP và hữu cơ).
- Trồng cây phân tán đạt bình quân: trồng 5000 ngàn cây/năm.
c) Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Thực hiện các giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất rừng để tăng lượng hấp thụ các-bon, bao gồm: khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng, các khu rừng khai thác, tăng cường trồng rừng và tăng độ che phủ của rừng, ổn định diện tích rừng tự nhiên đến năm 2025, 2030 ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 và tăng diện tích có rừng lên 5000ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2025 là 1,98% diện tích tự nhiên tỉnh.
Phát triển và triển khai các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất và đảm bảo các lợi ích về kinh tế.
d) Lĩnh vực chất thải
- Triển khai mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, phát triển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn đặc thù nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính.
- Kiểm soát được phát thải khí nhà kính từ các bãi rác huyện, thành phố Bến Tre. Đến năm 2025, 50% các bãi rác hợp vệ sinh; năm 2030 là 100% bãi rác hợp vệ sinh.
- Triển khai tốt Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre và kế hoạch hành động về giải quyết rác thải nhựa. Đánh giá tổng thể về chất thải sinh hoạt tỉnh Bến Tre. Triển khai thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ năm 2022, từ năm 2023 triển khai đồng bộ quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải. Đến năm 2025 tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn là 95%, đến năm 2030 là 100%.
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2021 - 2030. Rà soát, cập nhật nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris tỉnh Bến Tre theo cập nhật định kỳ báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2025 và 2030 của Chính phủ.
- Thực hiện cung cấp thông tin, số liệu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực kiểm kê khí nhà kính hai năm một lần cho các năm 2022, 2024, 2026, 2028 và 2030 phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia theo quy định của Thoả thuận Paris và đánh giá nỗ lực thực hiện cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.
- Năm 2021, tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và Ban hành quy chế hoạt động phù hợp với ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn từ năm 2021, nhiệm vụ biến đổi khí hậu sẽ chính thức đi vào công tác quản lý nhà nước của tỉnh, thành lập Phòng chuyên môn Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo thực hiện đầy đủ và ban hành kịp các văn bản hướng dẫn, chủ trương, quy định pháp luật mới về biến đổi khí hậu mới của Chính phủ.
- Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào Quy hoạch tỉnh phát triển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030; các kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án của sở, ngành, địa phương. Thực hiện đầy đủ quy định pháp luật về biến đổi khí hậu hiện tại đã được đưa vào một số các văn bản luật hiện hành như Luật Quy hoạch, Môi trường, Tài nguyên Môi trường Biển Hải đảo, Tài nguyên nước, Khí tượng Thủy văn, Luật Đất Đai và các văn bản pháp luật liên quan khác.
- Tổ chức truyền thông thường xuyên hành năm, các chương trình truyền thông và các lớp tập huấn cán bộ, viên chức, công chức các cấp; các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng nhằm phổ biến, cập nhật, nâng cao các kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức phòng chống bão, giảm thiểu rủi ro thiên tai đến năm 2025 là 80%, 2030 là 90%.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng về thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chương trình giáo dục phổ thông; các lớp đào tạo chính trị.
a) Nguồn nhân lực
Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách về biến đổi khí hậu (đặc biệt là các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh) các cấp tỉnh, huyện, xã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu do Trung ương, tỉnh và các Trường, Viện và các tổ chức Quốc tế.
b) Nguồn lực về khoa học và công nghệ
Bắt đầu từ năm 2022, triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, tài nguyên, môi trường, bao gồm cả các thông tin về tổn thất và thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu của tỉnh Bến Tre. Xây dựng dữ liệu phải phù hợp, đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu của Trung ương, dữ liệu liên ngành phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu.
Hàng năm, xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề xuất giải pháp cấp tỉnh về tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở,... đến phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, tín chỉ carbon của tỉnh; đánh giá sức chịu tải hệ thống thủy lợi. Khuyến khích áp dụng Viễn thám, GIS các phần mềm, công cụ tiên tiến trong nghiên cứu quản lý nước dâng, xâm nhập mặn, sạt lở.
Nghiên cứu, phát triển và tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ, tập trung vào công nghệ mới, hiện đại sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới ít phát thải, thân thiện với khí hậu.
c) Nguồn lực tài chính
- Lồng ghép ứng biến đổi khí hậu vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm ở các lĩnh vực như bảo vệ môi trường tài nguyên, khoa học công nghệ, nông thôn mới, phòng chống thiên tai, đầu tư trung hạn của tỉnh... để tận dụng nguồn kinh phí phân bổ từ Trung ương, các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia. Tỉnh bố trí ngân sách thường xuyên hành năm cho hoạt động Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu, nhiệm vụ thường xuyên về biến đổi khí hậu.
- Thực hiện theo lộ trình của Trung ương để áp dụng khung chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, các công cụ tài chính nhằm huy động hiệu quả nguồn lực tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu.
- Xúc tiến triển khai các hoạt động vận động quốc tế, kêu gọi đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng, đề xuất triển khai các chương trình, dự án phù hợp với đối tác quốc tế về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu hằng năm tỉnh đều có từ 01- 02 Thỏa thuận/Văn kiện hợp tác ODA, tài trợ Phi chính phủ liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu.
- Triển khai đảm bảo tiến độ, giải ngân kinh phí đối với các dự án ODA đang thực hiện, chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu
Tỉnh sẽ tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nhà tài trợ, đối tác giúp tỉnh trong thời gian qua như: Đại sứ Quán Đan Mạch, Quỹ thế giới phát triển nông nghiệp (IFAD), Ngân hàng thế giới (WB); Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ); Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật (JICA); tỉnh Tun-che-a nước Ru-ma-ni, Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Đồng bằng Đa Nuýp, Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng Đa Nuýp Châu Âu (trong khuôn khổ ASEM); và các tổ chức khác như Oxfam, IUCN, WWF, các Đại sứ quán tại thành phố Hồ Chí Minh... cùng hướng đến thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 của Liên hiệp quốc, hợp tác chia sẻ thông tin giải quyết các vấn đề xuyên biên giới về tài nguyên nước, môi trường và biến đổi khí hậu.
Bến Tre tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, mô hình, dự án, công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu với các tỉnh ĐBSCL, liên kết thực hiện mục tiêu Nghị định 120/NĐ-CP phát triển bền vững ĐBSCL; tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm về ĐBSCL trong thực hiện các nghiên cứu, dự án ứng phó biến đổi khí hậu nói riêng và các vấn đề liên quan khác về môi trường, bảo tồn, quản lý tài nguyên nước.
II. NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030 xác định 104 nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án, hoạt động trọng tâm cụ thể nhằm đạt được 09 mục tiêu đã đề ra. Các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án, hoạt động trọng tâm cụ thể được nêu trong Phụ lục 01 kèm theo. Các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án, hoạt động thực hiện mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hành động hướng tới thực hiện các ưu tiên:
Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái
Mục tiêu này hướng tới các ưu tiên chiến lược về đảm bảo an ninh lương thực; an ninh về nước; quản lý tài nguyên và môi trường; an sinh xã hội nhằm tăng cường khả năng chống chịu và năng lực thích ứng. Các kết quả mong đợi bao gồm: đến năm 2023 hoàn chỉnh hệ thống thủy thủy lợi phòng chống xâm nhập mặn; hoàn thành hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt; điều chỉnh mùa vụ, bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sinh kế trong nông nghiệp; tăng cường quản lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng; nâng cao khả năng thích ứng của hệ sinh thái, đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất, nước mưa) nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước; bảo đảm sinh kế cho cộng đồng; nâng cao năng lực chống chịu của các lĩnh vực.
Mục tiêu 2: Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu
Mục tiêu này hướng tới các ưu tiên chiến lược về đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản do thiên tai và biến đổi khí hậu. Các kết quả mong đợi bao gồm: đảm bảo thông tin thường xuyên và kịp thời, dự báo về xâm nhập mặn, quan trắc môi trường nước đến nhân dân, cơ quan quản lý; Quản lý, vận hành hiệu quả các công trình cống đập ngăn mặn trên địa bàn tỉnh; nâng cao mức độ sẵn sàng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; quản lý rủi ro thiên tai; triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Mục tiêu 3: Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
Mục tiêu này hướng tới ưu tiên chiến lược về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cứu Long thông qua việc thực hiện Kế hoạch số 1330/KH- UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết quả mong đợi bao gồm: 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp triển khai theo tiến độ; hợp tác vùng ĐBSCL, liên kết Tiểu vùng duyên hải phía Đông, phát triển tỉnh Bến Tre phù hợp với Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL; triển khai được các dự án trọng điển liên kết vùng về giao thông, cấp nước, năng lượng đặc biệt khu vực định hướng phát triển hướng Đông của tỉnh.
Mục tiêu 4 - Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp.
Mục tiêu này nhằm góp thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong điều kiện nguồn lực của tỉnh sẽ thực hiện nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng và chất thải.
Mục tiêu 5 - Thực hiện đầy đủ các cam kết của một Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mục tiêu này nhằm góp phần để Chính phủ thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Kết quả mong đợi là tỉnh sẽ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ bắt buộc, và một phần các nhiệm vụ khuyến khích thực hiện theo Quyết định 2053/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 6: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch
Mục tiêu này hướng tới ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai sẽ được lồng ghép vào tất cả các Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các kế hoạch phát triển ngành, địa phương với kết quả mong đợi 100% Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các kế hoạch phát triển ngành, địa phương có lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu; 100% Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố có xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu hàng năm; Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách ưu tiên cho biến đổi khí hậu của Trung ương ban hành sẽ được cụ thể, áp dụng cho tỉnh và bộ máy quản lý biến đổi khí hậu của tỉnh kiện toàn, hoạt động hiệu quả.
Mục tiêu 7: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức, tăng cường năng lực về phòng tránh thiên tai, sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu
Mục tiêu này hướng tới ưu tiên về tăng cường kiến thức, nhận thức, năng lực của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo bình đẳng giới. Các kết quả mong đợi, bao gồm: Nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các em học sinh thông qua tích hợp các chương trình, môn học giáo dục phổ thông phù hợp, các chương trình truyền thông và các lớp tập huấn cho chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng; nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng và thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.
Mục tiêu 8: Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu
Mục tiêu này nhằm thực hiện ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học và công nghệ và nguồn tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Các kết quả mong đợi bao gồm: Lãnh đạo, chuyên viên cơ quan chuyên môn được đào tạo, tập huấn theo chương trình của Trung ương; 100% chuyên viên cấp huyện, xã phụ trách biến đổi khí hậu tham gia các lớp tập huấn; xây dựng được bộ dữ liệu dữ liệu và thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường của tỉnh; xây dựng, phê duyệt và thực hiện chương trình, kế hoạch khoa học công nghệ cấp tỉnh phục vụ các mục tiêu về biến đổi khí hậu kết hợp môi trường và tài nguyên; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển chuyển giao khoa học và công nghệ về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; tăng cường nguồn lực tài chính cho thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 9: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Mục tiêu này nhằm thực hiện ưu tiên duy trì và tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các đối tác trong thời gian qua của tỉnh và xúc tiến quan hệ với các đối tác tiềm năng; mở rộng quan hệ ngoại giao của tỉnh với các tỉnh, vùng trên thế giới trong giải quyết các vấn đề xuyên biên giới về tài nguyên nước, môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các kết quả mong đợi bao gồm: đảm bảo hoàn thành các Thỏa thuận, chương trình, dự án hợp tác của tỉnh với các đối tác; xây dựng và ban chương trình xúc tiến hợp tác nước ngoài trong ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1. Giám sát tiến độ triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động
Tiến độ của Kế hoạch hành động được giám sát dựa trên các kết quả theo từng giai đoạn của các nhiệm vụ, đề án, dự án, hoạt động cụ thể trong Danh mục kèm theo.
- Ở cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh; tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất đến ngày 15/12 hàng năm để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.
- Ở cấp huyện: Phòng Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cấp địa phương và cấp cộng đồng trên địa bàn; tổng hợp tình hình thực hiện gửi Sở tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/11 hằng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Rà soát và cập nhật Kế hoạch hành động
- Sau hai (02) năm đầu tiên của quá trình triển khai thực hiện, trong giai đoạn cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, xét sự cần thiết Kế hoạch hành động sẽ được rà soát cập nhật, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với các Đề án, nhiệm vụ mới của Trung ương; Quy hoạch phát triển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030 (dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2022) và các Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL, Quy hoạch phát triển ngành quốc gia.
- Sau ba (03) năm tiếp theo, việc rà soát, cập nhật lần thứ hai sẽ được thực hiện căn cứ vào kết quả thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho giai đoạn 2026 - 2030.
3. Đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động
Đánh giá Kế hoạch hành động thực hiện 02 lần:
- Lần 01: sau 05 năm thực hiện kế hoạch hành động (2021 - 2025).
- Lần 02: vào năm cuối của giai đoạn 10 năm (2021 - 2030).
Kế hoạch hành động được đánh giá để xác định những kết quả đạt được và rút ra bài học cho Kế hoạch hành động của giai đoạn tiếp theo.Việc sửa đổi, đánh giá Kế hoạch hành động phải được thực hiện thông qua sự tham vấn ý kiến rộng rãi của các sở, ngành và địa phương; và các chỉ tiêu chính để đánh giá kế hoạch hành động như Phụ lục 02 kèm theo kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động bao gồm:
1. Nguồn ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển) theo phân cấp hiện hành theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án khác.
3. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Biến đổi khí hậu tỉnh các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch hành động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; kịp thời báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Biến đổi khí hậu tỉnh những giải pháp để giải quyết những bất cập, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện ở tỉnh và địa phương, bảo đảm việc triển khai Kế hoạch hành động đúng tiến độ, mang lại hiệu quả thiết thực;.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phân công của Kế hoạch hành động.
- Chủ trì tham mưu phân bổ vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách; tiếp tục kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực góp phần ứng phó biến đổi khí hậu như năng lượng tái tạo, nông nghiệp, xử lý chất thải.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh, theo các giai đoạn trên cơ sở danh mục nhiệm vụ, dự án của sở, ngành và địa phương đề xuất để trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.
- Phối hợp với sở, ngành và địa phương rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu, các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động, tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch; tiếp tục hướng dẫn địa phương lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan xúc tiến các chương trình, dự án hợp tác ODA, tài trợ Phi chính phủ.
- Triển khai thực hiện thực hiện các nhiệm vụ, dự án được phân công của Kế hoạch hành động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, địa phương cân đối bố trí kinh phí chi thường xuyên hằng năm, vốn đầu tư từ Trung ương, Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, hoạt động của Kế hoạch hành động.
- Triển khai thực hiện thực hiện các nhiệm vụ được phân công của Kế hoạch hành động.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre
Có trách nhiệm bố trí kinh phí và đề xuất thực hiện các dự án, nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch hành động được giao cho địa phương thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định; Xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu cấp huyện, thành phố hàng năm hoặc 05 năm.
- Chủ động triển khai các nội dung công việc được phân công trong bảng danh mục dự án, nhiệm vụ kèm theo; tập trung huy động và bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
- Rà soát các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để lồng ghép với các nội dung của Kế hoạch hành động, đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
- Vận động, thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng; tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động.
- Giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung công việc được phân công.
- Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh những biện pháp nhằm tối ưu hóa việc thực hiện Kế hoạch hành động và những điều chỉnh cần thiết đối với Kế hoạch hành động trong giai đoạn sau.
Kèm theo:
- Phụ lục 01: Danh mục các chương trình, đề án, dự án và hoạt động trọng tâm của giai đoạn 2021 - 2030.
- Phụ lục 02: Bảng tiêu chí đánh giá chính thực hiện Kế hoạch hành động.
Căn cứ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao các nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện; xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí từng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí theo quy định. Các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của các sở, ngành, địa phương cần được bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện./.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nhiệm vụ | Chương trình, Đề án, nhiệm vụ, dự án, hoạt động cụ thể | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Thời gian hoàn thành | 2021 - 2025 | 2026 - 2030 |
| |||||||
| Lĩnh vực nông nghiệp |
|
| ||||
1 | Đến năm 2023, hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa nước ngọt điều tiết nước, chống xâm nhập mặn của tỉnh hoàn thành, khép kín. Đến năm 2025, tỉnh chủ động được nguồn cung cấp và cấp đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất trên toàn tỉnh trong thiên tai, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn kéo dài; thực hiện đạt mục tiêu của Kế hoạch phòng chống, ứng phó hạn mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2025. Năm 2025, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99%. | Dự án Quản lý nước Bến Tre | Sở NN&PTNT | Ban QLDA NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Hoàn thành dự án, vận hành các cống điều tiết nước ngăn mặn | Vận hành đồng Sở các cống điều tiết nước ngăn mặn |
2 | Hệ thống Thủy lợi Nam Bến Tre | Sở NN&PTNT | Ban QLDA NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Xây dựng hoàn thành hệ thống thủy lợi | Vận hành đồng Sở các cống điều tiết nước ngăn mặn | |
3 | Hệ thống Thủy lợi Bắc Bến Tre | Sở NN&PTNT | Ban QLDA NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Xây dựng hoàn thành hệ thống thủy lợi | Vận hành đồng Sở các cống điều tiết nước ngăn mặn | |
4 | Cấp nước sinh hoạt Cù Lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (giai đoạn 2) | Sở NN&PTNT | Ban QLDA NN&PTNT; UBND các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc | 2022 | Hoàn thành công trình và vận hành cấp nước sinh hoạt | Vận hành, nâng cấp, mở rộng | |
5 | Xây dựng đường ống cấp nước thô từ thượng nguồn sông Tiền về tỉnh Bến Tre | Sở NN&PTNT | Sở KH&ĐT; Sở Xây dựng | 2023 | Hoàn thành công trình và vận hành cấp nước sinh hoạt | Vận hành, nâng cấp, mở rộng | |
6 | Xây dựng Hồ chứa nước ngọt Lạc Địa huyện Ba Tri | Sở NN&PTNT | Sở KH&ĐT; Ban QLDA NN&PTNT; UBND huyện Ba Tri | 2023 |
|
| |
7 | Quản lý hồ chứa nước ngọt Kênh lắp huyện Ba Tri | Sở NN&PTNT | UBND huyện Ba Tri; Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi | Hằng năm | Đảm bảo an toàn nguồn nước, cấp nước ngọt trong mùa khô | Đảm bảo an toàn nguồn nước, cấp nước ngọt trong mùa khô | |
8 | Nâng cấp công suất các Nhà máy cấp nước nông thôn Thạnh Phú, Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Châu Thành | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | 2025 | Thực hiện nâng cấp công suất các nhà máy nước | Đảm bảo cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh | |
9 | Nhân rộng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả kinh tế và thích ứng biến đổi khí hậu của giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu; Điều chỉnh lịch mùa vụ canh tác thích ứng cho từng tiểu vùng sinh thái và phù hợp khi hệ thống thủy các công trình thủy lợi hoàn thành khép kín. | Đánh giá, xác định và đề xuất nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái (ngọt, lợ, mặn) | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | 2022 | Đánh giá, nhân rộng canh tác | Phát triển canh tác hiệu quả kinh tế |
10 | Nghiên cứu, điều chỉnh, xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | 2023 | Thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp | Áp dụng cho canh tác nông nghiệp | |
11 | Triển khai, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng, vật nuôi trước những thay đổi của khí hậu | Xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến (áp dụng đồng bộ hệ thống tưới, quản lý dinh dưỡng tổng hợp, sử dụng cây giống sạch bệnh, giống có lợi thế xuất khẩu, quản lý thâm canh và sử dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh thân thiện với môi trường). | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | 2023 | Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình | Nhân rộng mô hình |
12 | Tăng cường các hoạt động kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, cải tiến các dịch vụ thú y để phát triển chăn nuôi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | Hàng năm | Triển khai bước đầu các hoạt động kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, cải tiến các dịch vụ thú y | Tiếp tục triển khai | |
13 | Phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản; Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi với khí hậu | Phát triển chuỗi giá trị thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu | Ban Quản lý Dự án | Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thành phố | 2025 | Triển khai thực hiện dự án | Duy trì, nhân rộng kết quả |
14 | Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp | Sở NN&PTNT | UBND các huyện; Sở Khoa học và Công nghệ | Hằng năm | Thử nghiệm, ứng dụng | Duy trì, nhân rộng kết quả | |
15 | Nhân rộng các mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao (tưới tiết kiệm, tuần hoàn nước,....) | Sở NN&PTNT | UBND các huyện; Sở Khoa học và Công nghệ | Hằng năm | Nhân rộng mô hình | Hình thành vùng sản xuất lớn về công nghệ cao | |
16 | Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Phát triển các mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và dựa vào cộng đồng | Xây dựng và triển khai các dự án nhằm tăng cường quản lý bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú | 2022 | Thí điểm triển khai các dự án | Mở rộng triển khai các dự án |
17 | Triển khai các dự án trồng và phục hồi rừng ven biển; trồng rừng khu vực cửa sông Ba Lai | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú | Hàng năm | Thực hiện các dự án | Duy trì, bảo vệ, mở rộng diện tích rừng | |
18 | Phát triển mô hình canh tác, sinh kế cộng đồng dựa vào rừng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu đã thực hiện hiệu quả của giai đoạn 2016 - 2020 | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú | 2022 | Phát triển, nhân rộng | Phát triển, nhân rộng | |
19 | Tham gia REDD trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú | Hằng năm | Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình | Nhân rộng mô hình | |
| Lĩnh vực tài nguyên môi trường |
|
| ||||
20 | Đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước (ngọt, lợ, mặn) trên địa bàn tỉnh Bến Tre phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Quản lý tổng hợp môi trường các hồ chứa nước ngọt trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030 | Đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý tổng hợp môi trường hồ chứa nước ngọt sông Ba Lai trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT; BQL Dự án NN&PTNT; UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành | 2022 | Hoàn thành đánh giá; Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quản lý tổng hợp môi trường | Tiếp tục thực hiện |
21 | Đánh giá tổng thể hiện trạng khai thác, sử dụng và nguồn thải vào tài nguyên nước mặt Bến Tre | Sở TN&MT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Phê duyệt kết quả, thực hiện phân bổ, bảo vệ, khai thác bền vững | Phê duyệt kết quả, thực hiện phân bổ, bảo vệ, khai thác bền vững | |
22 | Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bến Tre | Sở TN&MT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Phê duyệt kết quả, thực hiện phân bổ, bảo vệ, khai thác bền vững | Phê duyệt kết quả, thực hiện phân bổ, bảo vệ, khai thác bền vững | |
23 | Xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả | Sở NN&PTNT, Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố | Sở NN&PTNT, Xây dựng, UBND các tỉnh/thành phố | 2025 | Xây dựng và triển khai các mô hình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả | Tiếp tục triển khai xây dựng | |
24 | Thí điểm công trình trữ nước mưa đô thị | Sở Xây dựng | UBND thành phố Bến Tre; Tổ chức GIZ | 2023 | Xây dựng các công trình trữ nước, khai thác, sử dụng nguồn nước | Đánh giá nhân rộng | |
25 | Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến tài nguyên nước thông qua tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên nước | Xác định danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ của tỉnh Bến Tre | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Phê duyệt Danh mục; Địa phương triển khai thực hiện cấm móc | Duy trì, cập nhật hành lang bảo vệ nguồn nước |
26 | Xác định vùng bảo hộ vệ sinh cấp nước sinh hoạt tỉnh Bến Tre | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố Bến Tre; Các công ty cấp nước | 2023 | Phê duyệt vùng bảo hộ; thực hiện quản lý | Thực hiện quản lý; cập nhật | |
27 | Cập nhật mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre | Sở TN&MT | Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2021 | Phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường; Thực hiện quan trắc thường xuyên | Nâng cấp quan trắc tự động | |
28 | Duy trì, vận hành hệ thống quan trắc dự báo độ mặn và giám sát chất lượng nước tự động (20 trạm quan trắc trên các nhánh sông chính) | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố; Đài KTTV Bến Tre | Hàng năm | Vận hành hệ thống; kết nối các hệ thống quan trắc tự động phù hợp khác | Vận hành; nâng cấp hệ thống | |
29 | Nâng cao khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học | Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030 định hướng 2050 | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan | 2022 | Ban hành kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre 2021 -2030; Thực hiện kế hoạch | Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, dự án của kế hoạch hành động |
30 | Thành lập thí điểm Khu bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững du lịch sinh thái và Trung tâm tri thức về phát triển du lịch sinh thái tại Đồng bằng sông Mê Công | Sở TN&MT, NN&PTNT, VH,TT&DL | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2026 | Thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi; Triển khai dự án | Nhân rộng kết quả dự án | |
31 | Xây dựng đề án Phát triển bền vững xã Hưng Phong (Cồn Ốc) thích ứng với biến đổi khí hậu | Sở TN&MT | UBND huyện Giồng Trôm; các sở liên quan | 2021 | Hoàn thành đánh giá; Phê duyệt đề án và triển khai thực hiện | Tiếp tục phát triển bền vững; đánh giá kết quả nhân rộng mô hình | |
| Lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng |
|
| ||||
32 | Tăng cường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế và sức khỏe cộng đồng; Triển khai, xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý, giám sát dịch bệnh; vệ sinh môi trường; thực phẩm, dinh dưỡng nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu | Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch, bệnh và các bệnh mới phát sinh do tác động của biến đổi khí hậu | Sở Y Tế | Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện | Hàng năm | Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe | Tiếp tục triển khai |
33 | Phát triển hạ tầng cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường tốt, thực hiện các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu | Sở Y Tế | Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện | Hàng năm | Phát triển hạ tầng các cơ sở, mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe | Tiếp tục triển khai | |
34 | Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý, giám sát các dịch bệnh liên quan đến sự thay đổi thời tiết khí hậu. | Sở Y Tế | Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện | 2023 | Bước đầu triển khai các mô hình | Tiếp tục triển khai, nhân rộng | |
| Lĩnh vực lao động - xã hội |
|
| ||||
35 | Nâng cao năng lực cho phụ nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ tham gia vào quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhân rộng mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển thuộc kết quả của dự án AMD tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020. | Thực hiện mô hình an sinh xã hội, giảm nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn | Sở LĐ,TB&XH | Hội Phụ nữ; UBND các huyện | Hằng năm | Thực hiện hàng năm | Thực hiện hàng năm |
36 | Nhân rộng mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển thuộc kết quả của dự án AMD tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020 | Hội Phụ nữ; UBND các huyện | Sở LĐTB&XH, | Hằng năm | Nhân rộng | Nhân rộng | |
| Văn hóa - thể thao- du lịch |
|
| ||||
37 | Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tri thức địa phương trong thích ứng biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo tồn các di tích văn hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu; Nâng cao khả năng khai thác hoạt động du lịch trong điều kiện biến đổi khí hậu. | Xây dựng đề án duy tu, bảo tồn các khu di tích văn hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu, chú trọng công tác duy tu, bảo tồn các khu di tích văn hóa. | Sở VH,TT&DL | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2025 | Xây dựng và triển khai đề án | Tiếp tục triển khai |
38 | Vận động, khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các phương án, biện pháp nhằm phòng, chống và thích ứng với biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn | Sở VH,TT&DL | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hằng năm | Thực hiện thường xuyên; Đánh giá kết quả, đề xuất cho giai đoạn tiếp theo | Tiếp tục thực hiện | |
39 | Nâng cấp, cải tạo các công trình, di tích văn hóa, lịch sử. Đồng thời, vận động, khuyến khích các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu | Sở VH,TT&DL | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hằng năm | Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình | Nhân rộng mô hình | |
40 | Tổng hợp, sưu tầm, nghiên cứu tri thức địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu tận dụng cơ hội phát triển Du lịch cộng đồng | Sở VH,TT&DL | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2025 | Xây dựng báo cáo tổng kết các tri thức địa phương ứng phó biến đổi khí hậu. Phổ biến tri thức trong cộng đồng | Tiếp tục phổ biến và nhân rộng trong cộng đồng | |
| Giao thông vận tải |
|
| ||||
41 | Đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông ở những vùng thường bị đe dọa bởi thiên tai và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, triều cường, nước dâng | Đánh giá, xây dựng bản đồ rủi ro tác động triều cường, nước dâng đến hệ thống đường giao thông | Sở GTVT | Sở TN&MT; UBND các huyện | 2023 | Hoàn thành xây dựng bản đồ; Xây dựng Kế hoạch ứng phó | Thực hiện kế hoạch |
42 | Nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình giao thông đường bộ, đường thủy ở những vùng thường bị đe dọa bởi sạt lở, triều cường, nước dâng | Sở GTVT; UBND các tỉnh, thành phố Bến Tre | Ban QLDA công trình GT | Hàng năm | Thực hiện nâng cấp, cải tạo, xây dựng | Thực hiện nâng cấp, cải tạo, xây dựng | |
43 | Xây dựng đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú (Giai đoạn 02) | Ban QLDA công trình GT tỉnh | Sở GTVT; UBND các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú | 2023 | Hoàn thành xây dựng | Khai thác, sử dụng; nâng cấp, cải tạo | |
| Xây dựng và đô thị |
|
| ||||
44 | Đầu tư xây dựng công trình, phát triển và mở rộng đô thị có lồng ghép, phù hợp với kịch bản cập nhật biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Đầu tư cấp thoát nước đô thị, xử lý nước thải tập trung | Tiểu dự án thành phố Bến Tre thuộc dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu | UBND thành phố Bến Tre | Sở Xây dựng | 2022 | Hoàn thành xây dựng các công trình | Tiếp tục nâng cấp phát triển đô thị |
45 | Rà soát các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển trên cơ sở kịch bản nước biển dâng | Sở Xây dựng | UBND nhân dân huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại; Sở TN&MT | 2022 | Hoàn thành rà soát các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khi tái định cư | Tiếp tục triển khai thực hiện | |
46 | Đầu tư, bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng chịu tác động của sạt lở ven sông, ven biển | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PPTN | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Triển khai thực hiện hành năm, phù hợp quy hoạch phát triển tỉnh | Tiếp tục triển khai thực hiện | |
47 | Triển khai các dự án nhằm ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng các loại vật liệu bền vững, có tính chống chịu cao với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực xây dựng và đô thị | Sở Xây dựng và các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương) và các chủ đầu tư xây dựng công trình | Sở KH&CN; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Triển khai thí điểm cho các vùng | Mở rộng quy mô, tổng kết, đánh giá | |
48 | Chương trình/dự án Phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu (thông qua các dự án thu hút đầu tư phát triển đô thị) | Sở Xây dựng | Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố; Tổ chức GIZ | Theo Chương trình, dự án | Thực hiện Chương trình/dự án | Nhân rộng kết quả | |
49 | Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải đô thị thành phố Bến Tre, khu vực bờ Bắc sông Bến Tre | UBND thành phố Bến Tre | Sở Xây dựng; Sở KH&ĐT | 2025 | Xây dựng công trình | Vận hành hệ thống | |
50 | Đầu tư các khu xử lý nước thải tập trung tại 03 huyện Bình Đại, Ba Tri và Mỏ Cày Nam | Đơn vị được giao chủ đầu tư | Sở Xây dựng; Sở KH&ĐT và các đơn vị liên quan | 2030 | Năm 2022, Sở Xây dựng trình xin chủ trương đầu tư. Năm 2023-2025, Cơ quan được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư sẽ tiếp tục triển khai quy trình đầu tư xây dựng | Tiếp tục triển khai và hoàn thành công trình đưa vào sử dụng | |
| Lĩnh vực công nghiệp và thương mại |
|
| ||||
51 | Cải tạo cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp, thương mại | Nâng cấp cải tạo các cơ sở, công trình năng lượng tại khu vực ba huyện ven biển nhằm nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu | Sở Công thương | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú | Hàng năm | Xây dựng kế hoạch; triển khai thực hiện | Tiếp tục thực hiện |
52 | Nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của các cơ sở sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực ven sông và ven biển, trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở, xâm nhập mặn | Sở Công thương | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Xây dựng kế hoạch; triển khai thực hiện | Xây dựng kế hoạch; triển khai thực hiện | |
| |||||||
53 | Tăng cường năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai để chủ động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu | Duy trì, vận hành thường xuyên hệ thống quan trắc dự báo độ mặn và giám sát chất lượng nước tự động (20 trạm quan trắc tự động trên các nhánh sông chính và ứng dụng điện thoại di động Fews-AMD) | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT; Đài KTTV Bến Tre; UBND các huyện, thành phố | Hàng năm | Vận hành hệ thống; kết nối với các hệ thống quan trắc mặn tự động các cống | Tiếp tục vận hành, nâng cấp hệ thống |
54 | Tiếp tục duy trì hệ thống tin nhắn SMS đến các thuê bao di động thông qua mạng internet trong việc truyền tải các nội dung chỉ đạo, điều hành | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Duy trì hệ thống | Duy trì hệ thống | |
55 | Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai đến lãnh đạo các ngành, các cấp địa phương | Đài Khí tượng Thủy văn Bến Tre | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Thực hiện theo quy định khí tượng thủy văn | Thực hiện theo quy định khí tượng thủy văn | |
56 | Tăng cường mức độ an toàn của hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai; tăng cường các giải pháp chống sạt lở bờ sông, bờ biển; tăng cường các giải pháp công trình ứng xâm nhập mặn gia tăng | Rà soát và đánh giá mức độ an toàn hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng tránh thiên tai | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Công bố báo cáo, đánh giá mức độ an toàn hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai |
|
57 | Củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách. | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Đầu tư một số công trình trọng điểm | Duy trì thực hiện theo thực tế thiên tai tác động | |
58 | Xây dựng bản đồ hiện trạng và nguy cơ triều cường sạt lở ven sông, ven biển | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Công bố bản đồ Phương án phòng chống sạt lở, triều cường | Tiếp tục thực hiện, cập nhật phương án | |
59 | Triển khai, theo dõi thực hiện kế hoạch phòng chống hạn mặn tỉnh Bến Tre năm 2021 - 2025 | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre; các sở, ngành liên quan | 2025 | Triển khai thực hiện; tổng kết đánh giá | Xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện | |
60 | Cải thiện các hệ thống quản lý rủi ro thiên tai; chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai chủ động ứng phó biến đổi khí hậu | Rà soát, cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh rủi ro và cảnh báo rủi ro thiên tai phục vụ quy hoạch, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre; các sở, ngành liên quan | 2022 | Phê duyệt việc rà soát, cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai | Rà soát, cập nhật phân cấp cấp độ rủi ro thiên tai |
61 | Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng tỉnh Bến Tre theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường | Sở TN&MT | Các sở, ban ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Theo lộ trình của Bộ TNMT | Cập nhật kịch bản | Cập nhật kịch bản | |
| |||||||
62 | Tiếp tục triển khai Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu | Tiếp tục thực hiện đồng bộ 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính đã được xác định trong Kế hoạch số 1330/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ | Sở KH&ĐT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Triển khai thực hiện | Tiếp tục thực hiện |
63 | Thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, rà soát, bổ sung nhiệm vụ cho trong giai đoạn 2022 - 2030 được xác định trong Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ | Sở KH&ĐT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2021 | Đánh giá kết quả thực hiện; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch | Tiếp tục thực hiện | |
64 | Thực hiện Quy hoạch phát triển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với Quy hoạch phát triển ĐBSCL 2021 - 2030 | Sở KH&ĐT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Ban hành quy hoạch Triển khai thực hiện | Tiếp tục thực hiện | |
65 | Đẩy mạnh công tác, hoạt động hợp tác với các tỉnh ĐBSCL về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước | Sở KH&ĐT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hằng năm | Triển khai thực hiện | Tiếp tục thực hiện | |
| |||||||
| Năng lượng |
|
| ||||
66 | Tăng cường phát triển phương tiện giao thông công cộng, khuyến khích chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong sinh hoạt như điện năng lượng mặt trời áp mái, chiếu sáng công cộng; Tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả; tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo | Phát triển mạng lưới điện năng lượng mặt trời chiếu sáng công cộng, đô thị, thành phố Bến Tre | UBND thành phố Bến Tre; các huyện | Sở Công Thương | Hằng năm | Tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo | Tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo |
67 | Triển khai các giải pháp khuyến khích hộ gia đình sử dụng điện mặt trời áp mái | Sở Công thương | Các địa phương, các doanh nghiệp thương mại và sản xuất, các hộ gia đình | Hằng năm | Tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo | Tiếp tục sử dụng năng lượng tái tạo | |
68 | Tiếp tục phát triển điện gió, điện khí khu vực ven biển | Sở Công thương | UBND huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú; các sở liên quan | Hằng năm | Phát triển theo Quy hoạch | Phát triển theo Quy hoạch | |
69 | Phát triển hạ tầng, mạng lưới xe buýt | Sở GTVT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hằng năm | Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện | Phát triển rộng rãi | |
| Nông nghiệp |
|
| ||||
70 | Triển khai các mô hình kỹ thuật canh tác và chăn nuôi phát thải thấp; các mô hình nông - lâm - thuỷ sản kết hợp; tái chế chất thải nông nghiệp. Triển khai quản lý chất thải chăn nuôi; quản lý, tái chế, sử dụng phụ phẩm cây trồng để sản xuất phân bón hữu cơ và các sản phẩm hàng hóa có giá trị khác để giảm phát thải khí nhà kính | Nhân rộng các mô hình, chuyển giao công nghệ duy trì, nhân rộng kết quả dự án Nông nghiệp Carbon thấp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2020 | Sở NN&PTNT | UBND các huyện | 2025 | Thực hiện nhân rộng; đánh giá hiệu quả | Tiếp tục thực hiện |
71 | Phát triển công trình khí sinh học trong chăn nuôi; các mô hình mới tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp | Sở NN&PTNT | UBND các huyện; Sở KH&CN | Hằng năm | Đánh giá tiềm năng của các mô hình mới | Nhân rộng mô hình | |
72 | Mở rộng diện tích vườn Dừa hữu cơ; phát triển các vùng sản xuất hữu cơ mới | Sở NN&PTNT | UBND các huyện; Sở KH&CN | 2025 | Thực hiện và đánh giá hiệu quả | Tiếp tục phát triển | |
73 | Trồng cây phân tán | Sở NN&PTNT | UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Tiếp tục thực hiện 1000 cây/năm | Tiếp tục thực hiện | |
| Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp |
|
| ||||
74 | Thực hiện các giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất rừng để tăng lượng hấp thụ các- bon | Triển khai các dự án, hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng, các khu rừng khai thác, tăng cường trồng rừng và tăng độ che phủ của rừng, ổn định diện tích rừng tự nhiên đến năm 2025, 2030 ít nhất bằng diện tích đã đạt được tại năm 2020 | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú; Sở TN&MT | Hằng năm | Xây dựng chương trình, dự án và triển khai thực hiện; Đánh giá kết quả | Tiếp tục thực hiện |
75 | Nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả dựa vào rừng ngập mặn | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú; Sở TN&MT | Hằng năm | Thực hiện nhân rộng | Thực hiện nhân rộng | |
76 | Xây dựng và triển khai các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện từng | Sở NN&PTNT | UBND các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú; Sở TN&MT | 2023 | Xây dựng mô hình phù hợp với từng hoạt động và khu vực sản xuất cụ thể; triển khai thí điểm | Đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) và nhân rộng triển khai | |
| Chất thải |
|
| ||||
77 | Triển khai mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, phát triển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn đặc thù nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính. Kiểm soát được phát thải khí nhà kính từ các bãi rác huyện, thành phố Bến Tre | Điều tra, đánh giá về hiện trạng rác thải; xây dựng đề án quản lý rác thải | Sở TN&MT | Sở Xây dựng; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Báo cáo hiện trạng; Phê duyệt Đề án và triển khai thực hiện | Đánh giá, điều chỉnh (nếu cần) tiếp tục thực hiện |
78 | Xây dựng và triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn (bao gồm thực hiện việc quản lý rác thải trong xây dựng nông thôn mới) | Sở TN&MT | Sở Xây dựng; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Xác định các mô hình phù hợp với từng loại hình và khu vực sản xuất; triển khai thí điểm | Đánh giá, điều chỉnh và nhân rộng triển khai | |
79 | Xây dựng đơn giá xử lý rác thải tỉnh Bến Tre để kêu gọi xã hội hóa, đầu tư tư nhân vào xử lý rác thải | Sở Tài chính | Sở Xây dựng; Sở TN&MT; UBND các huyện, thành phố | 2022 | Ban hành đơn giá | Tiếp tục thực hiện | |
| |||||||
80 | Thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021- 2030. Rà soát, cập nhật nhiệm vụ thực hiện Thỏa thuận Paris tỉnh Bến Tre theo cập nhật định kỳ báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm 2025 và 2030 của Chính phủ | Thực hiện kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. | Sở TN&MT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2025 | 2021 Ban hành kế hoạch; Triển khai thực hiện | Đánh giá kết quả 05 năm; cập nhật, điều chỉnh tiếp tục thực hiện |
81 | Phối hợp, cung cấp số liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính Quốc gia | Sở TN&MT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 02 năm/lần | Thực hiện cung cấp số liệu | Thực hiện cung cấp số liệu | |
| |||||||
82 | Đảm bảo hoạt động Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre; Cơ | Hội nghị Ban Chỉ đạo; Kiện toàn Ban Chỉ đạo; Ban hành Quy chế | Sở TN&MT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện | Hàng năm | 2021: Quyết định kiện toàn, Ban hành Quy chế hoạt động | Kiện toàn hoạt động (nếu cần thiết) |
83 | quan quản lý | Sắp xếp bộ máy cơ Quan thường trực - Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở Nội vụ | Sở TN&MT | 2021 | Thành lập Phòng Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu; thực hiện nhiệm vụ | Hoạt động thường xuyên |
84 | Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển ngành | Thực hiện lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào Quy hoạch phát triển tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030; Tầm nhìn chiến lược tỉnh Bên Tre đến năm 2045 | Sở KH&ĐT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện | 2022 | 2022: Ban hành Quy hoạch; Triển khai quy hoạch | Tiếp tục thực hiện |
85 | Hướng dẫn lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và kế hoạch phát triển KTXH 05 năm tỉnh; huyện và xã | Sở KH&ĐT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện | Hàng năm | Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện | Thực hiện phù hợp quy định mới | |
| |||||||
86 | Thường xuyên cập nhật kiến thức và kỹ năng về thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai | Tổ chức truyền thông thường xuyên hành năm, các chương trình truyền thông và các lớp tập huấn cán bộ, viên chức, công chức các cấp; các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng nhằm phổ biến, cập nhật, nâng cao các kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. | Sở TT&TT; Sở TN&MT; Sở NN&PTNT Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Sở TN&MT; Sở NN&PTNT | Hàng năm | Cập nhật kiến thức về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững | Tiếp tục cập nhật, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các chương trình giáo dục phổ thông |
87 | Tích hợp kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; bảo vệ môi trường vào môn học phù hợp; tổ chức các chương trình, sinh hoạt phù hợp cho học sinh các cấp | Sở GD&ĐT | Sở TN&MT; Sở NN&PTNT | Hàng năm | Tiếp tục thực hiện phù hợp quy định | Tiếp tục thực hiện phù hợp quy định | |
| |||||||
88 | Phát triển nguồn nhân lực ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và môi trường | Chuyên viên phụ trách về biến đổi khí hậu (đặc biệt là các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh) các cấp tỉnh, huyện, xã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu do Trung ương, tỉnh và các Trường, Viện, các tổ chức Quốc tế thực hiện | Sở Nội Vụ. Sở TN&MT | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của Trung ương | Tiếp tục thực hiện |
89 | Xây dựng Đề án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường 10 năm | Sở TN&MT | Sở Nội vụ; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Phê duyệt và triển khai Đề án | Tiếp tục thực hiện | |
90 | Phát triển nguồn lực khoa học công nghệ | Xây dựng bộ dữ liệu tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre | Sở TN&MT | Sở TT&TT; Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Hoàn thành xây dựng dữ liệu; cập nhật hành năm | Cập nhật, đồng bộ với cơ sở dữ liệu vùng, quốc gia |
91 | Xây dựng bộ dữ liệu về thiên tai tỉnh Bến Tre | Sở NN&PTNT | Sở TT&TT; Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Hoàn thành xây dựng dữ liệu; cập nhật hành năm | Cập nhật, đồng bộ với cơ sở dữ liệu vùng, quốc gia | |
92 | Xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề xuất giải pháp cấp tỉnh về tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở,...đến phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh | Sở KH&CN | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Hoàn thành các nghiên cứu; từng bước ứng dụng vào thực tế phát triển kinh tế xã hội | Đánh giá kết quả; tiếp tục thực hiện | |
93 | Nghiên cứu, phát triển và tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ, tập trung vào công nghệ mới, hiện đại sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới ít phát thải, thân thiện với khí hậu | Sở KH&CN | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ tại các địa phương ưu tiên thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn | Cập nhật và nhân rộng thực hiện chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện trong nước | |
94 | Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh phục vụ các mục tiêu về biến đổi khí hậu, biển giai đoạn 2026-2030. | Sở KH&CN | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2025 | Ban hành Chương trình | Thực hiện hiệu quả Chương trình giai đoạn 2026-2030 | |
95 | Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tham gia thị trường, tín chỉ carbon của tỉnh Bến Tre | Sở KH&CN | Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2023 | Báo cáo kết quả thực hiện; đề xuất phát triển | Triển khai thực hiện | |
96 | Đánh giá sức chịu tải của hệ thống thủy lợi tỉnh Bến Tre trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn | Sở KH&CN | Sở NNPTNT (đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ) | 2023 | Từ năm 2023 thực hiện củng cố; phát triển hệ thống | Tiếp tục thực hiện | |
97 | Thực hiện chuyển giao công nghệ trong trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản năng suất, chất lượng cao, có sức kháng bệnh và thích ứng với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu | Sở NN&PTNT | Sở KH&CN; UBND các huyện | Hàng năm | Từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ tại các vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh | Cập nhật và nhân rộng thực hiện chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương và sự phát triển khoa học công nghệ trong nước | |
98 | Tiếp nhận chuyển giao thí điểm công nghệ trong tái chế tiên tiến và tái sử dụng chất thải; ưu tiên vấn đề rác thải | Sở TN&MT | Sở KH&CN, Sở Xây dựng; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2025 | Từng bước ứng dụng công nghệ tại địa phương | Cập nhật và nhân rộng công nghệ phù hợp | |
99 | Tăng cường nguồn lực tài chính | Lồng ghép ứng biến đổi khí hậu vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm ở các lĩnh vực như bảo vệ môi trường tài nguyên, khoa học công nghệ, nông thôn mới, phòng chống thiên tai, đầu tư trung hạn của tỉnh...để tận dụng nguồn kinh phí phân bổ từ Trung ương, các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia | Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện | Sở KH&ĐT; Sở Tài chính | Hàng năm | Thực hiện lồng ghép | Đánh giá hiệu quả, tiếp tục thực hiện |
100 | Xây dựng Chương trình xúc tiến triển khai các hoạt động vận động quốc tế, kêu gọi đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu; Danh mục các dự án kêu gọi hợp tác | Sở KH&ĐT | Sở TN&MT, các sở ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Ban hành chương trình; Danh mục các dự án; thực hiện các hoạt động | Đánh giá hiệu quả; tiếp tục thực hiện phù hợp | |
101 | Thực hiện đảm bảo tiến độ, giải ngân kinh phí các dự án ODA chuyển tiếp của giai đoạn 2016 - 2020 và các dự án mới | Ban QL các dự án đầu tư tỉnh | Các sở liên quan, UBND các huyện, thành phố Bến Tre | Hàng năm | Thực hiện theo Thỏa thuận hợp tác, tiến độ dự án | Thực hiện theo Thỏa thuận hợp tác, tiến độ dự án | |
| MỤC TIÊU 9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu | ||||||
102 | Chủ động hợp tác, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, giáo dục và chuyển giao công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu | Tham gia hội thảo, các chương trình và diễn đàn vùng ĐBSCL, Trung ương, các Trường, viện nghiên cứu và quốc tế | Các sở ban ngành | UBND các huyện, thành phố | Hàng năm | Thực hiện thường xuyên hàng năm | Thực hiện thường xuyên hàng năm |
103 | Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nhà tài trợ, đối tác giúp tỉnh trong thời gian qua; và phát triển quan hệ với các đối tác tiềm năng khác | Đảm bảo thực hiện tốt các Thỏa thuận hiện có của UBND tỉnh với đối tác (Bản ghi nhớ hợp tác Bến Tre và tỉnh Tun-chê-a nước Ru-ma- ni trong khuôn khổ ASEM; Thỏa thuận hợp tác Viện Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia Đồng bằng Đa Nuýp, Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng Đa Nuýp;.....) | Sở KH&ĐT; Sở TNMT; các sở ngành | Phòng Ngoại vụ UBND tỉnh | Hàng năm | Thực hiện Thỏa thuận quốc tế | Thực hiện Thỏa thuận quốc tế |
104 | Đề xuất, xây dựng các Chương trình, Thỏa thuận, Dự án hợp tác mới | Sở KH&ĐT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố Bến Tre | 2022 | Tỉnh đạt được các Thỏa thuận hợp tác, tài trợ trong ứng phó biến đổi khí hậu | Tiếp tục thực hiện |
BẢNG CÁC CHỈ SỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Mục tiêu | Chỉ số đánh giá | Sản phẩm kiểm tra | |
2021 - 2025 | 2026 - 2030 | ||
Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái | 100% các công trình trọng điểm về thủy lợi phòng chống xâm nhập mặn hoàn thành, khép kíp | 100% khu vực các sông, hồ phục vụ cấp nước ngọt không bị nhiễm mặn | Báo cáo kết quả thực hiện các dự án; Báo cáo kết quả phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn |
Tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99% | Tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% | Báo cáo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn | |
Xây được ít nhất 04 chuỗi giá trị thông minh thích ứng biến đổi khí hậu | 04 chuỗi giá trị thông minh thích ứng biến đổi khí hậu mới được phát triển | Báo cáo kết quả xây dựng chuỗi giá trị | |
Ít nhất 03 mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng hoặc ứng dụng | Ít nhất 03 mô hành canh tác ứng dụng công nghệ cao được nhân rộng hoặc ứng dụng | Báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao | |
Trên 50 % các nguồn nước được lập hành lang bảo vệ | 100% các nguồn nước được lập hành lang bảo vệ | Quyết định phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ tỉnh Bến Tre; Báo cáo kết quả cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước | |
80% khu vực lấy nước sinh hoạt 1 được xác định vùng bảo hộ | 100% khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định vùng bảo hộ | Quyết định công bố vùng bảo hộ cấp nước sinh hoạt tỉnh Bến Tre | |
10% lưu vực các sông lớn, hồ chứa nước ngọt quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động | 20% lưu vực các sông lớn, hồ chứa nước ngọt quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động | Báo cáo kết quả điều chỉnh mạng lưới, kết quả quan trắc tự động | |
02 Khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh có kế hoạch bảo tồn, phát triển | Tỷ lệ các khu bảo tồn thiên nhiên nhiên đạt 3-5% so với diện tích tự nhiên | Quyết định phê duyệt kết quả dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2030; Diện tích các khu bảo tồn. | |
01 Đề án Phát triển bền vững xã Hưng Phong (Cồn Ốc) thích ứng biến đổi khí hậu | Các dự án, công trình được thực hiện | Quyết định phê duyệt Đề án của UBND tỉnh | |
Số lượng thành viên tham gia Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển so với giai đoạn 2015 - 2020 (tăng/giảm) | Số lượng thành viên tham gia Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển so với giai đoạn 2021 - 2025 | Báo cáo của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh | |
Đô thị thành phố Bến Tre: ≥ 20%, Đô thị thị trấn (Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam): ≥10% nước thải thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định | Đô thị thành phố Bến Tre: ≥ 40%, Đô thị thị trấn (Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam): ≥25% và các đô thị khác ≥10% nước thải thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định | Báo cáo kết quả hiện trạng môi trường | |
Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch là 98% | Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch là 99,5% | Báo cáo kết quả cấp nước đô thị | |
Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 65% | Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 75% | Báo cáo kết quả cấp nước nông thôn | |
100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường | Đảm bảo 100% | Báo cáo kết quả hiện trạng môi trường | |
Mục tiêu 2: Chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu | Ứng dụng từ 01 - 02 phần mềm thông tin cảnh báo thiên tai, xâm nhập mặn (dữ liệu ít nhất từ 20 trạm quan trắc tự động) | Trên 20 trạm quan trắc tự động được đồng bộ thông tin rộng rãi qua các ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin kết nối với các cống điều tiết nước | Phần mềm thông tin trên điện thoại di động; Thông tin dự báo |
Bản đồ hiện trạng và nguy cơ triều cường sạt lở ven sông, bờ biển | Bản đồ cập nhật hiện trạng và nguy cơ triều cường sạt lở ven sông, bồ biển | Quyết định phê duyệt phương án ứng phó của Ủy ban nhân dân tỉnh | |
| Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre cập nhật theo kịch bản Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh | |
Mục tiêu 3: Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu | 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính đã được xác định trong Kế hoạch số 1330/KH- UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 được triển khai thực hiện theo tiến độ | 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính đã được xác định trong Kế hoạch số 1330/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 được triển khai thực hiện theo tiến độ | Hội nghị tổng kết, đánh giá; Báo cáo kết quả thực hiện. |
Mục tiêu 4: Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực phù hợp với điều kiện Bến Tre, tận dụng các cơ hội của biến đổi khí hậu để phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp | Công suất tích lũy và sản lượng điện gió đạt 450MW | Công suất tích lũy và sản lượng điện gió đạt 1250MW | Báo cáo kết quả phát triển điện gió |
Số lượng lượt người tham gia giao thông công công so với giai đoạn 2016 - 2020 | Số lượng lượt người tham gia giao thông công công so với giai đoạn 2021 -2025 | Điều tra, thống kê, báo liên quan giao thông công cộng | |
Số lượng công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng điện năng lượng mặt trời so với giai đoạn 2016 - 2020 | Số lượng công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng điện năng lượng mặt trời so với giai đoạn 2021 - 2025 | Báo cáo phát triển năng lượng | |
100% các cơ sở chăn nuôi có áp dụng công trình khí sinh học | Đảm bảo 100% | Báo cáo phát triển nông nghiệp | |
Tăng 10% diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ | Tăng 20% diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ | Báo cáo phát triển nông nghiệp | |
5000 cây xanh phân tán | 5000 cây xanh phân tán | Báo cáo phát triển lâm nghiệp | |
>= diện tích rừng năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng đạt 1,98% diện tích tự nhiên của tỉnh | >= diện tích rừng năm 2026 | Báo cáo hiện trạng rừng | |
50% các bãi rác hợp vệ sinh | 100% bãi rác hợp vệ sinh | Báo cáo hiện trạng môi trường | |
95% tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn | 100% tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn | Báo cáo hiện trạng môi trường | |
Mục tiêu 5: Góp phần thực hiện đầy đủ các cam kết của một Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu | 100% nhiệm vụ bắt buộc thuộc Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của tỉnh được thực hiện | 100% nhiệm vụ bắt buộc thuộc Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris của tỉnh được thực hiện | Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu |
Mục tiêu 6: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển ngành | 100% các Quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh có lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu | Đảm bảo 100% | Các Quy hoạch, kế hoạch được ban hành |
100% Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện, xã; kế hoạch phát triển ngành có lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu | Đảm bảo 100% | Kế hoạch có lồng ghép | |
100% UBND các huyện, thành phố Bến Tre có xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu | Đảm bảo 100% | Kế hoạch được ban hành | |
Mục tiêu 7: Nâng cao nhận thức, kiến thức và năng lực cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai | 100% các cán bộ, viên chức, công chức tiếp cận với thông tin, kiến thức ứng phó biến đổi khí hậu | Đảm bảo 100% | Kết quả khảo sát, điều tra, báo cáo đánh giá |
| Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức phòng chống bão, giảm thiểu rủi ro thiên tai là 80% | Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức phòng chống bão, giảm thiểu rủi ro thiên tai là 100% | Báo cáo phòng chống thiên tai |
Mục tiêu 8: Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu | 90% Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo cập nhật kiến thức biến đổi khí hậu | 90% Thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo được tham gia các lớp tập huấn cập nhật kiến thức biến đổi khí hậu | Số lượng, thành phần học viên, đại biểu các lớp tập huấn, đào tạo; Chương trình đào tạo lý luận chính trị |
Phòng Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường |
| Quyết định ban hành của cấp thẩm quyền | |
Đề án phát triển, nâng cao nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường 10 năm |
| Quyết định phê duyệt Đề án | |
01 cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre | Được cập nhật hàng năm | Dữ liệu được công bố | |
01 cơ sở dữ liệu về thiên tai tỉnh Bến Tre | Được cập nhật hành năm |
| |
Ít nhất 04 đề tài nghiên cứu, ứng dụng, đề xuất giải pháp cấp tỉnh về tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở,...đến phát triển bền vững kinh tế xã hội | Ít nhất 04 đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề xuất giải pháp cấp tỉnh về tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở,...đến phát triển bền vững kinh tế xã hội | Quyết định phê duyệt kết quả thực hiện của UBND tỉnh | |
01 Chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh phục vụ các mục tiêu về biến đổi khí hậu giai đoạn 2026 - 2030 |
| Chương trình được ban hành | |
Ít nhất 01 công nghệ trong tái chế tiên tiến và tái sử dụng chất thải; ưu tiên vấn đề rác thải được thí điểm | Ít nhất 01 công nghệ được áp dụng | Báo cáo hiện trạng môi trường rác thải | |
90% các sở, ban ngành có lồng ghép biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển, chương trình, dự án cơ quan, đơn vị để tận dụng nguồn kinh phí | 100% các sở, ban ngành có lồng ghép biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển, chương trình, dự án cơ quan, đơn vị để tận dụng nguồn kinh phí | Báo cáo kết quả ứng phó biến đổi khí hậu hàng năm, 05 năm | |
01 Chương trình vận động tài trợ, hợp tác động quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; 01 Danh mục các dự án kêu gọi hợp tác quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 | Các dự án hợp tác, tài trợ được thực hiện | Chương trình và Danh mục dự án được ban hành. | |
100% các dự án ODA ứng phó biến đổi khí hậu giải ngân theo tiến độ | 100% các dự án ODA ứng phó biến đổi khí hậu giải ngân theo tiến độ | Báo cáo hoàn thành dự án | |
Mục tiêu 9: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu | Tỉnh tham gia trên 90% các Hội thảo, diễn đàn biến đổi khí hậu của Trung ương, vùng ĐBSCL | Tỉnh tham gia trên 90% các Hội thảo, diễn đàn biến đổi khí hậu của Trung ương, vùng ĐBSCL | Báo cáo ứng phó biến đổi khí hậu hàng năm, 05 năm |
Ít nhất 02 Thỏa thuận hợp tác quốc tế mới | Ít nhất 02 Thỏa thuận hợp tác quốc tế mới | Thỏa Thuận, Văn kiện, Bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh với đối tác quốc tế | |
Tổ chức thực hiện | 100% các sở, ngành, địa phương báo cáo hàng năm đúng thời gian theo kế hoạch hành động | 100% các sở, ngành, địa phương báo cáo hàng năm đúng thời gian theo kế hoạch hành động | Báo cáo hàng năm của các cơ quan, đơn vị |
- 1Quyết định 3653/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 1422/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 6Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu tỉnh Sơn La
- 7Quyết định 20/2021/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và sử dụng các Quỹ quay vòng vốn thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật vùng (RETA) đẩy mạnh sáng kiến giảm thiểu biến đổi khí hậu vì lợi ích phụ nữ thành phố Đồng Hới (Dự án ADB) và Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới (Dự án WB) do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- 1Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
- 2Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tài nguyên nước 2012
- 4Luật đất đai 2013
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật khí tượng thủy văn 2015
- 10Luật Quy hoạch 2017
- 11Quyết định 2053/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật Đầu tư công 2019
- 13Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến năm 2030
- 15Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 16Kết luận 56-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Quyết định 1055/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 3653/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 20Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của tỉnh Bình Dương
- 21Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 22Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và đánh giá khí hậu tỉnh Kon Tum
- 23Quyết định 1422/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 24Quyết định 624/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu tỉnh Sơn La
- 25Quyết định 20/2021/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và sử dụng các Quỹ quay vòng vốn thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật vùng (RETA) đẩy mạnh sáng kiến giảm thiểu biến đổi khí hậu vì lợi ích phụ nữ thành phố Đồng Hới (Dự án ADB) và Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án thành phố Đồng Hới (Dự án WB) do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 26Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Quyết định 1012/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 1012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Minh Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực