Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2007/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 03 tháng 8 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU VỀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN, MUA BÁN ĐIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Ở NÔNG THÔN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2001/QĐ-UB NGÀY 28/11/2001 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26-11-2003;

Căn cứ Luật Điện Lực ngày 03-12-2004;

Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17-8-2005 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13-9-2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ trởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kỹ thuật điện nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-BCN ngày 14-12-2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về giá bán buôn điện nông thôn và giá bán buôn điện cho khu tập thể, cụm dân cư;

Căn cứ Văn bản số 528/BC-STP ngày 24-5-2007 của Sở Tư pháp về Báo cáo thẩm định dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số: 37/2001/QĐ-UB ngày 28-11-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ;

Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 282/TTr-SCN ngày 30-6-2007.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều về Quy định quản lý lưới điện, mua bán điện và sử dụng điện ở nông thôn địa bàn tỉnh Hoà Bình kèm theo Quyết định số 37/2001/QĐ-UB ngày 28-11-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh gồm những nội dung sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1:

Lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn tỉnh gồm: Hệ thống đường dây dẫn điện, các thiết bị điện có điện áp đến 400V và được xác định từ thiết bị đóng cắt tổng phía thứ cấp của máy biến áp hoặc từ máy phát điện độc lập đến khu vực quản lý của bên mua điện ở khu vực nông thôn.

Máy phát điện độc lập là máy phát điện không được đấu nối với hệ thống điện quốc gia và có điện áp ra đến 400V.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6:

Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh phải phù hợp quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, huyện, thành phố. Các dự án chưa có trong quy hoạch chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1. Các đơn vị đ­ược giao làm chủ đầu tư­ khi thực hiện dự án phải có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định của Pháp Luật và quy trình, quy phạm xây dựng hiện hành

2. Đối với máy phát điện độc lập do tổ chức, cá nhân bỏ vốn quyết định đầu tư­ phải có sự thoả thuận của các cấp chính quyền địa phương và không đ­ược trái với các quy định hiện hành.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7:

Điều kiện để đ­ưa lưới điện nông thôn vào sử dụng:

1. Đối với hệ thống lưới điện Quốc gia:

a. Chủ đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành công tác nghiệm thu và đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến xây dựng công trình cho đơn vị quản lý vận hành.

b. Đơn vị quản lý vận hành đã hoàn thành công tác tổ chức nhân sự; có đủ điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật. Có đầy đủ quy trình, sổ sách, biểu mẫu, sơ đồ lư­ới điện; dụng cụ làm việc; trang bị bảo hộ lao động và an toàn lao động phục vụ công tác quản lý vận hành sửa chữa l­ưới điện; và có hợp đồng mua bán điện theo quy định.

2. Đối với máy phát điện độc lập: Đư­ợc đầu tư­, xây dựng lắp đặt theo quy định; Ngư­ời vận hành phải có chứng chỉ hành nghề và được Sở Công nghiệp huấn luyện, cấp thẻ an toàn điện. Đồng thời tổ chức, cá nhân sử dụng máy phát điện độc lập cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

a. Về lắp đặt máy phát điện độc lập:

- Máy phát điện độc lập phải được đặt chắc chắn để máy không bị nghiêng, đổ trong khi vận hành.

- Chủ sở hữu hoặc người sử dụng máy phát điện độc lập phải có biện pháp để người khác và gia súc không ngẫu nhiên đi đến đư­ợc chỗ đặt máy.

b. Về tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây sau máy phát điện độc lập:

- Dây dẫn phải dùng dây bọc cách điện, tiết diện tối thiểu là 4mm2. Tất cả các mỗi nối dây đều phải bọc cách điện.

- Cột đỡ dây có thể dùng cột gỗ, tre già, khoảng cách giữa các cột không được quá 20m. Cột không được chắp nối. Độ sâu chôn cột không được nhỏ hơn 12% chiều cao cột. Không được dùng những cột mục, ải, sâu mọt.

- Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn điện đến mặt đất tại chỗ võng nhất không được nhỏ hơn 2,5m; Đến mặt đường ô tô qua lại không nhỏ hơn 6m.

- Đường kính cột đỡ dây điện vư­ợt đư­ờng ô tô không nhỏ hơn 0,1m. Cột phải cách mặt đường ô tô tối thiểu là 1m. Dây vượt đư­ờng ô tô không đ­ược có mối nối.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8:

Các tổ chức quản lý điện nông thôn được thành lập theo các hình thức d­ưới dây mới được quản lý lưới điện, mua bán điện ở nông thôn trên địa bàn tỉnh:

1. Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoặc hợp tác xã dịch vụ có đăng ký kinh doanh điện năng theo Luật hợp tác xã năm 2003.

2. Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư­ nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

5. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 9, 11, 12 của Điều 9:

Khoản 2. Ký hợp đồng mua điện với đơn vị bán điện và cung ứng điện cho các hộ sử dụng điện theo hợp đồng đã ký với hộ sử dụng điện.

Khoản 9. Tuyên truyền, hư­ớng dẫn người sử dụng điện tiết kiện, an toàn và hiệu quả.

Khoản 11. Tổng hợp tình hình giá bán điện, công tác quản lý điện và phát triển lưới điện báo cáo Uỷ ban nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Công nghiệp định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

Khoản 12. Lập biên bản xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo kịp thời các tr­ường hợp vi phạm sử dụng điện cho các cơ quan chức năng giải quyết.

6. Bổ sung điều 9a. Trách nhiệm của tổ chức quản lý điện nông thôn trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật điện.

a. Kiểm tra định kỳ l­ưới điện ba tháng một lần với các nội dung:

- Kiểm tra dây dẫn và các phụ kiện mắc dây;

- Kiểm tra cột điện; Kiểm tra móng cột;

- Kiểm tra xà hoặc giá dọc;

- Kiểm tra dây néo (nếu có);

- Kiểm tra hệ thống tiếp địa và các hiện tượng bất thường khác ảnh hưởng đến vận hành an toàn lới điện.

b. Kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt thiên tai hoặc có các hiện tượng bất thường khác.

c. Khắc phục kịp thời những khiếm khuyết sau kiểm tra. Kết quả kiểm tra và biện pháp khắc phục phải được ghi vào sổ theo dõi và phải được lư­u giữ trong hồ sơ công trình điện theo quy định.

d. Đo điện trở nối đất ít nhất ba năm một lần.

7. Bổ sung điều 9b. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người sử dụng máy phát điện độc lập.

a. Kiểm tra định kỳ máy phát điện độc lập, đư­ờng dây dẫn điện từ máy phát điện độc lập đến nơi sử dụng điện một tháng một lần.

b. Kiểm tra bất thường máy phát điện độc lập, đư­ờng dây dẫn điện từ máy phát điện độc lập đến nơi sử dụng điện sau mỗi đợt thiên tai.

c. Khắc phục, xử lý hoặc báo cáo xử lý kịp thời những khiếm khuyết sau mỗi lần kiểm tra.

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3, 4, 7 của Điều 12 như sau:

Khoản 2. Chi phí tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng đ­ược tính từ công tơ tổng đặt tại trạm biến áp của thôn, xã đến các hộ sử dụng điện được phân bổ đồng đều cho các KWh điện th­ương phẩm trong kỳ thanh toán, không phân biệt các thành phần kinh tế hoặc sinh hoạt, chiếu sáng công cộng nhưng không đư­ợc tính vào tổn thất điện năng số lượng điện tiêu thụ phục vụ công cộng mà không thu tiền.

Khoản 3. Chi phí tiền công: Tiền công cho nhân viên quản lý điện nông thôn căn cứ vào kết quả kinh doanh, vận hành lưới điện và mức thu nhập của đơn vị.

Khoản 4. Chí phí khấu hao: Tính khấu hao lưới điện và các thiết bị điện phải hợp lý nhằm bảo đảm giá bán điện không vượt quá giá trần của Nhà nước quy định.

Khoản 7. Đầu t­ư lư­ới điện bằng vốn vay: Trư­ờng hợp đầu tư­ tài sản lư­ới điện hình thành từ vốn vay thì tính chi phí trả lãi vay vào giá bán điện nh­ưng không được v­ượt quá giá trần của Nhà nước quy định .

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 15:

Hàng tháng thanh toán đầy đủ tiền điện với bên cung ứng điện theo hợp đồng đã ký kết.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 16:

Các hộ sử dụng máy phát điện độc lập phải có đăng ký sử dụng với UBND xã và phải đ­ược huấn luyện về an toàn vận hành, sử dụng máy phát điện độc lập.

11. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 4 Điều 17:

Khoản 1. Sở Công nghiệp:

- Chủ trì phối hợp với Sở, ngành chức năng th­ường xuyên, kiểm tra về an toàn điện, giá bán điện đến hộ dân nông thôn đặc biệt là việc chống tổn thất điện năng và mức giá bán điện đảm bảo bằng hoặc thấp hơn giá trần của Nhà nước quy định.

Khoản 4. Các tổ chức hoạt động cung ứng điện nông thôn trên địa bàn tỉnh. Có trách nhiệm hỗ trợ các tổ chức quản lý điện nông thôn trong việc bảo vệ tài sản lư­ới điện, chống trộm cắp điện, hành lang bảo vệ an toàn l­ưới điện và kiểm định hệ thống công tơ đo đếm điện năng.

12. Điều chỉnh tên gọi của các cơ quan có trách nhiệm tại Quyết định 37/2001/QĐ-UB ngày 28-11-2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh như¬ sau:

- Sở Tài chính – Vật giá thành Sở Tài chính;

- Thanh tra Nhà n­ước thành Thanh tra tỉnh;

- Thị xã thành Thành phố Hoà Bình;

- Phòng Tài chính – Giá cả thành Phòng Tài chính – Kế hoạch;

- Phòng xây dựng – Công nghiệp thành Phòng Kinh tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trư­ởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp; (để kiểm tra)
- Bộ Công nghiệp;
- TT Tỉnh uỷ
- TT HĐND;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó VP/UB;
- Lưu: VT, CN (S. 65);

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Tỉnh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 10/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý lưới điện, mua bán điện và sử dụng điện ở nông thôn địa bàn tỉnh Hoà Bình kèm theo Quyết định 37/2001/QĐ-UB

  • Số hiệu: 10/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/08/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Văn Tỉnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản