Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2005/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 09/2005/QĐ-BYT NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC SẠCH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 07/11/1989;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24/12/1999;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các ông bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Y tế dựphòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Chí Liêm

(Đã ký)

 

TIÊU CHUẨN

VỆ SINH NƯỚC SẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ - BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

II. PHẠM VI CHỈNH:

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn nước cung cấp cho hộ gia đình hoặc nguồn cấp nước cho cụm dân cư dưới 500 người sử dụng.

2. Khuyến khích tất cả cơ sở cấp nước và các hộ gia đình áp dụng Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

IV. BẢNG CÁC GIÁ TRỊ TIÊU CHUẨN:

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Mức độ kiểm tra(*)

I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

1

Màu sắc

TCU

15

TCVN 6187 -1996 (ISO 7887 -1985)

I

2

Mùi vị

 

Không có mùi vị lạ

Cảm quan

I

3

Độ đục

NTU

5

TCVN 6184 -1996

I

4

pH

 

6.0-8.5 (**)

TCVN 6194 - 1996

I

5

Độ cứng

mg/l

350

TCVN 6224 -1996

I

6

Amoni (tính theo NH4+)

mg/l

3

TCVN 5988 -1995 (ISO 5664 -1984)

I

7

Nitrat (tính theo NO3- )

mg/l

50

TCVN 6180 -1996 (ISO 7890 -1988)

I

8

Nitrit (tính theo NO2- )

mg/l

3

TCVN 6178 -1996 (ISO 6777 -1984)

I

9

Clorua

mg/l

300

TCVN 6194 -1996 (ISO 9297 -1989)

I

10

Asen

mg/l

0.05

TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)

I

11

Sắt

mg/l

0.5

TCVN 6177 -1996 (ISO 6332 -1988)

I

12

Độ ô-xy hoá theo KMn04

mg/l

4

Thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

I

13

Tổng số chất rắn hoà tan (TDS)

mg/l

1200

TCVN 6053 -1995 (ISO 9696 -1992)

II

14

Đồng

mg/l

2

TCVN 6193-1996 (ISO 8288 -1986)

II

15

Xianua

mg/l

0.07

TCVN 6181 -1996 (ISO 6703 -1984)

II

16

Florua

mg/l

1.5

TCVN 6195-1996 (ISO 10359 -1992)

II

17

Chì

mg/l

0.01

TCVN 6193 -1996 (ISO 8286 -1986)

II

18

Mangan

mg/l

0.5

TCVN 6002 -1995 (ISO 6333 -1986)

II

19

Thuỷ ngân

mg/l

0.001

TCVN 5991 -1995 (ISO 5666/1 -1983 ISO 5666/3 -1989)

II

20

Kẽm

mg/l

3

TCVN 6193 -1996 (ISO 8288 -1989)

II

II. Vi sinh vật

21

Coliform tổng số

vi khuẩn /100ml

50

TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 - 1990)

I

22

E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

vi khuẩn /100ml

0

TCVN 6187 - 1996 (ISO 9308 -1990)

I

 

Giải thích:

1. (*) Mức độ kiểm tra:

a) Mức độ I: Bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y tế chức năng ở các tuyến thực hiện được. Việc kiểm tra chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước và sự thay đổi chất lượng nước của các hình thức cấp nước hộ gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.

b) Mức độ II: Bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi:

- Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng.

- Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên.

- Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.

- Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.

- Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng tiêu chuẩn này gây ra.

- Các yêu cầu đặc biệt khác.

2. (**) Riêng đối với chỉ tiêu pH: giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0 đến 8,5.