Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2008/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 06 tháng 03 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 08/TTr - KHCN ngày 27 tháng 02 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Quy định này hướng dẫn cách thức đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Điều 3. Giải thích một số từ ngữ
1. Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
2. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
3. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí): là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
4. Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
5. Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
6. Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
7. Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
8. Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
9. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp: là tổ chức, cá nhân được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
10. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp: là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa, được quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc chuyển giao hoặc các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc các tổ chức được nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý.
11. Văn bằng bảo hộ: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
12. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
13. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
14. Đại diện sở hữu công nghiệp: là tổ chức và cá nhân được pháp luật cho phép thay mặt cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của họ.
Điều 4. Đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ
Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ bao gồm:
1. Sáng chế;
2. Kiểu dáng công nghiệp;
3. Thiết kế bố trí;
4. Nhãn hiệu;
5. Tên thương mại;
6. Chỉ dẫn địa lý;
7. Bí mật kinh doanh;
8. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
1. Tổ chức, cá nhân ngoài việc chấp hành các quy định nêu tại văn bản này còn có nghĩa vụ phải chấp hành các quy định về sở hữu công nghiệp được nêu trong các văn bản pháp luật khác do Nhà nước ban hành.
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 6. Đối tượng sở hữu công nghiệp muốn xác lập quyền phải được đăng ký
1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Để được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền.
Điều 7. Đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập quyền không phải đăng ký
1. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập và được Nhà nước bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 5, Mục 7, Chương VII của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân không phải thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều này.
Điều 8. Quyền nộp đơn, hồ sơ đơn và thủ tục xác lập quyền, chuyển giao quyền
1. Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 86, 87 và Điều 88 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền nộp đơn đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được nêu tại Điều 6 của quy định này.
2. Hồ sơ đơn, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng nêu tại Điều 6 của quy định này và thủ tục chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
3. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ra nước ngoài, hồ sơ đơn và thủ tục xác lập quyền được thực hiện theo quy định của nước nhận đơn hoặc theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu tổ chức, cá nhân nộp đơn theo Điều ước quốc tế đó.
Điều 9. Cách thức và nơi nộp đơn đăng ký xác lập quyền
1. Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có thể nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo một trong các cách thức sau:
a) Nộp đơn trực tiếp cho Phòng Đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp đơn cho Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ;
b) Nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân muốn nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài có thể nộp đơn theo các cách thức sau phù hợp với quy định của pháp luật nước nhận đơn và quy định nêu trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
a) Nộp đơn trực tiếp cho cơ quan nhận đơn của nước muốn được bảo hộ thông qua chi nhánh, văn phòng đại diện nếu người nộp đơn có chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động ở nước đó;
b) Nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;
c) Nộp đơn thông qua Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của Điều ước quốc tế.
Điều 10. Cơ quan tư vấn, hướng dẫn thủ tục về sở hữu công nghiệp
Tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có thể liên hệ với các cơ quan, tổ chức sau để được hướng dẫn các thủ tục về sở hữu công nghiệp:
1. Cục Sở hữu trí tuệ;
2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh;
3. Các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 11. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các tổ chức, cá nhân sau:
1. Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp;
3. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp;
4. Tổ chức, cá nhân được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp;
5. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;
6. Tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân tỉnh trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
7. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế.
Điều 12. Quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
1. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 11 của quy định này có quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được nêu tại khoản 1, 2, 4, và khoản 6, Điều 11 của quy định này có quyền ngăn cấm người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được nêu tại khoản 1, 2, và khoản 4 Điều 11 của quy định này có quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 11 của quy định này có quyền thực hiện quyền tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình hoặc thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện quyền tự bảo vệ trước các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 13. Quyền của các tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong những trường hợp sau:
1. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
2. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài;
3. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;
4. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của người có quyền sử dụng trước theo quy định tại Điều 134 của Luật Sở hữu trí tuệ;
5. Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó được bảo hộ;
6. Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;
7. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
8. Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ;
9. Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ không nhằm mục đích thương mại;
10. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
11. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Điều 14. Nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 1, 2 và khoản 4, Điều 11 của quy định này có nghĩa vụ:
a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 135 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu hoặc phải cho phép người khác sử dụng sáng chế của mình theo quy định tại Điều 136 và Điều 137 của Luật sở hữu trí tụê.
2. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 11 của quy định này có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp khác và không được thực hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 126, 127, 129 và Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 11 của quy định này có nghĩa vụ phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, làm đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; phối hợp và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Điều 15. Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng trước, nghĩa vụ của người được chuyển giao sáng chế theo quy định tại Điều 134 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hoá, quảng cáo, chào hàng, cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp sau để tự kiểm tra xác định tính hợp pháp về hàng hoá, dịch vụ của mình:
a) Xác định đối tượng sở hữu công nghiệp có trong hàng hoá, dịch vụ mà mình tiến hành sản xuất, kinh doanh, lưu thông, xuất, nhập khẩu, quảng cáo, chào hàng;
b) Kiểm tra, tra cứu thông tin về các đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ của mình để xác định tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ đó trước khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông, xuất, nhập khẩu, quảng cáo, chào hàng;
c) Trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ được kiểm tra có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được Nhà nước bảo hộ thì cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ;
- Tiến hành đàm phán với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có liên quan để được chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
3. Tổ chức, cá nhân không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể quyền và không được thực hiện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 126, 127, 129 và Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ sở hữu công nghiệp
1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Chương XI của Luật Sở hữu trí tuệ và phải thông báo về tên, địa chỉ và các thông tin liên quan đến bên được đại diện cho cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp khi có yêu cầu.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động giám định sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Chương VI của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và phải đăng ký hoạt động khoa học công nghệ với Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 17. Khiếu nại, tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân khác với một trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp sau:
a) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;
b) Chi cục quản lý thị trường;
c) Công an tỉnh;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh;
đ) Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố;
e) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương theo quy định pháp luật.
2. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân các huyện, thành phố giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thực hiện đúng sự phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp được quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và Điều 24 của quy định này và thực hiện việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi của ngành phụ trách theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp tiếp nhận được các vụ việc không thuộc phạm vi của sở, ngành mình phụ trách, thì các cơ quan phải có trách nhiệm hướng dẫn, chuyển hồ sơ vụ việc cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
4. Các sở, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố được quy định tại chương này, có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức triển khai, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
c) Thực hiện chế độ cung cấp thông tin theo định kỳ 6 tháng và cung cấp thông tin đột xuất cho Sở Khoa học và Công nghệ về tình hình chấp hành pháp luật sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi sở, ngành và địa phương mình phụ trách để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 19. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước về sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
2. Tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách, quy định của địa phương về sở hữu công nghiệp phù hợp với các chính sách, văn bản pháp luật của Trung ương và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định đã ban hành;
3. Tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
4. Tổ chức tuyên tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước về sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
5. Phối hợp với các sở, ngành liên quan tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho cán bộ quản lý sở hữu công nghiệp của các cấp, các ngành trong tỉnh;
6. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của trung ương xây dựng hệ thống thông tin về sở hữu công nghiệp; cung cấp thông tin về sở hữu công nghiệp theo nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh;
7. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp và tuân thủ pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến hoạt động ghi nhãn hàng hoá, công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy theo phân cấp;
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý;
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông hàng hoá.
Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; có quyền tiến hành thanh tra theo định kỳ hoặc bất thường hoặc phối hợp với các sở, ngành có liên quan để kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Việc xác định và xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
Điều 20. Chi cục quản lý thị trường
1. Tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động lưu thông hàng hoá và kinh doanh thương mại.
2. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động lưu thông hàng hoá và kinh doanh thương mại trên thị trường.
3. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan trong các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, thanh tra, kiểm tra và xử lý xâm phạm về sở hữu công nghiệp.
1. Thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu có liên quan đến sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá.
1. Phát hiện, thu thập, xác minh thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp và cung cấp, phối hợp với các cơ quan xử lý vi phạm được quy định tại các Điều 19, 20 và Điều 21 của quy định này.
2. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan trong các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, thanh tra, kiểm tra và xử lý xâm phạm về sở hữu công nghiệp.
Điều 23. Các sở, ngành khác có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổ chức hướng dẫn và thực hiện việc chấp hành pháp luật sở hữu công nghiệp trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để bảo đảm không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ và không trùng với tên doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.
b) Hướng dẫn các bên tham gia dự án đầu tư liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nếu trong dự án đó có nội dung liên quan đến chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Hướng dẫn việc chấp hành chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt động in ấn, quảng cáo.
b) Cho phép các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được tiến hành các hoạt động quảng cáo liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp khi có các văn bằng, tài liệu chứng minh việc sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc khi có cam kết của tổ chức, cá nhân về việc không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
c) Phát hiện, thông tin kịp thời và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hoạt động quảng cáo.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan khác:
a) Hướng dẫn việc chấp hành chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành;
b) Tổ chức rà soát, xác định các sản phẩm có chất lượng đặc thù thuộc phạm vi quản lý của ngành để phối hợp với các cơ quan chức năng làm thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Điều 24. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Tổ chức quản lý các hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể đảm bảo không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
3. Phối hợp với các ngành chức năng xác định và thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp, khai thác, phát triển, bảo vệ và tổ chức quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù của địa phương theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo thẩm quyền và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy định này nếu có khó khăn vướng mắc các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 418/2010/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 02/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 35/2006/CT-UBND về tăng cường hoạt động sở hữu công nghiệp do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ
- 6Quyết định 106/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
- 1Quyết định 34/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ
- 2Quyết định 106/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- 3Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- 4Nghị định 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp
- 5Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Quyết định 418/2010/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 9Quyết định 10/2016/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 10Quyết định 02/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 35/2006/CT-UBND về tăng cường hoạt động sở hữu công nghiệp do tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định quản lý một số hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 08/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Phan Nhật Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra