Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2014/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 01 tháng 7 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12 tháng 7 năm 2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm; Thông tư số 04/2014/TT-BCA ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm;
Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 26/TTr-SCT ngày 03 tháng 6 năm 2014 về việc ban hành Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014 và thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc ban hành Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
Quy chế này quy định về trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp thực hiện chức năng giữa các cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VLNCN và các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Những nội dung về quản lý VLNCN không được quy định trong Quy chế này thì áp dụng quy định của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 6 năm 2011 (Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12) về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13 ngày 12 tháng 7 năm 2013 (Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13) sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 (Nghị định số 39/2009/NĐ-CP) của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và các văn bản hiện hành liên quan của Nhà nước.
Điều 3. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN phải có đủ các điều kiện được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12; Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP .
Người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh số 07/2013/UBTVQH13; Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Điều 4, Điều 6 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 (Thông tư số 23/2009/TT-BCT) của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
1. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn lao động, an toàn trong hoạt động VLNCN và phòng ngừa sự cố khẩn cấp trong hoạt động VLNCN.
2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cấp giấy phép sử dụng VLNCN đối với trường hợp sử dụng VLNCN để thi công công trình giao thông và xây dựng, sử dụng VLNCN trong các khu vực: dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật.
3. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép sử dụng VLNCN đối với các trường hợp không quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp khi sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đã được huấn luyện về kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng quy định tại Điều 28 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP .
6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện quy định pháp luật của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
7. Định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ; hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự cho lực lượng bảo vệ các tổ chức hoạt động VLNCN.
2. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về VLNCN.
3. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 3 năm 2014 (Thông tư số 11/2014/TT-BCA) của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với kho, cảng xuất nhập, bảo quản VLNCN theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 11/2014/TT-BCA.
4. Kiểm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép vận chuyển VLNCN theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12; khoản 1 Điều 24 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2014/TT-BCA ngày 21 tháng 01 năm 2014 (Thông tư số 04/2014/TT-BCA) của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.
5. Kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện an ninh, trật tự và an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
6. Huy động lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để chữa cháy khi có sự cố tai nạn cháy, nổ VLNCN.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hoạt động VLNCN
2. Hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động cho các tổ chức hoạt động VLNCN.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa sự cố khẩn cấp trong hoạt động VLNCN tại địa phương.
2. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng liên quan và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát hoạt động VLNCN tại địa bàn.
3. Tổ chức triển khai việc ứng phó sự cố VLNCN trên đường vận chuyển, trong khu vực bảo quản và bốc dỡ, trong quá trình sử dụng tại địa phương. Huy động lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để chữa cháy khi xảy ra sự cố, tai nạn cháy, nổ VLNCN trên địa bàn quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý VLNCN cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động VLNCN và nhân dân trên địa bàn; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động VLNCN theo thẩm quyền.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và tổ chức sử dụng VLNCN xử lý các trường hợp khẩn cấp về sự cố, tai nạn cháy, nổ VLNCN.
3. Thống nhất với tổ chức sử dụng VLNCN các quy ước về hiệu lệnh nổ mìn tại địa phương, thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương biết.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 9. Kiểm tra ngoài thực địa điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN gửi văn bản đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN về Sở Công Thương kèm theo hồ sơ kho bảo quản VLNCN thoả mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN không có kho thì phải có bản sao có chứng thực hợp đồng nguyên tắc thuê kho với tổ chức có kho kèm theo hồ sơ kho bảo quản VLNCN của tổ chức có kho thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra tại thực địa, lập biên bản làm việc về các điều kiện để được sử dụng VLNCN của tổ chức đề nghị.
Điều 10. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Trường hợp các ngành, cơ quan chức năng kiểm tra ngoài thực địa, xác định đáp ứng các điều kiện sử dụng VLNCN, tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN lập hồ sơ gửi các cơ quan chức năng, cụ thể như sau:
1. Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN lập hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với kho bảo quản VLNCN theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 11/2014/TT-BCA, gửi Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh để kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với kho bảo quản VLNCN cho tổ chức đề nghị; trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
2. Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, gửi phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cho tổ chức đề nghị; trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 23/2009/TT-BCT ; khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về Vật liệu nổ công nghiệp gửi Sở Công Thương thẩm định, cấp giấy phép sử dụng VLNCN.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương phải hoàn thành việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy phép sử dụng VLNCN cho tổ chức đề nghị; trường hợp không đủ điều kiện cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
Điều 11. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Tổ chức có nhu cầu vận chuyển VLNCN lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển VLNCN, gửi Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội -Công an tỉnh xem xét, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 04/2014/TT-BCA .
Điều 12. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa sự cố khẩn cấp trong hoạt động VLNCN.
Điều 13. Xử lý các trường hợp khẩn cấp về sự cố, tai nạn cháy, nổ vật liệu nổ công nghiệp
Trường hợp khẩn cấp về sự cố, tai nạn cháy, nổ VLNCN xảy ra, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với tổ chức sử dụng VLNCN huy động phương tiện, nhân lực tại chỗ xử lý và đồng thời báo cáo ngay các cơ quan cấp trên để phối hợp giải quyết.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang giao cho Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 40/2010/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 17/2001/QĐ-UB về quản lý, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 1792/2010/QĐ-UBND
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Chỉ thị 23/1999/CT-UB thực hiện biện pháp tăng cường quản lý vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 40/2010/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 26/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 162/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 5Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 6Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 7Thông tư 35/2010/TT-BCA quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm do Bộ Công an ban hành
- 8Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Công an ban hành
- 9Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- 11Nghị định 54/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp
- 12Bộ Luật lao động 2012
- 13Thông tư 26/2012/TT-BCT sửa đổi Thông tư 23/2009/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 14Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2013
- 15Quyết định 17/2001/QĐ-UB về quản lý, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 16Thông tư 04/2014/TT-BCA sửa đổi Thông tư 35/2010/TT-BCA quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 17Quyết định 18/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 1792/2010/QĐ-UBND
- 18Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 19Chỉ thị 23/1999/CT-UB thực hiện biện pháp tăng cường quản lý vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 20Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 21Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp giữa cơ quan liên quan trong quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 07/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Trần Ngọc Thực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra