Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2013/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 14 tháng 3 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2012/QH12 ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 439/TTr-STNMT ngày 29/12/2012; báo cáo thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp số 137/BC-STP ngày 10 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TRÁCH NHIỆM, QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP, CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND Ngày14 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng điều chỉnh: Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định các cơ quan, tổ chức có có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Thực hiện đúng chức trách, chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan, bảo đảm kết quả phối hợp đạt chất lượng, hiệu quả, kịp thời.
3. Bảo đảm tính trung thực, khách quan trong quá trình phối hợp. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan được giao chủ trì có trách nhiệm tổng hợp đề xuất hướng giải quyết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng các phương thức phối hợp sau:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức họp.
3. Khảo sát, điều tra.
4. Lập tổ chức liên cơ quan.
5. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp và thông tin cho cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn để thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định.
3. Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; khoáng sản của mỏ đã đóng cửa trên địa bàn tỉnh sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
4. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
5. Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố.
6. Tổ chức góp ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.
7. Thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng đất và nước trong hoạt động khoáng sản.
8. Theo dõi, tổng hợp tình hình khai thác, chế biến khoáng sản và than bùn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
9. Cập nhật giá các loại khoáng sản để điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh phù hợp với biến động của thị trường.
10. Báo cáo hoạt động khoáng sản theo quy định hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 5. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản theo thẩm quyền.
3. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản.
4. Cung cấp thông tin về quy hoạch thăm dò, khai thác, trữ lượng các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đất san lấp trên địa bàn tỉnh.
5. Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến các ngành và địa phương liên quan tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp nhận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh có ý kiến về các trường hợp xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật Đất đai.
7. Chủ trì phối hợp với các cấp, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
8. Tham gia quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
9. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ, phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; giám sát công tác đóng cửa mỏ.
11. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động khoáng sản; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo quy định.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt và công bố.
2. Kiểm tra, phối hợp kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố.
3. Tham gia ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp về các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chiến lược, kế hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh.
1. Có trách nhiệm thẩm định thiết kế mỏ các dự án khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng triển khai quy hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hoá chất vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác, chế biến khoáng sản.
1. Chủ trì phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, mua, bán, vận chuyển khoáng sản trái phép; phối hợp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
2. Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương trong việc truy quyét, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo Công an các huyện, thành, thị tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ tại các khu vực khai thác khoáng sản; kiểm tra đăng ký tạm trú, tạm vắng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Phối hợp với Thanh tra Giao thông kiểm tra, xử lý các phương tiện khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, quá khổ, quá tải gây ô nhiễm môi trường.
Điều 9. Các Sở, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
1. Sở Giao thông Vận tải: Chỉ đạo Thanh tra Giao thông tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển khoáng sản vi phạm các quy định về an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường. Xử phạt nghiêm các phương tiện vi phạm tải trọng cho phép.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thẩm định các dự án cải tạo đồng ruộng có thu hồi đất sét, khoáng sản khác làm nguyên liệu, vật liệu xây dựng thông thường của các địa phương; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ, phục hồi môi trường, hoàn trả mặt bằng sau khai thác của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.
4. Sở Tài chính:
- Rà soát, kịp thời cập nhật giá các loại khoáng sản tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với biến động giá trên thị trường, tránh thất thu từ thuế tài nguyên;
- Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải nộp cho Nhà nước.
5. Cục thuế tỉnh: Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành, thị trong tỉnh theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Các Sở, ban ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn theo quy định.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
1. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự tại các khu vực có hoạt động khoáng sản; ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời cá hành vi vi phạm trong khai thác khoáng sản.
2. Thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời kiên quyết các vi phạm pháp luật về khoáng sản trên địa bàn. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
3. Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở ngành liên quan xác định các điểm mỏ khoáng sản để đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác.
4. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản; giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn theo thẩm quyền.
5. Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để truy quyét, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
7. Thẩm định, chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác của các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật về môi trường; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
8. Báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đề xuất biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
Điều 11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện, huy động các lực lượng trên địa bàn ngăn chặn kịp thời các hoạt động khoáng sản trái phép; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
2. Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; phối hợp với các cấp các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
4. Báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
5. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định.
Điều 12. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
1. Thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi diện tích đất (mặt nước) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp phép.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường, thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khoáng sản gây ra.
3. Giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực được giao hoạt động khoáng sản.
Điều 13. Bảo vệ tài nguyên, khoáng sản
1. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức và mọi công dân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát hoạt động khoáng sản, phát hiện các vi phạm phản ánh kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc địa bàn quản lý hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện khai thác hiệu quả, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; thực hiện các biện pháp bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trong khu vực hoạt động khoáng sản được giao. Trong quá trình khai thác khoáng sản nếu phát hiện thấy khoáng sản mới, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét quyết định trước khi tiếp tục hoạt động khoáng sản.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi thăm dò, khai thác trái phép, khai thác không đủ giấy phép, hủy hoại môi trường, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 11/2007/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 23/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, ngành và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Chỉ thị 33/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 6Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 4802/QĐ-UBND năm 2007 hủy bỏ Quyết định 69/2004/QĐ-UB ban hành quy chế quản lý khai thác và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Đề án Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015
- 9Quyết định 1809/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 10Quyết định 57/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 11Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Kế hoạch 602/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020
- 13Quyết định 15/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 14Quyết định 118/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 15Quyết định 377/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Quyết định 23/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, ngành và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 2Quyết định 15/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 118/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2022 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Quyết định 377/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 11/2007/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 30/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Luật khoáng sản 2010
- 6Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Chỉ thị 33/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 9Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 10Quyết định 4802/QĐ-UBND năm 2007 hủy bỏ Quyết định 69/2004/QĐ-UB ban hành quy chế quản lý khai thác và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Đề án Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015
- 12Quyết định 1809/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 13Quyết định 57/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 14Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 15Kế hoạch 602/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và bứt phá trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2020
Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 07/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra