- 1Nghị định 140/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 2Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- 3Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 4Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 9Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 10Thông tư 45/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 48/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp khai thác, bảo vệ an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2011/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 9 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ của quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Căn cứ Nghị định 112/NĐ/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của chính phủ về quản lý, bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ thủy điện, thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 33/2008/TT-BNN, ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành quy chế phối hợp khai thac, bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 225/TTr-SNNN-TL ngày 05 tháng 9 năm 2011 về việc xin phê duyệt quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và Môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Tư pháp; Công an tỉnh; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thủy nông (nay là Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi) và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC SÔNG RAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quy chế này quy định việc phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ sử dụng tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1. “Hành lang bảo vệ hồ chứa” là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh đến đường biên giải phóng lòng hồ.
2. “Vùng lòng hồ” là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa.
3. “Chủ đập” là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
4. “Dòng chảy tối thiểu” là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
1. Tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray phải được khai thác, sử dụng tổng hợp tiết kiệm, hiệu quả, không chia cắt theo địa giới hành chính, bảo vệ tài nguyên và môi trường hồ chứa phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, pháp luật và tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vùng hồ chứa.
2. Việc phối hợp khai thác tài nguyên và môi trường hồ chứa nước Sông Ray phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trồng rừng vành đai bảo vệ đáp ứng yêu cầu về phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng chống tác hại do thiên nhiên và con người gây ra.
3. Quy hoạch, xây dựng các công trình, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải không làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải của các hạng mục công trình và phải được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Các hành vi cấm trong hành lang bảo vệ hồ và vùng lòng hồ chứa nước Sông Ray
1. Các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi trường hồ chứa.
2. Lấn chiếm đất trồng cây, hoa màu, chặt cây hủy hoại rừng vành đai hồ chứa, xây dựng các công trình trái phép, nhà ở không theo quy hoạch; đổ đất, đá, sỏi, thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép vào hồ chứa, các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.
3. Dùng vật liệu nổ, chất hóa học, xung điện và các biện pháp khai thác ảnh hưởng đến sự an toàn của hồ chứa và hủy diệt nguồn lợi thủy sản trong lòng hồ.
4. Hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình liên quan của hồ, làm tổn hại đến nguồn nước và các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an toàn và tính bền vững của công trình.
1. Xây dựng công trình mới;
2. Xả nước thải vào nguồn nước hồ chứa;
3. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước hồ chứa;
4. Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất, khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
5. Trồng cây lâu năm;
6. Các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
7. Các hoạt động của xe cơ giới (trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dùng cho người tàn tật);
8. Xây dựng kho, bãi; cảng bến xếp dỡ hàng hóa và trả khách; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
9. Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
10. Chôn, lấp phế thải, chất thải;
11. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không hại khác;
12. Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
1. Tổ chức trồng rừng vành đai trong hành lang bảo vệ công trình hồ chứa nước Sông Ray để bảo vệ nguồn nước và chống xói mòn, sạt lở đất.
2. Điều tiết hồ chứa:
a) Điều tiết nước hồ chứa theo quy trình vận hành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế.
b) Điều tiết lũ, vận hành, tích trữ nước hồ chứa theo nhiệm vụ công trình;
c) Hàng năm, có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng nước hồ chứa và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt kế hoạch sử dụng nước.
3. Duy tu, bảo dưỡng công trình:
a) Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa; kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp công trình trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì phát triển năng lực hồ chứa làm việc an toàn và sử dụng lâu dài;
b) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc, giám sat chất lượng nước hồ, giám sát việc khai thác sử dụng nước hồ; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và Môi trường hồ chứa.
4. Quản lý và sử dụng tài nguyên hồ chứa:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng các tài nguyên môi trường, hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào khai thác hồ chứa theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành;
b) Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả hồ chứa được giao;
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền về tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên hồ chứa.
5. Phối hợp quản lý, bảo vệ an toàn vùng lòng hồ và hạ du hồ chứa:
a) Thông báo cho Ủy ban nhân dân các huyện, xã nơi xây dựng hồ chứa và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình an toàn của hồ chứa, tình hình tích trữ nước hồ trong năm cho địa phương biết để lập kế hoạch phòng, chống lụt, bão; kế hoạch phục vụ sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước sinh hoạt của các địa phương;
b) Khi vận hành xả lũ hồ chứa, làm dâng đột ngột mực nước vùng hạ du hồ chứa, phải có biện pháp báo động, thông báo trước cho Ủy ban nhân dân các huyện, xã chủ động thông báo cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng được biết, nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản do việc xả lũ gây ra;
c) Đề nghị xử lý, di dời các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất công trình, chặt phá rừng vành đai hồ chứa, hoạt động không rỏ mục đích trong phạm vi bảo vệ hồ chứa, không chấp hành các nội quy, quy định về đảm bảo an toàn hồ chứa;
d) Quản lý các mốc giới và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân các xã: Sơn Bình, huyện Châu Đức và xã Hòa Bình, Hòa Hưng, Bàu Lâm huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; và hai xã Sông Ray, Lâm San huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai quản lý, bảo vệ mốc giới theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
đ) Đề nghị xử lý vi phạm hành chính các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định tại quy chế này và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến đảm bảo an toàn hồ chứa.
6. Thực hiện việc quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và Môi trường hồ chứa theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh việc quy hoạch sử dụng tài nguyên hồ chứa, chỉ đạo Chi cục Quản lý Thủy nông, các đơn vị trực thuộc giám sát việc cắm mốc chỉ giới công trình trên thực địa trước khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
2. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới công trình, giao cho Chi cục Quản lý Thủy nông quản lý các mốc giới và bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân các xã ven hồ quản lý, bảo vệ mốc giới theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
3. Có kế hoạch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc; huyện Cẩm Mỹ Đồng Nai và các sở, ban, ngành khác, thực hiện việc quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hồ chứa nước, đảm bảo an toàn hồ chứa, đảm bảo an ninh chống phá hoại.
4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Sông Ray.
5.Chỉ đạo Chi cục Quản lý Thủy nông, quản lý tốt nguồn nước, diện tích đất trong phạm vi khai thác bảo vệ công trình, quản lý rừng vành đai bảo vệ hồ chứa, điều tiết lũ, điều tiết nước hồ chứa theo quy trình vận hành đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn cho công trình hoạt động bình thường;
6. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa, các hoạt động nuôi trồng trồng thủy sản trên hồ, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng thẩm quyền đã được quy định.
Điều 9. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc và huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai xây dựng phương án bảo vệ nguồn nước và sử dụng tài nguyên hồ chứa.
2. Thường xuyên quan trắc tại thượng nguồn hồ chứa nước Sông Ray để theo dõi chất lượng nước nhằm kịp thời có biện pháp bảo vệ nguồn cấp nước; Phối hợp kiểm tra, xử lý các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến trên thượng nguồn hồ chứa, thải các chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước hồ chứa nước Sông Ray.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án sử dụng đất trong hành lang bảo vệ hồ chứa, bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, các tài nguyên khác trong lòng hồ, có kế hoạch bảo vệ môi trường không gây tác động xấu đến hoạt động của hồ chứa, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường hồ chứa nước Sông Ray.
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, xã và đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên môi trường hồ chứa nước Sông Ray.
1.Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, xã xây dựng các phương án cấp, thoát nước cho khu dân cư, khu công nghiệp nằm trên thượng nguồn hồ chứa và vùng lòng hồ để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước hồ.
2. Thực hiện công tác phối hợp quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên hồ chứa, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Sông Ray.
3. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp khai thác, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Sông Ray.
4. Phối hợp phổ biến, tuyên truyền pháp luật và giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng phối hợp khai thác tài nguyên và môi trường hồ nước Sông Ray.
Điều 11. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Chi cục Quản lý Thủy nông xây dựng phương án, tổ chức phát triển du lịch nhằm khai thác tổng hợp công trình hồ chứa nước Sông Ray.
1. Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, xã nơi xây dựng hồ chứa, thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự trên hồ chứa nước Sông Ray, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo Cảnh sát Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, xã kiểm tra, xử lý các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, chế biến, trên thượng nguồn hồ chứa, thải các chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào môi trường làm ô nhiễm nguồn nước hồ chứa.
1. Tổ chức, tuyên truyền cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng về quản lý rừng vành đai hồ chứa, hướng dẫn Chi cục Quản lý Thủy nông tổ chức cắm các biển báo cấm chặt phá rừng, cấm đốt rừng.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, xã nơi xây dựng hồ chứa, Chi cục Quản lý Thủy nông thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng vành đai hồ chứa nước Sông Ray; tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chặt phá rừng, đốt rừng theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Các sở, ban, ngành khác
Các sở, ban, ngành khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý Thủy nông trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường, quản lý khai thác bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Sông Ray.
Điều 15. Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý Thủy nông trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray.
2. Chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, các xã nơi xây dựng hồ chứa phối hợp với Chi cục Quản lý Thủy nông kiểm tra, ngăn chặn, xử lý, di dời các trường hợp lấn chiếm đất công trình đầu mối, hệ thống kênh mương; chặt phá hủy hoại rừng vành đai hồ chứa, ngăn chặn việc phá hoại các hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh.
3. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra việc lấn chiếm đất, chặt phá hủy hoại rừng vành đai hồ chứa nước, hủy hoại tài sản công trình nhưng không có biện pháp ngăn chặn.
4. Chịu trách nhiệm tổ chức, huy động nhân lực, vật tư, phương tiện tại chỗ để cứu hộ công trình khi xảy ra sự cố, chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trên công trình.
5. Tổ chức triển khai và phổ biến đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được biết về các quy định của quy chế này và các quy định khác của pháp luật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Sông Ray.
1. Phối hợp với Chi cục Quản lý Thủy nông và chịu trách nhiệm trong việc quản lý các mốc giới hồ chứa nước Sông Ray theo địa giới hành chính xã.
2. Ngăn chặn và xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công trình, khai thác tài nguyên trong phạm vi công trình, chặt phá hủy hoại rừng vành đai công trình hồ chứa nước Sông Ray.
3. Chịu trách nhiệm tổ chức, huy động nhân lực, vật tư, phương tiện tại chỗ để cứu hộ công trình khi xảy ra sự cố, chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trên công trình theo địa giới hành chính xã.
4. Tổ chức triển khai và phổ biến đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được biết về các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Sông Ray.
1. Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đều phải có trách nhiệm tham gia phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên và Môi trường hồ chứa nước Sông Ray.
2. Khi phát hiện công trình hoặc bộ phận công trình bị xâm hại hoặc xảy ra sự cố thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục và báo cáo ngay cho Chi cục Quản lý Thủy nông, Ủy ban nhân dân các huyện, xã nơi gần nhất để xử lý.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng phương án bảo vệ công trình; trường hợp xảy ra sự cố hoặc có khả năng xảy ra sự cố thì phải tham gia ứng cứu bảo vệ công trình theo lệnh điều động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi xây dựng công trình; chấp hành lệnh sơ tán của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp sơ tán người và tài sản đang sinh sống trong vùng hạ lưu công trình hồ chứa nước Sông Ray.
4. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra xử lý vi phạm trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình hồ chưa nước Sông Ray.
5. Nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của các cấp có thẩm quyền về khai thác và sử dụng công trình hồ chứa nước Sông Ray.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, chuyên ngành tài nguyên và môi trường thực hiện theo chức năng thanh tra việc bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa nước sông Ray, có tránh nhiệm:
1. Thanh tra, kiểm ta việc chấp hành các quy định nêu tại Quy chế này.
2. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật và bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và Môi trường các hồ chứa nước Sông Ray.
3. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa nước Sông Ray.
4. Việc thanh tra hoạt động bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và Môi trường hồ chứa nước Sông Ray thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 19. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa nước Sông Ray.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và Môi trường hồ chứa nước Sông Ray thực hiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa nước Sông Ray.
2. Tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa nước Sông Ray; phá hoại, gây mất an toàn hồ chứa hoặc có hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 84/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 23/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, ngành và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 10/2008/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng tiềm năng và bảo vệ môi trường vùng hồ Thác Bà do tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Quyết định 2451/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp quản lý hồ chứa nước Bộc Nguyên do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Nghị định 140/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 2Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập
- 3Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 4Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 84/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị định 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
- 10Nghị định 115/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 11Thông tư 45/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 23/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cấp, ngành và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 13Quyết định 48/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp khai thác, bảo vệ an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 14Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 15Quyết định 10/2008/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng tiềm năng và bảo vệ môi trường vùng hồ Thác Bà do tỉnh Yên Bái ban hành
- 16Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2020 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 17Quyết định 2451/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp quản lý hồ chứa nước Bộc Nguyên do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 18Quyết định 01/2016/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 19Quyết định 26/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo đảm an toàn đập hồ chứa nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 57/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường công trình hồ chứa nước Sông Ray trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 57/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Ngọc Thới
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực