- 1Quyết định 459/QĐ-TTg năm 2004 về bồi thường, di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 117/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 01/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở tại đô thị và nông thôn; công nhận đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao; giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Đất đai 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 5Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 1Quyết định 17/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thực hiện dự án di dân tái định cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 2Quyết định 02/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và quy định đơn giá vận chuyển di dân tái định cư thủy điện Sơn La tới một số khu điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định của Quyết định 45/QĐ-TTg sửa đổi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Quyết định 13/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 03/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cụ thể hóa về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Quyết định 08/2011/QĐ-UBND sửa đổi khoản 5, điều 8 và thay thế điều 13 Quyết định 06/2007/QĐ-UBND về ban hành quy định cụ thể hóa về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 7Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi mục 7 Điều 1 Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Điện Biên
- 8Quyết định 07/2008/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Điện Biên quy định cụ thể hóa một hóa một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 19/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do tỉnh Điện Biên ban hành
- 10Quyết định 03/2014/QĐ-UBND bổ sung tiết m vào khoản 3, Điều 5, quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 22 tháng 6 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La;
Căn cứ văn bản số: 7308/BTC-ĐT ngày 4/6/2007 của Bộ Tài chính về tham gia quy định cụ thể hóa Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cụ thể hoá một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số: 06/2005/QĐ-UB ngày 01/3/2005 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định cụ thể một số nội dung trong chính sách bồi thường, di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo di dân tái định cư Thủy điện Sơn La tỉnh, Trưởng Ban quản lý di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La tỉnh Chủ tịch UBND các huyện, thị, Thành phố; Thủ trưởng các ngành, các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CỤ THỂ HOÁ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 02/QĐ-TTG NGÀY 09/01/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2007/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Điện Biên)
Điều 1. Quy định cụ thể Điều 1 về phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy định này cụ thể hoá một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định tại Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định 02).
2. Đối tượng áp dụng
b. Các hộ gia đình có thuyền đánh bắt thuỷ sản kèm theo nhà ở trên sông, hồ; có hộ khẩu thường trú hợp pháp tại khu vực phải di chuyển; có hoặc không có đất ở cũ; khi di chuyển đến điểm tái định cư được hưởng chính sách tái định cư quy định tại Quyết định: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại Quyết định này.
c. Các hộ gia đình không bị thiệt hại về đất và tài sản trên đất nhưng bị ảnh hưởng gián tiếp về hạ tầng công cộng, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện kiểm tra, xác định thực tế mức độ ảnh hưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ không vượt quá các mức quy định tại Quyết định 02/2007/QĐ- TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại Quyết định này.
d. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên, chịu trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và quy định này;
BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ THIỆT HẠI VỀ ĐẤT
Điều 2. Quy định cụ thể khoản 2, khoản 3 Điều 6 (Quyết định 02) về Nguyên tắc bồi thường
1. Người sử dụng đất khai hoang dưới 5 năm, đất phục hoá dưới 3 năm nhưng đã đăng ký sử dụng đất với UBND cấp xã nơi có đất mà tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp thì không được bồi thường về đất nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư khai hoang, phục hoá đất. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a. Khai hoang, phục hoá để làm nương, hiện đất đang sử dụng là nương luân canh; tại thời điểm quyết định thu hồi đất không canh tác: 2,5 triệu đồng/ha;
b. Khai hoang, phục hoá để sử dụng ổn định làm nương cố định có bờ và không có bờ trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm: 3 triệu đồng/ha;
c. Khai hoang, phục hoá để làm ruộng nước 01 vụ, ao thả cá 01 vụ: 5,5 triệu đồng/ha;
d. Khai hoang, phục hoá để làm ruộng nước 02 vụ, ao thả cá 02 vụ: 7,5 triệu đồng/ha;
2. Người sử dụng đất khai hoang, phục hoá nêu tại khoản 1 Điều này (không thuộc chương trình khai hoang bằng nguồn vốn ngân sách) để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, tính từ ngày có quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện, chưa đăng ký sử dụng đất với UBND cấp xã nơi có đất, không phải là đất lấn chiếm, được UBND cấp xã xác nhận đất đó không có tranh chấp, thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư khai hoang, phục hoá đất. Mức hỗ trợ tối đa bằng 80% mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng diện tích đất được khai hoang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc các chương trình, dự án thì không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được hỗ trợ một phần chi phí đầu tư khai hoang, nếu đất đó đã được UBND cấp huyện giao đất không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài. Mức hỗ trợ bằng 50% mức quy định tại khoản 1 Điều này;
Trường hợp đất khai hoang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do các chủ đầu tư chương trình, dự án đã nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành; nhưng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất UBND cấp huyện vẫn chưa hoàn chỉnh thủ tục ban hành quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất khai hoang đó được xem xét áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Căn cứ hồ sơ hiện có, UBND cấp xã xác nhận; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
4. Tổng diện tích đất khai hoang, phục hoá được tính hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp của tỉnh; trường hợp vượt hạn mức giao đất thì diện tích vượt đó không được tính hỗ trợ.
1. Diện tích đất tính bồi thường: Trường hợp người có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất quy định tại Điều 7 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ; nhưng trong giấy tờ đó không xác định rõ diện tích đất sử dụng thì diện tích đất tính bồi thường được xác định như sau:
a. Đối với đất ở: Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở tại đô thị và nông thôn được quy định tại Quyết định số: 01/2006/QĐ-UBND ngày 24/3/2006 của UBND tỉnh Điện Biên về hạn mức giao đất ở tại đô thị và nông thôn; hạn mức công nhận đất ở có vườn, ao; hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; thì diện tích đất ở được bồi thường được xác định theo hạn mức quy định nêu trên. Phần diện tích đất còn lại được xác định là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, ao liền kề với đất ở được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng và được hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 30% giá đất ở liền kề;
b. Đối với đất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được bồi thường xác định bằng hạn mức giao đất nông nghiệp của tỉnh quy định tại Khoản 2 Điều này; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) không được bồi thường nhưng được hỗ trợ đầu tư vào đất theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của quy định này.
2. Hạn mức giao đất nông nghiệp của tỉnh áp dụng theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai và Khoản 1 Điều 69 của Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, cụ thể như sau:
a. Không quá 02 ha cho mỗi loại đất: trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản;
b. Không quá 30 ha cho mỗi loại đất: đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
c. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản; nếu được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 25 ha; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.
3. Giá đất để tính bồi thường là giá đất được UBND tỉnh quy định và công bố thực hiện vào ngày 01/01 hàng năm theo mục đích sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.
Điều 4. Quy định cụ thể khoản 4 Điều 10 (Quyết định 02) về bồi thường thiệt hại về đất
Xử lý các trường hợp phát sinh thực tế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên:
1. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm lập và trình phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, quy định hiện hành.
2. Trường hợp đã xác định cụ thể được bồi thường, hỗ trợ về đất nhưng chưa xác định được diện tích giao đất ở, đất sản xuất tại khu tái định cư thì việc hoàn chỉnh phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện căn cứ vào quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ về đất, xác định rõ tổng mức bồi thường, hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng;
Bước 2: Lập phương án về giao đất tái định cư; hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Căn cứ quy hoạch chi tiết khu tái định cư đã được phê duyệt và kết quả nhận bàn giao quỹ đất tái định cư; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện tiến hành lập phương án về giao đất ở, đất sản xuất tại khu tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân; tổ chức giao đất ngoài thực địa và xác định phần chênh lệch giá trị đất nơi đi lớn hơn nơi đến (nếu có) mà các hộ được hưởng để bù trừ vào phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; xác định tỷ lệ phần trăm (%) mất đất để xác định mức hỗ trợ ổn định đời sống theo Điều 13 quy định này.
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
1. Nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở xây dựng trên đất không được bồi thường theo quy định tại Điều 8, Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, mà trước thời điểm xây dựng đã có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch tổng thể di dân tái định cư hoặc không cho phép xây dựng vì nằm trong vùng lũ quét, nguy hiểm thì không được bồi thường.
2. Nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở xây dựng trên đất không được bồi thường theo quy định tại khoản Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ- TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, mà trước thời điểm xây dựng chưa có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thì không được bồi thường nhưng được xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ bằng 80% giá trị nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở xây dựng trên đất không được bồi thường.
3. Xử lý các trường hợp phát sinh thực tế bồi thường về tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 40% giá trị hiện có nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc mua thanh lý để ở.
- 100% giá trị các công trình phụ phục vụ sinh hoạt theo thực tế đã đầu tư tại nơi ở.
c. Trường hợp các hộ bị mất đất ở, nhà ở do thiên tai lũ quét, sạt lở đất, hoả hoạn; có hộ khẩu thường trú ổn định tại địa bàn, hiện đang được các cấp chính quyền địa phương bố trí chỗ ở tạm tại các khu công sở của các cơ quan nhà nước đang quản lý thì không được bồi thường về nhà ở, nhưng được xem xét hỗ trợ. Mức hỗ trợ: 100% chi phí đầu tư sửa chữa và xây dựng thêm các công trình phụ phục vụ sinh hoạt theo thực tế đã đầu tư tại nơi ở nhờ;
d. Các hộ thuộc diện cán bộ, công nhân viên chức đương chức, hiện đang cư trú và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn đang có chỗ ở tạm tại nhà của các cơ quan nhà nước đang quản lý thì không được bồi thường về nhà ở, nhưng được hỗ trợ các chi phí đầu tư sửa chữa và xây dựng thêm các công trình phụ phục vụ sinh hoạt theo thực tế đã đầu tư. Mức hỗ trợ bằng 100% giá trị chi phí đầu tư sửa chữa và xây dựng thêm các công trình phụ.
e. Trường hợp các hộ gia đình không có đất ở mà nhà ở gắn liền với thuyền đánh bắt thuỷ sản trên sông, hồ tại nơi cũ, có hộ khẩu thường trú hợp pháp tại khu vực phải di chuyển, khi di chuyển đến điểm tái định cư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện xem xét trên cơ sở thực tế cụ thể từng trường hợp nhà ở gắn liền với thuyền áp các mức giá tương ứng quy định trong bảng giá, trình UBND cấp huyện phê duyệt để làm cơ sở tính mức bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp;
g. Trường hợp nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở xây dựng trên đất của các hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không sử dụng được, các công trình, kiến trúc khác không nằm trong diện tích thu hồi, nhưng ảnh hưởng tới mỹ quan, kiến trúc buộc phải phá dỡ thì được bồi thường cho toàn bộ nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở; trường hợp nhà ở, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn còn tồn tại sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà ở, công trình trước khi bị phá dỡ.
4. Đơn giá bồi thường: Thực hiện theo đơn giá bồi thường thiệt hại tài sản trên đất quy định hiện hành của UBND tỉnh Điện Biên.
Điều 6. Quy định cụ thể Điều 14 về bồi thường cây trồng, vật nuôi
1. Đơn giá bồi thường: Thực hiện theo đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng vật nuôi trên đất quy định hiện hành của UBND tỉnh Điện Biên.
Điều 7. Quy định cụ thể Điều 16 (Quyết định 02) về giao đất tái định cư
1. Diện tích đất ở được giao, đối tượng, thời hạn sử dụng đất được giao tại khu tái định cư đô thị và tái định cư nông thôn thực hiện theo mức giao đất đã được xác định trong quy hoạch chi tiết các điểm tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xử lý trường hợp thực tế phát sinh về giao đất ở tái định cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên:
a. Miễn thu tiền sử dụng đất ở trong hạn mức giao đất tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này cho các trường hợp sau đây:
- Đất giao để xây dựng nhà ở tái định cư của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa có đất làm nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng diện tích khuôn viên chưa đủ hạn mức giao đất; đang ở nhà mua thanh lý, thuê hoặc ở tạm nhà của các cơ quan nhà nước.
- Hộ gia đình có vợ hoặc chồng là công chức, viên chức, quân nhân là người dân tộc thiểu số;
- Hộ gia đình bị mất đất ở phải di dời do thiên tai, lũ quét, sạt lở đất; không có giấy tờ chứng minh diện tích đất ở bị mất;
b. Giảm 50% tiền sử dụng đất ở trong hạn mức giao đất tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này cho các trường hợp sau đây:
- Hộ gia đình nghèo theo tiêu chí xác định hộ gia đình nghèo của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Trường hợp các hộ gia đình không có đất ở, mà nhà ở gắn liền với thuyền đánh bắt thủy sản trên sông, hồ tại nơi cũ; có hộ khẩu thường trú hợp pháp tại khu vực phải di chuyển, khi di chuyển đến điểm tái định cư, thì được giao đất ở tái định cư theo hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này; được áp dụng giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp trong hạn mức đất được giao.
c. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất phải nộp thực hiện theo phê duyệt của Chi cục trưởng Chi cục thuế cấp huyện theo quy định tại Thông tư số: 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
Các đối tượng quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này phải có hộ khẩu thường trú tại địa bàn; thuộc diện được bố trí tái định cư theo quy hoạch; được UBND cấp xã xác nhận và đã được công bố công khai. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định
3. Việc giao đất sản xuất thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Trường hợp không có quỹ đất sản xuất để giao mà các hộ phải tự khai hoang để đảm bảo đất sản xuất thì Ban quản lý Dự án di dân tái định cư cấp huyện phải lập quy hoạch đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao cho các hộ thực hiện khai hoang và thực hiện hỗ trợ khai hoang theo quy định tại Điều 26 Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 14 Quy định này.
4. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư:
Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao.
- Đối với đất ở phải do UBND tỉnh Quyết định phê duyệt theo đề nghị của UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Đối với đất nông nghiệp tại nơi tái định cư thực hiện theo giá đất có cùng mục đích sử dụng theo bảng giá đất do UBND tỉnh Điện Biên quy định và công bố áp dụng vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
Điều 8. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 18 (Quyết định 02) về Xây dựng khu tái định cư đô thị
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn vốn tái định cư đô thị để xây dựng đô thị (các công trình thiết yếu liên quan đến việc tiếp nhận các hộ dân đến khu tái định cư đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thực hiện theo chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước bao gồm:
a. Tiền bồi thường
- Thiệt hại Trụ sở làm việc, công trình phụ gắn liền với trụ sở của các tổ chức theo giá trị đầu tư tài sản mới tại thời điểm bồi thường; Cơ sở hạ tầng theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tại nơi ở cũ theo giá tại thời điểm bồi thường; Công trình công cộng theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tại nơi ở cũ theo giá tại thời điểm bồi thường được tính theo nội dung quy định tại Điều 15 của Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đơn giá tính thực hiện theo đơn giá do UBND tỉnh ban hành.
- San ủi mặt bằng xây dựng điểm tái định cư đô thị:
+ Mặt bằng theo quy hoạch phải bố trí đầu tư xây dựng hệ thống về giao thông, thoát nước, kè đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện để đầu tư xây dựng công trình khác trên mặt bằng, thì vốn đầu tư được bố trí một phần bằng nguồn vốn tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La theo quy hoạch và kế hoạch đầu tư của mặt bằng trong khu tái định cư, phần còn lại đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng các đô thị, các công trình trong vùng dự án Thủy điện Sơn La phục vụ trực tiếp di dân, tái định cư, việc triển khai thực hiện đầu tư phải thực hiện theo tiến độ di dân, tái định cư;
+ Mặt bằng bố trí đầu tư các công trình xây dựng đơn lẻ thì được đầu tư bằng nguồn vốn khác, trường hợp có nhu cầu bổ sung thêm vốn để đầu tư sẽ được hỗ trợ một phần bằng nguồn vốn tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La với số vốn đảm bảo tạo diện tích mặt bằng tương đương với nơi cũ đang sử dụng và thực hiện theo tiến độ di dân tái định cư.
b. Tiền bồi thường, hỗ trợ làm nhà ở của các hộ tái định cư (quy định tại Điều 11 và Điều 23 của quy định này) bằng nguồn vốn tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập và trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ tái định cư xây dựng nhà ở tại khu, điểm tái định cư theo quy định; kiểm tra, giám sát thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ theo tiến độ cho các hộ thực hiện xây dựng nhà ở tại khu, điểm tái định cư.
c. Quản lý đầu tư xây dựng công trình:
- Đối với các công trình do UBND tỉnh quản lý, được đầu tư xây dựng trên cơ sở mức vốn được bồi thường của nguồn vốn tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, khả năng bố trí nguồn vốn xây dựng các đô thị, các công trình trong vùng dự án thủy điện Sơn La phục vụ trực tiếp di dân, tái định cư và các nguồn vốn khác. Tùy điều kiện cụ thể sẽ được xem xét xây dựng kiên cố toàn bộ hoặc trước mắt chỉ tập trung đầu tư xây dựng mới kiên cố hoặc đầu tư tạm một số công trình, hạng mục công trình cần thiết để phục vụ cho nhu cầu tái định cư;
- Đối với các công trình của các tổ chức không do UBND tỉnh quản lý đầu tư thì tổ chức được bồi thường sử dụng số tiền đó hoặc bỏ thêm vốn để xây dựng mới công trình cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
d. Chủ đầu tư được phép ứng trước nguồn vốn tái định cư theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này (trừ tiền bồi thường, hỗ trợ làm nhà ở của các hộ tái định cư) để xây dựng các công trình thiết yếu liên quan đến việc tiếp nhận các hộ dân đến khu tái định cư đô thị và phù hợp với tiến độ tái định cư.
2. Mở tài khoản và thanh toán vốn:
a. Chủ đầu tư phải mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Điện Biên để tiếp nhận nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Quyết định phân bổ vốn của UBND tỉnh Điện Biên;
b. Thanh toán vốn: Giao cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Điện Biên quản lý, thanh toán vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch vốn được phân bổ hàng năm của UBND tỉnh, theo đúng chế độ quản lý đầu tư XDCB hiện hành của Nhà nước.
3. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn xây dựng khu tái định cư đô thị:
Các công trình cần đầu tư theo quy hoạch để phục vụ cho nhu cầu tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La, vốn đầu tư xây dựng cho mỗi công trình sẽ được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn của Dự án Thuỷ điện Sơn La, hoặc lồng ghép giữa nguồn vốn của Dự án Thuỷ điện Sơn La với nguồn vốn xây dựng đô thị và nguồn vốn đầu tư khác trên địa bàn, để thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ, dứt điểm các công trình tại khu, điểm tái định cư đô thị.
4. Cơ chế quản lý và thực hiện đầu tư các dự án lồng ghép với vốn tái định cư Thủy điện Sơn La:
a. Các công trình cần phải thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch, để phục vụ cho nhu cầu tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La do tỉnh quản lý, được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn của Dự án Thuỷ điện Sơn La lồng ghép với nguồn vốn xây dựng đô thị và các nguồn vốn đầu tư khác trên địa bàn thì tùy vào qui mô của từng nguồn vốn và điều kiện cụ thể của công trình, có thể thực hiện theo cơ chế quản lý Dự án Thuỷ điện Sơn La hoặc theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
b. Các công trình không do tỉnh quản lý đầu tư: Chủ đầu tư được triển khai đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La, theo mức vốn được bồi thường hoặc kết hợp lồng ghép với nguồn vốn đầu tư của Tổ chức sử dụng công trình, giao các Tổ chức sử dụng công trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
1. Các xã tự nguyện tiếp nhận dân tái định cư đến ở xen ghép vào cộng đồng dân cư của mình được hỗ trợ kinh phí để cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình công cộng, cơ sở hạ tầng của xã do bị ảnh hưởng của việc tăng dân cư trên địa bàn. Mức hỗ trợ là 25 triệu đồng/người tái định cư hợp pháp, phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
Giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận dân tái định cư làm chủ đầu tư thực hiện quản lý và xây dựng các công trình theo cơ chế quản lý Dự án Thuỷ điện Sơn La, nguồn vốn thực hiện theo định mức khoán nêu trên và lồng ghép thêm các nguồn vốn khác.
Danh mục các công trình thực hiện đầu tư: chủ đầu tư căn cứ tổng mức hỗ trợ lập danh mục và dự toán công trình thông qua cộng đồng dân cư, Hội đồng nhân dân và UBND xã, UBND huyện nơi tiếp nhận dân tái định cư thông qua đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã, huyện và được UBND tỉnh phê duyệt;
2. Hình thức xây dựng dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình công cộng cơ sở hạ tầng của xã cụ thể như sau:
a. Các bản tiếp nhận hộ tái định cư được hỗ trợ 70% tổng mức kinh phí sử dụng cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình công cộng cơ sở hạ tầng của xã để đầu tư xây dựng: Nhà văn hoá, thiết bị văn hoá bản; lớp học bản; đường giao thông bản; công trình điện; công trình nước sinh hoạt; công trình thuỷ lợi; thiết bị truyền hình, thông tin liên lạc; các công trình hạ tầng khác của bản;
b. 30% còn lại để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, các dự án phục vụ sản xuất và đời sống công cộng dân cư trong xã, phường, thị trấn.
1. Các hộ được sử dụng tiền bồi thường nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi cũ Quy định tại Điều 5 và tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở quy định tại Điều 11 Quy định này để xây dựng nhà ở tại khu, điểm tái định cư.
2. Trường hợp các hộ tái định cư có nguyện vọng tháo dỡ nhà ở (nhà gỗ) tại nơi ở cũ đến điểm tái định cư để xây dựng lại phải còn đủ tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ mỹ thuật xây dựng và còn sử dụng được trên 10 năm, mái nhà được lợp ngói, lợp tôn hoặc tấm lợp kiên cố tại nơi tái định cư và phải có văn bản đồng ý của Ban chỉ đạo di dân tái định cư cấp huyện.
3. Mọi trường hợp xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại nơi tái định cư phải thực hiện theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban quản lý dự án cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát các hộ thực hiện theo đúng quy hoạch.
1. Đơn giá để tính hỗ trợ: thực hiện theo định mức dự toán, đơn giá để tính hỗ trợ theo quy định của UBND tỉnh Điện Biên.
Việc hỗ trợ này chỉ áp dụng cho các hộ tái định cư phải di chuyển đến tái định cư theo đúng kế hoạch di chuyển, đúng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban quản lý dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định này.
Điều 12. Quy định cụ thể Điều 24 (Quyết định 02) về Hỗ trợ di chuyển
1. Hộ tái định cư được hỗ trợ chi phí di chuyển người, tài sản, các cấu kiện, hạng mục có thể tháo dỡ lắp đặt lại, vật liệu còn sử dụng được của nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở.
- Hỗ trợ di chuyển người từ nơi ở cũ đến điểm tái định cư:
+ Nhân khẩu của các hộ tái định cư khi di chuyển đến nơi ở mới được thanh toán tiền xe theo giá vé xe công cộng tại địa phương;
+ Trường hợp do yêu cầu đảm bảo tiến độ di chuyển dân, mà số lượng người không đủ cho một chuyến xe vận chuyển thì được thanh toán bằng một chuyến xe vận chuyển nhưng số người trên chuyến xe đó phải đảm bảo tối thiểu 50% số ghế quy định của xe.
- Hỗ trợ thuê phương tiện vận chuyển tài sản: Hỗ trợ bằng chi phí thuê xe loại trọng tải 5 tấn từ nơi ở cũ đến nơi ở mới, hộ có 01 người tính 01 chuyến xe, hộ từ 02 người trở lên tính 02 chuyến xe, và được tính thêm tiền bốc xếp lên xuống xe là 100 ngàn đồng/1 chuyến xe;
- Đối với những hộ gia đình xe ô tô không vào được, hoặc các hộ tái định cư sở tại phải di chuyển bộ tài sản từ nơi ở cũ đến các điểm tái định cư trong khoảng cự ly dưới 2km mà không thuê được phương tiện vận tải, thực hiện vận chuyển bộ thì mức hỗ trợ từ nhà đến nơi đỗ xe, từ nơi ở cũ đến các điểm tái định cư cụ thể như sau:
+ Cự ly vận chuyển từ 100 đến 500 mét được hỗ trợ 450 ngàn đồng /1 chuyến xe;
+ Cự ly vận chuyển từ trên 500 mét đến 1000 mét được hỗ trợ 700 ngàn đồng/1 chuyến xe;
+ Cự ly vận chuyển từ trên 1000 mét được hỗ trợ 1 triệu đồng/1 chuyến xe.
b. Hỗ trợ hộ tái định cư gặp rủi ro khi di chuyển:
- Nếu bị thương nặng phải điều trị ở các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh: được hỗ trợ một lần là 700 ngàn đồng/người;
- Nếu không may bị chết được hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người;
- Các hộ nhận tiền khoán để tự thuê phương tiện vận chuyển hoặc tự vận chuyển: khi vận chuyển phải hợp đồng với các chủ phương tiện tham gia vận chuyển người và tải sản của hộ tái định cư phải cam kết chỉ được hợp đồng với chủ phương tiện có mua bảo hiểm hàng hóa theo quy định hiện hành. Trường hợp hộ tái định cư tự hợp đồng với chủ phương tiện không mua bảo hiểm hàng hoá mà khi gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển không được chế độ bảo hiểm thì hộ tái định cư tự chịu trách nhiệm.
2. Đối với các hộ tái định cư tự nguyện: Mức hỗ trợ bao gồm kinh phí đi lấy xác nhận tại nơi chuyển đến và kinh phí di chuyển:
a. Căn cứ hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đi lấy xác nhận tại nơi chuyển đến bao gồm: căn cứ giấy xác nhận tại nơi chuyển đến của chủ hộ tái định cư tự nguyện cung cấp để tính mức hỗ trợ tiền tàu xe đi lại (một lượt đi, một lượt về), tiền ăn và tiền ngủ trọ cụ thể như sau:
- Tiền vé xe (một lượt đi, một lượt về) theo quy định giá vé xe công cộng tại địa phương;
- Tiền ăn và tiền ngủ trọ: 70 ngàn đồng/ngày + đêm. Thời gian tối đa là 7 ngày.
b. Mức hỗ trợ di chuyển cho hộ tái định cư tự nguyện:
- Di chuyển trong nội tỉnh: hỗ trợ bằng chi phí thuê xe loại trọng tải 5 tấn từ nơi ở cũ đến nơi ở mới, hộ có 01 người tính 01 chuyến xe, hộ từ 02 người trở lên tính 02 chuyến xe, theo cự ly di chuyển và được tính thêm tiền bốc xếp lên xuống xe là 100 ngàn đồng/1 chuyến;
- Di chuyển ngoài tỉnh: mức hỗ trợ di chuyển xác định theo cự ly di chuyển, mức hỗ trợ tối đa đến các tỉnh Miền Bắc là 4 triệu đồng/hộ, đến các tỉnh miền Trung là 5 triệu đồng/hộ, đến các tỉnh Miền Nam là 6 triệu đồng/hộ (bao gồm cả tiền bốc xếp lên xuống xe).
- Đối với những hộ gia đình xe ô tô không vào được, hoặc các hộ tái định cư sở tại phải di chuyển bộ tài sản được áp dụng mức hỗ trợ như quy định tại mục a khoản 1 Điều này
4. Đơn giá cước vận chuyển bằng ô tô: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC cấp huyện xác định cự ly vận chuyển, và đơn giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô do UBND tỉnh quy định tại thời điểm di chuyển lập phương án hỗ trợ (phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thẩm định) làm cơ sở để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thị xã thành phố trình UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ.
5. Hỗ trợ vận chuyển đại gia súc (trâu, bò, ngựa): Hộ tái định cư có đại gia súc phải di chuyển đến nơi ở tái định cư được hỗ trợ chi phí vận chuyển như sau:
a. Di chuyển dưới 20km được hỗ trợ di chuyển bộ là: 1.000 đồng/con/km;
b. Di chuyển từ km thứ 21 trở đi được hỗ trợ di chuyển bộ hoặc thuê phương tiện vận chuyển là: 1.500 đồng/con/km.
Việc di chuyển mộ đến các khu vực thuộc nội thị trấn, thị xã, thành phố mà phải chi phí về tiền đất thì ngoài mức hỗ trợ trên còn được hỗ trợ thêm chi phí về tiền đất là 500.000 đồng/mộ.
7. Trường hợp phải di chuyển nghĩa trang liệt sỹ: Chủ đầu tư phối hợp với Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội, Ban chỉ huy quân sự, chính quyền địa phương và thân nhân gia đình (nếu có) tổ chức thực hiện di chuyển. Việc di chuyển và xây dựng lại nghĩa trang liệt sĩ ở nơi mới thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 13. Quy định cụ thể khoản 1, khoản 6 Điều 25 (Quyết định 02) về Hỗ trợ đời sống
1. Hỗ trợ lương thực đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a. Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư, bao gồm cả hộ tái định cư sở tại bị thu hồi cả đất ở và đất nông nghiêp (hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp) được hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20 kg gạo/người/tháng trong thời gian 2 năm kể từ ngày bàn giao đất (trừ đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 25 Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ);
Nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư là nhân khẩu có tên đăng ký trong số hộ khẩu và hiện tại đang sinh hoạt trong hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp đến thời điểm kê khai (kể cả nhân khẩu đang học các trường chuyên nghiệp, mới sinh chưa đăng ký hộ khẩu thì sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh) thuộc địa bàn chính quyền xã phường quản lý, trường hợp sinh trong thời gian từ khi kê khai đến khi nhận thanh toán bồi thường thì được tính bổ sung. Không tính các nhân khẩu đang tham gia nghĩa vụ quân sự mà hộ khẩu vẫn do chính quyền địa phương quản lý, các nhân khẩu đã học xong đi nhận công tác tại các cơ quan nhà nước, các nhân khẩu thuộc đối tượng truy nã và đang cải tạo tại các trại cải tạo tập trung.
b. Hộ sở tại không bị thu hồi đất ở (không phải di chuyển chỗ ở) nhưng bị thu hồi đất sản xuất nếu được giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền. Mức hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20 kg gạo/người/tháng. Thời gian hỗ trợ cụ thể như sau:
- Mất từ 30% đến 49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng tại nơi ở cũ được hỗ trợ 06 tháng;
- Mất từ 50% đến 69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng tại nơi ở cũ được hỗ trợ 12 tháng;
- Mất từ 70% trở lên diện tích đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng tại nơi ở cũ được hỗ trợ 24 tháng;
(Tỷ lệ % mất đất sản xuất nông nghiệp bằng (=) Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng tại nơi ở cũ)
c. Hộ tái định cư sở tại chỉ bị thu hồi đất ở, không bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì không được hỗ trợ lương thực, chỉ được hỗ trợ di chuyển theo quy định tại Điều 12 quy định này.
2. Giá gạo để tính hỗ trợ là giá gạo tẻ trung bình (gạo 203) tại địa phương theo báo cáo thị trường hàng tháng của Sở Tài chính; thanh toán hỗ trợ tại thời điểm tháng nào thì sử dụng báo cáo thị trường của tháng đó; nếu tháng đó chưa có báo cáo thị trường, thì lấy theo báo cáo thị trường của tháng trước liền kề.
4. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động hưởng lương hưu hàng tháng đang sinh sống cùng gia đình tại nơi phải di chuyển được hỗ trợ một lần bằng tiền là 500 ngàn đồng/người sau khi đã đến nơi ở mới.
Điều 14. Quy định cụ thể mục đ khoản 1 Điều 26 (Quyết định 02) về Hỗ trợ sản xuất
Trường hợp phải khai hoang để đảm bảo đủ đất sản xuất (theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Mức hỗ trợ cho hộ tái định cư là mức hỗ trợ bằng tiền/ha thực tế khai hoang cụ thể như sau:
- Khai hoang để làm nương định canh có bờ, trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm: 4 triệu đồng/ha;
- Khai hoang để làm ruộng nước, ao thả cá: 7,5 triệu đồng/ha;
- Mức hỗ trợ đối với các nghề ngắn hạn là 3 triệu đồng/người /khoá học.
- Mức hỗ trợ đối với các nghề dài hạn là 5 triệu đồng/người /khoá học.
2. Lao động nông nghiệp sau khi tái định cư chuyển sang nghề phi nông nghiệp được hỗ trợ chi phí mua sắm công cụ lao động làm nghề mới bằng (=) 5 triệu đồng/lao động.
4. Người đã được hỗ trợ đào tạo chuyển sang nghề phi nông nghiệp thì không được giao đất nông nghiệp tại khu tái định cư.
Điều 16. Quy định cụ thể Điều 29 (Quyết định 02) Hỗ trợ hộ tái định cư tự nguyện
Các điều kiện hỗ trợ và mức hỗ trợ được quy định như sau:
2. Hỗ trợ di chuyển: Thực hiện theo Điều 12 quy định này và Điều 24 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
4. Hỗ trợ sản xuất: Thực hiện theo Điều 14 Quy định này và khoản 1 Điều 26 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
5. Hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, mua sắm công cụ lao động: Thực hiện theo Điều 15 Quy định này và Điều 27 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
6. Hỗ trợ gia đình chính sách và hỗ trợ khác: Thực hiện theo Điều 18 quy định này và Điều 28, Điều 31 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Đối với thôn, bản không phải di chuyển hoặc phải di chuyển một phần, bị thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng, công trình công cộng thì được xem xét hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới, đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân cụ thể:
a. Nếu thôn, bản bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án Thuỷ điện Sơn La nằm trong phạm vi các khu, điểm tái định cư tập trung thì các công trình hạ tầng thực hiện đầu tư theo quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư được duyệt;
b. Nếu thôn, bản bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án Thuỷ điện Sơn La nằm ngoài phạm vi các khu, điểm tái định cư tập trung thì danh mục các công trình hạ tầng thực hiện đầu tư phải được thông qua cộng đồng dân cư, HĐND, UBND xã, huyện, và UBND tỉnh phê duyệt.
c. Giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư các công trình theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh thực hiện Dự án Thuỷ điện Sơn La bằng nguồn vốn tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La và lồng ghép thêm các nguồn vồn khác do UBND tỉnh phân bổ.
2. Trường hợp phải hỗ trợ đầu tư khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất để tăng thêm quỹ đất bồi thường cho các hộ bị mất đất sản xuất (theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Mức hỗ trợ đầu tư khai hoang cho hộ bằng tiền/ha thực tế khai hoang được áp dụng theo quy định tại Điều 14 quy định này.
Điều 18. Quy định cụ thể khoản 4, khoản 5, khoản 7 Điều 31 (Quyết định 02) về hỗ trợ khác
1. Các hộ gia đình có thuyền đánh bắt cá, chở đò trên sông, hồ tại nơi cũ khi đến điểm tái định cư không có sông, hồ, không đánh bắt cá, không sử dụng thuyền được hỗ trợ bằng 30% giá trị mới của thuyền. Giá trị mới của mỗi loại thuyền do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện căn cứ vào tình hình thực tế của từng loại thuyền khảo sát giá mua mới tại địa phương xem xét cụ thể để xác định và trình UBND cấp huyện phê duyệt trực tiếp tại phương án bồi thường.
2. Hỗ trợ khuyến khích di chuyển theo tiến độ: các hộ di chuyển theo đúng kế hoạch, tiến độ thông báo của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (không áp dụng đối với hộ không phải bố trí tái định cư và không phải di chuyển chỗ ở) được thưởng bằng tiền là 5 triệu đồng/một hộ (thưởng 1 lần theo biên bản xác định thời gian di chuyển và bàn giao mặt bằng của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quyết định thưởng của UBND cấp huyện).
Điều 19. Quy định cụ thể khoản 3 Điều 32 (Quyết định 02) về Tổ chức bồi thường thiệt hại
1. Trình tự thực hiện bồi thường, trách nhiệm của các ngành, các cấp của tỉnh trong việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường di dân tái định cư
a. Trình tự thực hiện bồi thường: Thực hiện theo Quy định tại Chương VI Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Phần VI Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, được cụ thể như sau:
- Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Thực hiện theo Điều 39 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
- Giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cho UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) đối với những dự án do UBND cấp huyện phê duyệt, các dự án đầu thuộc phạm vi quy hoạch các khu điểm tái định cư được UBND tỉnh phê duyệt.
- Trách nhiệm của UBND cấp huyện (kể cả các huyện, thị xã, thành phố có dân phải di chuyển và các huyện, thị xã, thành phố có dân đến tái định cư): Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện do lãnh đạo UBND làm chủ tịch, các thành viên gồm:
+ Đại diện Phòng Tài chính - Phó Chủ tịch Hội đồng;
+ Chủ đầu tư - Ủy viên thường trực;
+ Đại diện Phòng Tài nguyên & Môi trường - Ủy viên;
+ Đại diện Phòng Hạ tầng kinh tế (hoặc Phòng Quản lý đô thị) - Ủy viên;
+ Đại diện Chi cục thuế - Uỷ viên;
+ Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi - Ủy viên;
+ Đại diện những hộ gia đình bị thu hồi đất từ một đến hai người.
(Tuỳ theo điều kiện cụ thể UBND cấp huyện có thể quyết định các thành viên tham gia)
b. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện:
- Giúp UBND cấp huyện lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các công trình, dự án do cấp huyện, thị xã, thành phố quyết định đầu tư và các trường hợp thu hồi đất thuộc phạm vi địa giới hành chính do huyện, thị xã, thành phố quản lý và trình UBND cấp huyện Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng để tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
Tổ chức họp dân, phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, kiểm kê đo đếm đối chiếu với kết quả kê khai của chủ hộ và hồ sơ đo đạc về các loại đất thu hồi của các chủ hộ;
- Trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Phần VI Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính.
c. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng cấp huyện:
- Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Chủ tịch Hội đồng:
+ Chịu trách nhiệm tổng hợp các kết quả thẩm định của các thành viên Hội đồng: Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Hạ tầng kinh tế (hoặc Phòng Quản lý đô thị), Phòng Tài chính kế hoạch, Chi cục thuế, lập phương án, báo cáo Hội đồng họp thống nhất thông qua phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (lập biên bản họp Hội đồng), làm cơ sở để Hội đồng lập báo cáo thẩm định và trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án;
+ Chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ gia đình thực hiện di chuyển ngay sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những khoản hỗ trợ (hỗ trợ lương thực, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ khác) phải có phương án chi trả cụ thể theo đúng tiến độ thực hiện;
- Các ủy viên Hội đồng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã, thành phố:
+ Ủy viên Hội đồng thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định về diện tích các loại đất của các hộ gia đình, các tổ chức bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường, hoặc không đủ điều kiện được bồi thường đề nghị hỗ trợ; diện tích đất, vị trí các loại đất của các hộ bố trí TĐC theo quy hoạch; kết qủa thẩm định báo cáo bằng văn bản gửi Chủ đầu tư tổng hợp.
+ Ủy viên Hội đồng thuộc Chi cục thuế chịu trách nhiệm thẩm định về hạng đất của các loại đất bị thu hồi; xác định doanh thu của 3 năm liền kề trước đó (hộ SXKD nếu có) của các hộ gia đình; kết qủa thẩm định báo cáo bằng văn bản gửi Chủ đầu tư tổng hợp.
+ Ủy viên Hội đồng thuộc Hạ tầng kinh tế (hoặc Phòng Quản lý đô thị) căn cứ kết quả thẩm định về đất của Phòng Tài nguyên & Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định về diện tích tài sản vật kiến trúc, mức giá bồi thường, hỗ trợ tài sản vật kiến trúc của các hộ gia đình, các tổ chức bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường, hoặc không đủ điều kiện được bồi thường để hỗ trợ; các mức hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại khu, điểm tái định cư của các hộ; kết qủa thẩm định báo cáo bằng văn bản gửi Chủ đầu tư tổng hợp;
+ Ủy viên Hội đồng thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ kết quả thẩm định về đất của Phòng Tài nguyên & Môi trường, kết quả thẩm định của Chi cục thuế để thẩm định: giá các loại đất, giá cây trồng vật nuôi trên đất, các chính sách hỗ trợ, các mức hỗ trợ tại khu đền bù giải phóng mặt bằng; thẩm định giá đất, các chính sách hỗ trợ, các mức hỗ trợ tại khu, điểm tái định cư cho các hộ được bố trí tái định cư; kết qủa thẩm định báo cáo bằng văn bản gửi Chủ đầu tư tổng hợp.
- Đại diện những người bị thu hồi đất có trách nhiệm: Phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất, người phải di chuyển chỗ ở, vận chuyển những người bị thu hồi đất thực hiện di chuyển, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ.
d. Đối với các công trình, dự án thu hồi đất có liên quan từ 2 huyện, thị xã, thành phố trở lên thì UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có liên quan lập phương án bồi thường trình Hội đồng thẩm định tỉnh thẩm định, để trình UBND tỉnh phê duyệt.
đ. Hội đồng thẩm định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp tỉnh gồm:
- Sở Tài chính: Chủ tịch Hội đồng;
- Sở Tài nguyên và môi trường: Ủy viên;
- Sở Xây dựng: Ủy viên;
- Các ngành, đơn vị có liên quan: Ủy viên.
Nội dung thẩm định: Thực hiện theo Quy định tại Điều 41 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
2. Giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh quyết định định mức dự toán, đơn giá hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư theo kết cấu nhà ở quy định tại Điều 23 Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ (có bổ sung khung cột bê tông để kháng chấn). Trong quá trình thực hiện nếu có sự biến động về giá vật tư, vật liệu, chi phí nhân công do nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu... Chủ đầu tư căn cứ định mức dự toán để xây dựng đơn giá hỗ trợ trình liên ngành Tài chính - Xây dựng thẩm tra ra thông báo để thực hiện.
Điều 20. Giao nhiệm vụ thực hiện, cơ chế phối hợp thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. UBND tỉnh giao cho UBND cấp huyện:
a. Nơi có dân di chuyển đi tổ chức, thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tại nơi đi.
b. Nơi có dân chuyển đến tổ chức, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tái định cư tại nơi đến.
2. Cơ chế phối hợp thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong phạm vi 2 huyện cụ thể là:
a. Các hộ di chuyển tái định cư đăng ký đến các điểm tái định cư của các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách chuyển đi và chuyển đến các khu tái định cư đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng kỹ thuật (kể cả đô thị và nông thôn)
b. Huyện có dân di chuyển đi thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tại nơi ở cũ cho các hộ di chuyển đi theo các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được hưởng quy định tại các Chương I, II, III, IV quy định này, đồng thời thông báo cho huyện tiếp nhận dân chuyển đến về kết quả đã thực hiện bồi thường tại nơi đi;
c. Huyện có dân tái định cư chuyển đến thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tái định cư cho các hộ di chuyển đến theo các chính sách hỗ trợ tái định cư được hưởng quy định tại Chương V quy định này;
d. Việc phối hợp giữa nơi chuyển đi và nơi chuyển đến: huyện có dân chuyển đi và huyện có dân chuyển đến phải phối hợp trong việc xác định được giá các loại đất giữa nơi đi và nơi đến, nếu có chênh lệch lớn hơn về giá đất giữa nơi đi và nơi đến mà hộ di chuyển tái định cư được hưởng thì nơi có dân đi phải lập phương án bồi thường và thanh toán cho các hộ trước khi đi cụ thể như sau:
- Huyện có dân di chuyển đi căn cứ vào tổng diện tích các loại đất nông nghiệp bị thu hồi và diện tích đất nông nghiệp đã được bồi thường bằng đất nông nghiệp tại nơi đến tái định cư, diện tích đất nông nghiệp còn lại được bồi thường bằng tiền, đồng thời xác định bồi thường phần chênh lệch giá đất nông nghiệp nơi đi cao hơn nơi đến (nếu có) cho các hộ. Đối với đất ở thì thực hiện bồi thường bằng tiền cho các hộ tại nơi đi, để các hộ thực hiện nộp tiền quyền sử dụng đất tại nơi đến theo quy định hiện hành (trường hợp đất ở nơi đến cao hơn nơi đi thì các hộ không phải nộp phần chênh lệch cao hơn).
- Huyện có dân chuyển đến phải xác định được hạn mức giao các loại đất cho các hộ đến tái định cư (theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt về xây dựng khu tái định cư), giá các loại đất tại điểm tái định cư cụ thể: hạn mức giao đất ở/hộ, giá đất ở; hạn mức giao đất nông nghiệp của từng loại đất/khẩu, giá đất nông nghiệp của từng loại đất; cung cấp tài liệu cho huyện có dân chuyển đi để xác định chênh lệch.
Điều 21. Quy định về thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Trường hợp di chuyển và tái định cư trong phạm vi 01 huyện
- UBND cấp huyện chỉ đạo Ban Quản lý di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện:
+ Chi trả cho các hộ thuộc diện phải di chuyển và tái định cư những khoản kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà các hộ được hưởng;
+ Giao đất tái định cư và hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho các hộ tái định cư;
+ Thanh toán các khoản kinh phí đào tạo nghề cho lao động được đi học nghề.
2. Trường hợp di chuyển và tái định cư trong phạm vi 02 huyện
a. UBND cấp huyện nơi có dân di chuyển đi chỉ đạo Ban Quản lý dự án huyện, thị xã thành phố phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thực hiện chi trả cho các hộ thuộc diện phải di chuyển và tái định cư những khoản kinh phí bồi thường, kinh phí hỗ trợ di chuyển mà các hộ được hưởng;
b. UBND cấp huyện nơi có dân chuyển đến chỉ đạo Ban Quản lý dự án di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La cấp huyện (nếu có), hoặc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện:
- Thực hiện việc chi trả cho các hộ thuộc diện chuyển đến tái định cư những khoản kinh phí hỗ trợ (trừ hỗ trợ di chuyển) mà các hộ được hưởng; thực hiện giao đất tái định cư và hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tái định cư;
- Thanh toán các khoản kinh phí đào tạo nghề cho lao động được đi học nghề.
3. Thực hiện chế độ quản lý, thanh quyết toán nguồn kinh phí: Các chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý vốn nào thì chịu trách nhiệm thanh quyết toán nguồn kinh phí đó theo quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Tập thể, cá nhân thực hiện công tác tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La có thành tích thì được khen thưởng, nếu vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của phát luật về khen thưởng, kỷ luật. Hình thức khen thưởng do UBND cấp huyện khen thưởng; nguồn kinh phí khen thưởng được trích trong 2% tổng kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1. Các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Quyết định số: 459/QĐ-TTg ngày 12/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 06/2005/QĐ-UB ngày 01/3/2005 của UBND tỉnh Điện Biên về Quy định cụ thể một số nội dung trong chính sách bồi thường, di dân, tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số: 05/2006/QĐ-UBND ngày 09/6/2006 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành đơn giá xây dựng nhà ở, công trình phụ cho các hộ tái định cư thuộc Dự án di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La tỉnh Điện Biên đã và đang thực hiện thanh toán tiền bồi thường thì không áp dụng theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy định này.
2. Các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mới được phê duyệt phần bồi thường tại nơi đi, chưa lập được phương án bố trí tái định cư tại nơi đến hoặc đã lập nhưng chưa được phê duyệt, nhưng đã thực hiện di chuyển dân và ứng thanh toán một phần cho các hộ để thực hiện di chuyển trước thì phương án bố trí tái định cư tại nơi đến được thực hiện lập phương án và phê duyệt phương án theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy định này.
3. Các phương án di dân tái định cư chưa được phê duyệt phương án, nhưng đã ứng thanh toán một phần cho các hộ để thực hiện di chuyển trước thì thực hiện lập phương án theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy định này.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề còn vướng mắc hoặc chưa phù hợp, cần sửa đổi bổ sung; UBND cấp huyện, các ngành có liên quan phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định./.
- 1Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg
- 2Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 4Quyết định 13/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định cụ thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Quyết định 17/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thực hiện dự án di dân tái định cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 2Quyết định 02/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg và quy định đơn giá vận chuyển di dân tái định cư thủy điện Sơn La tới một số khu điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định của Quyết định 45/QĐ-TTg sửa đổi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Quyết định 13/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 5Quyết định 03/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cụ thể hóa về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Quyết định 08/2011/QĐ-UBND sửa đổi khoản 5, điều 8 và thay thế điều 13 Quyết định 06/2007/QĐ-UBND về ban hành quy định cụ thể hóa về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 7Quyết định 11/2008/QĐ-UBND sửa đổi mục 7 Điều 1 Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Điện Biên
- 8Quyết định 07/2008/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Điện Biên quy định cụ thể hóa một hóa một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Điện Biên ban hành
- 10Quyết định 19/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do tỉnh Điện Biên ban hành
- 11Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 12Quyết định 03/2014/QĐ-UBND bổ sung tiết m vào khoản 3, Điều 5, quy định về bồi thường hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-UBND
- 1Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 459/QĐ-TTg năm 2004 về bồi thường, di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 117/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10Quyết định 01/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở tại đô thị và nông thôn; công nhận đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao; giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- 11Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg
- 12Quyết định 13/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định cụ thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 06/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định cụ thể hoá về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 06/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/06/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Mai Trinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết