Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2010/QĐ-UBND | Lai Châu, ngày 12 tháng 3 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ban hành ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án thuỷ điện Sơn La; Quyết định số 141/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007; Quyết định số 31/2008/QĐ-TTg ngày 25/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc: sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường hỗ trợ và TĐC Dự án thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đặc thù thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 11/1/2010 của Chính phủ V/v: Sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 29/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế đặc thù thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La;
Xét đề nghị của liên ngành Tài nguyên và Môi trường - Ban quản lý dự án bồi thường di dân tái định cư tỉnh tại Tờ trình số: 50/TTrLN-TNMT-BQLDABTDDTĐC ngày 10 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIAO ĐẤT, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN THUỘC DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THUỶ ĐIỆN SƠN LA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 của UBND tỉnh Lai Châu)
Quy định này quy định về thu hồi đất vùng ngập lòng hồ thủy điện, đất quy hoạch khu, điểm tái định cư; lập hồ sơ địa chính, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất khi nhà nước thực hiện dự án thuỷ điện Sơn La, cụ thể như sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất ở, đất sản xuất phải di chuyển đến nơi ở mới.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi một phần đất sản xuất nhưng không phải di chuyển chỗ ở.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở để xây dựng các khu, điểm TĐC.
4. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, Ban quản lý dự án bồi thường di dân tái định cư cấp tỉnh, cấp huyện (sau đây gọi tắt là Ban quản lý dự án) có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.
1. Đo đạc thủ công là một hình thức đo đạc dùng máy đo GPS cầm tay, máy đo góc, cạnh hoặc thước dây để xác định diện tích thửa đất hoặc nhóm các thửa đất liền kề của cùng một chủ hộ.
2. Đo đạc bản đồ địa chính chính quy là một hình thức đo đạc dùng máy móc đo đạc để xác định đồng thời tọa độ, độ cao chi tiết từng điểm của các thửa đất và những thông tin bề mặt đất khác theo hệ tọa độ độ cao Nhà nước để lập bản đồ theo hệ thống quy định chung toàn quốc.
3. Trích đo địa chính thửa đất (hoặc nhóm các thửa đất) là đo vẽ lập bản đồ địa chính của 1 khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
5. Dự án đo đạc địa chính là dự án thực hiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (sau đây gọi tắt là dự án đo đạc bản đồ).
6. Vùng ngập lòng hồ: Là vùng nằm trong phạm vi mốc đường viền lòng hồ thủy điện Sơn La (cốt ngập) đã được Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La bàn giao cho chính quyền xã, huyện để thực hiện công tác thu hồi, bồi thường.
1. Việc thu hồi đất để xây dựng mặt bằng khu, điểm tái định cư, bố trí tái định cư và các công trình xây dựng liên quan đến Dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu thực hiện theo quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư và các dự án thành phần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với diện tích đất được đo đạc bằng phương pháp thủ công, đã thu hồi hoặc đã công bố phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đã trả tiền hoặc chưa trả tiền bồi thường về đất cho người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Đối với những khu vực mặt bằng đã bị san ủi, hình thể của thửa đất đã bị biến dạng thì sử dụng diện tích đã xác định để bồi thường về đất.
- Đối với những khu vực mặt bằng chưa bị san ủi, các thửa đất chưa bị biến dạng và đã trả tiền bồi thường về đất hoặc đã công bố phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, các chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi không có khiếu kiện thì sử dụng diện tích đã xác định để bồi thường về đất. Trường hợp chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi chưa nhất trí với số liệu đo thì phải tiến hành đo đạc lại bằng phương pháp trích đo địa chính để xác định chính xác diện tích đất đã thu hồi. Nếu diện tích đất xác định lại nhỏ hơn diện tích đất đã thu hồi thì không truy thu tiền của người sử dụng đất số tiền chênh lệch đã bồi thường hoặc không giảm số tiền đã công bố bồi thường, hỗ trợ; nếu diện tích đất xác định lại lớn hơn diện tích đất đã thu hồi thì phải bồi thường bổ sung tiền cho chủ sử dụng đất phần diện tích chênh lệch.
3. Đối với những khu vực diện tích chưa đo đạc, chưa kiểm đếm và những khu vực diện tích đất đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất nhưng chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì Ban quản lý dự án phải đo đạc bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính theo đúng quy định kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để đo đạc lập hồ sơ địa chính, quy chủ xác định diện tích thu hồi, lập phương án bồi thường và thu hồi đất.
Điều 5. Thu hồi đất ở tại nơi ở cũ (đất nằm trong vùng ngập):
1. Đối với diện tích đất ở đã được Ban quản lý dự án đo đạc bằng phương pháp thủ công, đã lên phương án hoặc đã phê duyệt phương án và đã công bố phương án thì sử dụng diện tích đo đạc bằng phương pháp thủ công để phục vụ bồi thường về đất.
2. Đối với diện tích đất ở chưa được đo đạc thì Ban quản lý dự án thực hiện trích đo địa chính từng thửa đất hoặc một số thửa đất liền kề nhau để xác định diện tích thu hồi phục vụ bồi thường về đất.
3. Sau khi thực hiện thu hồi ban quản lý dự án tiến hành bàn giao lại diện tích đã thu hồi cho Uỷ ban nhân dân huyện, xã tổ chức quản lý.
4. Lập, thẩm định, quyết định thu hồi đất: Thực hiên như khoản 6, Điều 9 của Quy định này.
- Căn cứ giao đất: thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Đất đai năm 2003 và theo quy định của Chính phủ.
- Ban quản lý dự án lập phương án giao đất ở, xác định quy mô, vị trí thửa đất ở thực địa, đưa phương án ra thảo luận trong dân tái định cư, chỉnh sửa phương án nếu thấy cần thiết và tổ chức bốc thăm để xác định chủ sử dụng và tiến hành giao đất. Khi giao đất phải phải lập biên bản giao đất, trong biên bản xác định rõ ranh giới thửa đất được giao với các thửa đất liền kề, ghi rõ diện tích thửa đất là tạm xác định
- Sau khi giao đất ngoài thực địa, ban quản lý dự án phải bàn giao lại toàn bộ hồ sơ giao đất (gồm: Biên bản bàn giao đất và danh sách các hộ thuộc diện giao đất trong khu, điểm tái định cư, quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, bản đồ phân lô của dự án san ủi mặt bằng ) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (thị) nơi có đất để cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị (nơi tiếp nhận dân) chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường lập dự án đo đạc và tổ chức đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận cho các hộ tái định cư. Kinh phí thực hiện do Ban QLDA thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai theo dự án đầu tư đo đạc địa chính (hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Xác định giá trị đất thu hồi trong vùng ngập: Căn cứ vào giá dất được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, Ban quản lý dự án áp giá cho từng vị trí và từng khu vực thu hồi để tính ra giá trị đất bị thu hồi tại nơi ở cũ của từng hộ.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện như khoản 7, điểu 9 của Quy định này.
2. Xác định giá trị đất được giao tại nơi đến: Đơn giá đất tại các khu, điểm tái định cư nông thôn được tính bằng cách lấy tổng mức đầu tư của dự án san ủi mặt bằng cộng với chi phí đền bù khi thu hồi đất để thực hiện san ủi mặt bằng chia cho tổng diện tích đất được tạo ra do san ủi. (Riêng đối với các khu, điểm TĐC đô thị: Giá đất giao cho các hộ được tính theo giá đất của đô thị, được UBND tỉnh công bố hàng năm). Giá trị đất được giao của hộ tái định cư tại nơi đến được tính bằng diện tích đất được giao nhân với đơn giá đã xác định. Ban QLDA tính toán và quyết định giá trị đất ở giao cho các hộ TĐC.
3. Tính chênh lệch và thực hiện bù chênh:
a. Trường hợp hộ tái định cư tự bố trí được đất ở: Ban quản lý dự án quyết định chi trả phần chênh lệch đúng bằng giá trị đất bị thu hồi ở nơi bị ngập cho hộ tái định cư theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Trường hợp nhà nước phải bố trí đất ở:
- Giá trị đất ở được giao thấp hơn giá trị đất ở bị thu hồi thì hộ tái định cư được bồi thường phần giá trị chênh lệch.
- Giá trị đất ở được giao cao hơn giá trị đất ở bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp bù phần giá trị chênh lệch.
Ban quản lý dự án lập phương án bù chênh, niêm yết công khai, ra quyết định phê duyệt và chi trả cho các hộ được hưởng chênh lệch.
1. Căn cứ vào quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, quỹ đất của khu, điểm tái định cư, nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức: Ban quản lý dự án lập phương án giao đất, xác định quy mô, vị trí thửa đất ở thực địa và tiến hành giao đất cho tổ chức. Khi giao đất phải lập biên bản giao đất giữa đại diện Ban quản lý dự án, Uỷ ban nhân dân xã và người đại diện của tổ chức, trong biên bản xác định rõ ranh giới thửa đất được giao với các thửa đất liền kề, ghi rõ diện tích thửa đất là tạm xác định
2. Sau khi giao đất ngoài thực địa, ban quản lý dự án phải trình toàn bộ hồ sơ giao đất (gồm: Biên bản bàn giao đất, quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC, bản đồ phân lô của dự án san ủi mặt bằng) cho Sở Tài nguyên và Môi trường, sau mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận.
THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT VÙNG NGẬP LÒNG HỒ DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SƠN LA VÀ BỒI THƯỜNG CHO CÁC HỘ
Điều 9. Thu hồi đất sản xuất trong vùng ngập lòng hồ.
1. Đối với khu vực đã và đang thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính chính quy toàn khu vực đất thu hồi thì Ban quản lý dự án sử dụng kết quả đó để xác định diện tích đất thu hồi.
2. Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính thì ban quản lý dự án thực hiện trích đo địa chính từng thửa đất hoặc một số thửa đất liền kề nhau để phục vụ việc xác định diện tích đất thu hồi mà không cần thiết đo vẽ bản đồ địa chính chính quy toàn bộ khu vực thu hồi.
3. Đối với khu vực đã xác định diện tích đất phải thu hồi bằng phương pháp đo đạc thủ công hoặc đã phê duyệt và đã công bố phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư thì Ban quản lý dự án không phải xác định lại diện tích đã đo đạc mà sử dụng số liệu diện tích đã xác định để thu hồi.
4. Xử lý trường hợp bồi thường, hỗ trợ đối với đất đang sản xuất nông nghiệp mà đất đó đã được giao, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng vào mục đích đất lâm nghiệp hoặc được quy hoạch là đất lâm nghiệp:
a) Trường hợp người sử dụng đất đã nhận tiền Nhà nước hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng hàng năm thì khi thu hồi đất được bồi thường đất lâm nghiệp nếu đất đó là đất rừng sản xuất và được hỗ trợ thêm bằng tiền. Tổng cộng mức hỗ trợ và bồi thường bằng 80% giá đất sản xuất nông nghiệp liền kề có giá thấp nhất và diện tích được hỗ trợ cho mỗi hộ tính theo diện tích đang sử dụng và tối đa không quá 3 ha.
b) Trường hợp đất sản xuất nông nghiệp đã hình thành trước thời điểm công bố quy hoạch đất lâm nghiệp hoặc trước thời điểm giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, được Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cộng đồng dân cư xác nhận ở thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa được bồi thường để chuyển mục đích sử dụng đất thì khi thu hồi đất được bồi thường theo quy định bồi thường đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bồi thường tài sản (nếu có) theo quy định.
c) Trường hợp đất sản xuất nông nghiệp hình thành sau thời điểm công bố quy hoạch đất lâm nghiệp hoặc sau thời điểm giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nếu không có biên bản (hoặc văn bản) kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tự chuyển mục đích sử dụng đất thì khi thu hồi được bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp nếu đất đó là đất rừng sản xuất; không bồi thường về đất nếu đất đó là đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng. Tài sản gắn liền với đất được bồi thường theo quy định.
Trường hợp có biên bản (hoặc văn bản) kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tự chuyển mục đích sử dụng đất thì khi thu hồi được bồi thường về đất lâm nghiệp nếu đất đó là đất rừng sản xuất; không bồi thường về đất nếu đất đó là đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng. Tài sản gắn liền với đất được hỗ trợ theo quy định, mức hỗ trợ bằng 80% giá bồi thường theo đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
5. Quy chủ thu hồi đất: Sau khi có kết quả đo đạc thủ công hoặc trích lục, trích đo diện tích thu hồi, Ban quản lý dự án tổng hợp, lập danh sách thửa đất vào phiếu kê khai, phiếu điều tra xác định cụ thể tên tờ bản đồ, người sử dụng đất, số hiệu thửa đất, diện tích, vị trí, địa điểm, mục đích sử dụng đất.
6. Lập, thẩm định, quyết định thu hồi đất:
- Sau khi có kết quả đo đạc và quy chủ, ban quản lý dự án lập hồ sơ thu hồi đất trình thẩm định và phê duyệt. Hồ sơ thu hồi đất gồm:
+ Trường hợp đo đạc thủ công: Bảng tổng hợp danh sách các chủ hộ có đất bị thu hồi, tổng diện tích đất thu hồi và chi tiết từng loại đất.
+ Trường hợp đo đạc bản đồ địa chính: Bảng tổng hợp danh sách các chủ hộ có đất bị thu hồi, tổng diện tích đất thu hồi và chi tiết từng loại đất trích đo địa chính khu đất thu hồi.
- Về thẩm định và ra quyết định thu hồi đất thực hiện như sau:
+ Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định hồ sơ thu hồi đất và trình Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thu hồi đất.
+ Trường hợp thu hồi đất của tổ chức: Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ thu hồi đất và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi đất.
7. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường:
Khi có Quyết định thu hồi đất, Ban quản lý dự án tiến hành lập, trình thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường:
a. Nội dung phương án bồi thường:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi;
- Giá đất tính bồi thường;
- Số tiền bồi thường;
b. Lấy ý kiến về phương án bồi thường:
- Niêm yết công khai phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến;
- Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi;
- Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.
c. Hoàn chỉnh phương án bồi thường:
- Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoàn chỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định;
- Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường thì Ban quản lý dự án cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nơi có đất thu hồi thẩm định.
d. Phòng Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường và trình Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định phê duyệt.
8. Công khai quyết định thu hồi, phương án bồi thường và tuyên truyền phương thức bồi thường cho các hộ bị thu hồi:
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Ban quản lý dự án.
- Ban quản lý dự án thực hiện tuyên truyền phương thức bồi thường về đất sản xuất cho các hộ bị thu hồi theo 2 phương thức:
+ Bồi thường bằng tiền đối với các hộ tự lo được đất sản xuất tại nơi mới (không cần nhà nước bố trí). Trong trường hợp này, Ban quản lý dự án hướng dẫn các hộ đăng ký, hoàn thiện thủ tục và chi trả tiền bồi thường cho các hộ theo như Khoản 1, Điều 11 của Quy định này.
+ Bồi thường bằng việc giao đất sản xuất tại nơi ở mới đối với các hộ không tự lo được đất sản xuất tại nơi mới. Trong trường hợp này Ban quản lý dự án sẽ thu hồi và cân đối lại đất sản xuất ở nơi TĐC và giao cho các hộ có đất sản xuất bị thu hồi và thực hiện bù chênh đối với những trường hợp được hưởng theo như Khoản 2, Điều 11 của Quy định này.
Đối với hộ gia đình, cá nhân tái định cư thực hiện di chuyển đến nơi ở mới cách xa nơi sản xuất cũ lớn hơn 10km (theo đường bộ) thực hiện thu hồi diện tích đất nằm trong vùng ngập và cả diện tích đất nằm trên cốt ngập cho các hộ. Diện tích đất nằm trên cốt ngập bị thu hồi giao cho Uỷ ban nhân dân huyện, xã nơi có đất bị thu hồi quản lý theo quy định hiện hành.
Trình tự, thủ tục thu hồi đối với diện tích đất trên cốt ngập của các hộ tái định cư này được thực hiện như đối với việc thu hồi diện tích sản xuất trong khu vực ngập lòng hồ.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tái định cư có nhu cầu không thu hồi thì hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản lý dự án không thu hồi. Ban Quản lý dự án phối hợp với chính quyền cấp xã nơi có đất thu hồi xem xét, nếu phù hợp thì không thu hồi.
Điều 11. Bồi thường về đất sản xuất cho các hộ TĐC.
1. Đối với những hộ tự lo được đất sản xuất tại nơi ở mới (không cần nhà nước bố trí đất sản xuất tại nơi ở mới): Các hộ có đơn đề nghị và có cam kết tự thu xếp được đất sản xuất tại nơi ở mới theo mẫu đính kèm Quyết định, có xác nhận của trưởng bản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (nơi đến) gửi Ban quản lý dự án tổng hợp và Quyết định bồi thường bằng tiền phần diện tích đất sản xuất nằm trong vùng ngập lòng hồ cho các hộ theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với những hộ không tự lo được đất sản xuất tại nơi ở mới: Ban quản lý dự án tiến hành bồi thường phần diện tích đất sản xuất nằm trong vùng ngập lòng hồ cho các hộ bằng việc giao đất sản xuất tại nơi ở mới:
a. Thu hồi đất sản xuất tại nơi ở mới để giao cho các hộ tái định cư có nhu cầu theo chính sách:
- Căn cứ vào nhu cầu giao đất sản xuất của các hộ tái định cư, Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý dự án tổng hợp tổng nhu cầu đất sản xuất cần giao cho các hộ tái định cư của từng khu, điểm tái định cư.
- Căn cứ vào quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư, Ban quản lý dự án tiến hành thu hồi đất trong vùng sản xuất để giao cho các hộ theo hạn mức quy định.
- Trình tự, thủ tục thu hồi đất sản xuất được thực hiện như đối với việc thu hồi đất ở.
b. Giao đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận cho các hộ tái định cư được thực hiện như việc giao đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (thực hiện như Điều 6 của Quy định này).
c. Thực hiện bồi thường chênh lệch giá trị đất sản xuất giữa nơi đi và nơi đến:
- Tính giá trị đất sản xuất bị thu hồi trong vùng ngập lòng hồ: Căn cứ vào phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn giá đất được công bố hàng năm, Ban quản lý dự án tính ra giá trị phần đất bị thu hồi của các hộ.
- Tính giá trị đất sản xuất giao cho các hộ: Căn cứ vào diện tích đất sản xuất giao cho các hộ và đơn giá đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm hoặc giá trị thực hiện bồi thường để thu hồi, Ban quản lý dự án tính ra giá trị đất sản xuất được giao cho các hộ.
- Tính chênh lệch và thực hiện bù chênh:
+ Trường hợp giá trị đất sản xuất được giao thấp hơn giá trị đất sản xuất bị thu hồi thì hộ tái định cư được bồi thường phần giá trị chênh lệch.
+ Trường hợp giá trị đất sản xuất được giao cao hơn giá trị đất sản xuất bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp bù phần giá trị chênh lệch.
Ban quản lý dự án lập phương án bù chênh, niêm yết công khai, ra quyết định phê duyệt và chi trả cho các hộ được hưởng chênh lệch.
Thực hiện theo Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh v/v Ban hành Quy định công tác đo đạc thủ công, xây dựng bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất phát triển cao su.
Thực hiện theo Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND tỉnh v/v Ban hành đơn giá đo đạc bằng phương pháp thủ công, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 14. Kinh phí cho công tác đo đạc địa chính phục vụ cho việc thu hồi đất.
1. Trường hợp đo đạc thủ công không đảm bảo tính hợp lệ thì kết quả đo đạc thủ công đó vẫn được sử dụng nhưng chỉ được coi là kê khai, không được tính vào chi phí đo đạc thủ công, chỉ được tính chi phí cho việc kê khai, ghi chép kết quả. Chi phí nội dung công việc này được sử dụng trong tỷ lệ được trích không quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án và thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp phải đo vẽ bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính: Ban quản lý dự án lập Dự án đầu tư đo đạc địa chính (hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán) phục vụ thu hồi đất; đây là một trong những nội dung của phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và phải được thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện theo phân cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Sau khi Dự án đầu tư đo đạc địa chính (hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán) được phê duyệt, Ban quản lý dự án hợp đồng với đơn vị đo đạc đủ điều kiện về pháp nhân để tổ chức đo đạc lập hồ sơ thu hồi đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kinh phí thực hiện do Ban quản lý dự án thanh toán cho đơn vị đo đạc theo Dự án đầu tư đo đạc địa chính (hoặc thiết kế kỹ thuật - dự toán) được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
1. Ban quản lý dự án có trách nhiệm xây dựng dự án và tổ chức thực hiện thu hồi đất vùng ngập lòng hồ; thu hồi đất để xây dựng điểm tái định cư và tạm giao đất cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân đảm bảo đúng Quy định này.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện (thị xã) chỉ đạo việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân thuộc Dự án tái định cư thuỷ điện Sơn La theo các quy định hiện hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 75/2002/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thuộc đối tượng không phải đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 30/2013/QĐ-UBND về quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 1Quyết định 02/2007/QĐ-TTg Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 6Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- 7Quyết định 141/2007/QĐ-TTg sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Thuỷ điện Sơn La, kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 31/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La kèm theo Quyết định 02/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- 10Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2010 sửa đổi Điều 1 Quyết định 246/QĐ-TTg quy định cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư Dự án Thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 246/QĐ-TTg năm 2008 cơ chế đặc thù về thu hồi đất; giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 01/2010/QĐ-UBND quy định công tác đo đạc thủ công, xây dựng bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất phát triển cao su do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 13Quyết định 75/2002/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình thuộc đối tượng không phải đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 15Quyết định 30/2013/QĐ-UBND về quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Quyết định 04/2010/QĐ-UBND về Quy định công tác thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc dự án tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- Số hiệu: 04/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Lê Trọng Quảng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra