Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2007/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 05/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 21 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các Đại học, Học viện, các trường Đại học và các môn thi trắc nghiệm cho các trường Cao đẳng. Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng các trường) sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng gói đề thi (nếu được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ), bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển”.
2. Đối tượng 01, 04 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“- Đối tượng 01: Công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
- Đối tượng 04:
+ Con liệt sỹ;
+ Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
+ Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
+ Con của người được cấp “ Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
+ Con Bà mẹ Việt
+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học”.
3. Đối tượng 06 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“- Đối tượng 06:
+ Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
+ Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
+ Con của người được cấp “ Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, suy giảm khả năng lao động dưới 81%”;
4. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ 2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
b) Người đã dự thi và trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã dự thi, mà không phải thi lại. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
c) Thí sinh trong đội tuyển Olympic, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào đại học, nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp THPT.
Khối ngành học được ưu tiên xem xét phù hợp với môn thí sinh đã dự thi;
d) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương là thành viên đội tuyển quốc gia, được Uỷ ban TDTT xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAGAME), Cúp Đông Nam Á được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường, theo quy định của từng trường.
đ) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường.
Những thí sinh đạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm kể từ ngày đạt giải đến ngày thi tuyển sinh vào trường.
5. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Các đối tượng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ
a) Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT, sau khi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, được trường ĐH, CĐ ưu tiên khi xét tuyển, theo quy định của từng trường.
Kết quả thi quốc gia chọn học sinh giỏi theo chương trình lớp 12 của những học sinh chưa tốt nghiệp THPT, được bảo lưu cho kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm kế tiếp.
b) Thí sinh đạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban thể dục thể thao (TDTT) có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự đủ các môn thi văn hoá theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào Đại học TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng, theo quy định của từng trường.
Thí sinh đạt huy chương bạc, huy chương đồng của các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức 1 lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia đã tham dự đủ các môn thi văn hoá theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, không có môn nào bị điểm 0 được ưu tiên xét tuyển vào CĐ Thể dục thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT tương ứng của từng trường.
c) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc đã tham dự đủ các môn thi văn hoá theo đề chung của Bộ GD&ĐT, không có môn nào bị điểm 0, được trường ĐH, CĐ ưu tiên xét tuyển, theo quy định của từng trường.
Những thí sinh đạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm kể từ ngày đạt giải đến ngày thi tuyển sinh vào trường.
6. Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi bổ sung như sau:
“ 3. Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, hồ sơ ĐKXT và lệ phí tuyển sinh
a) Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh.
- Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi tiếp nhận theo quy định của Sở GD&ĐT. Các Sở GD&ĐT sẽ chuyển hồ sơ ĐKDT, lệ phí tuyển sinh cho các trường;
- Khi hết thời hạn nộp hồ sơ ĐKDT theo quy định của Sở GD&ĐT thì thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho trường;
- Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự thi để kịp sửa chữa, bổ sung;
- Đối với những thí sinh đạt giải trong kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi theo chương trình lớp 12; đạt giải thể dục thể thao hoặc nghệ thuật, nộp giấy chứng nhận đạt giải hoặc chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự thi.
b) Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí xét tuyển
Hồ sơ ĐKXT và lệ phí xét tuyển nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh theo đúng thời hạn quy định trong lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT”.
7. Khoản 2 Điều 17 bổ sung như sau
2. Khối thi và môn thi của các trường, ngành năng khiếu:
- Khối N thi các môn: Văn, Kiến thức âm nhạc, Năng khiếu âm nhạc.
- Khối H thi các môn: Văn, Hội hoạ, Bố cục.
- Khối M thi các môn:Văn, Toán, Đọc, kể diễn cảm và hát.
- Khối T thi các môn: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT.
- Khối V thi các môn: Toán, Vật lí, Vẽ mỹ thuật.
- Khối S thi các môn: Văn, 2 môn Năng khiếu điện ảnh.
- Khối R thi các môn: Văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí.
- Khối K thi các thi môn: Toán, Vật lí, Kỹ thuật nghề.
Các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo phương pháp trắc nghiệm.
Thời gian làm bài của mỗi môn thi do HĐTS trường quyết định nếu thi theo đề thi riêng, do Bộ GD&ĐT quyết định nếu thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT và được công bố công khai trước kỳ thi 3 tháng. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ ba môn, không được xét tuyển.
8. Điểm a khoản 8 Điều 22 được sửa đổi như sau
“a) Trước ngày 10/8 hàng năm, gửi dữ liệu kết quả chấm thi cho Bộ GD&ĐT theo đúng cấu trúc quy định”.
9. Điểm a khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Thang điểm chấm thi là thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm.
Riêng các môn thi năng khiếu và các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài thi phải quy về thang điểm 10. Đối với các môn thi theo phương pháp tự luận cán bộ chấm thi chỉ chấm theo thang điểm 10. Việc tính hệ số do máy tính thực hiện”.
10. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau
“ Quản lý điểm bài thi
Sau khi chấm thi xong, các trường công bố điểm thi của thí sinh trên mạng Giáo dục (www.edu.net.vn ) và trên các phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất là ngày 10/8 hằng năm, đồng thời truyền dữ liệu về Bộ GD&ĐT”.
11. Điểm c khoản 2 Điều 30 được sửa đổi như sau
“c) Các bài thi sau khi phúc khảo được Ban thư ký xử lý như sau:
- Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo giống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Phúc khảo ký xác nhận điểm chính thức.
- Nếu kết quả của hai trong ba lần phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức rồi ký tên xác nhận”.
12. Điểm b khoản 2 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau
“b) Quy định cụ thể
- Đối với những trường sử dụng chung đề thi hoặc chung kết quả thi để xét tuyển.
+ Căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ GD & ĐT sẽ xác định và công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ đối với HSPT-KV3 tương ứng từng khối thi: A, B, C, D (điểm sàn không nhân hệ số)’’.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 05/2006/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 05/2008/QĐ-BGDĐT về “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 07/2005/QĐ-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 05/2008/QĐ-BGDĐT về “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 69/2008/QĐ-BGDĐT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1975 đến năm 2006 về hoạt động của trường sư phạm hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 2375/QĐ-BGDĐT năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo và liên tịch ban hành từ năm 1986 đến năm 2007 hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 05/2006/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 85/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quyết định 04/2007/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BGD&ĐT được sửa đổi tại Quyết định 05/2006/QĐ-BGD&ĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 04/2007/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/02/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 240 đến số 241
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra