Hệ thống pháp luật

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2005/QĐ-BVHTT

Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN SỐ 04/2005/QĐ-BVHTT NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 2005 BAN HÀNH BẢN "ĐỊNH MỨC TÍNH VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRANG TRÍ CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN"

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN

Căn cứ Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thông tin;
Căn cứ Quyết định số 2999/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc xây dựng định mức công tác trang trí cổ động trực quan;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành bản "Định mức tính vật liệu, nhân công thực hiện công tác trang trí cổ động trực quan ngành Văn hóa - Thông tin".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bản "Định mức tính vật liệu, nhân công thực hiện công tác trang trí, cổ động trực quan ngành Văn hóa - Thông tin" ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng thực hiện thống nhất trong ngành Văn hóa - Thông tin trên phạm vi toàn quốc để làm căn cứ lập kế hoạch xây dựng hàng năm.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở, Giám đốc các Sở Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Đinh Quang Ngữ

(Đã ký)

 

ĐỊNH MỨC

TÍNH VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRANG TRÍ CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN
(Ban hành theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BVHTT ngày 31/01/2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin)

I. ĐỊNH MỨC TÍNH VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRANG TRÍ CỔ ĐỘNG TRỰC QUAN NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN

Định mức tính vật liệu, nhân công thực hiện công tác trang trí cổ động trực quan Văn hóa - Thông tin là định mức kinh tế - kỹ thuật và mỹ thuật xác định mức hao phí chính về vật liệu, nhân công để hoàn thành công việc cắt dán chữ, kẻ chữ và phóng tranh cổ động ở cơ sở (bao gồm cả những hao phí cần thiết nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật để thực hiện công việc, được tính trên 1 m2 nền).

Căn cứ để lập định mức gồm:

- Nghị định số 38/1998/NĐ-CP ngày 09/06/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin.

- Các số liệu điều tra, văn bản chi phí thực tế ở một số địa phương trong toàn quốc; Số liệu thực nghiệm ở các lớp tập huấn công tác cổ động trực quan do Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở tổ chức.

- Quyết định số 2999/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc xây dựng định mức công tác trang trí cổ động trực quan.

- Quyết định số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998 của Bộ Xây dựng về việc ban hành "Định mức dự toán xây dựng cơ bản".

1. Nội dung định mức gồm:

- Mức hao phí vật liệu chính: là số lượng vật liệu chính cần thiết (giấy cắt chữ, xốp cắt chữ, mầu bột, sơn) cho việc thực hiện công việc.

- Mức hao phí vật liệu khác: là số lượng vật liệu phụ, dụng cụ cầm tay nhỏ, rẻ tiền.... cần thiết cho việc thực hiện công việc (hao phí vật liệu phụ được ghi chú thích theo từng loại công việc).

- Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của họa sĩ và lao động tương đương cần có để trực tiếp thực hiện khối lượng công việc (cụ thể theo từng loại công việc).

2. Kết cấu định mức theo từng loại công việc:

+ Cắt và dán chữ bằng giấy, Decan.

+ Cắt dán chữ xốp.

+ Quét nền:

- Quét nền bằng mầu bột.

- Quét nền bằng sơn.

+ Kẻ chữ:

- Kẻ chữ bằng mầu bột.

- Kẻ chữ bằng sơn.

+ Vẽ có hình (vẽ người, động vật, hoa, lá... ):

- Vẽ có hình bằng mầu bột

- Vẽ có hình bằng sơn.

Một loại được xác định định mức theo đơn vị tính riêng, diện tích thể hiện (quy theo m2) và hao phí vật liệu, nhân công phù hợp để thực hiện công việc đó.

3. Quy định áp dụng:

a) Định mức này là căn cứ lập kế hoạch, dự toán cho công tác trang trí cổ động trực quan trong ngành Văn hóa - Thông tin ở cơ sở. Khi quyết toán cần căn cứ tình hình thực tế và điều kiện cụ thể tổ chức thực hiện công việc ở cơ sở.

b) Định mức công việc được tính khi thực hiện ở độ cao <2m (độ cao của các mảng tường, phông, pa nô có sẵn), nếu thực hiện ở độ cao >2m thì hao phí nhân công cho mỗi độ cao (2m cho một độ cao) được tính cộng thêm 20%.

c) Định mức "kẻ chữ" (gồm kẻ chữ bằng mầu bột và kẻ chữ bằng sơn), hao phí nhân công áp dụng cho kẻ chữ có kích thước chữ cao trên 10cm. Đối với kích thước chữ từ 5cm đến 10cm (chiều cao), hao phí nhân công tính gấp đôi; kích thước chữ 0,5cm đến 5cm, hao phí nhân công tính gấp ba.

d) Định mức "vẽ có hình" gồm có hình bằng nét mầu, vẽ hình bằng các mảng mầu tạo thành hình, vẽ hình bằng nét mầu kết hợp với các mảng mầu, áp dụng cho 1 m2 nền đối với vẽ có hình đơn giản (hình vẽ chiếm tỷ lệ dưới 50% 1m2 nền). Đối với vẽ có hình phức tạp (hình vẽ chiếm tỷ lệ trên 50% 1m2 nền) hao phí nhân công tính gấp đôi.

e) Mức hao phí vật liệu chính được tính theo đơn vị đo lường thống nhất của Nhà nước.

Ví dụ: sơn - đơn vị tính = kg (Kilogam);

Keo - đơn vị tính = kg (Kilogam)

Xốp - đơn vị tính = m2 (Mét vuông)

g) Mức hao phí vật liệu khác được tính chi phí bằng tỷ lệ % tính trên giá trị chi phí vật liệu chính (trên 1 m2 thể hiện), dùng để mua bút vẽ, bút chì, thước....

h) Mức hao phí nhân công là số thời gian mà họa sĩ và lao động tương đương cần thiết để thực hiện công việc. Ngày công của họ (một ngày công được tính là 8 giờ làm việc) tùy điều kiện cụ thể có thể tính mức thù lao bằng hoặc cao hơn số thù lao theo ngạch, bậc viên chức thuộc chức danh của ngành Văn hóa - Thông tin. Ví dụ trong bảng định mức cắt, dán khẩu hiệu tính: nhân công áp bậc họa sỹ 5/9, là tính cho bậc họa sỹ 5/9 của thang lương họa sỹ, loại viên chức A1. Trường hợp các cơ quan đơn vị sử dụng nhân công thực hiện các công việc có trong định mức này, nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của các công việc đã nêu trong định mức, thì hao phí nhân công được tính tương đương theo quy định ở từng bảng nội dung công tác trong định mức.

Ngoài quy định chung nói trên, trong mỗi bảng công việc đều có phần thuyết minh và hướng dẫn áp dụng cụ thể cho mỗi nội dung.

II, BẢNG ĐỊNH MỨC CÁC CÔNG VIỆC:

1. Cắt chữ và dán chữ trên lm2 nền:

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Cắt dán giấy

Cắt dán đề can

Cắt và dán chữ

Vật liệu chính

- Giấy

- Keo dán

Vật liệu khác

Nhân công: áp bậc họa sỹ 5/9

m2
kg

%

công

0,6

0,2

30

0,2

0,6

30

0,3

- Vật liệu khác bao gồm: dao, kéo, bút chì, đun keo, xà phòng.

- Hao phí nhân công áp dụng cho cắt và dán chữ có kích thước chữ cao trên 10 cm.

Đối với kích thước chữ từ 5 cm đến 10 cm (chiều cao), hao phí nhân công tính gấp đôi; kích thước chữ 0,5 cm đến 5 cm hao phí nhân công tính gấp ba.

- Nhân công là công lao động của người thực hiện tốt công việc, áp bậc họa sỹ 5/10 hoặc tương đương. Ngày công của họa sỹ bậc 5/10 tính theo thang lương hoạ sỹ, loại viên chức A1. Với chi phí nhân công mức 0,2 có nghĩa là làm hoàn thiện 10m2 chi phí 2 công. Trong đó công việc người đó phải làm là: Chuẩn bị giấy mầu, đề xuất kiểu chữ, thể hiện mẫu trình bày, sau khi được duyệt mới tiến hành cắt, dán, hoàn thiện vật trưng bày và đặt ở vị trí sử dụng. Trong chi phí nhân công thực hiện bao gồm cả thời gian chuẩn bị vật liệu, trình duyệt, thi công, hoàn thiện.

2. Cắt, dán chữ xốp trên 1m2 gỗ đóng khung:

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Cắt dán chữ xốp

Cắt và dán chữ

Vật liệu chính

- Xốp

- Keo dán

Vật liệu khác

Nhân công: áp bậc họa sỹ 5/9

m2
kg

%

công

0,6

0,2

50

0,3

- Vật liệu khác bao gồm: dao, kéo, bút chì, đun keo, xà phòng, đinh ghim, đinh nhỏ, dây thép mảnh... Hao phí vật liệu khác tính bằng 50% của chi phí mua xốp và keo dán (vật liệu chính).

- Hao phí gỗ và công đóng khung không tính trong bảng định mức này.

- Hao phí nhân công áp dụng cho cắt và dán chữ bằng tay có kích thước chữ cao trên 10cm. Đối với kích thước chữ từ 5 cm đến 10cm (chiều cao), hao phí nhân công tính gấp đôi.

3. Quét nền:

a) Quét nền bằng mầu bột trên 1m2:

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Quét nền

Vật liệu chính

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mầu bột

kg

0,3

0,45

0,24

0,36

0,24

0,36

 

- Keo

kg

0,3

0,45

0,24

0,36

0,24

0,36

 

Vật liệu khác

%

30

35

25

35

25

35

 

Nhân công: áp dụng bậc họa sỹ 5/9

công

0,08

0,09

0,08

0,09

0,08

0,09

- Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, đun keo, chậu đựng mầu, xà phòng.

- Nhân công 0,08 được hiểu là cần quét 1 m2 nền (quét 2 lượt) bao gồm chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, vệ sinh mặt nền định quét, pha mầu, quét nền, chờ khô mới quét tiếp lần sau.

b) Quét nền bằng sơn trên 1 m2:

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

Trên tôn

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Quét nền

Vật liệu chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơn

kg

0,4

0,6

0,36

0,47

0,248

0,320

0,2

0,3

 

- Xăng

lít

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

 

Vật liệu khác

%

20

25

20

25

20

25

10

15

 

Nhân công: áp bậc họa sỹ 5/9

công

0,072

0,091

0,072

0,091

0,072

0,091

0,051

0,074

- Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, giẻ lau, xà phòng.

4. Kẻ chữ:

a) Kẻ chữ bằng mầu bột (trên 1m2 nền):

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Kẻ chữ

Vật liệu chính:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mầu bột

kg

0,2

0,3

0,2

0,3

0,2

0,3

 

- Keo

kg

0,2

0,3

0,2

0,3

0,2

0,3

 

Vật liệu khác

%

20

30

20

30

20

30

 

Nhân công: áp bậc họa sỹ 7/9

công

0,2

0,4

0,2

0,4

0,2

0,4

- Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, thước kẻ, xà phòng.

b) Kẻ chữ bằng sơn (trên 1 m2 nền):

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

Trên tôn

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Quét nền

Vật liệu chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơn

kg

0,2

0,3

0,2

0,3

0,15

0,3

0,1

0,2

 

- Xăng

lít

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

 

Vật liệu khác

%

10

20

10

20

10

20

10

20

 

Nhân công: áp bậc họa sỹ 5/9

công

0,4

0,6

0,35

0,45

0,35

0,45

0,4

0,6

Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, thước kẻ, giẻ lau, xà phòng

5. Vẽ có hình:

a) Vẽ có hình bằng mầu bột (trên 1 m2 nền):

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Kẻ chữ

Vật liệu chính:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mầu bột

kg

0,6

0,9

0,6

0,9

0,5

0,75

 

- Keo

kg

0,6

0,9

0,6

0,9

0,5

0,75

 

Vật liệu khác

%

20

25

20

25

20

25

 

Nhân công: áp bậc họa sỹ 7/9

công

0,8

1

0,8

1,2

0,8

1

Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, thước kẻ, chậu đựng mầu, xà phòng.

b) Vẽ có hình bằng sơn (trên 1 m2 nền):

Nội dung công việc

Thành phần hao phí

Đơn vị

Trên vải

Trên tường

Trên gỗ

Trên tôn

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

2 nước

3 nước

Quét nền

Vật liệu chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sơn

kg

0,5

0,75

0,6

0,9

0,6

0,9

0,4

0,6

 

- Xăng

lít

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

0,1

0,15

 

Vật liệu khác

%

15

20

15

20

15

20

15

20

 

Nhân công: áp bậc họa sỹ 5/9

công

0,9

1,2

0,9

1,2

0,9

1,2

0,8

1,1

Vật liệu khác bao gồm: bút lông, bút chì, thước kẻ, giẻ lau, xà phòng.

Căn cứ Bản "Định mức tính vật liệu, nhân công thực hiện công tác trang trí cổ động trực quan ngành Văn hóa - Thông tin" trên, các đơn vị thuộc ngành Văn hóa - Thông tin tổ chức áp dụng thực hiện. Trong quá trình thực hiện khi có phát sinh các vấn đề, cần phản ánh về Bộ Văn hóa - Thông tin để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 04/2005/QĐ-BVHTT về Định mức tính vật liệu, nhân công thực hiện công tác trang trí cổ động trực quan ngành Văn hoá Thông tin do Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin ban hành

  • Số hiệu: 04/2005/QĐ-BVHTT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
  • Người ký: Đinh Quang Ngữ
  • Ngày công báo: 18/02/2005
  • Số công báo: Từ số 12 đến số 13
  • Ngày hiệu lực: 05/03/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 01/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản