Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 23 tháng 01 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế xét công nhận làng nghề tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
XÉT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03 /2014/QĐ -UBND ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục và hồ sơ xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam.
2. Quy chế này áp dụng cho các làng có các nghề tiểu thủ công nghiệp và có nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đang hoạt động; các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Trong Quy chế này các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp là một cụm dân cư cấp thôn, làng hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau tại các cơ sở sản xuất tập trung hoặc phân tán ở các hộ gia đình trong làng, có sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, các ngành nghề sản xuất đã phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng.
2. Làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp là làng nghề tiểu thủ công nghiệp có nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được hình thành từ lâu đời.
3. Làng nghề là từ gọi chung của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp.
Điều 3. Mục đích công nhận làng nghề
1. Nhằm ghi nhận những đóng góp của làng nghề và tôn vinh các sản phẩm đặc trưng của làng nghề.
2. Nhằm khuyến khích, động viên nhân dân địa phương tích cực tham gia hoạt động sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động tại địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
3. Khuyến khích, động viên thợ thủ công trong các làng nghề có trình độ cao về tay nghề và kinh nghiệm trong sản xuất: Nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản phẩm và du nhập nghề mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và kỹ thuật, mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI GIAN XÉT CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ
Điều 4. Tiêu chí công nhận làng nghề
1. Tiêu chí công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận phải đạt 04 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trong làng tham gia các hoạt động tiểu thủ công nghiệp;
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo các quy định của pháp luật hiện hành;
d) Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp
Làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp phải đạt tiêu chí làng nghề tiểu thủ công nghiệp và có ít nhất một nghề tiểu công nghiệp truyền thống được công nhận theo quy định tại Quy chế này.
Đối với những làng nghề tiểu thủ công nghiệp chưa đạt tiêu chí tại điểm a, b, khoản 1, Điều này nhưng có ít nhất một nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được công nhận theo quy định tại Quy chế này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp.
Điều 5. Trình tự, thủ tục, thời gian xét công nhận làng nghề
1. Các làng có nghề tiểu thủ công nghiệp đối chiếu với tiêu chí tại Điều 4 Quy chế này, xét thấy đủ điều kiện, kê khai hồ sơ theo điểm a, b, c, d, khoản 1, Điều 6 (đối với làng nghề tiểu thủ công nghiệp) hoặc khoản 2, Điều 6 (đối với làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp) Quy chế này và nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn việc kê khai hồ sơ, xem xét và xác nhận vào hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề, gửi văn bản kèm theo hồ sơ về Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện).
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp hồ sơ do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập và gửi văn bản kèm theo hồ sơ về Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận làng nghề trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.
5. Hội đồng xét công nhận làng nghề xét duyệt và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
6. Thời gian xét công nhận làng nghề hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 hàng năm.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề
1. Hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp được lập thành 5 bộ, bao gồm:
a) Đơn của làng đề nghị xét công nhận làng nghề;
b) Báo cáo kết quả hoạt động của làng qua 2 năm phấn đấu xây dựng phát triển (theo tiêu chí tại Điều 4 Quy chế này) và các phong trào hoạt động văn hoá xã hội nổi bật có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
c) Danh sách các cơ sở sản xuất-kinh doanh tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
d) Xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường về đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề;
e) Văn bản đề nghị xét công nhận làng nghề của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
f) Văn bản đề nghị xét công nhận làng nghề của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (kèm theo danh sách).
2. Hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam được lập thành 5 bộ, bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1, Điều 6 Quy chế này và bản tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Điều 7. Hội đồng xét công nhận làng nghề
1. Hội đồng xét công nhận làng nghề tỉnh Hà Nam do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, gồm: 01 Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Lãnh đạo Sở Công Thương làm Phó Chủ tịch Hội đồng (thường trực) và các thành viên là đại diện các Sở, ngành: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ.
2. Hội đồng xét công nhận làng nghề tỉnh Hà Nam hoạt động theo nguyên tắc:
a) Hội đồng tổ chức xét công nhận làng nghề mỗi năm một lần;
b) Kỳ họp của Hội đồng xét công nhận làng nghề phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tham dự;
c) Mỗi thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn các làng nghề đạt tiêu chí để bỏ phiếu tín nhiệm; Hội đồng đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đảm bảo tính khách quan, minh bạch;
d) Làng nghề được Hội đồng xét công nhận làng nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu tán thành;
e) Đối với các làng nghề không đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Quy chế này: Hồ sơ không đúng nội dung, trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định sẽ không được xem xét. Hội đồng xét công nhận làng nghề phải có văn bản trả lời lý do không xem xét hồ sơ.
Điều 8. Thu hồi bằng công nhận làng nghề
1. Làng nghề được công nhận sau 05 năm không đạt các tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công nhận.
2. Hàng năm, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề đã được công nhận sau 05 năm, lập danh sách các làng nghề không đạt các tiêu chí quy định tại Điều 4 Quy chế này, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi bằng công nhận.
3. Đối với làng nghề đã được công nhận từ năm 2010 trở về trước, sau 5 năm kể từ ngày quy chế có hiệu lực nếu không đạt tiêu chí quy định tại Điều 4 Quy chế này, Sở Công Thương lập danh sách trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi bằng công nhận.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LÀNG NGHỀ
1. Được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Bằng công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam (hoặc Bằng công nhận làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Nam), biểu trưng và hỗ trợ kinh phí là 10.000.000 đồng.
2. Được bổ sung hàng năm vào danh sách các làng nghề của tỉnh để lập kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng năm do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Được ưu tiên đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và cán bộ quản lý môi trường cấp xã.
4. Được ưu tiên trong quá trình xét duyệt và cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng về môi trường như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường ngành và Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương.
5. Được ưu tiên trong quá trình xem xét, lựa chọn các địa điểm triển khai, tiếp nhận các mô hình xử lý chất thải cũng như hoạt động khác từ các dự án quốc tế, các nhiệm vụ, đề tài, dự án từ ngân sách nhà nước.
6. Được hưởng chế độ ưu đãi về khuyến công, phát triển nghề và làng nghề của tỉnh, các chính sách hiện hành của Nhà nước.
7. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh làng nghề được hỗ trợ 100% chi phí thuê 1 gian hàng tiêu chuẩn từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để trưng bày các sản phẩm làng nghề khi tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh làng nghề được hỗ trợ 50% kinh phí thuê 1 gian hàng tiêu chuẩn và được hỗ trợ 50% kinh phí phương tiện đi lại khi đi tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để trưng bày các sản phẩm làng nghề theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, phát triển nghề và làng nghề ở địa phương.
2. Duy trì, xây dựng và phát triển làng nghề ổn định, bền vững, gắn với du lịch và bảo vệ môi trường làng nghề, an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất.
3. Tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, cải tiến thiết bị công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến mẫu mã nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật ngày càng cao, được thị trường ưa chuộng.
4. Tích cực mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; khai thác và phát triển bền vững vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
5. Huy động các nghệ nhân, thợ giỏi, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia công tác truyền nghề, dạy nghề cho người lao động; duy trì, phát triển làng nghề ổn định, bền vững.
6. Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của làng nghề theo 6 tháng, năm với địa phương.
Điều 11. Phân công trách nhiệm
1. Sở Công Thương
a) Là cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận làng nghề, làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề và đơn thư khiếu nại (nếu có); công bố Quyết định công nhận làng nghề;
b) Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho công tác thẩm định, xét công nhận làng nghề hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo kế hoạch khuyến công hàng năm; tiếp nhận và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật;
c) Giới thiệu danh sách thành viên Hội đồng xét công nhận làng nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định;
d) Hàng năm lập danh sách các làng có nghề tiểu thủ công nghiệp đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và xem xét, xác nhận đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề;
e) Hàng năm, chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện rà soát, kiểm tra, tổng hợp tình hình hoạt động của các làng nghề được công nhận, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý đối với những làng nghề không đảm bảo các tiêu chí sau khi được công nhận; kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề đã được công nhận sau 05 năm, lập danh sách các làng nghề không đạt các tiêu chí quy định tại Điều 4 Quy chế này, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi bằng công nhận làng nghề;
f) Hướng dẫn, tạo điều kiện để các làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm của làng nghề;
g) Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình hoạt động, phát triển làng nghề với Uỷ ban nhân dân tỉnh;
h) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương có làng nghề, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện tốt Quy chế này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn các làng có nghề tiểu thủ công nghiệp tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Xác nhận các làng có nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề kịp thời, giúp cho công tác xét công nhận làng nghề hàng năm được thuận lợi;
c) Hàng năm lập danh sách làng nghề không đạt tiêu chí về môi trường gửi Sở Công Thương để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính: Đảm bảo kinh phí cho công tác xét công nhận làng nghề.
4. Các Sở, ngành liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện tốt Quy chế này.
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức hướng dẫn các địa phương không ngừng phát huy thế mạnh, khôi phục, duy trì phát triển ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hướng dẫn các làng có nghề tiểu thủ công nghiệp tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã lập danh sách làng nghề đủ tiêu chí và lập hồ sơ đề nghị xét công nhận;
c) Phối hợp với Sở Công Thương rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề đã được công nhận;
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm tình hình hoạt động, phát triển làng nghề với Sở Công Thương;
6. Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương;
b) Tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát triển nghề và làng nghề; hướng dẫn, đôn đốc các làng nghề tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Hướng dẫn các làng có các nghề tiểu thủ công nghiệp và có nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đạt tiêu chí của Quy chế này, lập và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 4 và Điều 6 Quy chế này, gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
d) Thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, Uỷ ban nhân dân cấp huyện rà soát, kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các làng nghề.
e) Báo cáo định kỳ 6 tháng, năm tình hình hoạt động, phát triển làng nghề với Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung, các Sở, ngành; Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã; làng nghề phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 70/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 15/2013/QĐ-UBND ban hành quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 717/QĐ-UBND năm 2014 công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 360/2014/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 70/2010/QĐ-UBND
- 7Quyết định 82/2009/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét danh hiệu và khen thưởng đối với làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
- 8Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 70/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Thông tư 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 7Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy chế xét công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Quyết định 15/2013/QĐ-UBND ban hành quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Quyết định 717/QĐ-UBND năm 2014 công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 360/2014/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xét, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và xét tặng nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 70/2010/QĐ-UBND
- 11Quyết định 82/2009/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét danh hiệu và khen thưởng đối với làng nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, tổ chức, cá nhân có công đưa nghề mới về địa phương trong tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 03/2014/QĐ-UBND Quy chế xét công nhận làng nghề tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 03/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/02/2014
- Ngày hết hiệu lực: 16/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra