Hệ thống pháp luật

BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/QĐ-BCĐTW

Hà Nội ngày 15 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA TỔNG DUYỆT TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019

TRƯỞNG BAN
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tiến hành Điều tra tổng duyệt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 trên địa bàn 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk và Cần Thơ theo Phương án điều tra ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổng cục Thống kê chỉ đạo 4 Cục Thống kê tỉnh, thành phố nêu tại Điều 1 và các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê tổ chức thực hiện Điều tra tổng duyệt theo đúng Phương án quy định.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính cử đại diện phối hợp thực hiện Điều tra tổng duyệt theo đúng Phương án quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Cần Thơ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (để báo cáo);
- Các thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương;
- UBND tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Cần Thơ (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Xây dựng, Tài chính (để cử đại diện tham gia);
- Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để cử công chức tham gia);
- 03 Trung tâm Tin học Thống kê (TCTK);
- Lưu: VT, VP BCĐTW, TCTK (20).

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Nguyễn Chí Dũng

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA TỔNG DUYỆT TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-BCĐTW ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra dân số và nhà ở Trung ương)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cuộc Điều tra tổng duyệt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (viết gọn là Điều tra tổng duyệt) nhằm các mục đích chính sau:

- Hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ Tổng điều tra và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập, tổng hợp kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019;

- Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức chỉ đạo về tất cả các công đoạn của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho các cán bộ nòng cốt của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, Ban Chỉ đạo tại các Bộ và các địa phương;

- Tổng kết những bài học kinh nghiệm quan trọng, để triển khai áp dụng trong cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019.

2. Yêu cầu

- Điều tra Tổng duyệt phải đạt được mục đích quy định tại phương án này;

- Tổ chức Điều tra tổng duyệt phải đúng phương án quy định;

- Quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

1. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là nhân khẩu thực tế thường trú tại các địa bàn điều tra (viết gọn là ĐBĐT) được chọn tiến hành Điều tra tổng duyệt có đến thời điểm 0 giờ ngày 01/8/2018, bao gồm:

- Tất cả những người Việt Nam thường xuyên cư trú trên ĐBĐT được chọn Điều tra tổng duyệt, tính đến thời điểm điều tra;

- Người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định;

- Các trường hợp chết (của hộ) đã xảy ra từ ngày 28/01/2017 (từ ngày 01 Tết Âm lịch năm Đinh Dậu) đền ngày 31/7/2018;

- Nhà ở của các hộ dân cư thuộc Các ĐBĐT đã được chọn.

Điều tra tổng duyệt không thực hiện điều tra các đối tượng sau: (1) Những người thuộc lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý hiện đang sống tại hộ; (2) Những người Việt Nam làm việc tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ đi cùng do Bộ Ngoại giao quản lý.

2. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra là hộ dân cư (viết gọn là hộ). Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.

3. Phạm vi điều tra

Cuộc Điều tra tổng duyệt được tiến hành tại 48 ĐBĐT, mỗi ĐBĐT có từ 70 đến 150 hộ đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và từ 150 đến 200 hộ đối với các vùng còn lại thuộc 4 tỉnh đại diện cho các khu vực có điều kiện địa lý kinh tế khác nhau. Cụ thể như sau:

Tỉnh Quảng Ninh (đại diện cho Vùng Đồng bằng sông Hồng):

- Thị xã Quảng Yên (đồng bằng): 4 địa bàn thuộc xã Hiệp Hòa;

- Huyện Vân Đồn (đồng bằng ven biển): 4 địa bàn thuộc xã Đông Xá;

- Thành phố Cẩm Phả (thành thị): 4 địa bàn thuộc phường Cẩm Bình.

Tỉnh Quảng Nam (đại diện cho Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung):

- Thành phố Tam Kỳ (đồng bằng ven biển): 4 địa bàn thuộc xã Tam Thanh;

- Huyện Duy Xuyên (đồng bằng ven biển): 4 địa bàn thuộc xã Duy Phước;

- Huyện Tiên Phước (núi thấp): 4 địa bàn thuộc xã Tiên Châu.

Tỉnh Đắk Lắk (đại diện cho Vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Vùng Tây Nguyên):

- Huyện: Ea Súp (núi cao): 4 địa bàn thuộc xã Ea Lê;

- Huyện: Krông Na (núi thấp): 4 địa bàn thuộc xã Bình Hòa;

- Thành phố Buôn Ma Thuột (thành thị): 4 địa bàn thuộc phường Tân Lập.

Thành phố Cần Thơ (đại diện Vùng Đông Nam bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long):

- Quận Ninh Kiều (thành thị): 4 địa bàn thuộc Phường An Cư;

- Quận Ô Môn (thành thị): 4 địa bàn thuộc Phường Thới An;

- Huyện Thới Lai (nông thôn): 4 địa bàn thuộc Xã Định Môn.

III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Nội dung Điều tra

1.1. Nội dung điều tra toàn bộ

Thông tin về dân số:

- Các thông tin cá nhân (họ và tên, giới tính, tuổi);

- Mối quan hệ với chủ hộ;

- Dân tộc và tôn giáo;

- Tình hình đi học hiện nay;

- Trình độ học vấn và trình độ nghề, kỹ năng nghề;

- Tình trạng biết đọc và biết viết;

- Tình trạng hôn nhân;

- Tình hình đăng ký khai sinh của trẻ em.

Thông tin về nhà ở của hộ:

- Tình trạng nhà ở hiện tại;

- Quy mô diện tích nhà ở;

- Kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính;

- Năm đưa vào sử dụng.

1.2. Nội dung điều tra chọn mẫu

Ngoài các thông tin như trong phiếu điều tra toàn bộ, phiếu điều tra mẫu còn có thêm các thông tin sau đây:

Thông tin về dân số:

- Tình trạng di cư (nơi thường trú cách đây 5 năm) và lý do di cư;

- Tình trạng khuyết tật;

- Tuổi kết hôn lần đầu;

- Tình trạng lao động việc làm.

Thông tin về lịch sử sinh của nữ vị thành niên từ 10 - 14 tuổi và phụ nữ từ 15 - 49 tuổi:

- Tình hình sinh con;

- Số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết;

- Tháng, năm sinh và số con trai, số con gái của lần sinh gần nhất;

- Hỗ trợ của cán bộ y tế trong lần sinh con gần nhất.

Thông tin về người chết:

- Thông tin cá nhân của người chết là thành viên hộ;

- Nguyên nhân chết, chết do thai sản.

Thông tin về nhà ở:

- Tình trạng sở hữu nhà ở;

- Loại nhiên liệu (năng lượng) chính để thắp sáng và nấu ăn;

- Nguồn nước chính sử dụng để ăn uống;

- Loại hố xí đang sử dụng;

- Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ.

2. Phiếu điều tra

Điều tra tổng duyệt sử dụng hai loại phiếu điều tra để thu thập thông tin:

- Phiếu số 01/ĐTTD (còn gọi là phiếu ngắn): sử dụng điều tra thu thập thông tin cơ bản về dân số và nhà ở thuộc nội dung điều tra toàn bộ;

- Phiếu 02/ĐTTD (còn gọi là phiếu dài): sử dụng điều tra thu thập thông tin bổ sung về tình hình sinh, chết và nhà ở đáp ứng các nội dung điều tra chọn mẫu. Các hộ được điều tra phiếu dài thì không thực hiện điều tra phiếu ngắn.

IV. THỜI ĐIỂM VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA

1. Thời điểm

Thời điểm Điều tra tổng duyệt là 0 giờ ngày 01/8/2018.

2. Thời gian điều tra

Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là 05 ngày (không bao gồm thời gian thực hiện các lớp tập huấn tại 03 cấp Trung ương, tỉnh, huyện), bắt đầu từ ngày 17/9/2018.

V. LOẠI ĐIỀU TRA, NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

1. Loại Điều tra

Điều tra tổng duyệt là cuộc điều tra chọn mẫu với mẫu được chọn theo phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Việc chọn mẫu tỉnh, huyện, xã và các ĐBĐT được thực hiện theo phương pháp chuyên gia nhằm đảm bảo đại diện cho các vùng địa lý khác nhau như: khu vực thành thị, nông thôn, đồng bằng, ven biển, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Chọn mẫu hộ để thực hiện điều tra phiếu dài theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Mỗi xã chọn 01 ĐBĐT mẫu trong tổng số 04 ĐBĐT đã được chọn trong cùng xã. Tại mỗi ĐBĐT mẫu được chọn, chọn ngẫu nhiên 40 hộ để điều tra phiếu dài; các hộ còn lại trong ĐBĐT mẫu và các ĐBĐT còn lại trong xã sẽ thực hiện điều tra phiếu ngắn.

2. Người cung cấp thông tin

Chủ hộ (hoặc người am hiểu về các thành viên trong hộ khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin về nhân khẩu thực tế thường trú, các trường hợp chết, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ. Đối với những thông tin về thành viên hộ mà chủ hộ không nắm chắc, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp thành viên hộ để hỏi các thông tin điều tra.

Riêng thông tin về lao động việc làm, điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra là người từ 15 tuổi trở lên; các thông tin về lịch sử sinh, sức khoẻ sinh sản, điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra là nữ vị thành niên từ 10 - 14 tuổi và phụ nữ từ 15 - 49 tuổi.

3. Phương pháp thu thập thông tin

Điều tra tổng duyệt sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: điều tra viên đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh (viết gọn là Phiếu điện tử); Đối với những người tạm vắng trong suốt thời gian điều tra, điều tra viên có thể hỏi những người khác trong hộ hoặc dựa vào những tài liệu do người thân hoặc chính quyền cung cấp để ghi phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng đối với phiếu ngắn và phiếu dài.

Khi thu thập các thông tin về nhà ở, điều tra viên hỏi người cung cấp thông tin kết hợp với quan sát trực tiếp ngôi nhà hoặc căn hộ để ghi câu trả lời vào phiếu điều tra.

- Hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt: hộ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu điều tra trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt (viết gọn là Phiếu trực tuyến). Phương pháp tự cung cấp thông tin được áp dụng đối với phiếu ngắn.

VI. CÁC DANH MỤC VÀ BẢNG PHÂN LOẠI THỐNG KÊ

Điều tra tổng duyệt sử dụng 09 danh mục và bảng phân loại thống kê sau:

1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/20p4/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được cập nhật đến thời điểm Điều tra tổng duyệt;

2. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

3. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

4. Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;

5. Danh mục nghề nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;

6. Danh mục các tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận và cấp đăng ký hoạt động;

7. Bảng chuyển đổi năm âm lịch sang năm dương lịch;

8. Bảng chuyển đổi trình độ văn hóa phổ thông;

9. Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN

1. Xử lý thông tin phiếu điều tra

a. Phiếu trực tuyến: Thông tin trên phiếu trực tuyến được lưu trữ trên máy chủ của Tổng cục Thống kê sau khi hộ hoàn thành tự điền thông tin. Dữ liệu điều tra được kiểm tra và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của phiếu điện tử phục vụ cho xử lý kết quả Điều tra tổng duyệt.

b. Phiếu điện tử: Thông tin trên phiếu điện tử được điều tra viên hoàn thành và gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê ngay trong quá trình điều tra thực địa. Dữ liệu được kiểm tra, duyệt và nghiệm thu bởi giám sát viên các cấp: huyện, tỉnh và Trung ương.

2. Xử lý dữ liệu ảnh về sơ đồ nền

Xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu ảnh về sơ đồ nền xã, phường, thị trấn (viết gọn là xã/phường) phục vụ công tác lập bảng kê, điều tra thu thập thông tin và giám sát điều tra.

3. Xử lý dữ liệu bảng kê

Xây dựng và xử lý các cơ sở dữ liệu bảng kê hộ dân cư và bảng kê nhân khẩu đặc thù phục vụ phân chia các hình thức thu thập thông tin phiếu trực tuyến, phiếu điện tử và quản lý điều tra.

4. Xử lý dữ liệu quản lý Điều tra tổng duyệt trên trang Trang thông tin của Điều tra tổng duyệt

Xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu khác về quản lý và điều hành của Điều tra tổng duyệt. Trong đó, xử lý và tổng hợp báo cáo tiến độ hàng ngày của BCĐ các cấp.

VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

STT

Hoạt động

Thời gian

Đơn vị chủ trì

I

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

 

 

1

Xây dựng phương án Điều tra tổng duyệt

Tháng 4-7/2018

BCĐ Trung ương

2

Gửi công văn hướng dẫn vẽ sơ đồ nền xã/phường và phân chia và chọn mẫu ĐBĐT

Tháng 8/2018

BCĐ Trung ương

3

Chọn mẫu (các tỉnh, huyện, xã, ĐBĐT)

Tháng 6/2018

BCĐ Trung ương, BCĐ các tỉnh

4

Hoàn thiện phiếu điều tra

14/6/2018

BCĐ Trung ương

5

Hoàn thiện tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ

15/7/2018

BCĐ Trung ương

6

Xây dựng phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ Điều tra tổng duyệt

05/8/2018

BCĐ Trung ương

7

Xây dựng tài liệu hướng dẫn phiếu điện tử và tài liệu hướng dẫn phần mềm giám sát.

15/7/2018

BCĐ Trung ương

8

Phô tô tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và các tài liệu điều tra liên quan

Tháng 7/2018

BCĐ Trung ương, tỉnh

9

Tuyên truyền về Điều tra tổng duyệt

07/9 - 9/9/2018; 17/9 - 21/9/2018

BCĐ các cấp

II

VẼ SƠ ĐỒ NỀN, LẬP BẢNG KÊ

 

 

1

Vẽ sơ đồ nền xã/phường

25/8 - 31/8/2018

BCĐ xã

2

Duyệt sơ đồ nền và gửi vào cơ sở dữ liệu ảnh

05/9 - 06/9/2018

BCĐ huyện

3

Thực hiện lập bảng kê hộ và bảng kê nhân khẩu đặc thù của các ĐBĐT

07 - 9/9/2018

BCĐ xã

4

Nhập tin bảng kê trong cơ sở dữ liệu bảng kê

10 - 11/9/2018

BCĐ huyện

5

Thiết lập quản lý và gửi vào hệ thống quản lý

12 - 16/9/2018

BCĐ huyện

III

TẬP HUẤN

 

 

1

Tập huấn cấp Trung ương

21/8 - 25/8/2018

BCĐ Trung ương

2

Tập huấn cấp tỉnh

05/9 - 10/9/2018

BCĐ tỉnh

3

Tập huấn cấp huyện

11/9 - 15/9/2018

BCĐ huyện

IV

CHUẨN BỊ TRƯỚC ĐIỀU TRA

 

 

1

Chọn hộ điều tra mẫu

12/9/2018

BCĐ Trung ương

2

In danh sách bảng kê gửi điều tra viên, tổ trưởng

13/9 - 16/9/2018

BCĐ huyện, xã

3

Gửi tin nhắn tới các hộ đăng ký thực hiện phiếu trực tuyến

13/9 - 16/9/2018

BCĐ Trung ương

V

ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN

 

 

1

Điều tra thu thập thông tin tại hộ

17/9 - 21/9/2018

Điều tra viên

2

Hộ tự cung cấp thông tin trực tuyến

17/9 - 19/9/2018

Hộ

3

Điều tra thu thập thông tin các hộ đăng ký nhưng không thực hiện phiếu trực tuyến

21/9/2018

Điều tra viên

4

Điều tra nhân khẩu đặc thù

 

 

 

- Người lang thang, cơ nhỡ, sống bằng nghề trên mặt nước

17/9/2018

BCĐ cấp xã

 

- Nhân khẩu đặc thù khác đang cư trú tại các cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù

17/9 -18/9/2018

BCĐ cấp xã

5

Giám sát điều tra thực địa

17/9 - 21/9/2018

BCĐ các cấp

6

Báo cáo tiến độ hàng ngày

17/9 - 21/9/2018

BCĐ các cấp

VI

KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU PHIẾU

 

 

1

Kiểm tra thông tin để điều tra các hộ đăng ký nhưng không thực hiện phiếu trực tuyến

20/9/2018

BCĐ Trung ương

2

Kiểm tra, đối chiếu thông tin của mạng lưới điều tra với phiếu điện tử. Kiểm tra và nghiệm thu phiếu điện tử

17/9 - 21/9/2018

GSV các cấp

3

Kiểm tra, nghiệm thu và xây dựng báo cáo

17/9 - 21/9/2018

BCĐ các cấp

VII

TỔNG KẾT ĐIỀU TRA TỔNG DUYỆT

 

 

1

Họp báo cáo và tổng kết Điều tra tổng duyệt

22/9/2018

BCĐ cấp tỉnh

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị Điều tra tổng duyệt

a. Xác định địa bàn điều tra, vẽ sơ đồ nền xã/phường và lập bảng kê

ĐBĐT của cuộc Điều tra tổng duyệt là thôn, làng, xóm, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, tiểu khu (viết gọn là thôn/tổ dân phố).

Thực hiện vẽ sơ đồ nền xã/phường trên đó thể hiện ranh giới địa lý của xã/phường, phân chia ranh giới địa lý của các thôn/tổ dân phố (hay các ĐBĐT) trong xã/phường được chọn điều tra. Sơ đồ nền xã/phường thể hiện các vật định hướng, những đặc điểm nổi bật, dễ nhận biết và thể hiện các điểm dân cư hoặc nơi có người sinh sống.

Thực hiện lập bảng kê hộ trong mỗi ĐBĐT để xác định hộ hoặc các hộ đang sinh sống trong từng đơn vị nhà và thu thập các thông tin cơ bản về từng hộ theo yêu cầu của bảng kê, trong đó bao gồm thông tin hộ tự nguyện đăng ký thực hiện tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt.

Thực hiện lập bảng kê các cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù tại các cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù như: ký túc xá học sinh, sinh viên; nhà chùa; tu viện; nhà ở công nhân trong khuôn viên các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... Trong đó, liệt kê tên từng người trong từng, cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù.

BCĐ cấp xã thực hiện lập bảng kê nhân khẩu đặc thù và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác lập bảng kê của các ĐBĐT trong phạm vi của xã/phường quản lý.

b. Tuyển chọn lực lượng tổ chức Điều tra tổng duyệt

- Cấp Trung ương

Tổng cục Thống kê: Vụ Thống kê Dân số và Lao động là lực lượng nòng cốt tham gia Điều tra tổng duyệt. Các Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I, II và III, Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê, Tạp chí Con số và Sự kiện và một số đơn vị khác thuộc Tổng cục.

Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao: mỗi Bộ cử 01 đại diện làm quan sát viên.

Bộ Tài chính cử 01 công chức chuyên theo dõi kinh phí cho cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 để giám sát công tác Điều tra tổng duyệt.

- 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì Điều tra tổng duyệt

Cấp tỉnh: Cục trưởng Cục Thống kê (Phó Trưởng ban thường trực BCĐ cấp tỉnh), 01 Phó Cục trưởng Cục Thống kê phụ trách Phòng Thống kê Dân số - Văn xã, 01 Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng, Phòng Thống kê Dân số - Văn xã (Chánh Văn phòng BCD cấp tỉnh) và 02 công chức của Phòng Thống kê Dân số - Văn xã (giảng viên của tỉnh);

Cấp huyện: Chi Cục trưởng, Chi Cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phó ban thường trực BCD cấp huyện) và 02 công chức của Chi Cục Thống kê (giảng viên cấp huyện);

Cấp xã: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban BCD cấp xã) và 02 công chức giúp việc, trong đó 01 người chịu trách nhiệm về chất lượng sơ đồ nền xã/phường và 01 người chịu trách nhiệm về chất lượng bảng kê và phiếu điều tra.

- 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia làm quan sát viên

Mỗi Cục Thống kê cấp tỉnh cử 02 công chức tham gia làm quan sát viên trong suốt quá trình Điều tra tổng duyệt (01 người là Chánh Văn phòng BCĐ cấp tỉnh và 01 người là giảng viên các lớp tập huấn nghiệp vụ tại địa phương). Cục trưởng Cục Thống kê sẽ dự hội nghị đánh giá kết quả tại tỉnh điều toa Tổng duyệt vào ngày 22/9/2018.

c. Tuyển chọn người vẽ sơ đồ, người lập bảng kê

Người vẽ sơ đồ cần có kỹ năng vẽ sơ đồ, bản đồ và am hiểu về ĐBĐT; ưu tiên cán bộ địa chính hoặc nguyên cán bộ địa chính của xã/phường thực hiện vẽ sơ đồ. Mỗi xã/phường chọn 01 người thực hiện vẽ sơ đồ nền xã/phường.

Người lập bảng kê cần am hiểu về ĐBĐT và biết thông tin về các hộ sinh sống trên ĐBĐT; ưu tiên những người sinh sống tại ĐBĐT, trưởng thôn/tổ trưởng dân phố. Mỗi người lập bảng kê thực hiện lập bảng kê 01 ĐBĐT.

Ban Chỉ đạo cấp xã thực hiện tuyển chọn người vẽ sơ đồ và lập bảng kê.

d. Tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng

(1) Nhiệm vụ của điều tra viên và tổ trưởng

- Điều tra viên phải tham gia đầy đủ và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho điều tra viên; trực tiếp đến các đơn vị điều tra thuộc các ĐBĐT được phân công để phỏng vấn thu thập thông tin trong phiếu điều tra theo đúng yêu cầu; thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn đối với điều tra viên khi tiến hành thu thập thông tin; phối hợp với tổ trưởng hoàn thành các công việc có liên quan khác.

- Tổ trưởng có nhiệm vụ phối hợp với trưởng thôn/tổ trưởng dân phố, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ,… để tuyên truyền, giải thích mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến hành cuộc Điều tra tổng duyệt; quản lý, điều hành, giám sát Điều tra viên tại các ĐBĐT được giao phụ trách; báo cáo tình hình thực hiện Điều tra tổng duyệt tới BCĐ cấp xã.

(2) Yêu cầu tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng

- Điều tra viên là lực lượng trực tiếp thực hiện cuộc điều tra. Vì vậy, yêu cầu phải chọn những người có đủ khả năng thực hiện công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia đầy đủ và tham gia tập huấn nghiệp vụ Điều tra tổng duyệt đạt kết quả tốt. Điều tra viên cần sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại thông minh để thực hiện phiếu điện tử trong Điều tra tổng duyệt.

- Tổ trưởng điều tra là lực lượng trực tiếp quản lý công việc của điều tra viên. Tuyển chọn tổ trưởng nên ưu tiên là thành viên BCĐ cấp xã, công chức văn phòng - thống kê cấp xã hoặc người có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm và cam kết dành đủ thời gian để quản lý điều tra viên trong thời gian điều tra tại ĐBĐT theo quy định của Điều tra tổng duyệt.

(3) Một số chú ý trong tuyển chọn điều tra viên

Để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin 02 loại phiếu và đáp ứng tình hình thực tế của các địa phương, tuyển chọn điều tra viên cần chú ý một số điểm sau:

- Đối với lực lượng thu thập thông tin của phiếu ngắn: Điều tra viên nên ưu tiên cán bộ tại xã/phường, cán bộ thôn/tổ dân phố, người làm công tác bưu điện tại địa phương. Để ngăn ngừa hiện tượng sao chép thông tin từ sổ sách vào phiếu điều tra, không sử dụng cán bộ đang quản lý tài liệu đăng ký (cán bộ tư pháp, công an xã hoặc cộng tác viên về dân số) làm điều tra viên.

- Đối với lực lượng thu thập thông tin của phiếu dài: Ngoài những yêu cầu tuyển chọn điều tra viên đối với lực lượng điều tra phiếu ngắn như đã nêu, điều tra viên phải là người có trình độ nghiệp vụ tốt, ưu tiên những người đã từng tham gia các cuộc điều tra thống kê.

(4) Số lượng điều tra viên, tổ trưởng cần tuyển dụng

BCĐ cấp xã chịu trách nhiệm tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng

- Điều tra viên: 02 điều tra viên thực hiện thu thập thông tin của 01 ĐBĐT.

- Tổ trưởng: 01 tổ trưởng phụ trách các ĐBĐT của 01 xã/phường.

e. Tuyển chọn giám sát viên

Điều tra tổng duyệt gồm 03 cấp giám sát: giám sát viên cấp Trung ương, giám sát viên cấp tỉnh và giám sát viên cấp huyện với nhiệm vụ giám sát hoạt động của mạng lưới tổ trưởng và điều tra viên, giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho BCĐ cấp dưới.

Các BCĐ tuyển chọn và phân công nhiệm vụ cho giám sát viên cùng cấp.

f. Tài liệu Điều tra tổng duyệt

Các loại tài liệu hướng dẫn quản lý, nghiệp vụ, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, các mẫu bảng kê ... do các Cục Thống kê in và phân phối tới các ĐBĐT bảo đảm yêu cầu kịp thời, đầy đủ và chất lượng.

Tài liệu tuyên truyền do Nhà xuất bản Thống kê in và phân phối bảo đảm yêu cầu kịp thời, đầy đủ và chất lượng.

2. Công tác tập huấn

Công tác tập huấn được thực hiện tại 03 cấp: Trung ương, tỉnh và huyện với các nội dung: (i) công tác quản lý và lập bảng kê; (ii) nghiệp vụ điều tra, ghi mã, giám sát. Cụ thể như sau:

- Cấp Trung ương:

BCĐ Trung ương tổ chức tập huấn cho giám sát viên cấp Trung ương, quan sát viên cấp Trung ương và giảng viên cấp tỉnh. Thời gian tập huấn: 05 ngày, trong đó tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê trong 01 ngày (0,5 ngày cho công tác quản lý và 0,5 ngày cho công tác lập bảng kê, nhập tin hoặc tải bảng kê vào chương trình quản lý chung) và 04 ngày cho công tác nghiệp vụ (03 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ, ghi mã và kiểm tra và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu số liệu).

- Cấp tỉnh:

Tập huấn cấp tỉnh cho BCĐ cấp tỉnh, quan sát viên cấp tỉnh, BCĐ cấp huyện, giảng viên cấp huyện, giám sát viên cấp tỉnh và người thực hiện lập bảng kê. Thời gian tập huấn: 06 ngày, trong đó 02 ngày tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê (01 ngày cho công tác quản lý và 01 ngày trực tiếp cho người lập bảng kê) và 04 ngày cho công tác nghiệp vụ (03 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ, ghi mã, kiểm tra và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu số liệu).

- Cấp huyện:

Tập huấn cấp huyện cho BCĐ cấp xã, giám sát viên cấp huyện và cấp xã, tổ trưởng và điều tra viên. Đối với các ĐBĐT phiếu ngắn, thời gian tập huấn là 4,5 ngày (0,5 ngày về công tác quản lý; 03 ngày về nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu số liệu). Đối với các ĐBĐT phiếu dài, thời gian tập huấn là 5,5 ngày (0,5 ngày về công tác quản lý; 04 ngày về nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu số liệu).

3. Công tác tuyên truyền

Để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cũng như cuộc Điều tra tổng duyệt, tạo sự quan tâm và hợp tác của người dân với điều tra viên, công tác tuyên truyền cần thực hiện tại Trung ương và địa phương như sau:

Tại Trung ương: Thực hiện tuyên truyền Tổng điều tra và Điều tra tổng duyệt trên một số phương tiện truyền thông phù hợp, chú trọng tính hiệu quả. Trong đó, thực hiện sản xuất và nhân bản đĩa CD hỏi đáp về Điều tra tổng duyệt phát cho các ĐBĐT.

Tại địa phương: Tại các ĐBĐT được chọn thực hiện Điều tra tổng duyệt, thực hiện việc phát đĩa CD hỏi đáp về Điều tra tổng duyệt trên hệ thống phát thanh xã/phường và sử dụng các hình thức tuyên truyền khác tại địa phương như: in các khẩu hiệu tuyên truyền dán ở trụ sở UBND xã/phường và các ĐBĐT; tổ chức họp dân để thông báo về cuộc điều tra tổng duyệt.

Công tác tuyên truyền được thực hiện trong 02 đợt: Đợt 1 từ ngày 07 - 09/9/2018; Đợt 2 từ ngày 17 - 21/9/2018.

4. Thu thập thông tin và giám sát điều tra

a. Chọn mẫu hộ điều tra phiếu dài

BCĐ Trung ương thực hiện chọn mẫu các hộ điều tra phiếu dài; hoàn thiện danh sách các hộ điều tra trong cơ sở dữ liệu bảng kê.

BCĐ cấp huyện gửi danh sách các hộ điều tra, trong đó có các hộ điều tra mẫu và các hộ đăng ký điều tra trực tuyến đến BCĐ cấp xã để in và phát cho tổ trưởng.

b. Rà soát công tác chuẩn bị

BCĐ cấp xã thực hiện rà soát các ĐBĐT về số lượng và phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng, điều tra viên; kiểm tra phương tiện điều tra (sơ đồ nền xã/phường, bảng kê, thiết bị di động, bút, cặp,...).

c. Thông báo các hộ đăng ký tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt

BCĐ Trung ương thông báo tới các hộ đăng ký tự kê khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt thông qua hình thức tin nhắn (để thông báo tên tài khoản và mật khẩu đăng nhập) trước thời gian thực hiện tự điền thông tin quy định trong Phương án này.

d. Điều tra thu thập thông tin

Thực hiện điều tra thu thập thông tin ở tất cả các ĐBĐT bắt đầu từ ngày 17/9/2018 và kết thúc chậm nhất vào ngày 21/9/2018. Thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) để sử dụng phiếu điện tử được huy động từ các điều tra viên hoặc các tổ chức tại địa phương theo hình thức thuê thiết bị.

Các hộ tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thực hiện phiếu trực tuyến của Điều tra tổng duyệt từ ngày 17/9 - 19/9/2018.

BCĐ cấp xã tổ chức lực lượng điều tra những người lang thang, cơ nhỡ; những người sống bằng nghề trên mặt nước không có nhà trên bờ, không có bến gốc đang có mặt trong phạm vi xã/phường vào ngày đầu tiên điều tra (17/9/2018), sử dụng phiếu ngắn để thu thập thông tin.

BCĐ Trung ương kiểm tra tiến độ điều tra của các hộ cung cấp thông tin phiếu trực tuyến vào ngày 20/9/2018 để thông báo và chỉ đạo các BCĐ cấp dưới thực hiện điều tra thu thập thông tin các hộ đã đăng ký nhưng không thực hiện tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Điều tra tổng duyệt trong ngày 21/9/2018.

Hàng ngày, BCĐ các cấp ở địa phương báo cáo tiến độ điều tra, những vướng mắc phát sinh để xin ý kiến chỉ đạo của BCĐ cấp trên.

e. Giám sát, kiểm tra, thanh tra

Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc Điều tra tổng duyệt, BCĐ các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất trong quá trình tổ chức cuộc Điều tra tổng duyệt, trong đó:

Công tác giám sát: giám sát viên các cấp thực hiện giám sát hoạt động của mạng lưới tổ trưởng, điều tra viên, giám sát viên cấp dưới và hỗ trợ chuyên môn cho cấp dưới. Công tác giám sát được tiến hành song song với các công đoạn của điều tra.

Công tác kiểm tra: tổ trưởng thực hiện kiểm tra tiến độ và tình hình đến hộ để phỏng vấn, uốn nắn, sửa chữa ngay những sai sót trong quá trình thu thập số liệu; báo cáo tiến độ, những vướng mắc, khó khăn phát sinh tới BCĐ cấp xã để kịp thời giải quyết. BCĐ cấp xã thực hiện kiểm tra tiến độ và chất lượng điều tra tại các ĐBĐT trên phạm vi xã quản lý.

Công tác thanh tra: BCĐ các cấp chỉ đạo thực hiện thanh tra công tác nghiệp vụ, việc tuân thủ các quy trình và quy định của Điều tra tổng duyệt.

5. Nghiệm thu kết quả và bàn giao tài liệu

BCĐ các cấp thực hiện nghiệm thu phiếu điện tử ngay trong quá trình điều tra thực địa.

6. Đánh giá kết quả Điều tra tổng duyệt

Báo cáo sơ kết và báo cáo giám sát các mặt công tác Điều tra tổng duyệt tại 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được thảo luận, biên soạn thành báo cáo chính thức gửi cho BCĐ các cấp và BCĐ các Bộ liên quan để rút kinh nghiệm cho cuộc Tổng điều tra chính thức.

XI. KINH PHÍ ĐIỀU TRA

Kinh phí Điều tra tổng duyệt do ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra quốc gia và các văn bản hiện hành.

Tổng cục Thống kê có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê một cách hiệu quả, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra theo Phương án này./.

 

PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH 59 CỤC THỐNG KÊ THAM GIA LÀM QUAN SÁT VIÊN TRA TỔNG DUYỆT TỔNG TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019

STT

Tỉnh/thành phố

Địa điểm tham gia làm quan sát viên

STT

Tỉnh/thành phố

Địa điểm tham gia làm quan sát viên

Quảng Ninh

Quảng Nam

Đắk Lắk

TP Cần Thơ

Quảng Ninh

Quảng Nam

Đắk Lắk

TP Cần Thơ

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

 

Tổng = 63

11

14

19

19

32

Đà Nẵng

 

X

 

 

 

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 

 

 

33

Quảng Nam

 

X

 

 

01

Hà Nội

X

 

 

 

34

Quảng Ngãi

 

X

 

 

02

Vĩnh Phúc

X

 

 

 

35

Bình Định

 

X

 

 

03

Bắc Ninh

X

 

 

 

36

Phú Yên

 

X

 

 

04

Quảng Ninh

X

 

 

 

37

Khánh Hoà

 

X

 

 

05

Hải Dương

X

 

 

 

38

Ninh Thuận

 

X

 

 

06

Hải Phòng

X

 

 

 

39

Bình Thuận

 

X

 

 

07

Hưng Yên

X

 

 

 

 

TÂY NGUYÊN

 

 

 

 

08

Thái Bình

X

 

 

 

40

Kon Tum

 

 

X

 

09

Hà Nam

X

 

 

 

41

Gia Lai

 

 

X

 

10

Nam Định

X

 

 

 

42

Đắk Lắk

 

 

X

 

11

Ninh Bình

X

 

 

 

43

Đắk Nông

 

 

X

 

 

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

 

 

44

Lâm Đồng

 

 

X

 

12

Hà Giang

 

 

X

 

 

ĐÔNG NAM BỘ

 

 

 

13

Cao Bằng

 

 

X

 

45

Bình Phước

 

 

 

X

14

Bắc Kạn

 

 

X

 

46

Tây Ninh

 

 

 

X

15

Tuyên Quang

 

 

X

 

47

Bình Dương

 

 

 

X

16

Lào Cai

 

 

X

 

48

Đồng Nai

 

 

 

X

17

Yên Bái

 

 

X

 

49

Bà Rịa-Vũng Tàu

 

 

 

X

18

Thái Nguyên

 

 

X

 

50

TP Hồ Chí Minh

 

 

 

X

19

Lạng Sơn

 

 

X

 

 

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

20

Bắc Giang

 

 

X

 

51

Long An

 

 

 

X

21

Phú Thọ

 

 

X

 

52

Tiền Giang

 

 

 

X

22

Điện Biên

 

 

X

 

53

Bến Tre

 

 

 

X

23

Lai Châu

 

 

X

 

54

Trà Vinh

 

 

 

X

24

Sơn La

 

 

X

 

55

Vĩnh Long

 

 

 

X

25

Hòa Bình

 

 

X

 

56

Đồng Tháp

 

 

 

X

 

BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

57

An Giang

 

 

 

X

26

Thanh Hoá

 

X

 

 

58

Kiên Giang

 

 

 

X

27

Nghệ An

 

X

 

 

59

TP Cần Thơ

 

 

 

X

28

Hà Tĩnh

 

X

 

 

60

Hậu Giang

 

 

 

X

29

Quảng Bình

 

X

 

 

61

Sóc Trăng

 

 

 

X

30

Quảng Trị

 

X

 

 

62

Bạc Liêu

 

 

 

X

31

Thừa Thiên Huế

 

X

 

 

63

Cà Mau

 

 

 

X

 

PHỤ LỤC 2:

CÁC BỘ, CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC THỐNG KÊ THAM GIA TRA TỔNG DUYỆT TỔNG TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019

STT

Bộ, đơn vị

Địa điểm tra tổng duyệt

Quảng Ninh

Quảng Nam

Đắk Lắk

TP Cần Thơ

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

 

 

 

 

 

 

01

Bộ Quốc phòng

X

 

 

 

02

Bộ Công an

X

 

 

 

03

Bộ Ngoại giao

 

X

 

 

04

Bộ Xây dựng

X

 

 

 

05

Bộ Tài chính

 

 

X

 

06

Vụ Thống kê Dân số và Lao động

X

X

X

X

07

Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin

X

 

X

 

08

Vụ Kế hoạch tài chính

 

X

 

X

09

Vụ Pháp chế và Thanh tra Thống kê

X

 

 

 

10

Tạp chí Con số và Sự kiện

 

 

X

 

11

Văn phòng Tổng cục

 

 

X

 

12

Trung tâm Tin học Thống kê khu vực I

X

X

X

X

13

Trung tâm Tin học Thống kê khu vực II

 

 

 

X

14

Trung tâm Tin học Thống kê khu vực III

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các quan sát viên đến từ các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Xây dựng và Tài chính có thể đổi địa điểm (các tỉnh) quan sát khi có yêu cầu.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 02/QĐ-BCĐTW năm 2018 về tiến hành Điều tra tổng duyệt Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương ban hành

  • Số hiệu: 02/QĐ-BCĐTW
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/08/2018
  • Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
  • Người ký: Nguyễn Chí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản