- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 5Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2022/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 12 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2110/TTr-SCT ngày 09 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/01/2022.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Quyết định 02/2022/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Quy định này quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi tắt là UBND tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là UBND cấp huyện).
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, lưu trữ, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu; chủ dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng, bến thủy nội địa có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
Điều 4. Cơ quan thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Sở Công Thương là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tiếp nhận, chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt đối với các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Kinh tế (sau đây gọi là phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện) là cơ quan đầu mối giúp UBND cấp huyện tiếp nhận, chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với các đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Điều 5. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Chủ cơ sở lập Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 Quy định này để thẩm định và phê duyệt trước khi đi vào hoạt động.
2. Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực nhưng chưa xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, phải xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực. Nếu quá thời hạn nêu trên cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử phạt theo quy định hiện hành đồng thời phải tiếp tục xây dựng kế hoạch và trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được phê duyệt, nếu có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung Kế hoạch thì phải cập nhật bổ sung và cập nhật định kỳ hằng năm. Khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa vượt quá khả năng ứng phó sự cố so với phương án trong Kế hoạch thì phải lập lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Thời gian thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
Điều 7. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.
1. UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Công Thương ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Công Thương.
b) Phó chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo phòng Quản lý Công nghiệp - Sở Công Thương.
c) Các thành viên gồm đại diện các sở, ngành: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đại diện UBND cấp huyện nơi có cơ sở hoạt động.
d) Thư ký Hội đồng: Công chức phòng Quản lý Công nghiệp - Sở Công Thương.
e) Ngoài các thành viên nêu trên, căn cứ vào quy mô, tính chất của từng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Sở Công Thương có thể mời thêm các thành viên thích hợp tham gia Hội đồng thẩm định.
Điều 8. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện.
1. UBND cấp huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp huyện.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định cấp huyện như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
c) Các thành viên bao gồm đại diện các cơ quan, đơn vị: Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, các phòng, ban: Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế và Hạ tầng và UBND cấp xã nơi có cơ sở hoạt động.
d) Thư ký Hội đồng: Công chức phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.
e) Ngoài các thành viên nêu trên, căn cứ vào quy mô, tính chất của từng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, UBND cấp huyện có thể mời thêm các thành viên thích hợp tham gia Hội đồng thẩm định.
Điều 9. Phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định
1. Đối với trường hợp họp Hội đồng thẩm định.
a) Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên Hội đồng thẩm định tham dự. Trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký, chủ cơ sở hoặc người đại diện được chủ cơ sở ủy quyền tham dự. Trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham gia cuộc họp thẩm định nhưng có ý kiến của mình bằng văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng trước khi cuộc họp bắt đầu thì được tính là có mặt tham dự.
b) Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp.
c) Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá về nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và các vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Người chủ trì phiên họp đưa ra kết luận của Hội đồng thẩm định nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 01 (một) trong 03 (ba) mức sau:
Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: Khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định tham dự đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.
Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: Khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
Không thông qua: Khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự không đồng ý thông qua.
d) Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
2. Đối với trường hợp không họp Hội đồng thẩm định.
a) Trong trường hợp không tổ chức được việc họp Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định xin ý kiến bằng văn bản các thành viên Hội đồng
b) Thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận (khi có ít nhất 2/3 ý kiến số lượng thành viên Hội đồng thẩm định) nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 01 (một) trong 03 (ba) mức sau:
Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: Khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.
Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: Khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
Không thông qua: Khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng không đồng ý thông qua.
c) Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm lập biên bản tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định. Biên bản phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
Điều 10. Quản lý Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Các Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị phê duyệt phải gửi cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp, triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong Kế hoạch.
2. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Chủ cơ sở phải đảm bảo đúng các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
3. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải được lưu giữ tại cơ sở và phải xuất trình cho cơ quan quản lý nhà nước khi có kiểm tra, yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Phổ biến, hướng dẫn và triển khai Quy định này trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở theo Quy định này.
3. Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND cấp huyện, các sở, ngành và các đơn vị liên quan thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.
4. Hướng dẫn và tham gia (nếu có) thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các cơ sở vi phạm.
6. Định kỳ tổng hợp kết quả thực Quy định này, báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn, giám sát việc thu gom, quản lý, xử lý chất thải phát sinh do sự cố tràn dầu gây ra; phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu; điều tra, đánh giá thiệt hại về môi trường; thuộc thẩm quyền, đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau sự cố tràn dầu.
3. Hướng dẫn UBND cấp huyện điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại về môi trường thuộc thẩm quyền, xây dựng và thực hiện Kế hoạch phục hồi môi trường do sự cố tràn dầu.
4. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Quy định này; phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý.
2. Huy động nguồn lực của quân đội đóng trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu khi có tình huống và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
4. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Quy định này; phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Điều 14. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo lực lượng Công an thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức bảo vệ hiện trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và phối hợp với địa phương tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố tràn dầu theo thẩm quyền. Huy động nguồn lực của công an đóng trên địa bàn tỉnh tham gia ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu khi có tình huống và theo yêu cầu của UBND tỉnh.
3. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này; phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
4. Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi quản lý.
2. Phối hợp thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh.
3. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Quy định này; phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Điều 16. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan.
1. Triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi ngành quản lý.
2. Tham gia Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở theo quy định tại Điều 7 của Quy định này; phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương kiểm tra, đôn đốc chủ cơ sở xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Tổ chức thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quy định này; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở tại địa phương.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó tại địa phương.
3. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức việc ứng phó và báo cáo kịp thời sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn cấp huyện quản lý; chủ trì đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra tại địa phương bồi thường thiệt hại.
4. Định kỳ báo cáo tình hình kết quả thực hiện Quy định này của địa phương về UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương).
Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở
1. Cơ sở phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Hằng năm có kế hoạch tổ chức tập huấn hoặc cử cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia ứng phó đi tập huấn để nâng cao kỹ năng ứng phó. Định kỳ một năm phải triển khai thực hành huấn luyện ứng phó sự cố tràn dầu tại hiện trường một lần.
3. Có phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư để từng bước nâng cao năng lực tự ứng phó của cơ sở theo quy định; trong trường hợp cơ sở chưa có đủ khả năng tự ứng phó, phải ký kết thỏa thuận, hợp đồng sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu với các cơ quan, đơn vị thích hợp để triển khai khi có tình huống.
4. Chủ động triển khai các hoạt động ứng phó, huy động nguồn lực ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố tràn dầu.
5. Lưu giữ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tại cơ sở.
6. Kịp thời báo cáo sự cố tràn dầu xảy ra, định kỳ (trước 15/12 hằng năm) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện, cập nhật các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu về đơn vị đã thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở để tổng hợp, giám sát.
Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2021 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Quyết định 15/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 35/2015/QĐ-UBND và Quyết định 101/2016/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7Quyết định 33/2022/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 5Quyết định 12/2021/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1411/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 8Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Kế hoạch 221/KH-UBND năm 2021 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang
- 10Quyết định 08/2022/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 15/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 35/2015/QĐ-UBND và Quyết định 101/2016/QĐ-UBND do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Quyết định 33/2022/QĐ-UBND quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 02/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Trần Quốc Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực