Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02 /2007/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 19 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/1l/2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ V/v ban hành điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa;

Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình 917/LĐTBXH ngày 03/11/2006 V/v ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa;

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 482/TTr -SNV ngày 06/12/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 95/1999/QĐ-UB ngày 30/7/1999 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v ban hành Quy chế xây dựng và quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã , thành phố thuộc tỉnh căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết địng số: 02/2007 /QĐ- UBND ngày 19 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cá nhân trong tỉnh để cùng nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng.

Điều 2. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp sau:

1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh.

2. Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở huyện, thị xã và thành phố Đà Lạt (gọi chung là cấp huyện ).

3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở xã, phường , thị trấn ( gọi chung là cấp xã ).

Điều 3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa không thuộc ngân sách nhà nước, Quỹ được tổ chức kế toán và quyết toán thu, chi đúng chế độ kế toán, tài chính hiện hành .

Điều 4.

1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh, cấp huyện có con dấu riêng Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để theo dõi toàn bộ các khoản thu chi.

3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa không cho vay để sinh lợi, kết dư được tuân chuyển sang năm tiếp theo.

4. Việc vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thực hiện mỗi năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ ( 27 tháng 7 ). Tổ chức, cá nhân có thể ủng hộ một lần hoặc nhiều lần trong một năm.

Điều 5.

1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở mỗi cấp có Ban Quản lý riêng.

2. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp và trước pháp luật về tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Điều 6.

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra thanh tra việc quản lý, sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa theo quy định của Quy chế này.

2. Sở Tài chính và kho bạc nhà nước tỉnh Lâm đồng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thu, chi Quỹ đền ơn đáp nghĩa theo đúng quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa và cùng với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tham gia chỉ đạo việc quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA

Điều 7.

1. Đối tượng được vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa bao gồm:

a) Công dân Việt Nam đang làm việc tại: - Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh,

- Cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

b) Người Việt Nam làm việc, học tập và sinh sống ở nước ngoài,

c) Người làm nghề tự do khác;

d) Các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam đóng trên địa bàn tỉnh;

2. Các đối tượng không thuộc diện vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa :

- Người dưới 18 tuổi, người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam;

- Các đối tượng đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh ưu đãi nguời có công với cách mạng;

- Người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp Xã hội, hộ đói nghèo (đã được cấp sổ thực hiện chính sách đối với hộ đói nghèo),

- Học sinh, sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

Quỹ đền ơn đáp nghĩa hoan nghênh và tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa của các đối tượng quy định tại khoản 2 điều này và tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa .

Điều 8. Đối tượng vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa quy định cho từng cấp như sau:

1. Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã vận động: những người làm việc học tập trên địa bàn do áp xã trực tiếp quản lý.

Đối tượng thuộc diện vận động, đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghiã cấp tỉnh, cấp huyện thì không thuộc diện đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã.

2. Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện vận động đối với:

- Những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp huyện; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn do cấp huyện trực tiếp quản lý, cơ quan quân sự và công an huyện.

- Các doanh nghiệp của Việt Nam đóng trên địa bàn cấp huyện và doanh nghiệp tư nhân có sử dụng dưới 50 lao động.

3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh vận động đối với:

- Những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính - sự nghiệp cấp tỉnh; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị -xã hội, các lở chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn do cấp tỉnh trực tiếp quai lý; cơ quan quân sự và công an tỉnh.

- Các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam do cấp tỉnh trực tiếp quản lý (kể cả các doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp tư nhân có sử dụng trên 50 lao động.

Điều 9. Mức vận động ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa được quy định như sau:

1. Đối với người lao động trong các hộ nhân dân:

- Sống ở thành thị: phường, thị trấn thuộc huyện, thỉ xã và thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng được vận động thấp nhất 10.000 đồng/lao động/ 1 năm.

- Sống ở vùng nông thôn: được vận động thấp nhất 5.000 đồng/1ao động/1 năm.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang hưởng lương (kể cả cán bộ - công nhân ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ) được vận động thấp nhất là 1 ngày lương/người/1 năm.

3. Quỹ đền ơn đáp nghĩa tỉnh hoan nghênh những tổ chức, cá nhân ủng hộ cao hơn mức quy định nói tại khoản 1 , khoản 2 điều này.

Chương III

NỘI DUNG SỬ DỤNG QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA

Điều 10. Quỹ đền ơn đáp nghĩa được sử dụng vào việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ xây dựng và sữa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ .

2. Tu bổ nghĩa trang Liệt sĩ, xây dựng nhà bia ghi tên Liệt sĩ.

3. Giúp đỡ người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

4. Thăm hỏi, hỗ trợ người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khi ốm đau, khám, chữa bệnh và khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn.

5. Hỗ trợ cho các địa phương cấp huyện, phường, xã có nhiều đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng mà nguồn vận động ủng hộ thấp .

6. Chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa (tập huấn nghiệp vụ, văn phòng phẩm, tài liệu, công tác. . . ) và các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, chỉ đạo, vận động xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa .

Các khoản chi theo quy định tại khoản 6 Điều này không được vượt quá 5% tổng số thu hàng năm của Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở từng cấp.

Điều 11. việc Sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa cho từng nội dung quy định tại Điều 10 của Quy chế này do Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa tung cấp quy định cụ thể trên cơ sở dự toán thu, chi hàng năm của Quỹ đền ơn đáp nghĩa .

Chương IV

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐLỀU HÀNH QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA

Điều 12. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở mỗi cấp quản lý: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp Xã.

1. Thường trực Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa từng cấp gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban .

2. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban thuờng trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động tỉnh làm thành viên.

3. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập, gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động huyện làm thành viên.

4. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) quyết định thành lập gồm: Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, một cán bộ, công chức cấp xã phụ trách Văn hoá - Xã hội hoặc Lao động Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban .Thường trực, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Phó Trưởng ban và đại diện lãnh đạo: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ xã làm thành viên.

5. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh, huyện có bộ phận giúp việc là Văn phòng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do Trưởng ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cùng cấp quyết định thành lập. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã có bộ phận giúp việc do Trưởng ban Quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã quyết định thành lập.

a) Văn phòng Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh đặt tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

b) Văn phòng Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện đặt tại phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội, gồm một số cán bộ, công chức kiêm nhiệm của Phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội.

c) Bộ phận giúp việc Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp xã đặt tại Văn phòng UBND cấp xã, gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của nhiệm kỳ của UBND xã: Kế toán, thủ quỹ Quỹ đền ơn đáp nghĩa của UBND xã kiêm nhiệm và thực hiên thu, chi, hoạch toán kế toán theo chế độ kế toán, tài chính hiện hành .

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa :

1. . Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo việc vận động xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa; kiểm tra các hoạt động của Quỹ đền ơn đáp nghĩa thuộc ấp mình quản lý; bảo đảm thu, chi đúng quy định, chấp hành đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành,

b) Lập dự toán và quyết toán thu, chỉ Quỹ đền ơn đáp nghĩa hàng năm gửi Ban Quản lý Quỹ cấp trên, Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cùng cấp

c) Tổ chức kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ đúng chế độ kế toán , tài chính hiện hành ;

d) Kiểm tra, duyệt quyết toán thu, chi Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp duy.

e) Đề nghị khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích; kiến nghị xử ]ý những trường hợp vi phạm;

2. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa có tài khoản riêng và chủ tài khoản là Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban thường trực được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Điều 14: Nhiệm vụ của Thường trực Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa:

1. Chỉ đạo vận động ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn được phân công theo đúng quy định của Quy chế này.

2. Tổ chức điều hành và thực hiện nhiệm vụ của ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa quy định tại Điều 13 của Quy chế này và định kỳ báo cáo kết quả với Ban quản ]ý Quỹ cùng cấp.

 3. Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của các cuộc họp của Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc thu, chi và quản lý Quỹ; báo cáo các hoạt động Quỹ của cấp mình với Ban quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp trên.

Điều 16. Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc đóng góp xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Điều 17. Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, nếu vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật Chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật ./.