Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2006/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 20 tháng 4 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Thông tư số 18/2000/TT-LĐTBXH ngày 28/7/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Căn cứ Thông tư số 16/2004/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;
Theo đề nghị của Sở Lao động - TB&XH và Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Mức trợ cấp đối với các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ, được quy định như sau:
1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên do xã, phường quản lý bằng 65.000 đồng/người/tháng.
2. Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 200.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 300.000 đồng/người/tháng.
3. Ngoài trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng quy định tại
a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;
b) Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường;
c) Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ thông, bổ túc văn hóa;
d) Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ;
e) Trợ cấp mai táng phí.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý hoặc tại cơ sở bảo trợ xã hội được lấy từ nguồn đảm bảo xã hội hàng năm của tỉnh.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác cứu trợ xã hội thường xuyên trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện về công tác bảo trợ xã hội;
- Hàng năm căn cứ vào số lượng các đối tượng, mức trợ cấp cho từng loại đối tượng lập kế hoạch kinh phí trợ cấp thường xuyên gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư trình UBND tỉnh quyết định;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trợ cấp xã hội thường xuyên tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh, đồng thời ra quyết định tiếp nhận đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý;
- Tổng hợp kết quả báo cáo định kỳ về Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Tài chính và UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư có nhiệm vụ: Phối hợp với Sở Lao động - TB&XH, Sở Tài chính hàng năm cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước để đảm bảo việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính có nhiệm vụ:
- Hàng năm, căn cứ vào số lượng đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên và dự toán ngân sách do Sở Lao động - TB&XH lập có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo quy định;
- Hướng dẫn, kiểm tra các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
4. Sở Y tế có nhiệm vụ hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện cứu trợ xã hội và giám định tình trạng bệnh tật của người tâm thần, người tàn tật;
5. Sở Giáo dục - Đào tạo có nhiệm vụ hướng dẫn việc tổ chức học văn hóa; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho học sinh là người thuộc diện cứu trợ xã hội theo chế độ hiện hành.
6. Ủy ban Nhân dân các Huyện, Thị xã, Thành phố trong tỉnh có trách nhiệm:
a) Phổ biến, tuyên truyền sâu, rộng tới nhân dân các dân tộc trong tỉnh về chính sách cứu trợ xã hội từ đó người dân hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình và cùng tham gia thực hiện;
b) Chỉ đạo Phòng Nội vụ - LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan thực hiện các công việc:
- Tổng hợp danh sách đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên do UBND cấp xã đề nghị; căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí trợ cấp của địa phương và hướng dẫn của Sở Lao động - TB&XH báo cáo UBND cấp huyện ra quyết định trợ cấp cứu trợ thường xuyên cho các đối tượng tại địa phương. Đối với những đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cấp xã đề nghị đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội thì phải lập hồ sơ đề nghị Sở Lao động - TB&XH xem xét ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội;
- Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện ra quyết định thôi hưởng trợ cấp cứu trợ thường xuyên đối với những đối tượng không còn đủ điều kiện;
- Quản lý, tổ chức thực hiện việc cứu trợ thường xuyên cho các đối tượng trên địa bàn và báo cáo định kỳ việc thực hiện về UBND huyện,thị xã, thành phố, UBND tỉnh theo quy định hiện hành.
7. Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trách nhiệm:
a) Phổ biến, tuyên truyền về chính sách cứu trợ xã hội tới người dân cùng tham gia thực hiện;
b) Hướng dẫn đối tượng đủ điều kiện lập hồ sơ xin hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên hoặc vào các cơ sở bảo trợ của tỉnh:
- Thành lập Hội đồng xét duyệt để xét duyệt cho những đối tượng đủ điều kiện hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên hoặc vào cơ sở bảo trợ; Sau khi được Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch UBND cấp xã có công văn đề nghị UBND cấp huyện xem xét, quyết định;
- Lập sổ quản lý và thực hiện việc chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên;
- Thực hiện việc tiếp nhận đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên từ cơ sở bảo trợ xã hội trở lại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 1471/QĐ-UB ngày 23 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Lai Châu (cũ).
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Lao động - TB&XH, Y tế, Giáo dục - Đào tạo; Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố và các đối tượng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực pháp luật, hết hiệu lực pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành từ năm 2004 đến 31/12/2011
- 2Quyết định 294/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản có chứa quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 14/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về mức trợ cấp, hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng; mức hỗ trợ người khuyết tật sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; kinh phí chi cho việc tổ chức, thực hiện xác định mức độ khuyết tật và xét duyệt trợ cấp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 1Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực pháp luật, hết hiệu lực pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành từ năm 2004 đến 31/12/2011
- 2Quyết định 294/QĐ-UBND năm 2011 công bố văn bản có chứa quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 474/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Điện Biên trong kỳ hệ thống hóa năm 2004 - 2013
- 1Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 2Thông tư 18/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 168/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 5Thông tư 16/2004/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 168/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành
- 6Quyết định 14/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về mức trợ cấp, hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng; mức hỗ trợ người khuyết tật sống trong cơ sở bảo trợ xã hội; kinh phí chi cho việc tổ chức, thực hiện xác định mức độ khuyết tật và xét duyệt trợ cấp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định 02/2006/QĐ-UBND về mức trợ cấp xã hội thường xuyên do tỉnh Điện Biên ban hành
- Số hiệu: 02/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Phạm Hoàng Be
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra