Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/QĐ-UBND

An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019 CỦA TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019,

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 252/TTr- SKHĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh An Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh An Giang.

Điều 2. Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp của Kế hoạch, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, dự án cụ thể để thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch đã đề ra.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm phối hợp Cục Thống kê theo dõi, đôn đốc và định kỳ hàng quý báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành tỉnh và doanh nghiệp có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (1 + 2);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Văn phòng Quân khu 9;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Sở, Ban, ngành tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, TP;
- Lãnh đạo VP, Các phòng thuộc VP;
- Báo AG, Phân xã AG, Đài PTTH AG, Webstie tỉnh ;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Vương Bình Thạnh

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Phần thứ nhất

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

Năm 2018 là năm thứ ba triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong bối cảnh nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn như: tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nước lũ ở mức cao, sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp, giá cả ngành chăn nuôi thiếu ổn định…, tác động đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Nhưng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá và cao hơn so năm 2017. Các lĩnh vực văn hoá, an sinh xã hội, cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo.

Trong 13 chỉ tiêu theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, đã thực hiện hoàn thành và vượt 12/13 chỉ tiêu (chiếm 92,31% tổng chỉ tiêu), trong đó có 05 chỉ tiêu kinh tế và 07 chỉ tiêu văn hóa xã hội, còn lại 01 chỉ tiêu kinh tế không đạt Nghị quyết đề ra, cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

NQHĐND 2018

Ước 2018

So sánh

1

Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá SS 2010)

%

6 – 6,5

6,52

Vượt

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

2 – 2,25

2,04

 

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

7,69 – 8,20

8,88

 

 

- Khu vực Dịch vụ

%

8 – 8,66

8,64

 

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

5,6

5,28

 

2

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

Đạt

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

28,86 – 28,93

28,90

 

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

14,65 – 14,66

14,79

 

 

- Khu vực Dịch vụ

%

54,85 – 54,92

54,73

 

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

1,56 – 1,57

1,58

 

3

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân

Triệu đồng/ha

183

170

Không đạt

4

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

840

840

Đạt

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

26.557

28.837

Vượt

6

Thu ngân sách từ kinh tế địa bàn

Tỷ đồng

5.700

5.866

Vượt

7

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

%

60

60

Đạt

8

Tỷ lệ hộ nghèo

%

4,55

4,55

Đạt

9

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

<4

<4

Đạt

10

Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế

%

81,5

81,5

Đạt

11

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường

20,25

21,95

Vượt

12

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán

%

22,4

22,4

Đạt

13

Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới

43

46

Vượt

I. Lĩnh vực kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010, tăng 6,52% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,04% (đóng góp 0,65 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 0,55% của năm 2017; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,88% (đóng góp 1,29 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6,38% của năm 2017; khu vực dịch vụ tăng 8,64% (đóng góp 4,49 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6,50% của năm 2017; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 5,28% (đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 4,61% của năm 2017.

Cơ cấu kinh tế năm 2018 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng khu vực II, khu vực III tăng dần qua các năm), trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 28,90%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 14,79%; khu vực dịch vụ chiếm 54,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1,58% (cùng kỳ năm 2017 lần lượt là: 30,22%; 14,38%; 53,78% và 1,61%).

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tổng giá trị sản xuất (so sánh 2010) ước đạt 42.785 tỷ đồng, tăng 3,47% (tăng 1.436 tỷ đồng) so năm 2017. Cụ thể:

2.1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 681,2 ngàn ha, đạt 98,1% so kế hoạch và bằng 97,37% (giảm 18,4 ngàn ha) so năm 2017. Trong đó, diện tích lúa là 627,4 ngàn ha, đạt 98,92% kế hoạch và bằng 97,86% (giảm 13,7 ngàn ha) so cùng kỳ; diện tích màu 53,8 ngàn ha, đạt 89,42% kế hoạch và bằng 91,97% (giảm 4,7 ngàn ha) so cùng kỳ. Diện tích sản xuất giảm do một phần diện tích chuyển sang trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản, chuyển từ màu ngắn ngày sang trồng màu dài ngày, thực hiện đo đạc lại diện tích đất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư và công trình phúc lợi xã hội, lưu vụ để điều chỉnh lịch thời vụ. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 62,5 tạ/ha, tăng 3,29% (tăng 1,99 tạ/ha so cùng kỳ. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt hơn 3,92 triệu tấn, tăng 42 ngàn tấn.

Diện tích trồng mới cây lâu năm tiếp tục được mở rộng, đến nay toàn tỉnh có 16,4 ngàn ha, tăng 7,99% (tăng 1.210 ha) so với năm 2017; trong đó, diện tích cho sản phẩm ước khoảng 11,9 ngàn ha, tăng 8,93% (tăng 973 ha) so năm trước. Tổng sản lượng các loại cây lâu năm đạt gần 209 ngàn tấn, tăng 10,82% (tăng 20,4 ngàn tấn so với năm 2017).

b) Chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm đạt khoảng 29.529 tấn, bằng 98,3% so cùng kỳ (trong đó: Sản lượng thịt heo đạt 15.609 tấn, bằng 99,13%; thịt gia cầm đạt 6.639 tấn, bằng 105,3%); sản lượng trứng gia cầm gần 368 triệu quả, bằng 101,8% so cùng kỳ. Do cuối năm 2017, giá cả tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp người nuôi không có lãi, bỏ chuồng nhiều, nhưng đến giữa năm 2018 có dấu hiệu khởi sắc v à giữ ở mức cao, nhưng do tâm lý ngại dịch bệnh đang bùng phát, đồng thời giá cả tiêu thụ không ổn định nên đàn chăn nuôi chậm được khôi phục.

2.2. Lâm nghiệp: Tập trung công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng vào mùa khô; bước sang mùa mưa thực hiện trồng cây phân tán được gần 3,295 triệu cây, bằng 95,09% so cùng kỳ. Đã xảy ra 01 vụ cháy rừng với diện tích 200 m2 tại đồi 1 núi Phú Cường (TT. Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên) thiệt hại không đáng kể; phát hiện 19 vụ vi phạm (giảm 19 vụ so cùng kỳ), đã phạt tiền và tịch thu tang vật, với số tiền 14 triệu đồng, 7,2 m3 gỗ và nhiều loại động vạt hoang dã khác.

2.3. Thủy sản: Diện tích thuỷ sản thu hoạch cả năm khoảng 1.726 ha, tăng 12,79% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cá tra 1.138 ha, tăng 13,6% so cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch cả năm được khoảng 453 ngàn tấn, tăng 16,6% so cùng kỳ. Trong đó, cá tra 353 ngàn tấn, tăng 19,9%. Năm nay lũ lớn, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên khai thác có phần tăng hơn so cùng kỳ, ước sản lượng thuỷ sản khai thác được khoảng 23 ngàn tấn, tăng 3,8% so cùng kỳ.

2.4. Xây dựng nông thôn mới: Dự ước đến cuối năm 2018 có 46/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 13 xã so với năm 2017, vượt 03 xã so với kế hoạch đề ra. Ngày 14/11/2018, thành phố Châu Đốc được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017 theo Quyết định số 1552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Công nghiệp – Xây dựng

3.1. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,78% so cùng kỳ năm trước, trong đó, tăng cao hơn mức tăng chung và cao nhất là ngành chế biến, chế tạo tăng 9,68%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,91%; ngành sản xuất, phân phối điện và nước đá tăng 4,84% và ngành khai khoáng tăng 1,28%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so cùng kỳ năm trước là: Gạo xay xát tăng 19,5%; thuốc lá có đầu lọc tăng 10,3%; bê tông tươi trộn sẳn tăng 37%; điện thương phẩm đạt 2.883 triệu Kwh, tăng 6,3%...

Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cả năm đạt 39.542 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 8,04% so cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành khai khoáng đạt 782 tỷ đồng, tăng 4,55%; chế biến, chế tạo đạt 37.674 tỷ đồng, tăng 8,19%; sản xuất, phân phối điện và nước đá đạt 674 tỷ đồng, tăng 4,01%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải đạt 412 tỷ đồng, tăng 8,14%.

3.2. Đầu tư - Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá so sánh 2010 cả năm đạt 7.634 tỷ đồng, tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 10.874 tỷ đồng, tăng 15,8%.

Giá trị giải ngân cả năm 2018 được 4.510 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch vốn giao đầu năm (4.513 tỷ đồng) và đạt 90% kế hoạch vốn điều chỉnh 6 tháng cuối năm 2018 (5.011 tỷ đồng). Tỷ lệ giải ngân 90% bằng với cùng kỳ năm 2017 (năm 2017 đạt 90,01%). Trong đó: (1) nguồn vốn đầu tư tập trung 1.091 tỷ đồng, đạt 96,23% kế hoạch; (2) nguồn vốn thu sử dụng đất 247 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch; (3) Nguồn vốn xổ số kiến thiết 1.909 tỷ đồng, đạt 97,13% kế hoạch; (4) vốn ngân sách trung ương 456 tỷ đồng, đạt 97,32% kế hoạch; (5) vốn Trái phiếu Chính phủ 400 tỷ đồng, đạt 59,71% kế hoạch; (6) vốn nước ngoài 407 tỷ đồng, đạt 77,72% kế hoạch. Nguyên nhân ước giải ngân cả năm đạt 90% là do nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn ODA dự kiến cuối năm giải ngân không đạt 95%. Tính đến hết ngày15/11/2018, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân được 230/670 tỷ đồng, đạt 34,32% và vốn ODA giải ngân được 193/523 tỷ đồng, đạt 36,9%.

4. Hoạt động Dịch vụ - Du lịch

4.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 102.701 tỷ đồng, tăng 11,17% so năm trước. Phân theo ngành hoạt động: Ngành thương nghiệp bán lẻ đạt 72.809,5 tỷ đồng, tăng 11,16%; ngành lưu trú, ăn uống đạt 21.441 tỷ đồng tăng 11,89% và du lịch lữ hành đạt 44 tỷ đồng, giảm 6,71%; ngành dịch vụ đạt 8.407,1 tỷ đồng, tăng 9,64%. Chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh tăng 4,04%.

4.2. Vận tải, viễn thông

a) Giao thông vận tải: Năm 2018, tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 4.786 tỷ đồng, tăng 9,89% so c ùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải hành khách đạt 1.895 tỷ đồng, tăng 8,91%; vận tải hàng hóa đạt 2.666 tỷ đồng, tăng 10,44%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 225 tỷ đồng, tăng 11,68%.

b) Bưu chính - Viễn thông:

Việc tiếp nhận xử lý văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng, việc tiếp nhận hồ sơ và xử lý trên phần mềm một cửa của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 11 năm 2018, tổng số văn bản gửi đi là 71.697 văn bản, tổng số văn bản nhận là 138.814 văn bản.

Triển khai lắp đặt 63 thiết bị đánh giá CBCC cấp xã và 63 thiết bị công bố thông tin cho 63 xã, phường, thị trấn (mỗi xã 02 thiết bị) tại huyện Châu Phú, Tri Tôn, Chợ Mới và Thoại Sơn. Nâng tổng số có 108 xã, phường, thị trấn được lắp đặt với 216 thiết bị, qua đó, giúp UBND cấp xã công khai, minh bạch tất cả các thông tin liên quan đến người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

4.3. Du lịch

Ngành du lịch và địa phương các cấp quan tâm chấn chỉnh các hoạt động yếu kém tại các khu, điểm tham quan, du lịch. Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch như: tuyến đường tránh quốc lộ 91 đến Chợ Vĩnh Đông, nâng cấp, cải tạo đường lên đỉnh Núi Sam, dự án cơ sở hạ tầng Khu du lịch Núi Cấm, cáp treo Núi Sam, Khu dịch vụ thương mại kết hợp văn hóa Du lịch Núi Sam, Khu công viên trò chơi Lâm viên Núi Cấm, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Trà Sư... Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Trong năm 2018, có khoảng 8,5 triệu lượt khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh, tăng 16,44% so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 100 nghìn lượt, tăng 33,3% so với c ùng kỳ; doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 4.800 tỷ đồng, tăng 29,73% so với cùng kỳ.

5. Xuất - nhập khẩu

5.1. Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước đạt 840 triệu USD, tăng 2,44% so cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch đề ra. Một số mặt hàng chính: Thủy sản đông lạnh, xuất 118 ngàn tấn, tương đương 270 triệu USD, tăng 14% về lượng, tăng 20% về kim ngạch so cùng kỳ. Gạo xuất khẩu 493 ngàn tấn, tương đương 250 triệu USD, tăng 14% về lượng, tăng 19,62% về kim ngạch so cùng kỳ. May mặc xuất đạt 110 triệu USD, tăng 9% về kim ngạch so cùng kỳ. Rau quả đông lạnh xuất đạt 8.500 tấn, tương đương 13,5 triệu USD, bằng 96,47% về lượng và bằng 96% về kim ngạch so cùng kỳ.

5.2. Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 150 triệu USD, tăng 3,45% so cùng kỳ và đạt 100% so kế hoạch.

6. Tài chính – Ngân hàng

6.1. Tài chính: Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa bàn năm 2018 đạt 5.866 tỷ đồng, đạt 102,91% so dự toán và bằng 98,54% cùng kỳ (cùng kỳ 5.953 tỷ đồng). Trong đó, thu thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 166 tỷ đồng, đạt 103,75% so dự toán năm, bằng 99,77% cùng kỳ; Thu nội địa 5.700 tỷ đồng, đạt 102,89% dự toán năm, bằng 98,50% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 13.458 tỷ đồng, bằng 101,29% so dự toán năm và bằng 113,49% so cùng kỳ (cùng kỳ 11.821 tỷ đồng). Trong đó, chi đầu tư phát triển 4.617,53 tỷ đồng, đạt 102,61% dự toán năm, bằng 130,45% cùng kỳ (cùng kỳ 2.817 tỷ đồng); Chi thường xuyên 8.839 tỷ đồng, đạt 103,20% so dự toán năm, bằng 106,27% so với cùng kỳ (cùng kỳ 8.114 tỷ đồng).

6.2. Ngân hàng

- Hoạt động huy động vốn: Tổng số dư vốn huy động đến cuối năm là 46.907 tỷ đồng, so cuối năm 2017 tăng 13,77%; trong đó huy động trên 12 tháng 19.425 tỷ đồng, chiếm 41,41%/tổng số dư vốn huy động.

- Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ đến cuối năm là 66.898 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 tăng 10,05%.

- Kết quả thực hiện một số chương trình tín dụng:

+ Cho vay phục vụ sản xuất, thu mua xuất khẩu lúa gạo: Các TCTD đã triển khai, thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp thu mua lương thực. Doanh số cho vay trong tháng 11/2018 là 2.348 tỷ đồng, dư nợ là 4.993 tỷ đồng giảm (-10,48%) so với 31/12/2017.

+ Triển khai chính sách tín dụng cho nuôi trồng, thu mua và chế biến thuỷ sản xuất khẩu: Dư nợ đến cuối tháng 11/2018 là 5.196 tỷ đồng, tăng 17,98% so với 31/12/2017, cụ thể: (i) Hộ nuôi trồng thủy sản: Dư nợ đến cuối tháng 11/2018 là 2.901 tỷ đồng, so với 31/12/2017 tăng 25,74%, (trong đó cá tra 1.286 tỷ đồng, chiếm 44,32%/tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản) tương đương với 4.821 hộ (trong đó cá tra là 1.102 hộ). (ii) Doanh nghiệp thu mua chế biến thủy sản: Dư nợ đến cuối tháng 11/2018 là 2.295 tỷ đồng, so với 31/12/2017 tăng 9,44%.

+ Triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: Đến cuối tháng 11/2018, tổng doanh số cho vay từ đầu năm là 140 tỷ đồng; dư nợ là 515 tỷ đồng, so với 31/12/2017 giảm (-15,01)%, số khách hàng còn dư nợ là 1.541 khách hàng. Trong đó, tập trung một số máy móc cơ giới hóa chủ yếu như: Máy kéo, máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, máy thu hoạch lúa…

+ Cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ: Đến cuối tháng 11/2018, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh An Giang đã có dư nợ 291 tỷ đồng.

+ Cho vay xây dựng nông thôn mới theo Công văn 771/ANG-THKS ngày 09/9/2016 của NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang (61 xã): Đến cuối Quý III/2018, dư nợ 15.895 tỷ đồng, tăng 10,89% so cuối năm 2017.

+ Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ: Đến cuối tháng 11/2018 các TCTD trên địa bàn đã giải ngân đầu tư với tổng dư nợ là 477 tỷ đồng, với tổng số hộ vay là 982 hộ.

+ Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp theo Công văn 5900/NHNN-TD ngày 14/8/2014 của NHNN Việt Nam: Tính đến cuối quý III/2018, trên địa bàn tỉnh An Giang có 1.638 lượt doanh nghiệp và 04 lượt khách hàng hợp tác xã được các NHTM phát vay với số tiền 38.516 tỷ đồng và dư nợ tương ứng là 24.104 tỷ đồng, trong đó: Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đến cuối Quý III/2018 là 11.391 tỷ đồng, tăng 7,33% so cuối năm 2017.

7. Tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 850 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 5.422 tỷ đồng, tăng 10,82% (tương đương 83 doanh nghiệp) về số doanh nghiệp và tăng 49,11% (tương đương 1.786 tỷ đồng) về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,37 tỷ đồng, tăng 34,38% (tương đương 1,63 tỷ đồng) so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 128 doanh nghiệp, giảm 15,78% (tương đương 24 doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 198 doanh nghiệp, tăng 9,39% (tương đương 17 doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến nay, số doanh nghiệp đăng ký là 9.349 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 55.376 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp còn hoạt động là 5.332 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 48.125 tỷ đồng.

Trong năm đã thu hút đầu tư 92 dự án (gồm: 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 90 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký 92 dự án là 29.444 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017, số dự án tăng 5,75% (tăng 05 dự án) và tổng vốn đăng ký tăng 82,94% (tăng 13.349 tỷ đồng). Cụ thể như sau:

- Thu hút đầu tư nước ngoài: Cấp mới 02 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.019.111 USD. Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 04 dự án (trong đó có 01 dự án điều chỉnh giảm vốn, với số vốn đầu tư điều chỉnh giảm 2.866.219 USD). So cùng kỳ năm 2017, số dự án được cấp mới giảm 01 dự án, số vốn đầu tư đăng ký giảm 1.468.422 USD; số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh bằng nhau (04 dự án điều chỉnh).Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 38 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực (trong đó có 07 dự án thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý), với tổng vốn đăng ký đầu tư 238.601.444 USD, tổng vốn thực hiện là 140.519.346 USD (chiếm 58,89% tổng vốn đầu tư đăng ký).

- Thu hút đầu tư trong nước: Cấp mới 90 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 29.373 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017, số dự án tăng 7,14% (tăng 06 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư tăng 83,70% (tăng 13.384 tỷ đồng).

- Tiến độ triển khai các dự án: Trong 92 dự án đăng ký đầu tư trong năm 2018, số dự án hoàn thành đưa vào hoạt động là 18 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 506 tỷ đồng; Dự án đang triển khai thực hiện là 48 dự án với tổng vốn đăng ký 16.476 tỷ đồng; 26 dự án chưa triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký đầu tư 12.462 tỷ đồng.

II. Lĩnh vực văn hóa – xã hội

1. Giáo dục đào tạo

Ngành Giáo dục đào tạo tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 05 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW H ội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”. Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở trường học. Ưu tiên đầu tư các điểm trường thuộc các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, lộ trình chuẩn quốc gia.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 toàn tỉnh có 15.668 thí sinh đăng ký dự thi; kết quả trúng tuyển hệ THPT là 99,7%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 74,32%; tính chung toàn tỉnh đạt 98,33% (năm 2017 là 98,66%). Năm học mới 2018-2019, tổng số học sinh huy động được của các cấp học là 427.570 em, tăng hơn 5.500 em so năm học trước. Về cơ sở vật chất, hầu hết các trường đã chuẩn bị đầy đủ phòng học, bàn ghế, cảnh quan trường học đã được quan tâm và cải thiện đáng kể; trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên đã được chuẩn bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học trong năm học mới.

2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được tăng cường, nhất là sốt xuất huyết, tay chân miệng. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phòng chống bệnh trong nhân nhân, tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, kiểm dịch y tế biên giới. Tính đến thời điểm báo cáo, toàn tỉnh có 4.112 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 14% so cùng kỳ, 2.519 ca tay chân miệng (01 ca tử vong tại huyện An Phú), giảm 23% so với cùng kỳ (tăng 01 ca tử vong). Phát hiện số người nhiễm HIV mới 253 ca, giảm 96 ca (giảm 27,5%), số bệnh nhân AIDS là 106 ca, giảm 45 ca (giảm 29,8%), số tử vong là 74 ca, giảm 21 ca (giảm 22,1%).

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp tục được đẩy mạnh. Ngành Y tế đã tổ chức 168 buổi tập huấn xác nhận về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tỉnh; kết hợp các ngành chức năng thực hiện thanh, kiểm tra 10.941 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống qua đó, tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chung là 76,8%; xử lý vi phạm và nhắc nhở khắc phục trên 2.500 cơ sở.

3. Lao động – việc làm, an sinh xã hội

Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được thực hiện thường xuyên; định kỳ tổ chức các phiên chợ việc làm ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong năm đã giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch năm; trong đó xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng trên 200 người tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Á-Rập-xê-út.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công. Đã tổ chức Lễ trao 139 Bằng Tổ quốc ghi công, 75 Huân chương độc lập cho các gia đình có nhiều liệt sĩ. Cấp kinh phí hơn 40,5 tỷ đồng tổ chức hoạt động thăm, viếng, trợ cấp Tết, chăm sóc và hồi phục sức khỏe có công và thân nhân người có công, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, thương bệnh binh. Đưa trên 1.000 người có công đi điều dưỡng tập trung và thực hiện trên 3.000 trường hợp điều dưỡng tại gia đình với số tiền trên 05 tỷ đồng. Tổ chức Lễ “Thắp nến tri ân”, viếng các nghĩa trang liệt sĩ, thăm tặng quà các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; tổ chức Lễ cải táng 168 hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh do Đội K90 và Đội K93 quy tập đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc huyện Tịnh Biên.

Công tác Bảo trợ xã hội, tiếp tục phát huy và củng cố Trung tâm công tác xã hội; vận hành tốt tổng đài Trung tâm kết nối đường dây nóng phòng chống mua bán người. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động và tiếp nhận 4,4 tỷ đồng, qua đó đã hỗ trợ cho 3.104 lượt trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Văn hoá - Thể thao – Dân tộc

Thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Các hoạt động văn hóa dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng được quan tâm, chú trọng, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu là Lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Ngày hội Văn hóa Thể thao đồng bào Chăm tỉnh An Giang lần thứ VIII năm 2018 tại thị xã Tân Châu.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn phong trào với việc xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 503.726 hộ gia đình văn hóa (đạt 93,24% so tổng số hộ), 861 khóm/ấp văn hóa (đạt 96,95% so tổng số ấp), 10 xã đạt chuẩn văn hóa (đạt 8,4% so tổng số xã), 12 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (đạt 32,43%).

Phong trào thể dục, thể thao tổ chức rộng khắp đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thể thao thành tích cao, đã cử trên 340 lượt vận động viên thi đấu trên 50 giải thể thao quốc gia. kết quả đoạt tổng cộng 241 huy chương các loại (77 HCV – 68 HCB – 96 HCĐ).

Công tác dân tộc, tôn giáo tiếp tục được quan tâm, tôn trọng tự do tín ngưỡng, thường xuyên tổ chức thăm hỏi người dân, chức sắc, người có uy tín ở những địa bàn bà con dân tộc sinh sống vào những dịp lễ, Tết truyền thống. Mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo, dân tộc, các vị chức sắc ngày càng thân thiện và hiểu nhau. Lãnh đạo tỉnh, địa phương thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, tặng quà đối với các cơ sở tôn giáo, dân tộc, gia đình tôn giáo, dân tộc tiêu biểu.

5. Khoa học - Công nghệ

Hoạt động khoa học, công nghệ, tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012, Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ được nhân rộng, góp phần tăng hiệu quả và giá trị sản xuất như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học tại huyện An Phú; mô hình ương giống tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn tỉnh An Giang; mô hình nuôi ghép ếch Thái Lan trong vèo kết hợp thả cá sặc rằn trong ao đất tại huyện Châu Phú.

Ngoài ra, lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng đạt một số kết quả nổi bật, như: phát triển được liệu, đã sản xuất thành công trên 5.000 viên nang và gói trà Đinh lăng; xây dựng thành công bộ cơ sở dữ liệu số liệu quan trắc khí tượng thủy văn từ năm 1985 đến năm 2016; bộ cơ sở dữ liệu cấp độ rủi ro thiên tai cho tỉnh An Giang và bộ bản đồ khí hậu điện tử tỉnh An Giang; xây dựng bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm bậc tiểu học và THCS cho học sinh người Chăm tại An Giang…

6. Tài nguyên và môi trường

Cơ bản hoàn thành Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020 và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020); hoàn thành công tác thẩm định Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2018 và Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020; thực hiện và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai năm 2017 tỉnh An Giang đúng quy định.

Công bố các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh An Giang. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020, ban hành Kế hoạch thực hiện tạo quỹ đất các dự án đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Hoàn thành dự án đóng cửa, xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn I và Dự án đầu tư xử lý chất thải 06 bệnh viện trên địa bàn tỉnh; xây dựng Danh mục khu, điểm ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang và hoàn thành xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức xử lý dứt điểm 21/71 khu, điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thường xuyên thực hiện nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai, đồng thời cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường, sạt lở… Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường, các cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

III. Lĩnh vực nội chính – quản lý nhà nước

1. Công tác tư pháp

Hoạt động tư pháp tập trung kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2018, triển khai các quy định mới. Chương trình ban hành quyết định quy phạm pháp luật năm 2018, đến nay Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 61 quyết định phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh trên các lĩnh vực.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ bản đều được thực hiện đúng yêu cầu, nội dung đề ra. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và đội ngũ báo cáo viên tiếp tục được củng cố, kiện toàn; các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông có bước tăng cường và phát huy hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về hụi, công tác hòa giải cơ sở, kết quả hòa giải thành đạt khá cao 91%.

Mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý ở tỉnh gồm có Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước; 03 Chi nhánh ở các huyện Tri Tôn, Chợ Mới và thành phố Châu Đốc; hiện có 03 Văn phòng Thừa phát lại (trên địa bàn các huyện, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới), với 06 thừa phát lại, trong đó trong đó 04 thừa phát lại đang hành nghề và 02 thừa phát lại không hành nghề tại tỉnh An Giang.

2. Công tác nội vụ - cải cách hành chính

Tổ chức thi tuyển công chức bổ sung các đơn vị còn thiếu với 82 biên chế; ban hành quyết định giao biên chế công chức với số lượng là 2.743 biên chế và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp là 34.425 người; ban hành Quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang. Tham mưu Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết 18, 19 Hội nghị Trung ương 6 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp sếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đã tiến hành sắp xếp bộ máy bên trong các Sở, ngành tỉnh; xây dựng đề án sáp nhập, hợp nhất các c ơ quan tương đồng. Tiến hành tổ chức lại Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện; Thành lập Hạt Kiểm lâm liên huyện trực thuộc Chi Cục Kiểm lâm An Giang trên cơ sở tổ chức lại Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn và Hạt Kiểm lâm huyện Tịnh Biên.

Các hoạt động kiểm tra cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên, qua đó đã kịp thời phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cải cách hành chính của đơn vị và nhất là việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân, tổ chức. Trung tâm hành chính công của tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2018; là đầu mối tập trung thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Đến nay, Trung tâm Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận 27.776 hồ sơ, trả kết quả 25.875 hồ sơ (đúng hạn 25.670 hồ sơ, đạt 99%; trễ hạn 205 hồ sơ, chiếm 1%); hồ sơ còn lại trong thời gian xử lý.

Năm 2017, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh tăng 06 bậc so năm 2016, An Giang đạt 62,16 điểm, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (chỉ số PAPI) xếp hạng 18/63 tỉnh thành, tăng 16 bậc so năm 2016; chỉ số cải cách hành chính; Chỉ số cải cách hành chính (Par index) xếp hạng 8/63 tỉnh thành, tăng 28 bậc so năm 2016.

3. Công tác ngoại vụ

Tiếp tục duy trì và tăng cường mối quan hệ đối ngoại với các Tổng lãnh sự quán các nước tại TP. Hồ Chí Minh, các tổ chức quốc tế của các nước. Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp đoàn Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ, Nhật Bản đến thăm và làm việc tại tỉnh; gặp gỡ Đại sứ quán Iran tại Hà Nội nhằm kết nối việc xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường Iran; tham dự Hội nghị gặp gỡ An Giang Nhật Bản – khu vực ĐBSCL...

Quan hệ đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới tiếp tục phát triển tốt, đã tổ chức họp định kỳ 6 tháng đầu năm năm 2018 với 02 tỉnh Tàkeo, Kandal - Campuchia; tăng cường hợp tác công tác phòng chống tội phạm biên giới.

Công tác lễ tân - lãnh sự được thực hiện nhanh, gọn, đảm bảo tính trọng thị, chu đáo; hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các đoàn vào đoàn ra, khách quốc tế đến thăm, làm việc, hoạt động nhân đạo, từ thiện. Đến ngày báo cáo đã có 389 đoàn ra với 1.278 người xuất cảnh đi các nước; đồng thời có 180 đoàn với 783 người đến làm việc, học tập tại An Giang.

4. Thanh tra - phòng chống tham nhũng

Tiến hành 40 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định ph òng chống tham nhũng tại 55 cơ quan đơn vị. Qua công tác thanh tra chưa phát hiện hành vi, vụ việc liên quan tham nhũng; chủ yếu tiếp tục xử lý, giải quyết các vụ việc kỳ trước chuyển sang 10 vụ, với 21 đối tượng. Đến nay, đã có bản án 04 vụ, khởi tố 01 vụ; 05 vụ c òn lại đang trong giai đoạn thụ lý, giải quyết theo quy định pháp luật.

Công tác tiếp công dân luôn được tăng cường, không phát sinh điểm nóng, lượng đơn thẩm quyền được các cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết kịp thời, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Toàn tỉnh tiếp 6.232 lượt người và 04 đoàn đông người với 21 lượt (số lượt tiếp dân giảm 7,08% so với cùng kỳ năm trước, giảm 475 lượt người; đoàn đông người giảm đến 19 đoàn). Ngoài ra, vẫn còn tình trạng công dân khiếu nại đeo bám, kéo dài tại các cơ quan Trung ương.

Toàn tỉnh nhận mới 1.795 đơn khiếu nại tố cáo, tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước (tăng 112 đơn), trong đó có 1.522 đơn không thuộc thẩm quyền đã được xử lý và 273 đơn thuộc thẩm quyền, trong đó 261 đơn khiếu nại và 12 đơn tố cáo. Kết quả đã giải quyết 221/273 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 80,95%. Các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành ngay, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.

5. An ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác sẳn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai năm 2018. Duy trì nghiêm chế độ trực ban; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động chính trị, tuần tra kiểm soát giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ năm 2018 tỉnh An Giang.

Công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông được triển khai thực hiện nghiêm túc đạt hiệu quả cao; đặc biệt là thực hiện kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trước trong và sau Tết Nguyên đán. Đến ngày báo cáo, toàn tỉnh xảy ra 262 vụ phạm pháp hình sự, giảm 22,3% so cùng kỳ, trong đó án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng 33 vụ, giảm 21,4%; phát hiện bắt 1.518 vụ buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, giảm 18% so cùng kỳ; phát hiện bắt 124 vụ liên quan ma túy, tăng 30% so cùng kỳ. Số người nghiện ma túy có hồ sơ là 4.997 người, tăng 647 người so cùng kỳ.

Xảy ra 76 vụ tai nạn giao thông, làm 76 người chết, 41 người bị thương (trong đó có 01 vụ đường thủy nghiêm trọng, làm 02 người chết, 01 người mất tích của Đoàn Kiểm tra liên ngành, vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 10 người bị thương), so cùng kỳ 2017, số vụ giảm 16,5%, số người chết giảm 11,6%, số người bị thương giảm 26,8%.

Tính từ đầu năm, mưa giông làm thiệt hại 255 căn nhà người dân; trong đó, nhà sập hoàn toàn 19 căn, tốc mái, xiêu vẹo 236 căn. Xảy ra 54 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, gồm: An Phú: 10 điểm; Tân Châu: 08 điểm; Châu Phú: 03 điểm; TP.Long Xuyên: 10 điểm; Chợ Mới: 14 điểm và Phú Tân: 09 điểm, với tổng chiều dài sạt lở 2.589 m, làm ảnh hưởng 110 căn nhà, trong đó có 03 nhà sụp hoàn toàn và 08 căn bị sụp một phần xuống sông.

6. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

6.1. Những điểm nổi bật, công việc trọng tâm

Xác định năm 2018 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nghị quyết HĐND tỉnh về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2015-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành theo Chương trình công tác và những nội dung phát sinh bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2018.

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và tham dự 457 cuộc họp làm việc với các đơn vị liên quan; ban hành 4.790 văn bản chỉ đạo điều hành, trong đó có 3.370 quyết định. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 6.309 văn bản truyền đạt ý kiến Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung các lĩnh vực sau:

Tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt và quyết liệt trong việc thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phòng chống lụt bão và dịch bệnh trên gia súc gia cầm; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Xây dựng kịch bản tăng trưởng năm 2018 tỉnh An Giang; chuẩn bị các nội dung sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Làm việc với Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương như dự án đường tránh Quốc lộ 91 đi qua thành phố Long Xuyên, dự án đầu tư khu du lịch Núi Sam – Châu Đ ốc, dự án biến đổi khi hậu, bổ sung vốn các Quỹ tài chính của địa phương, hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp…

Tiếp tục triển khai Nghị quyết 19 và 35/NQ -CP của Chính phủ về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Trung tâm hành chính công của tỉnh chính thức đi vào hoạt động, bước đầu hoạt động khá hiệu quả, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn đạt 99%. Các chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả và quản trị công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (Par Index) đều tăng điểm và tăng hạng so cùng kỳ. Tổ chức sắp xếp bộ máy hành chính tinh gọn, theo Nghị quyết 18 và 19–NQ/TW của Hội nghị TW 6 nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018; lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Núi Sam tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 tỉnh An Giang… Đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất; Quan tâm thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao và giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc của xã hội

Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn tồn đọng; đẩy mạnh công tác tiếp và đối thoại với công dân…, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người nhằm ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo thực hiện các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; tăng c ường kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

6.2. Công tác phối hợp Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Thực hiện Quy chế phối hợp, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh tham dự đầy đủ các cuộc họp do Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức; chủ động phối hợp trong công tác chuẩn bị phục vụ các kỳ họp HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021; quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng nội dung các văn bản trình Hội đồng nhân dân tỉnh, các báo cáo chuyên đề phục vụ công tác giám sát của Thường trực và các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phối hợp trong việc lấy ý kiến nhân dân, tích cực tham gia công tác phản biện xã hội đối với những quyết định lớn của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo các c ơ quan chuyên môn giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của nhân dân, những kiến nghị chính đáng của cử tri. Chỉ đạo khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại qua kết quả giám sát của Thường trực và các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh trong một lĩnh vực, như: cải cách hành chính, giải quyết việc làm, giáo dục – đào tạo, triển khai quy hoạch ngành du lịch...

Tăng cường phối hợp với Ủy ban MTTQ, các hội, đoàn thể các cấp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phòng chống sạt lở, khai thác cát, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo...

IV. Tồn tại, hạn chế

Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2018 nhìn chung đạt kết quả khá toàn diện, nhiều lĩnh vực cao hơn so năm 2017. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Tình hình sạt lở gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân; ô nhiễm môi trường, tiếng ồn chậm được xử lý gây bức xúc dư luận xã hội. Thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc triển khai, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ vào sản xuất. Những điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, tín dụng… chưa được giải quyết kịp thời; những lợi thế các ngành kinh tế mũi nhọn chưa khai thác tốt. Công tác quản lý các hoạt động phục vụ du lịch từng lúc, từng nơi đạt hiệu quả chưa cao. Đ ầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện cải cách hành chính, phục vụ nhân dân có nhiều tiến bộ tuy nhiên chưa đồng bộ, đặc biệt ở cấp phường, xã. Sự quyết tâm về đổi mới, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý một số nơi còn hạn chế. Tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, số người nghiện tăng cao và nhanh chóng lan rộng trong lứa tuổi thanh thiếu niên, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Phần thứ hai

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019

Năm 2019, là năm “nước rút”, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Trên tinh thần đó, các ngành, các cấp cần xác định rõ nhiệm vụ, yêu cầu để từ đó thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh theo hướng tích cực và bền vững. Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên cơ sở cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh nền kinh tế tỉnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp tục chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

I. Một số dự báo tình hình

Dự báo tình hình thế giới thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; chiến tranh thương mại, biến động tỷ giá, lãi suất, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề. Khoa học, công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta.

Ở trong nước, tiếp tục đà phát triển thuận lợi những năm gần đây, tiềm lực đất nước vững mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém và những khó khăn, thách thức lớn. Chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, chưa bền vững; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực đòi hỏi nguồn lực lớn. Tiềm lực, sức cạnh tranh của khu vực kinh tế trong nước còn thấp, chưa tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Ứng dụng công nghệ cao ở nhiều ngành, lĩnh vực còn hạn chế. Việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (nh ư CPTPP, FTA với EU…) với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ… mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước. Đây là áp lực lớn mà các cấp, các ngành và khu vực kinh tế trong nước cần vượt qua để phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng, hiệu quả.

Thông qua dự báo về tình hình trong nước và thế giới, năm 2019 dự kiến sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn thách thức cho tỉnh An Giang. Tuy nhiên, với sự chuyển đổi hợp lý để nắm bắt cơ hội và sự nỗ lực khắc phục những tồn tại hạn chế của kinh tế tỉnh, đồng thời giữ vững, phát huy những thành tựu về kinh tế, xã hội đã đạt được trong những năm qua, dự báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2019 sẽ tiếp tục đạt được đà phát triển tích cực như năm 2018.

II. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi

1. Thuận lợi

Trước tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng cải thiện tích cực của năm 2018, tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới năm 2019 dự báo cao hơn năm 2018, tạo tiền đề thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế và xuất khẩu; Chính phủ quan tâm cải cách thể chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia đầu tư trong năm 2018 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong năm 2019.

Khu vực nông – lâm - thủy sản cũng có nhiều triển vọng phát triển hơn khi giá lương thực toàn cầu tăng, thị trường xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng; những tác động tiêu cực của thời tiết giảm bớt và những hoạt động cải cách, tái cơ cấu nông nghiệp bắt đầu có chuyển biến tích cực, đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã và đang triển khai vào thực tiễn.

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã triển khai bắt đầu có hiệu ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng: cây ăn trái sẽ cho thu hoạch nhiều hơn; thực hiện chăn nuôi heo theo hình thức trang trại, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến cho sản phẩm tăng ổn định. Đề án giống cá tra 3 cấp đang triển khai thực hiện, dự kiến kết quả tăng sản xuất giống thêm 200 triệu con; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đạt nhiều kết quả, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế.

Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đang ngày càng cải thiện. Đặc biệt là công trình Cầu Vàm Cống sắp hoàn thành có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương giữa An Giang với các tỉnh trong và ngoài vùng. Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực bao gồm dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Đây cũng là tiền đề để kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ cao hơn vào năm 2019.

2. Khó khăn

Tỉnh An Giang vẫn còn nhiều khó khăn, như: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn đang ở bước sơ khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, với các mô hình quy mô nhỏ và vừa, chưa tạo ra sự khác biệt trong sản xuất nông nghiệp của An Giang so với các tỉnh khác. An Giang có những tiền đề trong sản xuất giống thủy sản, giống lúa,… nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tạo ra giá trị lớn đóng góp nhiều cho tăng trưởng nông nghiệp, chưa hình thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh cao.

Giá trị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh phụ thuộc chủ yếu từ sự tăng trưởng nhu cầu của các nước nhập khẩu ở mặt hàng gạo, Châu Á thay thế các nước Châu Âu trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản chính, gia tăng đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp FDI ngành dệt may.

Hạ tầng và sản phẩm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, chưa phát huy được lợi thế canh tranh về điểm và khu du lịch so với các địa phương trong vùng; chưa có doanh nghiệp đủ tầm để đầu tư đồng bộ các khu điểm du lịch để tăng thu ngân sách và giải quyết lao động trong tỉnh; công tác đền bù giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp đầu tư còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, các vấn đề về thời tiết cực đoan, ô nhiễm môi trường dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống người dân trên địa bàn tỉnh như hiện tượng mưa giông, sạt lở, sụp lún ngày càng diễn biến phức tạp; ô nhiễm môi trường tại các khu vực gần khu công nghiệp, khu xử lý chất thải. Việc tranh thủ vốn để xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (rác thải, xử lý chất thải bệnh viện) và việc kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác còn nhiều khó khăn.

Công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn một số tồn tại, hạn chế; các loại tội phạm có tổ chức, giết người, xâm hại trẻ em, trộm cắp, ma túy, tín dụng đen, tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả,... diễn ra phức tạp sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

III. Mục tiêu, chỉ tiêu

* Mục tiêu: Tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an to àn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

*Các chỉ tiêu chủ yếu

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2019

1

Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá SS 2010)

%

7,00 – 8,00

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

2,63 – 3,34

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

9,36 – 10,30

 

- Khu vực Dịch vụ

%

9,02 – 10,25

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

1,47

2

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

- Khu vực Nông, lâm, thủy sản

%

27,59 – 27,65

 

- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng

%

15,08

 

- Khu vực Dịch vụ

%

55,67 - 55,75

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ giá chính sách

%

1,58-1,59

3

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân

Triệu đồng/ha

183

4

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

890

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

30.179

6

Thu ngân sách từ kinh tế địa bàn (tỷ đồng)

Tỷ đồng

6.080

7

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân

%

62,5

8

Tỷ lệ hộ nghèo

%

3,75

9

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị

%

<4

10

Tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế

%

86,2

11

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường

22,01

12

Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán

%

22,4

13

Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới

57

IV. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành

1. Phát triển kinh tế

1.1. Lĩnh vực nông nghiệp – lâm – thủy sản

* Mục tiêu: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở tái cơ cấu ngành, sản phẩm gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao hàm lượng chất xám và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp cùng với việc nâng cao giá trị canh tác và thu nhập của nông dân. Thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

* Giải pháp

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; triển khai các các gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường cho các sản phẩm (lúa, rau an toàn, bắp lai, nấm ăn, bò thịt, tôm càng xanh, hoa-cây kiểng). Đẩy mạnh đưa các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh tiếp cận các hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

Thực hiện chuyển dịch đất lúa kém hiệu quả sang những loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao hơn. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi từ lúa sang màu năm 2019. Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng Global GAP, Viet GAP để giảm giá thành, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người dân. Triển khai tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo 2016-2020, thay đổi cơ cấu giống lúa gieo trồng theo hướng tăng những giống lúa chất lượng cao có thương hiệu được doanh nghiệp bao tiêu với giá mua được đặt trước.

Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả các chính sách đột phá về khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Có giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; Triển khai các giải pháp phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản; tăng cường gắn kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; tăng sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Tăng cường các giải pháp quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xử lý việc sử dụng chất cấm trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản.

Tăng cường phổ biến các chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, THT, người dân vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 57/2018/NĐ-CP , 17/04/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ sản phẩm gần vùng nguyên liệu. Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mời gọi các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống thủy sản chất lượng, đặc biệt là giống cá tra, basa; đảm bảo các điều kiện nuôi và an toàn dịch bệnh. Đối với các hộ nuôi thủy sản quy mô nhỏ tập trung tập huấn nuôi thủy sản theo quy phạm VietGAP để tiến tới chứng nhận VietGAP từng bước tăng diện tích nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn của tỉnh thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đẩy mạnh phát triển rừng: Tạo đủ giống cây trồng đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán trên toàn tỉnh trong năm 2019. Thực thi pháp luật lâm nghiệp, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp; xây dựng phương án chống chặt phá rừng và săn, bắt, mua bán động vật rừng.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, tổ chức triển khai tốt công tác bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn và thiên tai. Chương trình hành động chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Chương trình hành động của ngành nông nghiệp về biến đối khí hậu và nước biển dâng.

Tổ chức lại hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với chế biến và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Áp dụng công nghệ giết mổ treo, gieo tinh nhân tạo, trồng cỏ năng suất cao, ứng dụng công nghệ chế biến thức ăn từ phụ phế phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ xử lý và tận dụng chất thải tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm làm biogas tại các điểm chăn nuôi lớn, tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cân đối nguồn lực để triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu trong năm có thêm 11 xã đạt chuẩn.

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đến cuối năm 2019 đảm bảo đạt mục tiêu số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới. Tăng cường hơn nữa công tác vận động tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, làm rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, quyền lợi và vai trò của người dân để tranh thủ sự đồng tình của toàn dân tham gia. Tăng cường công tác mời gọi đầu tư các doanh nghiệp về nông thôn; chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

1.2. Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng

a) Công nghiệp - TTCN

* Mục tiêu: Cơ cấu lại ngành công nghiệp của tỉnh, trong đó, tập trung hỗ trợ vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững của tỉnh; lựa chọn sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chủ lực để ưu tiên hỗ trợ phát triển.

* Giải pháp

Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương tỉnh An Giang đến năm 2020; Kế hoạch triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Quyết định số 887/QĐ-BCT ngày 17/3/2017 của Bộ Công Thương; Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tham mưu xây dựng, triển khai đồng bộ các chính sách phát triển công nghiệp tỉnh theo Kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng xây dựng chính sách công nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Xây dựng Đề án nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến 2025 và tầm nhìn đến 2030; Xây dựng Đề án phát triển ngành cơ khí, cơ khí hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang.

Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025. Tăng cường mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch và có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao. Tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng nội địa hóa trong sản phẩm công nghiệp.

Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất, hoàn thiện cơ chế chính sách, mô hình hợp lý để hoàn thiện môi trường đâu tư kinh doanh, hỗ trợ thút đẩy doanh nghiệp phát triển, khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn từ khu vực tư nhân bằng nhiều hình thức vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu An Giang; cơ chế chính sách để khuyến khích, thu hút đầu tư đồng thời và tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, phát triển kinh doanh tại các khu công nghiệp, các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu An Giang.

Tổ chức điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về cụm công nghiệp tỉnh; Tổ chức khảo sát các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp; Thực hiện các thủ tục thẩm định thành lập, mở rộng các cụm công nghiệp đủ điều kiện trên địa bàn.

Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, năng cao giá trị sản xuất, đổi mới mô hình quản lý để hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tạo điều kiện cho các dự án đầu tư, nhất là các dự án có quy mô lớn đi vào hoạt động để tăng nhanh sản lượng công nghiệp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp và tạo đà tăng trưởng cho năm tiếp theo.

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh An Giang từ năm 2017 đến năm 2025, bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp trong áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất về quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên, vật liệu và công bố thông tin về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của doanh nghiệp.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ngành công thương. Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia về An toàn thực phẩm của ngành công thương trên địa bàn tỉnh An Giang đoạn 2016-2020.

Tiếp tục thực hiện dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh An Giang, giai đoạn 2016-2020 nhằm đầu tư phát triển hệ thống lưới điện để đưa điện lưới quốc gia đến các vùng nông thôn sâu, vùng xa. Phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực miền Nam để đảm bảo sản lượng điện cung cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thực hiện tốt việc điều tiết điện năng, đảm bảo hợp lý, ưu tiên cấp điện khi thiếu nguồn đối với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn năng lượng mặt trời tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiện quả Chương trình khuyến công và chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh; Thực hiện tuyên truyền hoạt động khuyến công và tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách mới có liên quan đến hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

b) Đầu tư xây dựng

* Mục tiêu: Chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư công theo Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2016 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Nghị định số 161/NĐ -CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Đồng thời thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đầu tư công.

* Giải pháp

Tập trung triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật về đầu tư công, quy định của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014, số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1100/BKHĐT-TH ngày 27/02/2015 và số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018. Dựa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, xây dựng kế hoạch đầu tư công hằng năm phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác kế hoạch, bố trí vốn phù hợp với khả năng triển khai thực tế và khả năng cân đối vốn của cả Tỉnh, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ph ù hợp với các Nghị quyết của Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó tạo đòn bẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm của Tỉnh; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh; đảm bảo các dự án thực hiện đạt chất lượng, đúng tiến độ và đạt hiệu quả đầu tư đặt ra. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát các công trình xây dựng nhằm phát huy dân chủ và bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong đầu tư.

Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công, tăng dần đầu tư của các thành phần kinh tế khác; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn. Tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia, đồng thời ưu tiên bố trí vốn Nhà nước thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP).

Chủ động khai thác mọi nguồn lực trong Tỉnh để phục vụ cho đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông. Tiếp cận, tranh thủ tối đa các nguồn vốn nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài) để đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh.

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, kết nối giao thông phục vụ phát triển kinh tế, trong đó tập trung một số công trình trọng điểm: đường tỉnh 943, 945; cầu Nguyễn Thái Học, cầu Châu Đốc, cầu Phú Hòa, cầu Tân An...; triển khai công tác tạo mặt bằng đường tránh Quốc lộ 91 qua thành phố Long Xuyên.

1.3. Lĩnh vực dịch vụ

a) Thương mại

* Mục tiêu: Đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hóa tại địa phương; Khuyến khích sử dụng hàng hóa trong nước, giữ vững ổn định thị trường, phát triển lành mạnh và bền vững thị trường hàng hóa; Tăng cường công tác thông tin đến các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị phần tiêu thụ nội địa, đa dạng các kênh phân phối; Khai thác thế mạnh kinh tế biên giới, gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu để phát triển các loại hình dịch vụ; Kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định thị trường trên địa bàn quản lý, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chân chính.

* Giải pháp

Đẩy mạnh giải pháp kích cầu, tăng sức tiêu thụ hàng hóa tại địa phương; khuyến khích sử dụng hàng hóa trong nước, giữ vững ổn định thị trường, phát triển lành mạnh và bền vững thị trường hàng hóa. Khai thác thế mạnh kinh tế biên giới, gia tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu để phát triển các loại hình dịch vụ; Kiểm tra kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần ổn định thị trường trên địa bàn quản lý, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chân chính.

Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại như: Đề án phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện Kế hoạch thỏa thuận hợp tác phát triển ngành Công Thương các tỉnh: Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020; thỏa thuận hợp tác phát triển ngành Công Thương với TP.HCM, Hà Nội,….

Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đổi mới và nâng chất các hoạt động xúc tiến. Triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp về đẩy mạnh phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ tại thị trường trong nước.

Thực hiện chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang. Tiếp tục triển khai Dự án truy xuất nguồn gốc rau củ quả và thịt heo, góp phần nâng cao chất lượng và từng bước phát triển thương hiệu nông sản địa phương; Phối hợp địa phương thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao phát triển nguồn nhân lực thương mại.

Thực hiện chương trình kích cầu mua sắm và du lịch vào các thời điểm lễ hội, tuần lễ mua sắm,… thông qua hoạt động tập trung các sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi của doanh nghiệp vào các thời điểm du lịch, sự kiện tiêu biểu trong năm, thực hiện tuyên truyền kích cầu du lịch và tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mô hình kinh doanh theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất – kinh doanh nông sản sạch, xây dựng mạng lưới phân phối từ thành thị đến nông thôn; Thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống cửa hàng nông sản an toàn, chợ nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020.

Nâng chất và duy trì thường xuyên các sự kiện xúc tiến thương mại biên giới, tổ chức giao thương doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Campuchia, xây dựng kênh đối thoại hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận và mở rộng thị trường Campuchia thông qua nội dung thỏa thuận hợp tác thương mại với hai tỉnh giáp biên.

b) Xuất, nhập khẩu

* Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo hướng đa dạng hóa thị trường, chú trọng các mặt hàng chủ lực và tiềm năng, bên cạnh giữ vững thị trường truyền thống. Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ theo hướng chuỗi giá trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh.

* Giải pháp

Thực hiện thu thập, cung cấp thông tin định kỳ về thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản, cơ chế, chính sách thương mại các thị trường nhập khẩu tiềm năng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Tăng cường liên kết, phối hợp với các Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài và các thương vụ nước ngoài tại Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của An Giang. Thường xuyên tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hội chợ và hội thảo gắn kết giao thương tại nước ngoài;…

Triển khai Đề án phát triển thương mại biên giới tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Campuchia, trước mắt khảo sát các tỉnh có sức tiêu thụ lớn, từ đó doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xâm nhập hàng hóa mang tính cạnh tranh và bền vững. Kịp thời thông tin các chính sách của nước ta và nước bạn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp doanh nghiệp hoạt động mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân tại tỉnh.

c) Du lịch

* Mục tiêu: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm đến du lịch trọng điểm. Phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là tại các vùng du lịch trọng điểm.

* Giải pháp

Triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang” giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 11- NQ/TU ngày 18/01/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Đẩy mạnh Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020’’ và Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 20/01/2014 của UBND tỉnh, Chương trình hành động số 59/CTr-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về phát triển hạ tầng du lịch phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch An Giang trong và ngoài nước; Khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; Chủ động thực hiện liên kết vùng trong phát triển du lịch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để tăng lượng khách du lịch đến An Giang. Đẩy mạnh đào tạo, thu hút nguồn nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn chất lượng chung của cả nước và từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường kêu gọi đầu tư để xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại, gắn với phát triển các dịch vụ ăn uống, mua bán sản phẩm du lịch, các sản phẩm tiêu dùng cần thiết. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch, thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hóa vào lĩnh vực xây dựng các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, hiện đại, gắn phát triển các dịch vụ ăn uống, mua sắm sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch đăc trưng của An Giang để giữ chân du khách.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch, kết nối các khu, điểm du lịch để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh. Chấn chỉnh kịp thời các mặt hạn chế, yếu kém tạo hình ảnh chưa tốt cho ngành du lịch tỉnh nhà. Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý các hoạt động du lịch, đồng thời kết hợp công tác điều tra, thống kê ngành du lịch để phục vụ công tác chỉ đạo, định hướng phát triển trong thời gian tới.

Chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án tại Khu Du lịch Núi Sam; từng bước chấn chỉnh công tác quản lý đất đai ở Núi Cấm để kêu gọi đầu tư. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh để mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư, tạo các sản phẩm du lịch mới.

1.4. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư

* Mục tiêu:Tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đăng ký thành lập và đầu tư trên địa bàn tỉnh; củng cố, kiện toàn, nâng chất hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hiện đang hoạt động. Đồng thời, quan tâm xây dựng, phát triển hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã kiểu mới tại các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

* Giải pháp

Tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đăng ký thành lập và đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện việc cắt giảm, bãi bỏ, đơn giản hoá ít nhất 50% các thủ tục liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 377/CTr- UBND ngày 14/7/ 2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3209/VPUBND-KTTH ngày 02/7/2018 và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch tỉnh An Giang sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại kỳ họp lần 7 Hội đồng nhân dân tỉnh. Đây là 02 lĩnh vực đột phá mà Nghị quyết tỉnh đảng bộ đã xác định.

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh An Giang theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng tinh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục đầu tư tại An Giang. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư nhất là khâu tạo quỹ đất; đồng thời, rà soát thu hồi các dự án đầu tư đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư mà không triển khai thực hiện để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mới tiếp cận các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh.

Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để tạo động lực mới trong xã hội vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Huy động sự tham gia của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ... để hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác kinh doanh...

Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 08/02/2018 về phát triển doanh nghiệp tỉnh An Giang đến 2020 và Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 19/3/2018 triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh An Giang. Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Điều 5 Nghị định số 39/2018/NĐ- CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song song đó, cập nhật các cơ chế, chính sách và các điều kiện kinh doanh mới ban hành để kịp thời cung cấp, hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tăng cường giải pháp thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn; đồng thời ưu tiên bố trí vốn Nhà nước thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP) theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tăng cường đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để lắng nghe đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc nhất là làm việc với các nhà đầu tư có dự án chận tiến độ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Từ đó, tạo tâm lý tin tưởng của doanh nghiệp đối với tinh thần hỗ trợ và kết quả giải quyết của lãnh đạo tỉnh đối với doanh nghiệp, theo đó duy trì Kế hoạch đối thoại doanh nghiệp định kỳ 02 lần/năm. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm rà soát, thu hồi các dự án đầu tư đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư mà không triển khai thực hiện để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mới tiếp cận các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh.

Triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh An Giang đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận (thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020).

Thực hiện hỗ trợ tài chính (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng) theo Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang: “Hỗ trợ tài chính (cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng) tổ hợp tác, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thực hiện sản xuất kinh doanh thuộc 08 nhóm sản phẩm nông nghiệp được quy hoạch sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

1.5. Tài chính, ngân hàng

* Mục tiêu: Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, công bằng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Trung ương về các giải pháp điều hành tiền tệ và tài khoá.

* Giải pháp

Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao...), hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, gắn với thực hiện các chính sách tín dụng trọng điểm của ngành, các chương trình, đề án của tỉnh, nhất là tổ chức thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tiền tệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; nâng cao hiệu quả của kiểm soát, kiểm toán nội bộ của mỗi tổ chức tín dụng. Tăng cường phối hợp công tác chia sẽ thông tin trong việc phát hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng của tập thể, cá nhân nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, đúng pháp luật.

Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính thuế, tập trung vào việc rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” giải quyết thủ tục hành chính thuế tại cơ quan Thuế các cấp. Tập trung khai thác các nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn, tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng khoản thu theo chế độ.

Tổ chức, quản lý chặt chẽ nguồn thu và đối tượng nộp thuế phát sinh. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp trốn lậu thuế. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, thực hiện rà soát thu hồi nợ đọng thuế, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,…Thực hiện công khai thông tin người nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2016 của Chính phủ.

1.6. Khoa học – công nghệ

* Mục tiêu: Phát huy vai trò của khoa học - công nghệ và xem khoa học - công nghệ là đòn bẩy của quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu. Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh các nghiên cứu về mô hình chuyển dịch cơ cấu, tổ chức lại sản xuất; Ưu tiên đầu tư các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

* Giải pháp

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28/02/2013 của Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tăng cường thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 c ủa Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Ưu tiên đầu tư các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao và ổn định; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản các loại nông thủy sản, dược liệu; trong chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch với quy mô công nghiệp.

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ. Tăng cường các hoạt động khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển các liên kết, hợp tác công - tư trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ, hình thành và phát triển các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đổi mới và phát triển công nghệ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thân thiện môi trường.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào trong các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ, cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các ngành sản xuất dựa trên đổi mới công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ cao có giá trị gia tăng cao.

Tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ ươm tạo, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Chương trình thúc đẩy năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá; Kế hoạch hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách đặt hàng, đấu thầu, giao quyền sở hữu. Đổi mới c ơ chế hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nền kinh tế thị trường. Thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ làm nhân tố cho sự phát triển khoa học và công nghệ. Nâng cao tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp và xã hội hóa thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ.

1.7. Về Tài nguyên và môi trường

* Mục tiêu: Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường gắn với việc thực hiện tăng trưởng xanh; Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và các vấn đề môi trường.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường tài nguyên khoáng sản theo hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Tập trung cải cách hành chính, tạo thuận lợi môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan du lịch; xử lý các khu, điểm ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp

Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh; Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 04/02/2016 và số 09/CT-TTg ngày 12/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn. Triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương tại địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1685/QĐ -UBND ngày 21/6/2016 của UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 62- KH/TU ngày 26/8/2013 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang, giai đoạn 2016 – 2020.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tiếp tục cải cách hành chính để duy trì và giảm dần hồ sơ trễ hẹn; mở rộng kênh tiếp xúc hướng dẫn và nộp hồ sơ qua mạng.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên và môi trường; tạo điều kiện để toàn xã hội giám sát, chia sẽ trách nhiệm trong bảo vệ môi trường. Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tăng cường các biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải độc hại và chất thải y tế. Đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường, cảnh quan ở khu vực nông thôn, các khu đô thị.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong khai thác, sử dụng nguồn nước; phối hợp trong khai thác và kiểm soát nguồn tài nguyên cát, chống sạt lỡ bờ sông, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân sống và sản xuất ven sông. Tăng cường thanh kiểm tra, tập trung lĩnh vực khai thác cát trái phép, ảnh hưởng sạt lở, xả thải ra môi trường. Kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, biến đổi gen gây nguy hại cho môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học, tạo cân bằng hệ sinh thái.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tranh thủ các nguồn vốn thực hiện Dự án đầu tư hệ thống trạm quan trắc môi trường tỉnh An Giang để nâng chất lượng quan trắc, giám sát môi trường, đặc biệt là môi trường nước tại các nơi tiếp giáp với Campuchia và tại các nơi có khả năng xâm nhập mặn cao.

Duy trì và tiếp tục giám sát làm tốt việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, chú trọng tiếp, đối thoại với nhà đầu tư, doanh nghiệp để hiểu nhau và chia sẽ khó khăn, giúp đỡ doanh nghiệp. Duy trì kiểm tra thường xuyên chấp hành pháp luật, tập trung thanh tra xử lý nghiêm các lĩnh vực nhạy cảm, nhiều lợi ích hay sai phạm. Tăng cường tuyên truyền pháp luật tạo sự đồng thuận trong dân và cả hệ thống chính trị.

1.8. Về hội nhập quốc tế

* Mục tiêu: Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh; Thực hiện có hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

* Giải pháp

Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 317/KH-UBND tỉnh ngày 01/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 28/02/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tỉnh An Giang trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Khai thác hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đẩy nhanh việc tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khai thác hiệu quả các cam kết đã ký kết. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, khai thác các lĩnh vực thế mạnh và tiềm năng của tỉnh góp phần tăng trưởng kinh tế.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn 2016-2020. Xây dựng hệ thống thông tin về các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh An Giang để giới thiệu đến các Tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế khác. Tiếp tục kết nối với các cơ quan Thương vụ và Tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thị trường, rào cản thương mại, chính sách thương mại, các hiệp định thương mại – hiệp định thuế quan mà Việt Nam đã ký kết... nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại biên giới, củng cố mối quan hệ với các tỉnh giáp biên của Campuchia nhằm giữ vững đường biên giới hòa bình, ổn định. Xây dựng kế hoạch hợp tác ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các địa phương ở một số nước, đối tác quốc tế có tầm quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của tỉnh. Lồng ghép việc thiết lập quan hệ hợp tác với địa phương nước ngoài với việc thiết lập quan hệ hữu nghị giữa các tổ chức nhân dân, tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân dân, các sự kiện lớn về đối ngoại nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và nhân dân về hội nhập quốc tế: Tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung của Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ; Tuyên truyền Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại Tự do (FTA) đến năm 2020 của Việt Nam.

Tập trung phát triển các sản phẩm có hiệu quả kinh tế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và quốc tế; rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn quốc tế; Xây dựng kênh thông tin đối thoại giúp doanh nghiệp tham gia tìm hiểu và đóng góp các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đang đàm phán.

1.9. Thực hiện liên kết vùng

* Mục tiêu: Tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm; tăng cường hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

* Giải pháp

Triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/NQ-HĐV ngày 21/11/2016 của Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL giai đoạn 2015-2016 Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020.

Tiếp tục tăng cường và chủ động hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi.

Cùng với các tỉnh trong vùng, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác số 16/THHT-UBND ngày 09/5/2018 của UBND các tỉnh An Giang, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL giai đoạn 2016-2020.

2. Phát triển văn hóa - xã hội

2.1. Về Giáo dục và Đào tạo

* Mục tiêu: Xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội; coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, hài hòa, đảm bảo công bằng xã hội, từng bước hình thành xã hội học tập.

* Giải pháp

Triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ X; Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động số 05- CTr/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh tiến tới triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Triển khai các khâu chuẩn bị tổ chức thực hiện chương trình tổng thể giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chú trọng đầu tư nâng chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Củng cố chất lượng giáo dục phổ thông, tiếp tục duy trì chất lượng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Phát triển mạng lưới trường lớp theo quy hoạch, chú trọng hạ tầng công nghệ thông tin; tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh đầu cấp, đẩy mạnh phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở trường học.

Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng “Nông thôn mới”, trong đó tập trung nâng chất hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án Xây dựng Xã hội học tập và Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020, quyết tâm nâng mức độ đạt của công tác phổ cập giáo dục các cấp học, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ học sinh đi học so dân số độ tuổi.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với nhà giáo. Tiếp tục hoàn thiện công tác tuyển dụng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bỏ học. Củng cố, duy trì kết quả phổ cập bằng hình thức học tập chính quy. Tiếp tục triển khai 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử; không xảy ra bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi sai lớp; Nâng cao trách nhiệm điều hành, quản lý ngân sách của các đơn vị trường học, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ kế toán.

Tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy xã hội học tập; đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Tập trung đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có kỷ luật lao động theo hướng ứng dụng thực hành; gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có kỹ thuật, ý thức nghề nghiệp.

2.2. Về Y tế

* Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng củng cố hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Giải pháp

Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 48-KH/TU, ngày 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XII) “Về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Kế hoạch số 49-KH/TU, 27/4/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XII) “Về công tác Dân số trong tình hình mới”.

Củng cố và hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh và các đơn vị y tế tuyến huyện. Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ tỉnh đến xã; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phát triển một số chuyên ngành bệnh viện tuyến tỉnh thành vệ tinh cho các bệnh viện tuyến trung ương tại Tp HCM: tim mạch, mắt, sản nhi, chấn thương chỉnh hình, ngoại khoa gan mật…; nâng cao năng lực mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng cơ sở y tế kết hợp quân - dân y, đặc biệt là ở các khu vực biên giới. Củng cố, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới vận chuyển cấp cứu ngoại viện trên địa bàn tỉnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, thực hiện tốt bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện và tăng sự hài lòng của người bệnh; từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; phát triển mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền và kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; đẩy mạnh sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu. Củng cố hệ thống tổ chức y dược cổ truyền từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, xúc tiến chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền với quy mô 100 giường; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các khoa, tổ y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện; tăng cường hoạt động y học cổ truyền tại các trạm y tế.

Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Phát huy hiệu quả hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và công nghệ y tế; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chuyên môn, bảo đảm an toàn cho người bệnh và minh bạch trong quản lý, hoạt động chuyên môn và phân bổ nguồn lực. Tăng cường giáo dục y đức, quy chế ứng xử cho cán bộ y tế.

Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng và nhân sự cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đủ khả năng kiểm soát tốt hơn các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế lao động, vệ sinh môi trường. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trung tâm y tế huyện đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn và bổ sung đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho công tác xét nghiệm, nâng cấp và chuẩn hóa các phòng xét nghiệm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế - dân số.

Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; Triển khai đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện và tăng sự hài lòng của người bệnh; từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; phát triển mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa theo lộ trình Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh An Giang từ năm 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế.

2.3. Về Lao động, việc làm

* Mục tiêu: Thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động bảo trợ, trợ giúp xã hội; quan tâm thực hiện tốt chính sách người có công cách mạng; Nâng chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm. thúc đẩy tạo chuyển biến tích cực về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền trẻ em.

* Giải pháp

Tập trung đổi mới, nâng chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm cho người lao động. Triển khai thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho người lao động thuộc hộ nghèo, lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, bộ đội phục viên xuất ngũ, người thuộc đối tượng chuyển đổi nghề, phụ nữ mất việc làm, lao động các xã đặc biệt khó khăn... có điều kiện tham gia học nghề; thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”; quan tâm triển khai thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ dạy nghề theo đơn đặt hàng của người sử dụng lao động.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Ban Quan hệ lao động và phòng ngừa, giải quyết đình công, lãn công tỉnh; Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Tăng cường đưa lao động An Giang đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2016 - 2020” và Ban Quản lý Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp; phối hợp với các ngành chức năng thực hiện quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, … kịp thời đề xuất giải pháp xử lý những vấn đề mới phát sinh.

Thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động bảo trợ, trợ giúp xã hội; quan tâm thực hiện tốt chính sách người có công cách mạng; Nâng chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giải quyết việc làm. Thúc đẩy tạo chuyển biến tích cực về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền trẻ em. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai.

Tiếp tục rà soát, tiếp nhận và giải quyết kịp thời hồ sơ người có công. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào chăm sóc người có công, vận động các ngành, các cấp, các đoàn thể quan tâm, giúp đỡ bằng nhiều nguồn lực nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công. Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người có công được kịp thời và đầy đủ.

Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh với công tác giảm nghèo, an sinh xã hội. Xây dựng triển khai nhân rộng các mô hình giảm nghèo; Củng cố, mở rộng các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung các đối tượng yếu thế.

Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016-2020; triển khai kịp thời Nghị định số 56/2017/NĐ-CP , quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em năm 2016; tham mưu thành lập Hội bảo vệ quyền trẻ em tại An Giang. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến trẻ em đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục, nhằm ngăn ngừa hạn chế thấp nhất các trường hợp xâm hại có thể xảy ra; tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở c ơ sở.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược quốc gia Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020; từng bước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến về giới trong đời sống xã hội.

2.4. Văn hóa - Thể thao, Thông tin - Truyền thông

a) Văn hoá - Thể thao

* Mục tiêu: Phát triển văn hóa và con người Việt Nam theo hướng toàn diện; văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng gia đình no ấm, văn hóa, tiến bộ, hạnh phúc. Phát triển sâu rộng thể dục thể thao quần chúng để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam, nâng cao vị thế thể thao trong nước và quốc tế.

* Giải pháp

Tâp trung triển khai tốt các dự án theo đúng đối tượng, nội dung, nhiệm vụ tại Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực hiện Kế hoạch 599/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá, thể thao, coi đầu tư cho văn hoá, thể thao là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, làm cho văn hoá tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Quan tâm, chú trọng các hoạt động văn hóa dành cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, giữ vững an ninh biên giới, lãnh thổ.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.Chú trọng tổ chức và hướng dẫn thu thập, lưu trữ thông tin về gia đình; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình; hướng dẫn thực hiện tư vấn về gia đình ở cơ sở; bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Chú trọng đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, đặc biệt là thiết chế văn hóa, thể thao ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuộc ngành văn hóa, gia đình, thể thao, kịp thời xử lý các trường hợp sai phạm. Tăng cường công tác quản lý các lễ hội, huy động nguồn lực xã hội để tổ chức các lễ hội, hội thao, hội diễn, hạn chế việc sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất.

b) Thông tin - truyền thông

* Mục tiêu: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông cả tỉnh, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội; Tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước gắn với cải cách hành chính. Đảm bảo thực hiện các tiêu chí nông thôn mới về thông tin và truyền thông.

* Giải pháp

Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với nhân dân trong tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin, đảm bảo công tác thông tin trung thực, chính thống, kịp thời, tránh đưa những thông tin bất lợi, tạo dư luận xấu, gây tâm lý bất an trong xã hội, kịp thời phản hồi những thông tin không đúng sự thật. Triển khai kế hoạch thực hiện 2019 Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2016-2020.

Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước năm 2019 theo kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa nền hành chính, nhất là các ứng dụng nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các ngành, đơn vị triển khai cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Cổng Thông tin thành phần của Sở, ban, ngành và huyện, thị, thành phố; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công mức độ 3 và tăng cường, mở rộng việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính công ích (mức độ 4).

2.5. Phòng chống thiên tai - Ứng phó và giảm nhẹ biến đổi khí hậu

* Mục tiêu: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và các vấn đề môi trường; Nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh.

* Giải pháp

Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn và thiên tai; Chương trình hành động chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chương trình hành động của ngành nông nghiệp về biến đối khí hậu và nước biển dâng. Tập trung đầu tư từng vùng sản xuất gắn với các mô hình sinh kế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng thu nhập của người dân trong vùng, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Đầu tư thủy lợi công nghệ cao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, đẩy mạnh phát triển rừng: Tạo đủ giống cây trồng đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ trồng rừng và trồng cây lâm nghiệp phân tán trên toàn tỉnh trong năm 2016. Thực thi pháp luật lâm nghiệp, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp; xây dựng phương án chống chặt phá rừng và săn, bắt, mua bán động vật rừng.

Triển khai Chương trình tiết kiệm năng lượng và hiệu quả: phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức mít tinh hưởng ứng Chiến dịch “Giờ Trái đất”; Khuyến khích người dân sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; chú trọng sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo như năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời.

Tiếp tục dự kiến nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu khi có thiên tai: Công ty Điện lực An Giang, Công ty Cổ phần Điện nước An Giang có phương án chuẩn bị vật tư, trang thiết bị phòng ngừa, khắc phục sự cố, đảm bảo nguồn cung điện cung cấp điện ổn định, an toàn, nhất là đối với yêu cầu cấp nước sinh hoạt và bơm tưới; Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh chuẩn bị hàng hóa phục vụ công tác phòng chống thiên tai như: gạo; mì ăn liền; nước uống đóng bình; sắt thép; xi măng; xăng M95; dầu Diesel 0,05% S; dầu hỏa; dầu mỡ nhờn...

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên đăng tin các bài ảnh về tình hình thiên tai, những kiến thức cơ bản về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trên Cổng Thông tin điện tử các sở, ngành và địa phương; Lồng ghép các chương trình thời sự các chuyên mục về các biện pháp, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai (lũ, sạt lở đất, giông lốc, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng..) nhằm chủ động trong việc phòng chống và tìm kiếm cứu nạn hiệu quả.

Xây dựng các phương án cứu trợ khi có thiên tai xảy ra, dự trù nguồn kinh phí hỗ trợ, tổ chức các điểm giữ trẻ mùa lũ, thực hiện kịp thời các chính sách xã hội sớm khắc phục hậu quả do thiên tai như lũ, sạt lở, dông lốc,... sớm ổn định cuộc sống nhân dân.

Tăng cường quản lý chặt chẽ dịch bệnh và phối hợp xử lý các vấn đề về môi trường, các ngành và chính quyền địa phương các cập phối hợp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ, chỉ đạo việc cấp cứu nạn nhân, phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai. Tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ trạm y tế xã sơ cấp cứu cho người bị đuối nước.

Tổ chức diễn tập công tác phòng chống thiên tai cho các cơ sở giáo dục ở các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai.Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảng dạy tích hợp nội dung phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào các môn học về giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; chú trọng các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, mô hình hay và phù hợp.

Tiếp tục bố trí đưa dân vào ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ. Giới thiệu các mẫu nhà an toàn với bão, hướng dẫn cho dân cách đề phòng áp thấp nhiệt đới, bão, dông lốc và đăng tải thông tin hướng dẫn lên Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng.Tăng cường công tác quản lý xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở, kiểm tra xử lý nghiêm đối với mọi hành vi xây dựng công trình trái phép không đúng quy hoạch và không đảm bảo an toàn trên sông, kênh, rạch.

Thực hiện rà soát mạng lưới giao thông đường tỉnh, huyện, các vị trí cầu thường xuyên bị tràn, ngập lũ, có nguy cơ bị sạt lở, kịp thời có giải pháp khắc phục. Bổ sung các biển báo hướng dẫn hoặc cảnh báo đường bộ, đường thủy, đặc biệt khi có xảy ra thiên tai. Đảm bảo các phương án huy động nhân lực, phương tiện, vật tư cứu hộ, đảm bảo giao thông, phương án phân luồn giao thông và bảo đảm an toàn giao thông khi có thiên tai xảy ra.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông hằng năm; nhận định diễn biến nguy cơ sạt lở tại các đoạn sông, đề xuất giải pháp ứng phó, khắc phục sự cố kịp thời. Các ngành các cấp và địa phương chủ động phối hợp kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, đất trái phép làm tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, rạch.

3. Quốc phòng - an ninh

* Mục tiêu: Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, vùng biên giới và các khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài.

* Giải pháp

Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ; Nghị định số 74/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về phòng không nhân dân; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/8/2016 của Tỉnh ủy về củng cố quốc phòng - an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường kiểm tra công tác quân sự, quốc phòng địa phương, công tác tuyển quân theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công tác tuyển sinh quân sự, xây dựng lực lượng, giáo dục quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo phân cấp.

Tiếp tục củng cố lực lượng Công an tỉnh nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội. Ngân sách tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho ngành để hoàn thành nhiệm vụ; đưa đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh và hệ thống cấp huyện vào hoạt động đảm bảo thực thi nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các khu trọng điểm, vùng biên giới; tăng cường hợp tác đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác để duy trì ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là lực lượng chức năng hai tỉnh Kandal, TàKeo - Vương quốc Campuchia trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố, tội phạm hình sự, ma túy, tội phạm mua bán người.

Tăng cường công tác nắm tình hình nhất là tình hình ngoại biên, chủ động phương án đối phó khi có tình huống xảy ra, thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, chỉ thị sẵn sàng chiến đấu năm 2018 của Bộ Quốc phòng và của Quân khu; duy trì tốt quy chế phối hợp giữa Công an, Quân sự, Biên phòng bảo vệ an ninh quốc gia; sẵn sàng lực lượng và phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn. Triển khai thực hiện Đề án bảo đảm quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030, Đề án công tác phòng không nhân dân giai đoạn 2016 - 2020.

Tăng cường đào tạo và đẩy mạnh hoạt động các đội đặc nhiệm, để trấn áp tội phạm, đặc biệt tội phạm lứa tuổi thanh thiếu niên xu hướng gia tăng; chú trọng đến tình hình an ninh – trật tự xã hội vùng nông thôn; trọng tâm là tập trung vào các loại tội phạm về ma tuý, cướp giật, không để xảy ra vụ việc phức tạp về an ninh trật tự nhất là trong dịp tết, lễ hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và sự ổn định của xã hội.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, kiềm chế tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm tại các địa bàn trọng điểm; xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh. Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các khu trọng điểm, vùng biên giới; tăng cường hợp tác đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác để duy trì ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường công tác về đảm bảo an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là phòng chống tệ nạn mại dâm, ma túy, HIV/AIDS, nhất là tại các địa bàn đô thị, các địa phương biên giới.

Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để xảy ra các vụ việc bất ngờ.

4. Điều hành và quản lý nhà nước

* Mục tiêu: Xây dựng nền hành chính công trong sạch, vững mạnh, minh bạch, thông suốt, chuyên nghiệp, tiến tới hiện đại; Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Đảm bảo hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

* Giải pháp

Triển khai và giám sát việc thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương; các chương trình, đề án, kế hoạch của UBND tỉnh, các ngành tỉnh trong năm 2018.

Tập trung xây dựng nền hành chính công trong sạch, vững mạnh, minh bạch, thông suốt, chuyên nghiệp, tiến tới hiện đại; Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Đảm bảo hiệu lực quản lý, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Tiếp tục triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đạt hiệu quả. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính ở cấp cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, mà trọng tâm là cải cách thủ tục và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong thực thi công vụ của cán bộ công chức nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, thân thiện cho các nhà đầu tư và người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Triển khai Đề án thành lập Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tỉnh An Giang trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về nguồn nhân lực giai đoạn 2015 - 2020. Thực hiện tốt kế hoạch tinh giảm biên chế của tỉnh năm 2017 theo Nghị định 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế giai đoạn 2016 - 2021; Đề án vị trí việc làm theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của Chính phủ Về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Thực hiện sắp xếp bộ máy của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Trung ương.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 377/CTr- UBND ngày 14/7/ 2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế. Tiếp tục triển khai Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công theo các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ và các Nghị định khác hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/ 2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

Đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh chính trị, an ninh biên giới, phòng chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội nhất là trong các dịp lễ, hội. Đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm các tiêu chí an toàn giao thông.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn tồn đọng; đẩy mạnh công tác tiếp và đối thoại với công dân..., không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người.

Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn tồn đọng; đẩy mạnh công tác tiếp và đối thoại với công dân..., không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người nhằm ổn định tình hình để tập trung phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức gặp gỡ công dân định kỳ để lắng nghe ý kiến và đối thoại với người dân từ đó hạn chế những vụ khiếu kiện đông người. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thông qua sự hỗ trợ, vai trò giám sát của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, tạo nhiều kênh thông tin để báo chí, nhân dân tham gia giám sát, tố giác những tổ chức cá nhân vi phạm.

Triển khai thiết thực, đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác phối hợp giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, chấp hành quy chế dân chủ cơ sở.

VI. Tổ chức thực hiện

Năm 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh đã đề ra. Vì vậy, nhiệm vụ của năm 2019 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân; từng ngành, từng cấp phải xây dựng kế hoạch chi tiết, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, khả thi, hiệu quả; tận dụng tốt thời cơ, chủ động vượt qua mọi thách thức từ hội nhập để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2019 của tỉnh./.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 01/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 01/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/01/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Vương Bình Thạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản