- 1Quyết định 47/2007/QĐ-UBND quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 3Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 381/QĐ-UBND | An Giang, ngày 23 tháng 02 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-Ctr/TU ngày 28/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 47/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 của UBND tỉnh An Giang về việc quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 106/TTr-SKHCN ngày 18/02/2016 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ "Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020”, bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Chương trình: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.
2. Cơ quan quản lý Chương trình: Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Đơn vị điều phối Chương trình: Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang.
5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.
a) Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm khai thác có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên để phát triển du lịch trở thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của tỉnh. Đồng thời, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, khách du lịch và các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch; Phát triển du lịch gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành nguồn cơ sở dữ liệu về các yếu tố phát triển du lịch như nguồn tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật... để xây dựng các loại hình du lịch đặc trưng của An Giang tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện từng vùng, miền tạo lực đẩy cho sự phát triển toàn diện ngành du lịch của tỉnh.
- Hình thành thương hiệu du lịch An Giang phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang.
- Hàng năm đề xuất khoảng 20 danh mục đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển du lịch và có ít nhất 20% đề xuất được phê duyệt.
- Phát triển ít nhất 07 sản phẩm du lịch, ưu tiên cho các sản phẩm thuộc loại hình du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, du lịch sông nước; tham quan di tích văn hóa lịch sử tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hỗ trợ ươm tạo 04 doanh nghiệp tiềm năng trong ngành du lịch, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có chất lượng trong tỉnh nói riêng và trong khu vực nói chung.
7.1. Các định hướng nghiên cứu:
- Nghiên cứu phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch theo định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo nền tảng đưa An Giang trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
- Nghiên cứu xây dựng các loại hình du lịch đặc trưng dựa trên nguồn lực hiện có của tỉnh là Núi Sam - Núi Cấm, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch Núi Sam, nhằm tạo nền tảng đột phá, thúc đẩy các khu, điểm du lịch khác phát triển như: rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, Núi Tô, Ba Chúc, Ô Tà Sóc… xúc tiến việc đầu tư Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu Di sản văn hóa Óc Eo - Thoại Sơn theo định hướng phát triển của Chính phủ.
- Nghiên cứu các phương pháp kết hợp phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học trong xây dựng các tuyến điểm du lịch nâng cao hiệu quả liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc gia và quốc tế trong phát triển kinh tế, phát triển du lịch.
- Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động rộng rãi các nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
7.2. Các nội dung chính:
a) Nội dung 1: Điều tra hiện trạng, thu thập thông tin về các nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu xây dựng các loại hình du lịch đặc trưng của An Giang.
- Lấy ý kiến chuyên gia về kế hoạch khảo sát, điều tra thông tin về hiện trạng trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố.
- Xây dựng chương trình khảo sát, điều tra thông tin về hiện trạng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố.
b) Nội dung 2: Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề trong nước và quốc tế lấy tham vấn ý kiến và đề xuất định hướng của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch.
- Tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia đầu ngành để xác định nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cấp thiết, phù hợp yêu cầu thực tiễn, tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Tổ chức lấy ý kiến để xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, các dự án khuyến khích, kêu gọi đầu tư phù hợp yêu cầu thực tiễn, làm cơ sở huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào thúc đẩy phát triển du lịch, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí, tốn kém.
- Tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến các chuyên gia quốc tế thuộc các tổ chức hoạt động du lịch trong nước hoặc có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam xác định nhiệm vụ và giải pháp, đề xuất định hướng phát triển du lịch của địa phương.
- Tổ chức hội nghị tổng kết nhằm đánh giá toàn diện kết quả thực hiện, lấy ý kiến từ các chuyên gia, các sở ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà đầu tư để kịp thời đưa ra đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ và kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
c) Nội dung 3: Tổ chức khảo sát các mô hình, doanh nghiệp du lịch điển hình tiên tiến có khả năng áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức khảo sát, tìm hiểu các mô hình du lịch điển hình, doanh nghiệp du lịch tiên tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ có khả năng áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng: 10 người bao gồm gồm 05 thành viên nhóm chuyên trách và một số chuyên gia, doanh nghiệp; chia thành 02 đoàn mỗi đoàn 05 người.
- Địa điểm: các công ty, doanh nghiệp, mô hình du lịch tại Thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam và tỉnh Lâm Đồng.
d) Nội dung 4: Đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch.
- Lựa chọn ươm tạo những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, lợi thế về sản phẩm, cảnh quan, môi trường, khả năng kết nối đầu tư phát triển và mạnh dạn trong ứng dụng kỹ thuật khoa học công nghệ cao, tạo điều kiện xây dựng các mô hình kinh doanh điển hình, đảm bảo uy tín, chất lượng.
- Dự kiến tổ chức 04 lớp tập huấn trong 05 năm, mỗi lớp tập huấn cho khoảng 20 học viên.
e) Nội dung 5: Phát triển mạnh hoạt động thông tin ứng dụng khoa học công nghệ để phổ biến các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch.
- Xây dựng các ngân hàng dữ liệu thông tin khoa học về du lịch thông qua các hình thức thư viện điện tử hoặc các trang thông tin hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch...
- Phối hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình trong và ngoài tỉnh thực hiện đưa tin, phóng sự những mô hình, sản phẩm du lịch ứng dụng khoa học công nghệ.
8. Tổng dự toán kinh phí thực hiện: 627.540.000 đồng (Sáu trăm, hai mươi bảy triệu, năm trăm, bốn mươi ngàn đồng).
a) Phân nguồn thực hiện:
- Năm 2016: 116.420.000 đồng.
- Năm 2017: 144.550.000 đồng.
- Năm 2018: 166.030.000 đồng.
- Năm 2019: 93.270.000 đồng.
- Năm 2020: 107.270.000 đồng.
b) Dự toán các khoản mục chi:
- Điều tra hiện trạng, thu thập thông tin về các nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu xây dựng các loại hình du lịch đặc trưng của An Giang: 49.780.000 đồng;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề lấy ý kiến và đề xuất định hướng của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch: 179.620.000 đồng;
- Hoạt động tổ chuyên gia: 184.800.000 đồng;
- Chi phí hỗ trợ đề xuất ý tưởng nhiệm vụ khoa học và công nghệ được duyệt: 30.000.000 đồng (1.000.000 đồng/ý tưởng được duyệt);
- Tổ chức khảo sát các mô hình, doanh nghiệp du lịch điển hình tiên tiến có khả năng áp dụng trên địa bàn tỉnh: 68.500.000 đồng;
- Đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch: 77.440.000 đồng;
- Chi phí quản lý: 37.400.000 đồng.
9. Tổ chuyên gia và nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình:
a) Tổ chuyên gia tư vấn về khoa học: Bao gồm các thành viên sau:
- Mời PGS.TS. Huỳnh Quốc Thắng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh làm Cố vấn khoa học.
- Mời ThS. Phan Bửu Toàn - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn làm Cố vấn khoa học.
* Nhiệm vụ của Tổ chuyên gia:
- Hỗ trợ, tư vấn đơn vị điều phối xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong khi thực hiện Chương trình. Định kỳ có báo cáo kết quả thực hiện về các bên liên quan Chương trình này về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu, điều chỉnh nội dung Chương trình trên cơ sở tham vấn, lấy ý kiến các sở, ban, ngành đoàn thể và doanh nghiệp, đảm bảo nội dung Chương trình phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Nhóm chuyên trách: Bao gồm các thành viên sau:
- ThS. Huỳnh Thị Như Lam, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - Trưởng nhóm.
- Cử nhân Đặng Đức Phong, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - Phó Trưởng nhóm.
- ThS. Nguyễn Bảo Lâm, Chuyên viên phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ - Phó Trưởng nhóm.
- ThS. Lê Minh Tuấn Lâm, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế, Trường Đại học An Giang - Thành viên.
- Cử nhân Bùi Thị Ngọc Phương, Giảng viên Bộ môn Du lịch, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Trường Đại học An Giang - Thành viên.
- Cử nhân Nguyễn Hoàn Đức, Chuyên viên phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Xúc tiến Du lịch An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - Thành viên.
- Cử nhân Nguyễn Thị Bích Hạnh, Chuyên viên phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - Thành viên.
* Nhiệm vụ của nhóm chuyên trách:
- Hỗ trợ, tư vấn, điều phối thực hiện Chương trình. Định kỳ có báo cáo kết quả thực hiện cho đơn vị chủ trì thực hiện và các bên liên quan.
- Tham mưu, điều chỉnh nội dung Chương trình trên cơ sở tham vấn, lấy ý kiến các sở, ban, ngành đoàn thể và doanh nghiệp, đảm bảo nội dung kế hoạch phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực hiện hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, lựa chọn công nghệ phù hợp trong đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư mới hoặc nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ lập dự toán nhu cầu kinh phí theo các định mức kỹ thuật quy định.
a) Sở Khoa học và Công nghệ
Chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện chương trình, đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra theo định hướng phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Giám sát thực hiện tốt chương trình theo các nội dung đã được phê duyệt. Giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện Chương trình và kịp thời có ý kiến điều chỉnh nội dung Chương trình khi có phát sinh, vướng mắc. Cân đối đủ kinh phí và giải ngân phù hợp đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì giao Trung tâm Xúc tiến Du lịch là đơn vị điều phối phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt các nội dung kế hoạch, các đề xuất đặt hàng nghiên cứu trong Chương trình; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các nội dung và kinh phí triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chương trình đề ra.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất danh mục các đề tài, dự án, mô hình phù hợp với mục tiêu đề ra của Chương trình.
c) Trung tâm Xúc tiến Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chịu trách nhiệm điều phối chính, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt các nội dung chương trình, các đề xuất đặt hàng nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển du lịch; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các nội dung và kinh phí triển khai thực hiện chương trình; và hàng năm có trách nhiệm đưa vào danh mục nghiên cứu khoa học công nghệ của tỉnh từ các đề xuất của chương trình này và xem xét, điều chỉnh, bổ sung các nội dung chương trình để có sự điều chỉnh phù hợp.
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
- Phối hợp với Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phổ biến sâu rộng và triển khai thực hiện tốt nội dung Chương trình.
- Cử nhân sự tham gia phù hợp với yêu cầu thành lập Nhóm chuyên trách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan trong Chương trình. Đặc biệt là phối hợp, hướng dẫn đoàn khi làm việc, công tác tại địa phương.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị đến địa phương thực hiện nghiên cứu, khảo sát, triển khai xây dựng mô hình,...
- Hàng năm cùng có trách nhiệm phối hợp các Sở, ngành đơn vị liên quan rà soát, xem xét các nội dung kế hoạch để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, các thành viên tổ chuyên gia, nhóm chuyên trách và các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 2Kế hoạch 192/KH-UBND thực hiện Đề án Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 năm 2017
- 3Kế hoạch 397/KH-UBND năm 2017 phát triển hạ tầng giao thông và vận tải trong phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Quyết định 47/2007/QĐ-UBND quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 18-CTr/TU về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do tỉnh An Giang ban hành
- 3Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020
- 6Kế hoạch 192/KH-UBND thực hiện Đề án Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 năm 2017
- 7Kế hoạch 397/KH-UBND năm 2017 phát triển hạ tầng giao thông và vận tải trong phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 381/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 381/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Hồ Việt Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực