Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2018/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 14 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định sổ 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định sổ 105/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
Căn cứ Thông tư sổ 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
Căn cứ Thông tư sổ 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơỉ nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2018/QĐ- BND ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về nguyên tắc quản lý, vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục; quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành và khai thác hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện quản lý, vận hành, khai thác hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục; Chủ nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1. Quan trắc môi trường tự động, liên tục là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường một cách liên tục, tự động nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
2. Hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục bao gồm nhà trạm, các thiết bị lấy mẫu và quan trắc tự động liên tục, thiết bị phụ trợ: Ống dẫn hoặc hút mẫu, phân phối mẫu, hệ thống truyền nhận dữ liệu, hệ thống phục vụ công tác hiệu chuẩn, thiết bị camera, hệ thống điện, hệ thống báo cháy, báo khói và chống sét,...
3. Trạm cơ sở là các trạm quan trắc môi trường tự động được kết nối và truyền dữ liệu quan trắc về Trạm trung tâm. Trạm cơ sở gồm có Trạm cơ sở do nhà nước đầu tư kinh phí lắp đặt và Trạm cơ sở do Chủ nguồn thải tự lắp đặt.
4. Trạm trung tâm là trạm điều hành tiếp nhận và xử lý thông tin, dữ liệu do các Trạm cơ sở truyền về, giám sát hoạt động, liên tục các Trạm cơ sở.
5. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.
6. Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
7. Bảo trì, bảo dưỡng là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một thiết bị ở tình trạng nhất định hoặc đảm bảo một dịch vụ nhất định luôn hoạt động trong trạng thái tiêu chuẩn.
YỂU CẦU KỸ THUẬT CỦA HỆ THÓNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
1. Hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải đảm bảo hoạt động đồng bộ kỹ thuật, vận hành liên tục, ổn định 24/24 giờ.
2. Các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Điều 4. An toàn hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
Hệ thống thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục và đường truyền dữ liệu tại các Trạm cơ sở, Trạm trung tâm phải được bảo vệ an toàn, thường xuyên giám sát, theo dõi đảm bảo hoạt động ổn định, cung cấp dữ liệu liên tục, chính xác, cụ thể:
1. Đảm bảo điều kiện môi trường an toàn, tối ưu cho việc vận hành các thiết bị, tránh các sự cố, rủi ro gây thiệt hại đến người và tài sản.
2. Đảm bảo việc giám sát tự động qua hình ảnh camera theo dõi tình hình vận hành của hệ thống xử lý môi trường, Trạm cơ sở và điểm xả thải.
3. Xử lý kịp thời các hư hỏng, biểu hiện mất ổn định hoặc quá tải; cập nhật tình trạng thiết bị và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
4. Đảm bảo các vấn đề an ninh, ngăn ngừa tình trạng trộm cắp và phá hoại thiết bị, tài sản.
5. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ Trạm trung tâm và Trạm cơ sở theo quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy hiện hành.
Điều 5. An toàn thông tin, dữ liệu
1. Đảm bảo các nguyên tắc về an toàn thông tin, dữ liệu trong hệ thống tại các Trạm cơ sở, đường truyền dữ liệu và Trạm trung tâm bao gồm:
a) Tính bảo mật dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu quan trắc phải được đảm bảo tính bảo mật, người không có thẩm quyền không được phép truy cập, không bị can thiệp bởi các thiết bị ngoài hệ thống.
b) Tính bảo toàn dữ liệu: Thông tin, dữ liệu thu được từ các Trạm cơ sở phải được truyền nguyên vẹn về Trạm trung tâm, không được hiệu chỉnh, đảm bảo phản ánh đúng tình trạng chất lượng môi trường tại điểm đo.
c) Tính đáp ứng: Thông tin, dữ liệu phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khai thác của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường phải được lưu trữ đầy đủ tại Trạm cơ sở và Trạm trung tâm Dữ liệu phải được phân loại để lưu trữ theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng, sao lưu theo thời gian, loại thông tin, nơi lưu trữ. Các thiết bị lưu trữ phải được đặt tại môi trường thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo, có nhiệt độ thích hợp và định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.
Điều 6. Hệ thống cấp điện, thiết bị điện
Trạm trung tâm và các Trạm cơ sở phải được cấp nguồn điện đảm bảo cho các thiết bị hoạt động ổn định, liên tục.
1. Nguồn điện cung cấp:
- Tại các Trạm cơ sở phải trang bị máy phát điện dự phòng có công suất phù hợp kèm theo hệ thống chuyển đổi nguồn tự động nhằm đảm bảo tính năng kỹ thuật và tuổi thọ của thiết bị khi xảy ra mất điện đột ngột.
- Trường hợp mất điện do bất khả kháng, cán bộ quản lý Trạm cơ sở phải thông tin ngay về Trạm trung tâm và kịp thời phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục sự cố để nhanh chóng đưa Trạm cơ sở vào hoạt động bình thường.
2. Thiết bị an toàn điện:
- Khi xảy ra sự cố ngắt nguồn điện chính phải thay thế ngay bằng nguồn điện dự phòng đến khi nguồn điện chính hoạt động trở lại. Trường hợp việc truyền dữ liệu bị gián đoạn, ngay sau khi phục hồi, hệ thống phải tự động truyền các dữ liệu của khoảng thời gian bị gián đoạn; trong trường hợp việc truyền dữ liệu bị gián đoạn quá 12 tiếng, cơ sở phải có thông báo bằng văn bản và thư điện tử (email) về nguyên nhân, các biện pháp khắc phục về sự cố gián đoạn này với Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đảm bảo các yêu cầu an toàn sau:
+ Có hệ thống nối đất an toàn cho người và thiết bị;
+ Có các thiết bị đóng cắt và chống quá dòng, quá áp;
+ Có thiết bị ổn áp và bộ tích điện (UPS) công suất phù hợp với hệ thống các thiết bị.
Điều 7. Hệ thống mạng kết nối truyền, nhận dữ liệu
1. Hệ thống mạng internet kết nối truyền, nhận dữ liệu phải đảm bảo hiệu năng cho các ứng dụng, khả năng sẵn sàng và có các giải pháp để đảm bảo an toàn hệ thống.
2. Hệ thống mạng internet tại Trạm trung tâm phải đảm bảo:
a) Hoạt động liên tục, ổn định và an toàn, đáp ứng được yêu cầu về thông lượng cho hoạt động truyền, nhận dữ liệu quan trắc môi trường.
b) Có các giải pháp kiểm soát việc truy cập dữ liệu Trạm cơ sở đảm bảo các quy định về- an ninh, bảo mật.
c) Việc thiết kế lắp đặt phải đảm bảo tính thẩm mỹ và tính kinh tế, khả năng mở rộng, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và khắc phục sự cố.
3. Hệ thống mạng internet tại các Trạm cơ sở phải đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định và an toàn, đáp ứng được yêu cầu về thông lượng cho hoạt động truyền dữ liệu quan trắc môi trường về Trạm trung tâm.
4. Duy trì hệ thống phòng chống virus giảm tối thiểu tác hại của việc lây nhiễm, tấn công của các loại virus. Tất cả các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay tại các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm phải được cài đặt phần mềm hệ điều hành, phần mềm diệt vírus có bản quyền. Những máy tính được phát hiện có virus phải được tách khỏi mạng và xử lý để tránh lây nhiễm sang các máy tính khác.
Điều 8. Phương án truyền, nhận số liệu quan trắc tự động, liên tục
Thực hiện theo, quy định tại Chương V Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường.
Điều 9. Quản lý kết nối, trao đổi dữ liệu với đơn vị bên ngoài
1. Việc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường với đơn vị bên ngoài hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải được phép của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương; Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Việc kết nối, trao đổi dữ liệu với các đơn vị khác không được ảnh hưởng đến an ninh và hoạt động của toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường tự động, có các biện pháp phòng chống xâm nhập bất hợp pháp từ bên ngoài.
1. Các thiết bị quan trắc môi trường tại Trạm cơ sở phải được kiểm định (kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa).
2. Việc kiểm định thiết bị phải được thực hiện bởi đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện. Các yêu cầu về kiểm định được quy định tại Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Thiết bị bắt buộc kiểm định thực hiện theo Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.
3. Hồ sơ kết quả kiểm định thiết bị phải được lưu giữ theo quy định tại Trạm trung tâm, Trạm cơ sở để sẵn sàng cung cấp, xuất trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Các thiết bị quan trắc môi trường tại Trạm cơ sở trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình vận hành phải được thực hiện hiệu chuẩn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo thiết kế của nhà sản xuất.
Khi chưa có quy định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc hiệu chuẩn thiết bị tại các Trạm cơ sở phải được thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong trường hợp không có khuyến cáo của nhà sản xuất phải thực hiện hiệu chuẩn thiết bị tối thiểu 01 lần/năm. Hoạt động hiệu chuẩn phải do đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện.
Hồ sơ kết quả hiệu chuẩn thiết bị phải được lưu giữ theo quy định tại Trạm cơ sở để sẵn sàng cung cấp, xuất trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Điều 12. Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
Sau thời gian bảo hành, các thiết bị của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Tần suất bảo trì thiết bị thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong trường hợp không có khuyến cáo của nhà sản xuất phải thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tối thiểu 01 lần/năm.
Khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa Chủ nguồn thải phải thông báo về Trạm trung tâm để phối hợp theo dõi, giám sát, nếu thời gian bị gián đoạn do việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa vượt quá thời gian tần suất truyền số liệu phải có phương án lấy mẫu phân tích trong khoảng thời gian gián đoạn.
Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phải do đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện.
Toàn bộ quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa phải được ghi sổ nhật ký, các thay đổi của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trong những lần sửa chữa, nâng cấp, thay thế hoặc lắp đặt mới.
Hồ sơ kết quả bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phải được lưu giữ theo quy định tại Trạm trung tâm, Trạm cơ sở để kịp thời cung cấp, xuất trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Điều 13. Thay thế thiết bị, phụ kiện, vật tư tiêu hao
Thiết bị, phụ kiện, vật tư tiêu hao phải được định kỳ thay thế theo niên hạn, thời hạn sử dụng theo quy định tại Thông tư số 1.8/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường hoặc theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất để duy trì tính ổn định của thiết bị.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUAN TRẮC MỎI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC
Điều 14. Nguyên tắc quản lý, vận hành
1. Các tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục phải tuân thủ các quy định tại Quy định này, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Cung cấp số liệu tin cậy, chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
3. Căn cứ kết quả quan trắc kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường xung quanh và môi trường nơi phát thải với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và.Môi trường.
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, vận hành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh; rà soát các tổ chức, cá nhân có nguồn thải thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc tự động, liên tục nước thải, khí thải trên địa bàn tỉnh để yêu cầu thực hiện lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức làm việc với các tổ chức, cá nhân đã lắp đặt và vận hành hệ thống, thiết bị quan trắc môi trường tự động, liên tục để thực hiện kết nối số liệu, niêm phong vật lý các thiết bị có khả năng điều chỉnh được số liệu đo sau khi kết nối thành công; thông báo bằng văn bản việc hoàn thành kết nối cho các tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp phát hiện số liệu quan trắc tự động vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép, tổ chức làm việc, tiến hành thu mẫu (nếu có), xác định nguyên nhân, yêu cầu Chủ nguồn thải, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nguyên nhân, kết quả khắc phục.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý, vận hành tại các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm theo yêu cầu của hoạt động quan trắc môi trường tự động, liên tục.
- Xem xét việc kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường tự động vái bên ngoài khi có yêu cầu.
- Lập dự toán kinh phí cho hoạt động quản lý, đầu tư bổ sung, bảo dưỡng và vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục hàng năm của Trạm trung tâm, các Trạm cơ sở do nhà nước đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện; bố trí nhân lực thực hiện quản lý, vận hành Trạm trung tâm và trạm cơ sở do nhà nước đầu tư.
- Phối hợp với Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc truyền dữ liệu theo thời gian thực để thống nhất quản lý số liệu quan trắc môi trường trong phạm vi cả nước.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trước ngày 15 tháng 01 hàng năm; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cùa cơ quan có thẩm quyền.
- Trên cơ sở báo cáo đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục và nhu cầu thực tế của công tác quản lý môi trường, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền nhu cầu mở rộng hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng quản trị thông tin dữ liệu của hệ thống đảm bảo yêu cầu về an toàn thông tin, dữ liệu và hệ thống mạng kết nối nhận, truyền dữ liệu theo quy định.
- Thực hiện giám sát hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị, vật tư tiêu hao tại các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm do ngân sách nhà nước đầu tư. Theo dõi, giám sát hoạt động này tại các Trạm cơ sở do Chủ nguồn thải đầu tư.
2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo của các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục nhằm đảm bảo độ tin cậy của số liệu đo.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát quá trình vận hành, xử lý sự cố các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục của các khu công nghiệp và các Chủ nguồn thải trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ nguồn thải và các đơn vị có liên quan trong quá trình đầu tư, lắp đặt, kiểm tra, giám sát quá trình vận hành, xử lý sự cố các Trạm cơ sở trên địa ban.
Điều 16. Trách nhiệm của Chủ nguồn thải
Đầu tư, lắp đặt, vận hành Trạm cơ sở và đường truyền đảm bảo yêu cầu và đồng bộ các thông số kỹ thuật với Trạm trung tâm theo quy định tại Chương II Quy định này, thực hiện quản lý, vận hành:
a) Về nhân lực:
- Bố trí cán bộ cỏ kiến thức về môi trường để giám sát quản lý, vận hành Trạm cơ sở và thực hiện trách nhiệm được quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Quy định này.
- Bố trí bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho Trạm, phù hợp với chế độ làm việc của Trạm cơ sở.
b) Về cơ sở vật chất:
- Duy trì nguồn năng lượng cho hoạt động của Trạm cơ sở đảm bảo việc giám sát nguồn thải được liên tục 24/24 giờ;
- Duy trì đường truyền dịch vụ internet tốc độ cao phục vụ truyền số liệu từ Trạm cơ sở về Trạm trung tâm đảm bảo tính ổn định, liên tục;
- Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa cho Trạm cơ sở theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc định kỳ theo quy định tại Quy định này;
- Định kỳ thay thế các phụ kiện, vật tư tiêu hao, thiết bị theo quy định.
- Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật đế trạm hoạt động và truyền dữ liệu ổn định liên tục, chính xác về Trạm trung tâm;
- Tuân thủ các quy định về quản lý thông tin, an toàn thiết bị và các quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với quản lý, vận hành Trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục được quy định tại Quy định này và các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Về kinh phí:
Bố trí kinh phí cho các mục chi theo quy định tại Quy định này để quản lý, vận hành Trạm cơ sở do Chủ nguồn thải đầu tư:
Chi trả kinh phí liên quan đến việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, chi phí lắp đặt và thuê bao đường truyền internet,...; bố trí kinh phí cho các mục chi theo quy định tại Điều 20 Quy định này để quản lý, vận hành, truyền số liệu từ trạm cơ sở do Chủ nguồn thải đầu tư về Trạm trung tâm.
Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
1. Đối với Trạm trung tâm:
a) Thực hiện theo dõi, cập nhật và kiểm tra dữ liệu, hiện trạng sử dụng dữ liệu quan trắc môi trường, tình trạng hoạt động của các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm, hỗ trợ chuyên môn cho các Trạm cơ sở.
b) Lưu giữ, xử lý số liệu tại Trạm trung tâm; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Quy định này. .
c) Thực hiện nghiêm quy định về bảo mật thông tin, không được tự ý cung cấp tài khoản truy cập, khai thác dữ liệu cho người dùng khác.
d) Tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ hoặc xử lý sự cố theo phân công của lãnh đạo đơn vị.
đ) Tham gia cùng cán bộ vận hành Trạm cơ sở giám sát hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, thay thế thiết bị. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, khắc phục sự cố.
e) Chịu trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Đối với quản lý, vận hành Trạm cơ sở:
a) Phối hợp chặt chẽ với Trạm trung tâm trong công tác thu thập thông tin,
xử lý số liệu; duy trì việc vận hành Trạm cơ sở bao gồm: Kiểm tra, theo dõi tình trạng hoạt động của các thiết bị quan trắc môi trường tự động, hệ thống thiết bị điện, hệ thống an ninh, an toàn, chất lượng đường truyền dữ liệu quan trắc môi trường, hệ thống điều hòa, công tác phòng chống cháy nổ, các điều kiện cần thiết 'khác để đảm bảo tình trạng Trạm cơ sở hoạt động bình thường,
b) Lưu giữ, xử lý số liệu tại Trạm cơ sở; lập báo cáo định kỳ hàng quý tình trạng vận hành Trạm cơ sở về Trạm trung tâm trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, báo cáo đột xuất xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành Trạm cơ sở.
c) Ghi nhật ký vận hành xác nhận tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị.
d) Giám sát hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn, kiểm định, thay thế thiết bị. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, khắc phục sự cố.
đ) Báo cáo kịp thời về Trạm trung tâm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của hệ thống dữ liệu, hệ thống thiết bị tại Trạm cơ sở.
e) Thực hiện nghiêm quy định về bảo mật thông tin không được tự ý cung cấp tài khoản truy cập, khai thác dữ liệu cho người dùng khác.
g) Chịu trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 18. Công tác kiểm tra, giám sát
1. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra công tác quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục tại các Trạm cơ sở và khai thác sử dụng thông tin dữ liệu quan trắc môi trường tại Trạm trung tâm, định kỳ 01 lần/năm (trừ những trường hợp kiểm tra đột xuất khi có sự cố hoặc có dấu hiệu vi phạm).
2. Các nội dung kiểm tra, giám sát tại Trạm trung tâm, Trạm cơ sở:
a) Tình hình hoạt động, vận hành của Trạm trung tâm, Trạm cơ sở.
b) Việc đảm bảo điều kiện môi trường hoạt động cho thiết bị, nguồn cấp, thiết bị vận hành an toàn.
c) Tình hình sử dụng thiết bị quan trắc, sử dụng thông tin và dữ liệu quan trắc.
d) Kiểm tra công tác sao lưu, lưu trữ thông tin, dữ liệu.
đ) Công tác cập nhật, lưu trữ hồ sơ: Ghi nhật ký, cập nhật thống kê, tổng hợp thiết bị, báo cáo của các Trạm cơ sở và Trạm trung tâm.
e) Việc tuân thủ các quy định khác nêu tại Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Các vấn đề phát hiện sau khi kiểm tra phải được tổng hợp, đánh giá phân tích mức độ ảnh hưởng với hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường tự động và lập kế hoạch khắc phục.
Điều 19. Hỗ trợ và xử lý sự cố về hệ thống
1. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và xử lý các yêu cầu hỗ trợ từ các Trạm cơ sở.
2. Khi phát hiện có sự cố, cán bộ vận hành Trạm cơ sở cần thực hiện các biện pháp cô lập và xác định nguyên nhân xảy ra sự cố theo nguyên tắc hạn chế tối thiểu ảnh hưởng tới hoạt động chung của hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục; đồng thời nhanh chóng thông báo về Trạm trung tâm và các cơ quan liên quan về tình hình sự cố để cùng phối hợp khắc phục.
3. Đối với các sự cố thông thường (các sự cố liên quan đến hệ thống mạng, máy in, máy tính, các sự cố không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Trạm quan trắc), cán bộ tại Trạm cơ sở và cán bộ phụ trách Trạm trung tâm nhanh chóng xử lý, khắc phục.
4. Đối với các sự cố nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (các sự cố liên quan đến thiết bị quan trắc, thiết bị điện, hệ thống mạng kết nối, cơ sở dữ liệu, cháy nổ, các sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp và làm ngưng trệ đến toàn bộ hoạt động các Trạm cơ sở hoặc Trạm trung tâm), ngay sau khi phát hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá ảnh hưởng của sự cố và chỉ đạo xử lý kịp thời. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả xử lý sự cố, trong đó nêu rõ nguyên nhân sự cố, giải pháp khắc phục sự cố và đề xuất quản lý tiếp theo để tránh lặp lại các sự cố tương tự.
5. Việc xử lý sự cố tuân thủ các nguyên tắc:
a) Khắc phục các sự cố thiết bị theo trình tự tầm quan trọng của thiết bị trong hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục;
b) Các thông tin và dữ liệu quan trọng phải được sao lưu trước khi thực hiện xử lý sự cố;
c) Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị;
d) Ghi nhật ký sự cố kỹ thuật phát sinh tại chỗ và lưu giữ các hồ sơ liên quan;
đ) Thông báo thời gian khắc phục xong sự cố.
Điều 20. Kinh phí để quản lý vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục
1. Đối với các Trạm cơ sở, Trạm trung tâm do nhà nước đầu tư trang thiết bị,
đơn vị được giao quản lý vận hành lập nhu cầu sử dụng kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo phân cấp ngân sách. .
2. Đối với các Trạpi cơ,sở do Chủ nguồn thải đầu tư, bố trí kinh phí từ nguồn-kinh phí của Chủ nguồn thải để quản lý, vận hành Trạm cơ sở đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đối với việc quản lý, vận hành Trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục được quy định này. và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; xây dựng hướng dẫn, tổ chức tập huấn các nội dung vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục; hướng dẫn chia sẻ thông tin quan trắc tự động, liên tục; tổng hợp kết quả quản lý, vận hành các thông số quan trắc tự động, liên tục và báo cáo định kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường; chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ phổ biến hướngdẫn, tổ chức tập huấn việc kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo của các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục.
2. Giao Sở Tài chính cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ trí kinh phí thực hiện vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục và chương trình tập huấn hàng năm.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Quy định này.
4. Các đơn vị vận hành Trạm cơ sở do nhà nước đầu tư có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan tại Quy định này.
5. Các Chủ nguồn thải bố trí nhân lực và kinh phí từ nguồn kinh phí của đơn vị để quản lý, vận hành, đảm bảo đồng bộ với các Trạm cơ sở do nhà nước đầu tư.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dằn tỉnh Hải Dương (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết.
7. Trong trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường có thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh Quy định này để phù hợp với yêu cầu quản lý bảo vệ môi trường của quốc gia và địa phương./.
- 1Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về đơn giá dịch vụ hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 3427/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về đơn giá dịch vụ quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 5354/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Thông tư 18/2010/TT-BTNMT quy định về định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật đo lường 2011
- 4Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Nghị định 105/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
- 11Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 13Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Dự án Hệ thống trạm quan trắc môi trường nước tự động phục vụ nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 14Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về đơn giá dịch vụ hoạt động quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15Quyết định 3427/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 16Quyết định 06/2018/QĐ-UBND về đơn giá dịch vụ quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 17Quyết định 05/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 18Quyết định 5354/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Mạng điểm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025
Quyết định 01/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 01/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra