Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 298-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 1959 |
VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ NHÂN KHẨU TOÀN DIỆN MIỀN BẮC NĂM 1959.
Để tiến hành công tác điều tra dân số được thuận lợi và thống nhất trong toàn miền Bắc, nay Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành bản quy định về việc đăng ký nhân khẩu.
Bản quy định đăng ký nhân khẩu này nhằm đạt mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra dân số là thu thập những tài liệu cơ bản chính xác nhất về tình hình dân số toàn miền Bắc để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về mọi mặt.
Tình hình dân số luôn luôn di động rất phức tạp. Điều tra dân số muốn đảm bảo đạt yêu cầu chính xác nhất, không bỏ sót, tính trùng một nhân khẩu nào, cần phải có những quy định để thống nhất đăng ký giữa các địa phương trong toàn miền Bắc. Yêu cầu thống nhất đăng ký nhân khẩu theo bản quy định này, cần phải được quán triệt sâu sắc và cần được triệt để chấp hành đúng ở các cấp, các địa phương và toàn thể cán bộ điều tra dân số.
Toàn thể nhân dân có nghĩa vụ kê khai nhân khẩu cần hiểu rõ ý nghĩa, mục đích điều tra dân số và những điều quy định có quan hệ đến hộ mình, tới bản thân mình để giúp cho việc đăng ký được chính xác.
Điều 1. - Phạm vi đối tượng và tổ chức đăng ký nhân khẩu.
1. Tất cả mọi người Việt Nam và ngoại kiều cư trú trên lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều phải đăng ký theo bản quy định này do Ủy ban hành chính các cấp, có Ban điều tra dân số giúp việc, phụ trách tổ chức đăng ký.
2. Các lực lượng quân đội tại ngũ, các lực lượng công an trong biên chế, không phân biệt cư trú ở đâu và những nhân khẩu khác cư trú trong khu vực thuộc phạm vi quân đội, công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phụ trách tổ chức đăng ký.
1. Đăng ký nhân khẩu lấy hộ làm đơn vị:
- Một hộ thông thường là một số người, không kể nhiều hay ít, ăn, ở chung với nhau và có một người đứng làm chủ hộ. Người ăn, ở riêng lẻ và tự đứng làm chủ hộ cũng coi như một hộ.
- Một hộ tập thể là một đơn vị gồm có nhiều người ăn, ở chung, do cơ quan Nhà nước hay đoàn thể tổ chức quản lý.
2. Mỗi hộ đăng ký theo một phiếu riêng.
Điều 3. - Mốc thời gian đăng ký.
Mốc thời gian để xác định nhân khẩu đăng ký là 0 giờ ngày 02 tháng 10 năm 1959, tức là 0 giờ ngày 01 tháng 9 năm Kỷ hợi.
Kể từ ngày 02 tháng 10 năm 1959, các địa phương sẽ bắt đầu và lần lượt tiến hành đăng ký nhân khẩu theo tình hình nhân khẩu thường trú ở địa phương vào mốc thời gian trên.
- Các nhân khẩu đã chết và đã di chuyển chính thức đi nơi khác trước mốc thời gian đều không được đăng ký.
- Các nhân khẩu mới sinh và mới đến ở chính thức sau mốc thời gian đều không được đăng ký.
Điều 4. - Loại nhân khẩu đăng ký.
Trong phạm vi toàn miền Bắc, thống nhất đăng ký loại nhân khẩu thường trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký ở một nơi là nơi thường trú.
Điều 5. - Những nguyên tắc chính để xác định nhân khẩu thường trú.
1. Trừ những nhân khẩu quân nhân tại ngũ và cán bộ, nhân viên công an trong biên chế, do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đăng ký theo điều 1, tiết 2 trên đây, tất cả các nhân khẩu cư trú thường xuyên cố định ở nơi nào, thì đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi ấy.
2. Các nhân khẩu đã rời khỏi chỗ ở cũ trước mốc thời gian đăng ký, nếu có giấy chứng nhận di chuyển hẳn thì đăng ký là nhân khẩu thường trú ở nơi cư trú mới.
3. Các nhân khẩu rời khỏi chỗ ở cũ trước mốc thời gian đăng ký, nếu không có giấy chứng nhận di chuyển hẳn hoặc không rõ đi đâu, thì tính từ ngày người đó rời chỗ ở cũ ra đi đến mốc thời gian đăng ký, nếu chưa đủ 6 tháng thì đăng ký tại nơi cư trú cũ, nếu đã quá 6 tháng thì đăng ký tại nơi cư trú mới.
4. Nhân khẩu không có nơi cư trú nhất định, trong thời gian tiến hành đăng ký, nếu có mặt tại đâu thì đăng ký là nhân khẩu thường trú tại đấy và được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký sau khi đăng ký xong.
5. Đăng ký nhân khẩu trong các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp quốc doanh, công trường, nông, lâm trường, vv..
a) Trong biên chế:
- Cán bộ, nhân viên, công nhân cư trú thường xuyên với gia đình riêng ngoài hộ tập thể thì đăng ký tại nơi gia đình cư trú, kể cả trong trường hợp đi công tác vắng mặt, đi công tác lưu động, hoặc biệt phái đi công tác dài hạn, đi học trong nước, đi bệnh viện,…
- Cán bộ, nhân viên, công nhân cư trú thường xuyên ở trong các hộ tập thể của cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp quốc doanh, công trường, nông, lâm trường, trường học, bệnh viện, vườn trẻ, trại trẻ (không kể trại trẻ, vườn trẻ dân lập,)…, thì đăng ký là nhân khẩu thường trú theo hộ tập thể của cơ quan hay đơn vị quản lý hiện đang trực tiếp trả lương, kể cả các trường hợp cán bộ, nhân viên, công nhân đó đi công tác lưu động, biệt phái đi công tác dài hạn đi học trong nước, đi bệnh viện,… nhưng vẫn tiếp tục lĩnh lương ở cơ quan hay đơn vị quản lý cũ.
b) Ngoài biên chế:
Những nhân khẩu làm việc theo hợp đồng làm việc phụ động, công nhật,…, không ở trong biên chế của cơ quan, đoàn thể, vv… và những nhân khẩu không thuộc biên chế của Nhà nước và các đoàn thể, vv…, như gia đình cán bộ, nhân viên, công nhân và người giúp việc gia đình hiện nay cư trú trong hộ tập thể, thì đăng ký theo tiết 2 và 3 của điều này, tùy theo từng trường hợp cụ thể, nghĩa là các nhân khẩu đã rời khỏi chỗ ở cũ trước mốc thời gian đăng ký đến hộ tập thể:
- Nếu có giấy chứng nhận di chuyển hẳn thì đăng ký là nhân khẩu thường trú theo hộ tập thể.
- Nếu không có giấy chứng nhận di chuyển hẳn thì tính từ ngày người đó rời khỏi chỗ ở cũ ra đi đến mốc thời gian đăng ký, nếu chưa đủ 6 tháng thì đăng ký tại nơi cư trú cũ, nếu đã quá 6 tháng thì đăng ký là nhân khẩu thường trú theo hộ tập thể.
Điều 6. – Đăng ký các loại nhân khẩu khác.
1. Đi làm nghĩa vụ dân công: đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi cư trú cũ.
2. Thường dân nằm ở các bệnh viện: đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi cư trú trước khi vào bệnh viện. Trẻ mới sinh tại bệnh viện: đăng ký theo nơi cư trú của mẹ.
3. Nhân khẩu ở các trại hủi, trại cải tạo, phạm nhân đang ở tù, hoặc đang bị tạm giam, đều đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi hiện đang quản lý hoặc giam giữ họ.
4. Cán bộ, nhân viên nằm chờ công tác, do cơ quan hiện đang quản lý họ đăng ký.
5. Những nhân khẩu có nhiều chổ ở, khó xác định nơi cư trú thường xuyên, nếu đăng ký hộ tịch thường trú tại đâu, hoặc nếu được tính nhân khẩu nông nghiệp tại đâu, hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân tại đâu thì đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi đó.
6. Những nhân khẩu được nuôi luân lưu thì đăng ký tại nơi hộ đang nuôi họ trong thời gian tiến hành đăng ký.
Điều 7. – Đăng ký các nhân khẩu cư trú, hoặc có nghề nghiệp trên mặt nước.
1. Những nhân khẩu làm ăn, sinh sống trên mặt nước, nếu có nơi cư trú trên bộ thì đăng ký là nhân khẩu trú nơi cư trú trên bộ; nếu không có nơi cư trú trên bộ mà cư trú thường xuyên trên nhà bè, thuyền bè thì nhà bè, thuyền bè ấy thuộc về bến nào thì đăng ký là nhân khẩu thường trú ở bến ấy.
2. Nhân viên làm việc trên tàu quốc doanh hoặc tư doanh, nếu có nơi cư trú trên bộ thì đăng ký là nhân khẩu thường trú tại nơi cư trú trên bộ, nếu không có nơi cư trú trên bộ thì đăng ký là nhân khẩu thường trú tại bến gốc của tàu đó.
3. Những nhân khẩu sinh sống làm ăn trên mặt nước, cùng với thuyền bè của họ, nếu không xác định được nơi cư trú thường xuyên thì khi họ và thuyền bè cập bến tại nơi nào trong thời gian tiến hành đăng ký, nơi ấy tổ chức đăng ký và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký cho họ.
Trong thời gian tiến hành đăng ký những nhân khẩu du cảnh cư trú tại địa phương nào thì đăng ký tại địa phương ấy.
Điều 9. – Người ngoại kiều và người Việt Nam ở cùng trong một hộ đều đăng ký chung trong hộ đó.
Trong khi tiến hành đăng ký, các cấp, các ngành không được làm trái với những điều ghi trong quy định này và cũng không được thay đổi, thêm bớt các hạng mục trong phiếu đăng ký nhân khẩu.
Những nơi do tình hình có những đặc điểm riêng, khi xét cần có những thay đổi hay bổ sung bản quy định này thì phải báo cáo, đề nghị với Ban chỉ đạo điều tra dân số Trung ương, và sau khi được duyệt y mới được thi hành.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Khu, thành phố, tỉnh ……..... Quận, châu, thị xã, huyện …. Khu phố, thị trấn, khối, xã…. Tổ, xóm……, số nhà………. | Cục Thống kê Trung ương lập Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Nghị định số ……..
|
NHÂN KHẨU THƯỜNG TRÚ | |||||||
Số thứ tự | Họ và tên | Quan hệ với chủ hộ | Nam hay nữ | Tuổi | Dân tộc | Trình độ văn hóa | Nghề nghiệp |
Cộng nhân khẩu thường trú ……………, trong đó: ………. nam, …………. nữ |
GHI CHÚ:
Ngày …….. tháng ……. Năm 1959
Người đứng khai ký tên Người ghi phiếu ký tên
NHÂN KHẨU VẮNG MẶT (không thường trú) | |||||||
Số thứ tự | Họ và tên | Quan hệ với chủ hộ | Làm gì, ở đâu? | ||||
Quy định 298-TTg về việc đăng ký nhân khẩu toàn diện miền Bắc năm 1959 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 298-TTg
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 12/08/1959
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 31
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra