- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9427:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo biến thiên từ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9428:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ khu vực
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9429:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ độ chính xác cao
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9430:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ chi tiết
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9434:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9435:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Liên kết - Hiệu chỉnh tài liệu từ
QCVN 58: 2014/BTNMT
VỀ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TỪ MẶT ĐẤT
National Technical Regulation on ground Magnetic Prospecting Method
Lời nói đầu
QCVN 58:2014/BTNMT do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Vụ khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 31/2014/TT-BTNMT ngày 10 tháng 06 năm 2014.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ TỪ MẶT ĐẤT
National Technical Regulation on ground Magnetic Prospecting Method
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với công tác thăm dò từ mặt đất bằng các phương pháp đang được sử dụng trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; tổ chức, cá nhân tiến hành công tác thăm dò từ mặt đất với mục đích điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, nghiên cứu môi trường địa chất.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ chuyên môn dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thăm dò từ mặt đất là: phương pháp địa vật lý được áp dụng trên mặt đất để giải quyết các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản trên cơ sở quan sát và nghiên cứu trường từ của trái đất, vũ trụ và các đối tượng địa chất, khoáng sản gây ra.
1.3.2. Niên đại bản đồ từ là: năm thành lập bản đồ từ.
1.3.3. Trường từ bình thường là: phần trường từ do trái đất nhiễm từ đồng nhất tạo ra, được ký hiệu T0.
1.3.4. Trường từ bình thường trong phương pháp thăm dò từ là: phần trường từ khi so sánh với nó ta xác định được dị thường từ của các cấu tạo địa chất, thành tạo địa chất gây nên.
1.3.5. Dị thường từ là: giá trị trường từ sau khi đã thực hiện hiệu chỉnh trường từ bình thường và biến thiên từ.
1.3.6. Trường từ của Trái đất là: đại lượng vectơ (ký hiệu là T hoặc F), gồm thành phần nằm ngang H và thành phần thẳng đứng Z, được biểu diễn trong hệ tọa độ Decac như sau:
Hình 1 - Các thành phần trường địa từ
1.3.6.1. Các thành phần của trường từ gồm: thành phần X, Y, Z.
- X là: hình chiếu của T trên trục X,
- Y là: hình chiếu của T trên trục Y.
- Z là: hình chiếu của T trên trục Z.
1.3.6.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của trường từ như sau:
T2 = X2 + Y2 + Z2 = H2 + Z2.
H = Tcosl; Z = Tsinl; X = HcosD;
Y = HsinD ; tgD = Y/X; tgl = Z/H
1.3.6.3. Các thành phần của trường từ không cố định mà thay đổi theo thời gian từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác. Các biến đổi này có tính chất tuần hoàn nhưng chu kỳ, pha, biên độ thay đổi rất khác nhau.
1.3.6.4. Độ từ thiên D là: góc hợp bởi thành phần nằm ngang H của trường từ và trục x, D dương khi vectơ T ở phía đông.
1.3.6.5. Độ từ khuynh I là: góc nghiêng giữa vectơ T với mặt phẳng nằm ngang, I dương khi vectơ T ở dưới mặt phẳng nằm ngang.
1.3.7. Bão từ là: sự thay đổi đột biến của trường từ trong một khoảng thời gian nào đó (bão từ có thể kéo dài vài ngày và liên quan trực tiếp tới các hoạt động của các vết đen trên mặt trời, số cơn bão từ trong một năm có thể từ vài ba đến vài chục lần. Chu kỳ hoạt động mạnh của bão từ khoảng 10-11 năm lặp lại một lần).
1.3.8. Biến thiên thế kỷ là: những biến thiên thay đổi chậm theo thời gian và không gian, nguyên nhân chủ yếu do nguồn gây trường từ nằm sâu trong lòng Trái đất.
1.3.9. Biến thiên ngày đêm là: những biến đổi nhanh theo thời gian, liên quan chủ yếu đến sự quay của Trái đất quanh Mặt trời, Mặt trăng quanh Trái đất, sự tác động của Mặt trời đối với các dòng vật chất ở tầng ion hóa. Sự biến đổi mạnh nhất xảy ra gần trưa. Thời gian về đêm sự biến đổi tương đối yên tĩnh.
1.3.10. Đo biến thiên từ là: đo liên tục giá trị trường từ tại một địa điểm cố định, được lựa chọn thỏa mãn các điều kiện về kỹ thuật (các giá trị trường từ đo được tại điểm đo biến thiên được sử dụng để hiệu chỉnh biến thiên từ trong thăm dò t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 31/2014/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp thăm dò từ mặt đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9421:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp Gamma mặt đất
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9427:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo biến thiên từ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9428:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ khu vực
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9429:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ độ chính xác cao
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9430:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Đo trường từ chi tiết
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9434:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9435:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Liên kết - Hiệu chỉnh tài liệu từ
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 58:2014/BTNMT về Phương pháp thăm dò từ mặt đất
- Số hiệu: QCVN58:2014/BTNMT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 10/06/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực