Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT DI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN KU
National technical regulation on Mobile satellite Earth Station (MES) operating in the Ku band
Lời nói đầu
QCVN 116:2017/BTTTT được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 301 427 V2.1.1 (2016-06) của Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu.
QCVN 116:2017/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BTTTT ngày 07 tháng 11 năm 2017.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ TRẠM MẶT ĐẤT DI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG TRONG BĂNG TẦN KU
National technical regulation on Mobile satellite Earth Station (MES) operating in the Ku band
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về phổ tần vô tuyến điện đối với thiết bị trạm mặt đất di động (đài trái đất lưu động) (MES), ngoại trừ các đài trái đất lưu động hàng không, hoạt động trong băng tần Ku.
- Quy chuẩn này áp dụng cho MES hoạt động trong các dải tần số của các nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (FSS):
• 10,70 GHz đến 11,70 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);
• 12,50 GHz đến 12,75 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);
• 14,00 GHz đến 14,25 GHz (chiều từ trái đất đến vũ trụ).
- MES có thể là:
+ Đài trái đất lưu động mặt đất (LMES), và/hoặc
+ Đài trái đất lưu động hàng hải (MMES) không cung cấp các chức năng an toàn và cứu nạn theo yêu cầu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
- LMES có thể được gắn trên xe hoặc thiết bị cầm tay.
- MMES là thiết bị cài đặt trên tàu.
- MES có thể bao gồm một số mô đun có bàn phím cho người dùng.
- MES sử dụng phân cực tuyến tính.
- MES hoạt động thông qua vệ tinh địa tĩnh dãn cách 3° hoạt động ở băng tần như nhau và các khu vực như nhau.
- Ăng ten của MES có thể là đẳng hướng hoặc định hướng.
- MES đang hoạt động như một phần của một mạng lưới vệ tinh được sử dụng cho việc phân phối và/hoặc trao đổi thông tin giữa người sử dụng.
- MES được điều khiển và giám sát bởi tính năng điều khiển mạng (NCF).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và khai thác các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
CISPR 16-1: "Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods; Part 1: Radio disturbance and immunity measuring apparatus".
1.4. Giải thích từ ngữ
1.4.1. Trạng thái không có sóng mang (carrier-off state)
MES ở trạng thái này khi MES được NCF cho phép phát nhưng không phát tín hiệu hoặc không được NCF cho phép phát.
1.4.2. Trạng thái có sóng mang (carrier-on state)
MES trong trạng thái này khi MES được NCF cho phép phát và phát đi một tín hiệu.
1.4.3. Kênh điều khiển (Control Channel (CC))
Một hoặc nhiều kênh mà qua đó MES nhận được tín hiệu điều khiển từ NCF.
1.4.4. Thiết bị gắn bên ngoài (Externally Mounted Equipment (EME))
EME bao gồm những mô đun của thiết bị cài đặt (IE) dự định gắn bên ngoài xe như nhà sản xuất công bố.
1.4.5. Thiết bị cài đặt (Installable Equipment (IE))
Thiết bị được dùng để trang bị cho xe.
CHÚ THÍCH: IE có thể bao gồm một hoặc nhiều mô đun kết nối với nhau.
1.4.6. Thiết bị gắn bên trong (Internally Mounted Equipment (IME))
Những mô đun của IE không được nhà sản xuất khai báo như EME được định nghĩa là IME
1.4.7. Đài trái đất lưu động (Mobile Earth station (MES))
Một đài trái đất thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh được sử dụng trong khi chuyển động hay dừng lại ở những điểm không xác định trước.
1.4.8. Băng thông danh định (nominated bandwidth)
Băng thông phát của tần số vô tuyến MES được xác định bởi nhà sản xuất. Băng thông danh định đủ lớn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2011/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-B sử dụng trên tàu biển do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2011/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67: 2013/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2017/BTTTT về Thiết bị vi ba số điểm - Điểm
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 60:2023/BTTTT về Bộ phát đáp ra đa tìm kiếm và cứu nạn hoạt động trong băng tần từ 9 200 MHz đến 9 500 MHz
- 1Thông tư 29/2017/TT-BTTTT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku" do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 27:2011/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-B sử dụng trên tàu biển do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 28:2011/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 67: 2013/BTTTT về thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 53:2017/BTTTT về Thiết bị vi ba số điểm - Điểm
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 60:2023/BTTTT về Bộ phát đáp ra đa tìm kiếm và cứu nạn hoạt động trong băng tần từ 9 200 MHz đến 9 500 MHz
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 116:2017/BTTTT về Thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần ku
- Số hiệu: QCVN116:2017/BTTTT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 07/11/2017
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra