Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 06:2011/BGTVT

VỀ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT

National technical regulation on railway signalling

Lời nói đầu

QCVN 06:2011/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn ngành 22TCN 341-05: Quy trình tín hiệu đường sắt, giữ nguyên kết cấu và nội dung cơ bản để chuyển đổi thành QCVN, Cục Đường sắt Việt Nam trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT

National technical regulation on railway signalling

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) về tín hiệu đường sắt quy định về phương thức báo hiệu và phương pháp sử dụng tín hiệu trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có kết nối ray vào đường sắt quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác chạy tàu, dồn tàu hoặc các hoạt động khác có liên quan đến chạy tàu, dồn tàu trên các mạng đường sắt nói trên.

Những tín hiệu chưa được quy định trong Quy chuẩn này do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định bổ sung.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.

2. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt.

3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian. Chứng vật chạy tàu được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.

4. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.

5. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác.

Điều 4.

Tất cả nhân viên đường sắt đều phải nắm vững Quy chuẩn này thuộc phạm vi chức trách của mình và phải nghiêm chỉnh thi hành.

Trong những trường hợp khẩn cấp uy hiếp an toàn chạy tàu thì mọi người đều có nhiệm vụ phát tín hiệu ngừng.

Khi người đang thi hành nhiệm vụ, trong phạm vi hoạt động của mình mà cùng một lúc tiếp nhận được nhiều tín hiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng thì phải chấp hành tín hiệu an toàn nhất.

Điều 5.

1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.

2. Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.

3. Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu.

4. Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.

5. Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:

a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2011/BGTVT về tín hiệu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: QCVN06:2011/BGTVT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/12/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản