Mục 2 Chương 4 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại hành vi của Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án trong việc giao, nhận hồ sơ, thụ lý, phân công Thẩm phán, yêu cầu bổ sung tài liệu, gửi quyết định của Tòa án, mở phiên họp, thành phần phiên họp, thời hạn giải quyết và hành vi khác trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 45. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của hành vi bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi bị khiếu nại.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi người có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Thời hạn khiếu nại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại biết được hành vi của người có thẩm quyền mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
Điều 47. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
1. Khiếu nại hành vi của Thẩm phán, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, giải quyết. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khiếu nại hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Khiếu nại hành vi của Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, giải quyết. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Khiếu nại hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp.
Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Số hiệu: 01/2022/UBTVQH15
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 24/03/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 307 đến số 308
- Ngày hiệu lực: 24/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nguyên tắc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 3. Thẩm quyền xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 4. Kiểm sát việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý công tác xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 7. Chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 8. Thời hạn xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 9. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 10. Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 11. Những trường hợp phải từ chối, thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp
- Điều 12. Thông báo về việc thụ lý hồ sơ
- Điều 13. Kiểm tra hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 14. Quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị
- Điều 15. Yêu cầu bổ sung tài liệu
- Điều 16. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 17. Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 18. Thành phần phiên họp
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
- Điều 20. Tham gia phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 21. Phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 22. Biên bản phiên họp
- Điều 23. Nội dung quyết định đưa hoặc không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 24. Hiệu lực các quyết định của Tòa án
- Điều 25. Việc gửi quyết định của Tòa án
- Điều 26. Quản lý hồ sơ xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 27. Hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 28. Người có quyền đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 29. Nhận, thụ lý đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 30. Hủy bỏ quyết định hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 31. Tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 32. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 33. Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 34. Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Điều 35. Các quyết định của Tòa án có thể bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
- Điều 36. Người có quyền khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
- Điều 37. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
- Điều 38. Thủ tục khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
- Điều 39. Thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án
- Điều 40. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án
- Điều 41. Thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị
- Điều 42. Nội dung và hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị