UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33-L/CTN | Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1994 |
PHÁP LỆNH
SỐ 33-L/CTN NGÀY 19/05/1994 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
CHỦ TỊCH NƯỚC NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (sửa đổi) đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) thông qua ngày 19 tháng 5 năm 1994.
PHÁPLỆNH
THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO (SỬA ĐỔI)
Để góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho ngân sách Nhà nước;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 1994.
Pháp lệnh này quy định thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập bao gồm:
2) Thu nhập không thường xuyên dưới các hình thức:
- Quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật từ nước ngoài chuyển về;
- Chuyển giao công nghệ, bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế công nghiệp và dịch vụ khác;
- Trúng thưởng xổ số.
2- Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập bao gồm:
a) Phụ cấp làm đêm; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang; phụ cấp đặc biệt đối với một số đảo xa và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn; phụ cấp thu hút; các khoản phụ cấp của công chức Nhà nước; tiền công tác phí; tiền ăn định lượng, phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề theo chế độ Nhà nước quy định và các khoản phụ cấp khác từ Ngân sách Nhà nước.
b) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, các giải thưởng quốc gia, quốc tế, tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng hoặc chế độ đãi ngộ khác từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
c) Tiền trợ cấp xã hội, bồi thường bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước.
d) Lợi tức của chủ hộ kinh doanh cá thể đã thuộc diện chịu thuế lợi tức theo Luật thuế lợi tức.
e) Thu nhập phát sinh tại Việt nam của người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt nam dưới 30 ngày.
Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của Pháp lệnh này.
Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt nam nếu ở tại Việt nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng kể từ khi đến Việt nam; được coi là không cư trú nếu ở tại Việt nam dưới 183 ngày.
Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên:
1- Đối với công dân Việt nam và cá nhân khác định cư tại Việt nam:
Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Đơn vị: 1000đ
Bậc | Thu nhập bình quân tháng/người | Thuế suất (%) |
1 | Đến 1.200 | 0 ³ |
2 | Trên 1.200 Đến 2.000 | 10 |
3 | Trên 2.000 Đến 3.000 | 20 |
4 | Trên 3.000 Đến 4.000 | 30 |
5 | Trên 4.000 Đến 6.000 | 40 |
6 | Trên 6.000 Đến 8.000 | 50 |
7 | Trên 8.000 | 60 |
Đối với các cá nhân, sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại Biểu thuế này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 5.000.000 đồng/tháng thì thu bổ sung 30% số vượt trên 5.000.000 đồng.
Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Đơn vị: 1000đ
Bậc | Thu nhập bình quân tháng/người | Thuế suất (%) |
1 | Đến 5.000 | 0 |
2 | Trên 5.000 Đến 12.000 | 10 |
3 | Trên 12.000 Đến 30.000 | 20 |
4 | Trên 30.000 Đến 50.000 | 30 |
5 | Trên 50.000 Đến 70.000 | 40 |
6 | Trên 70.000 | 50 |
3- Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt nam, áp dụng thuế suất thống nhất 10% trên tổng số thu nhập.
đối với thu nhập không thường xuyên được quy định như sau:
Đơn vị: 1000đ
Bậc | Thu nhập mỗi lần phát sinh | Thuế suất (%) |
1 | Đến 2.000 | 0 |
2 | Trên 2.000 Đến 4.000 | 5 |
3 | Trên 4.000 Đến 10.000 | 10 |
4 | Trên 10.000 Đến 20.000 | 15 |
5 | Trên 20.000 Đến 30.000 | 20 |
6 | Trên 30.000 | 30 |
Riêng đối với:
+ Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/lần được tính theo tỷ lệ thống nhất 5% trên tổng số thu nhập.
+ Thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/lần tính theo tỷ lệ thống nhất 10% trên tổng số thu nhập.
+ Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về trên 2.000.000 đồng/lần được tính theo tỷ lệ thống nhất 5% trên tổng số thu nhập.
Thu nhập bằng hiện vật hoặc bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam để làm căn cứ tính thuế.
Hiện vật được tính theo giá thị trường lúc phát sinh thu nhập bằng hiện vật.
Ngoại tệ được tính theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm có thu nhập bằng ngoại tệ.
Đối với ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá thì được tính theo tỷ giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
Người nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập trước khi rời khỏi Việt Nam phải xuất trình biên lai nộp thuế thu nhập.
Thuế thu nhập đối với khoản thu nhập không thường xuyên nộp theo từng lần phát sinh thu nhập.
Tổ chức được uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập được hưởng từ 0,5% đến 1% số tiền thuế đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
Tổ chức được uỷ nhiệm khấu trừ thuế thu nhập có trách nhiệm:
1. Kê khai đầy đủ với cơ quan thuế số người trong đơn vị thuộc đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên phải chịu thuế;
2. Giữ sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan đến thu nhập tính thuế của những người có thu nhập do đơn vị chi trả và xuất trình khi cơ quan thuế yêu cầu;
3. Nhận tờ khai của người nộp thuế và nộp cho cơ quan thuế;
4. Khấu trừ, thông báo số thuế thu nhập phải nộp của từng người và nộp vào ngân sách Nhà nước, theo quy định.
Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc kê khai tính thuế, nộp thuế thu nhập;
2. Lập sổ thuế, thu thuế thu nhập và cấp biên lai thu thuế;
3. Lập biên bản và xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
4. Xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế thu nhập.
1) Trong trường hợp bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế, thì người nộp thuế được xét giảm thuế hoặc miễn thuế thu nhập.
2) Được xem xét miễn giảm thuế thu nhập trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Chính phủ quy định cụ thể việc giảm thuế, miễn thuế thu nhập.
1. Việc xử lý các vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức không làm đúng những quy định về thủ tục kê khai, lập sổ sách, chứng từ kế toán về thuế thu nhập, không khấu trừ số thu thuế thu nhập theo đúng quy định, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng;
b) Cá nhân, tổ chức có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập theo quy định của Pháp lệnh này còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian lậu:
- Vi phạm lần thứ nhất: phạt một lần;
- Vi phạm lần thứ hai: phạt hai lần;
- Vi phạm lần thứ ba trở lên: phạt ba lần;
Trong trường hợp vi phạm có tình tiết nặng thì lần vi phạm thứ nhất cũng có thể bị phạt từ hai đến ba lần số thuế gian lậu;
c) Cá nhân, tổ chức nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo quy định của Pháp lệnh này, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,2% (hai phần nghìn) số tiền nộp chậm;
d) Cá nhân, tổ chức dây dưa nộp thuế, nộp phạt thì bị xử lý như sau:
- Trích tiền của tổ chức, cá nhân có tại ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách Nhà nước theo lệnh thu và quyết định xử lý của cơ quan thuế;
- Kê biên tài sản theo quy định của Pháp luật để bảo đảm tiền thuế, tiền phạt còn thiếu.
2. Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính theo các điểm a, b, c, d khoản 1, Điều này mà còn vi phạm hoặc trốn thuế với số lượng rất lớn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật hình sự.
Thẩm quyền xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 21 của Pháp lệnh này được quy định như sau:
1. Đối với vi phạm quy định tại điểm a:
a) Trưởng trạm thuế được phạt tiền đến một trăm nghìn đồng;
b) Trưởng Chi cục thuế huyện hoặc cấp tương đương được phạt tiền đến bốn trăm nghìn đồng;
c) Trưởng Cục thuế tỉnh hoặc cấp tương đương được phạt tiền đến một triệu đồng.
2. Đối với vi phạm quy định tại điểm b:
a) Trưởng Chi cục thuế huyện hoặc cấp tương đương được phạt một lần số thuế gian lậu;
b) Trưởng Cục thuế tỉnh hoặc cấp tương đương được phạt đến ba lần số thuế gian lậu.
3. Trưởng chi cục thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế thu nhập được phạt về nộp thuế chậm theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 21 của Pháp lệnh này.
Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho người vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thi hành Pháp lệnh này thì tuỳ theo mức độ vi phạm nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cán bộ thuế, do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình xử lý sai, gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc người bị xử lý, thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với:
1. Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
2. Người có công phát hiện các vụ vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc quyết định xử lý trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo khấu trừ, lệnh thu hoặc quyết định xử lý.
Trong khi đợi giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại phải xem xét, giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn. Đối với những vụ phức tạp, có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đơn.
Chính phủ lãnh đạo việc tổ chức thực hiện công tác thuế thu nhập trong cả nước.
Trong trường hợp giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh các mức bằng tiền trong biểu thuế thuế thu nhập cho phù hợp.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1994;
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Lê Đức Anh (Đã ký) |
- 1Pháp lệnhThuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Công văn 142-TC/VPnăm 1997 đính chính Thông tư 39-TC/TCT hướng dẫn Nghị định 5/CP-1995 và Nghị định 30/CP-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001
- 4Công văn số 873TCT/TNCN về việc xác định thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2004 do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Pháp lệnhThuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Pháp lệnh sửa đổi một số điều Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1997
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1999
- 4Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2001
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Nghị định 05/CP năm 1995 hướng dẫn Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- 3Công văn 142-TC/VPnăm 1997 đính chính Thông tư 39-TC/TCT hướng dẫn Nghị định 5/CP-1995 và Nghị định 30/CP-1997 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 873TCT/TNCN về việc xác định thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 2004 do Tổng cục Thuế ban hành
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1994
- Số hiệu: 33-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 19/05/1994
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Lê Đức Anh
- Ngày công báo: 31/07/1994
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 01/06/1994
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2001
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực