UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7-L/CTN | Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 1993 |
LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 7-L/CTN NGÀY 15 THÁNG 02 NĂM 1993 VỀ THÚ Y
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh Thú y đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) thông qua ngày 4 tháng 2 năm 1993.
PHÁP LỆNH THÚ Y
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhằm bảo vệ và phát triển động vật, cung cấp động vật và sản phẩm động vật có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sinh thái;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về công tác thú y.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Động vật bao gồm các loại thú, cầm; loài bò sát; loài thân giáp; ngành thân mềm và các loài cá, ong, tằm; trứng giống, tinh dịch; phôi động vật.
2- Sản phẩm động vật là thịt, các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật.
3- Thuốc thú y là chế phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, hoá chất; vắc-xin và các chế phẩm sinh học khác dùng trong thú y.
4- Giống vi sinh vật dùng trong thú y gồm giống vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, nấm mốc và một số loài vi sinh vật khác dùng để chẩn đoán, phòng bệnh và chữa bệnh cho động vật; thử nghiệm, sản xuất và kiểm nghiệm các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho động vật.
5- Đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y là đủ các điều kiện để bảo vệ và phát triển động vật, không gây hại cho sức khoẻ con người và không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
6- Kiểm soát giết mổ động vật bao gồm việc kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật trước và sau khi giết mổ, các điều kiện chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản, lưu thông, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm động vật.
Nhà nước bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế về thú y mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài chăn nuôi, sản xuất kinh doanh động vật, sản phẩm động vật hoặc có hoạt động khác liên quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật về thú y của Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT
Công tác phòng và chống dịch bệnh cho động vật bao gồm:
1- Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật;
2- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế, tiêu diệt dịch bệnh cho động vật;
3- Thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Việc chăn nuôi động vật không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, các mặt nước để nuôi thuỷ sản, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn và nước dùng cho động vật phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Tiêu chuẩn con giống và tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Cơ quan thú y các cấp trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn cho động vật thực hiện quy định của pháp luật về thú y.
Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật nói tại Điều này do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Khi nhận được thông báo nói tại đoạn 1 Điều này, cơ quan thú y phải nhanh chóng xác minh. Trong trường hợp xác định có bệnh dịch, cơ quan thú y hướng dẫn biện pháp xử lý và phải báo cáo ngay cho cơ quan thú y cấp trên trực tiếp và Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Khi xác định có dịch bệnh nguy hiểm thì cơ quan thú y địa phương phải báo cáo để Uỷ ban nhân dân cùng cấp công bố khu vực hạn chế lưu thông động vật và sản phẩm động vật, đồng thời báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp.
Nghiêm cấm đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật và sản phẩm động vật dễ nhiễm hoặc mang mầm bệnh đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố hoặc bãi bỏ quyết định công bố dịch trong phạm vi địa phương và báo cáo Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quyết định công bố hoặc bãi bỏ quyết định công bố dịch trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
Danh mục các bệnh phải công bố dịch trong từng thời kỳ do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Điều kiện, thể thức quyết định công bố dịch, bãi bỏ quyết định công bố dịch do Chính phủ quy định.
1- Xác định và thông báo giới hạn vùng có dịch; quy định vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch; đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch;
2- Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật ốm hoặc chết; đưa vào hoặc mang ra khỏi vùng có dịch các loại thuộc đối tượng vệ sinh thú y; mổ thịt, lưu thông trong vùng có dịch những động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố; vận chuyển qua vùng có dịch những động vật thuộc loại dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố;
3- Khẩn cấp tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng các phương pháp phòng tránh khác cho toàn bộ động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vành đai bảo vệ. Động vật ốm phải được chữa trị theo quy định của cơ quan thú y. Việc sử dụng các sản phẩm của động vật ốm phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền;
4- Khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật ốm, vật dùng cho chăn nuôi, chất thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết khác trong vùng có dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm;
5- Kịp thời báo cáo Chính phủ để Chính phủ có biện pháp đặc biệt dập tắt dịch bệnh trong trường hợp phát hiện dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện hoặc sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại Điều này mà không dập tắt được dịch bệnh.
Quyết định công bố dịch được bãi bỏ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Những động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các phương pháp phòng khác;
2-Từ mười lăm đến ba mươi ngày, kể từ ngày con vật chết hoặc con vật lành bệnh cuối cùng mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết nữa vì bệnh dịch đã công bố;
3- Đã thực hiện tổng tẩy uế, tiêu độc ổ dịch.
Trong trường hợp có dịch bệnh nghiêm trọng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đề nghị Chính phủ cho sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y nói tại
Ở trung ương, lập quỹ dự trữ Nhà nước về thuốc thú y.
Ở các tỉnh, lập quỹ dự trữ địa phương về thuốc thú y.
Việc lập, chế độ quản lý, sử dụng quỹ dự trữ về thuốc thú y do Chính phủ quy định.
KIỂM DỊCH VÀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
Trong từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định danh mục những bệnh và chất độc hại phải kiểm tra.
Đối tượng kiểm dịch động vật bao gồm:
1- Động vật và sản phẩm động vật;
2- Thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi;
3- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản, lưu thông động vật và sản phẩm động vật; các dụng cụ, phương tiện dùng để giết mổ, vật liệu bao bì, đóng gói, chứa đựng, lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
Danh mục cụ thể các đối tượng kiểm dịch do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Chủ hàng hoặc chủ phương tiện hoặc người áp tải phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch với cơ quan thú y nơi đi qua, nơi đến.
Chế độ kiểm dịch, việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và việc tạm miễn kiểm dịch trong một số trường hợp do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
1- Động vật xuất phát từ nơi không có dịch, khoẻ mạnh, đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng khác và còn miễn dịch;
2- Sản phẩm động vật phải lấy từ động vật khoẻ mạnh, không mắc bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm, được bao gói đúng quy định, đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;
3- Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được khử trùng, tiêu độc trước và sau khi vận chuyển.
Trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, chủ động vật hoặc chủ phương tiện hoặc người áp tải phải chăm sóc sức khoẻ cho động vật và bảo đảm vệ sinh môi trường sinh thái theo đúng quy định của pháp luật về thú y.
Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, trước khi cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành kiểm dịch, thì chủ động vật, sản phẩm động vật hoặc người được uỷ quyền phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật quốc gia nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh động vật cảnh, động vật phục vụ thể thao, an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học hoặc với mục đích khác do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Cơ quan thú y có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, thì cơ quan thú y có thẩm quyền không được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và yêu cầu chủ hàng thực hiện biện pháp xử lý.
Việc kiểm dịch phải được tiến hành sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm theo quy định của cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam. Đối với sản phẩm động vật, thời gian kiểm dịch không được quá bảy ngày. Đối với động vật sống, thời gian kiểm dịch do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định.
Cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, thì không được phép nhập khẩu, tuỳ theo mức độ mà trả lại chủ hàng hoặc bị xử lý theo pháp luật Việt Nam về thú y.
Trường hợp tổ chức, cá nhân mang động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam với số lượng ít, thì khai báo với cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tại cửa khẩu để kiểm dịch.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định số lượng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu phải khai báo trước.
Khi động vật, sản phẩm động vật đã xin phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tới cửa khẩu biên giới thì cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu và kiểm tra tình hình vệ sinh thú y. Nếu đủ điều kiện thì cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho phép quá cảnh; trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, thì cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tại cửa khẩu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đưa động vật, sản phẩm động vật trở về nơi xuất phát hoặc thực hiện các biện pháp xử lý lại chỗ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện đóng kín khác, cơ quan thú y có thẩm quyền của Việt Nam tại cửa khẩu kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng; chỉ mở để kiểm tra vệ sinh thú y trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải đi đúng lộ trình và thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y.
Tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật đưa vào nơi tập trung, họp chợ, triển lãm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền và tuân theo quy định của pháp luật về thú y.
Khi tổ chức, cá nhân đem động vật đến lò mổ, điểm giết mổ phải có giấy chứng nhận của cơ quan thú y.
Cơ quan thú y kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh thú y ở lò mổ, điểm giết mổ, trang thiết bị, dụng cụ dùng để giết mổ, lưu thông, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm động vật trong phạm vi quản lý của mình.
Chỉ có những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế mới được làm việc tại lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản, sản phẩm động vật.
Trong phạm vi quản lý của mình, cơ quan thú y ở địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện vệ sinh thú y tại các lò mổ, điểm giết mổ động vật, cơ sở chế biến, bảo quản, lưu thông, vận chuyển sản phẩm động vật cho tiêu dùng trong nước.
Nhà nước thống nhất quản lý về thuốc thú y.
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thử nghiệm, chế thử, sản xuất, kiểm nghiệm, tiêu thụ, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giống vi sinh vật dùng trong thú y trong phạm vi cả nước.
Tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề thú y phải chấp hành quy định của Nhà nước trong việc kê đơn thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho động vật và các hoạt động thú y khác.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THÚ Y
Nội dung quản lý Nhà nước về công tác thú y bao gồm:
1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về công tác thú y;
2- Quy định và tổ chức thực hiện các chế độ, thể lệ về công tác thú y;
3- Theo dõi, phát hiện, xác minh dịch bệnh; tổ chức chỉ đạo việc ngăn chặn, dập tắt dịch bệnh; định kỳ kiểm tra dịch bệnh ở các trung tâm giống vật nuôi;
4- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y;
5- Kiểm định, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; giấy chứng nhận có liên quan đến công tác thú y;
7- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ, thể lệ về công tác thú y và xử lý các vi phạm chế độ, thể lệ đó;
8- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thú y;
9- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vận động nhân dân tham gia công tác thú y; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thú y;
10- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thú y.
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thú y trong phạm vi cả nước.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về công tác thú y do Chính phủ quy định.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thú y những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thú y.
Cơ quan nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-BNN quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 394/QĐ-TTg năm 2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 46/2006/QĐ-BNN công bố Danh mục bổ sung thuốc thú y được lưu hành tại Việt Nam năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 45/2006/QĐ-BNN công bố Danh mục bổ sung vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 51/2006/QĐ-BNN về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh và phân phối, cung ứng vắc xin Lở mồm long móng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 49/2006/QĐ-BNN về đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 48/2006/QĐ-BNN về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 03/2002/QĐ-BTS về quy chế quản lý thuốc thú y thuỷ sản do do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
- 10Quyết định 40/2002/QĐ-BNN về việc công bố danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam năm 2002 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 11Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 12Thông tư liên bộ 92-TT/LB năm 1995 hướng dẫn chế độ trang phục đối với viên chức kiểm dịch thực vật, động vật và Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ thực vật và Thanh tra thú y do Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Quyết định 3664/QĐ-BNN-CLTY năm 2007 quy định tạm thời việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh tôm xuất khẩu vào Úc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 10/2006/QĐ-BNN quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 15/2006/QĐ-BNN về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 394/QĐ-TTg năm 2006 về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 46/2006/QĐ-BNN công bố Danh mục bổ sung thuốc thú y được lưu hành tại Việt Nam năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 45/2006/QĐ-BNN công bố Danh mục bổ sung vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam năm 2006 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 51/2006/QĐ-BNN về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh và phân phối, cung ứng vắc xin Lở mồm long móng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 49/2006/QĐ-BNN về đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 48/2006/QĐ-BNN về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Hiến pháp năm 1992
- 10Nghị định 93-CP năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 11Quyết định 03/2002/QĐ-BTS về quy chế quản lý thuốc thú y thuỷ sản do do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
- 12Quyết định 40/2002/QĐ-BNN về việc công bố danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam năm 2002 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư liên bộ 92-TT/LB năm 1995 hướng dẫn chế độ trang phục đối với viên chức kiểm dịch thực vật, động vật và Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ thực vật và Thanh tra thú y do Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Quyết định 3664/QĐ-BNN-CLTY năm 2007 quy định tạm thời việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh tôm xuất khẩu vào Úc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Tiêu chuẩn ngành 10TCN 509:2002 về lợn choai có tỷ lệ nạc cao lạnh đông xuất khẩu
Pháp lệnh Thú y năm 1993
- Số hiệu: 7-L/CTN
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 04/02/1993
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: 31/03/1993
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 15/02/1993
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực